Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Về Phát Triển Du Lịch, Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hành Lang Kinh Tế


của du lịch như một lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ nhưng chưa đi sâu về sự liên kết để phát triển du lịch của các địa phương dọc HLKT quốc lộ 18, trong khi du lịch chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển của HLKT [17].

­ Tác giả Phan Mạnh Hùng đã bảo vệ thành công luận án: “Thực trạng và giải pháp phát triển KTXH hành lang quốc lộ 12A Quảng Bình”. Luận án phân tích đánh giá các điều kiện phát triển kinh tế, hiện trạng phát triển, đề xuất định hướng phát triển đối với HLKT, các cụm ngành trọng điểm của các huyện dọc hành lang; kiến nghị những giải pháp cơ bản phát triển những cụm ngành của hành lang quốc lộ 12A Quảng Bình. Du lịch được tác giả đánh giá là lĩnh vực quan trọng của ngành dịch vụ, dự kiến kinh tế dịch vụ và du lịch sẽ chiếm vai trò chủ đạo trong tương lai. Tác giả chưa đề cập sâu về sự phát triển du lịch, ảnh

hưởng của HLKT cũng như sự liên kết để phát triển du lịch dọc tuyến quốc lộ 12 Quảng Bình [20].

HLKT

Nhìn chung về thực tế, trong tất cả các nghiên cứu kể trên, các tác giả đều khẳng định việc phát triển HLKT sẽ mang lại những lợi ích to lớn trong việc tăng cường liên kết, thúc đẩy kinh tế ­ xã hội của các địa phương có tuyến trục giao thông huyết mạch đi qua, các yếu tố hình thành HLKT… nhưng chưa có tác giả nào đánh giá một cách sâu sắc đầy đủ về ảnh hưởng của hành lang kinh tế tới việc thúc đẩy phát triển du lịch, hay sự liên kết để phát triển du lịch của các địa phương dọc HLKT… chủ yếu các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tiềm năng, thực trạng và đề xuất định hướng để phát triển du lịch tại một số địa phương riêng lẻ, chưa đề cập nhiều đến sự liên kết để phát triển du lịch theo

một tuyến hành lang cụ thể.... Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã cung cấp

những cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề với các cấp độ khác nhau, tác giả luận án đã tổng quan và kế thừa có chọn lọc cơ sở khoa học về HLKT để áp dụng trong luận án của mình.

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch, phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Hiện nay, du lịch ngày càng có vị trí quan trọng, là ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao thì việc nghiên cứu du lịch nói chung và sự liên kết phát triển du lịch của các địa phương nói riêng ngày càng được chú trọng ở cả trong và ngoài nước.

1.2.1.Các công trình ngoài nước

Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 5

­ Vào đầu thế kỉ XIX, Adam Smithvà David Ricardo đã đưa ra lí thuyết về nghiên cứu của tổ chức không gian kinh tế và vai trò của các điểm trung tâm vào những năm 1930, sau đó được triển khai sâu rộng tại các nước châu Âu vào những năm 50 của thế kỉ XX, đến những năm 70 vấn đề này được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi. Ở Liên Xô, vấn đề này được nghiên cứu nhiều trong một số thuật ngữ “tổ chức không gian”, “tổ chức lãnh thổ”... Mỹ là quốc gia vận dụng linh hoạt vấn đề này vào việc nghiên cứu các phương án tiếp cận đối tượng và thực hiện các giải pháp tạo hiệu quả cho phát triển.

­ Vấn đề phát triển du lịch đã được các nhà khoa học Liên Xô, Mukhina, Kandaxkia, B.N.Likhanov, I.I Pizojnik... đưa ra như: vấn đề sức chứa cho vùng du lịch, đánh giá tài nguyên theo lãnh thổ phục vụ du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ du lịch,... Trong đó đáng kể là đóng góp của Mukhina (1973) về đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí; Kandaxkia (1973) nghiên cứu về sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch; B.N.Likhanov (1973)

nghiên cứu các tài nguyên giải trí theo lãnh thổ các vùng du lịch; I.I Pizojnik

(1985) nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch [dẫn theo 32].

­ Theo các nhà địa lý phương Tây, vấn đề phát triển du lịch được nghiên cứu hẹp hơn như việc tính toán hiệu quả sử dụng đất của hoạt động du lịch, những vấn đề liên quan đến du lịch và phát triển du lịch, mối quan hệ giữa du lịch và động lực phát triển kinh tế... Các công trình địa lí du lịch đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh xã hội của địa lí nghỉ ngơi có thể kể đến là công trình của I.V Dorin. I.A Vedenin, Janaki (Đại học Florida, Mỹ) và Wiktor L.A Adamovic (Đại học Alberta, Canada)... [79].


­ Các nhà khoa học Mỹ thuộc Nhóm công tác về du lịch và năng lực cạnh tranh, nghiên cứu vấn đề khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, tính toán hiệu quả sử dụng đất, đánh giá lợi thế các khu đất dành cho hoạt động du lịch và

nghiên cứu hiệu quả của các dự miền cụ thể [80].

án du lịch trong giới hạn lãnh thổ

một vùng,

­ Trong tài liệu “Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị của dự án MP4”, GTZ, Value links mannual: The methodolody of value chain promotion [73], cho rằng: Các sản phẩm du lịch thường là một chuỗi các dịch vụ, chuỗi giá trị thực tế là một cuộc hành trình mà trong đó khách du lịch chuyển động trong một loạt các dịch vụ kết nối với nhau. Hệ thống này chỉ vận hành khi tất cả các dịch vụ đã sẵn sàng, vào những thời điểm và chất lượng phù hợp. Trong ngành dịch vụ

cần phải phối hợp nhiều ngành, nhiều khâu với nhau để cung cấp cho khách

hàng các sản phẩm hoàn hảo nhất. Ở đây các dịch vụ được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ nên đòi hỏi phải có một nhà cung cấp dịch vụ có chức năng điều phối ­ Hãng du lịch (doanh nghiệp lữ hành) hoặc nhà vận hành tour du lịch...

­ Trong nghiên cứu “Tác động của hành lang Maputo đối với lĩnh vực dịch vụ”, tác giả Campbell, Johan Maritz, Hauptfleisch ACH [69], đã nhấn mạnh tác động lan tỏa mạnh mẽ của sự phát triển hành lang Maputo (Nam Phi) tới khu vực

phụ cận thông qua việc tăng cường liên kết các trung tâm phát triển, CSHT.

Thông qua các số liệu thực nghiệm định hướng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc phát triển HLKT đã thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của các địa phương thuộc khu vực hành lang cao và nhanh hơn các khu vực phụ cận ở xa phạm vi tác động của hành lang. Như vậy, trong nghiên cứu này các tác giả đã đề cập đến quan niệm, vai trò của việc hình thành và phát triển HLKT nói chung và đối với khu vực Nam Phi nói riêng, tác động của nó đến ngành dịch vụ, trong đó có du lịch.


­ Trong “The greater Mekong subregion economiccooperation programstrategic framework 2012 ­2022”: xây dựng và thúc đẩy các nước tiểu vùng sông Mekong

như một điểm đến duy nhất, cung cấp một sự đa dạng về chất lượng và năng

suất cao các sản phẩm tiểu giúp để phân phối các lợi ích củadu lịch rộng rãi hơn, đưa ra các chương trình, phương hướng hợp tác phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch vì người nghèo, xây dựng nguồn nhân lực, các mạch du lịch tiểu vùng..., tinh giản hơn nữa các chuyến du lịch xuyên biên giới (bao gồm cả VISA)

…[85].

­ Trong đề

án ”Phát triển và vận hành Hành lang kinh tế

Nam Ninh –

Singapo”, Tổ nghiên cứu Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, Trung Quốc, 2008: Cho rằng muốn vận hành và phát triển hành lang có thể bắt đầu một cách đơn giản từ giao thông vận tải và du lịch, nhưng nghiên cứu du lịch mới chỉ mở mức điều tra tài nguyên của các nước trong hành lang, xây dựng kết hợp một số tour, tuyến du lịch… của các nước để hấp dẫn khách du lịch. Chưa nghiên cứu sâu và đặt thành vấn đề nghiên cứu chính [38].

Nhìn chung, trên thế giới có rất nhiều các công trình nghiên cứu về du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch, sự phát triển du lịch, các nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch của các quốc gia nói chung và từng vùng lãnh thổ du lịch nói riêng. Tác giả luận án đã lĩnh hội và kế thừa những cơ sở lý luận, quan niệm về du lịch, sự phát triển du lịch của các công trình kể trên... để phục vụ tích cực trong luận án của mình.

1.2.2. Các công trình trong nước

­ Các công trình nghiên cứu về quy hoạch du lịch của các tác giả Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương và nhiều tác giả khác đã nghiên cứu, đánh giá tài nguyên, tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, dựa trên việc phân tích cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ du lịch, nghiên cứu các vấn đề của tổ chức lãnh thổ du lịch, phân vùng du lịch, dự báo nhu cầu chiến lược phát triển, xây dựng các tuyến, điểm du lịch... Các công trình này có vai trò nền


móng cho việc nghiên cứu du lịch trên phạm vi cả nước. Điển hình là “Du lịch sinh thái, những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch ở Việt Nam” [22], “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” [12]. Xây dựng hệ thống phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về quy hoạch vùng du lịch [11]...

­ Vấn đề quy hoạch du lịch: Viện nghiên cứu phát triển du lịch thuộc

Tổng cục du lịch đã có nhiều công trình nghiên cứu trên phạm vi cả nước như Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995­2010 (1995), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (2010 – 2012), Quy hoạch tổng thể phát triển Vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (1999), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận đến năm 2010, định hướng đến 2020 (1999)... Các quy hoạch đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch điều chỉnh cho phù hợp với

từng giai đoạn phát triển KTXH, trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 [39], Việt Nam được chia thành 7 vùng du lịch (Vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ). Các quy hoạch này là những công bố khoa học có định hướng cao, là những nghiên cứu được đầu tư, với nội

dung đánh giá về tiềm năng du lịch, thực trạng du lịch Việt Nam và những

phương án phát triển du lịch, có tác dụng góp phần định hướng cho việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và từng vùng, từng tỉnh, thành phố nói riêng.

Ngoài ra, một số tỉnh (thành phố) cũng đã triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch do các Sở quản lý về du lịch kết hợp với Viện nghiên cứu phát triển du lịch xây dựng: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang... các quy hoạch này sẽ là


cơ sở thực tiễn phục vụ cho việc định hướng phát triển du lịch sao cho phù hợp với tiềm năng du lịch và tình hình thực tiễn KTXH ở từng địa phương, từng vùng.

­ Trên bình diện các tỉnh, ngoài quy hoạch của tỉnh còn có các luận án tiến sĩ đi sâu nghiên cứu các tổ chức lãnh thổ du lịch, phát triển du lịch như:

+ Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng, Trương Phước Minh, tác giả chủ yếu đánh giá tài nguyên, lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch, nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ của các tỉnh... chưa phân tích đến sự liên kết giữa các địa phương để phát triển du lịch và hình thành nên những sản phẩm du lịch đặc thù... [26].

+ Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La, Đỗ Thị Mùi, tác giả kiểm kê, đánh giá tài nguyên phục vụ cho TCLT du lịch, hiện trạng khai thác các điểm, cụm, tuyến du lịch của tỉnh Sơn La, xây dựng hệ thống tiêu chí để đánh giá các điểm, cụm và tuyến du lịch của đại bàn nghiên cứu... Từ đó lựa chọn các giải pháp hiệu quả cho TCLT du lịch tỉnh Sơn La. Tác giả mới chỉ nhắc đến hình

ảnh quốc lộ 6 chạy qua tỉnh, nhưng chưa đánh giá được tầm quan trọng của

tuyến quốc lộ trong sự liên kết để phát triển du lịch với các tỉnh tây bắc [27].

+ Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận, Đỗ Quốc Thông, tác giả đi sâu phân tích nguồn tài nguyên du lịch vùng phụ cận thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra hướng phát triển du lịch cho thành phố trên việc xác định các điểm, cụm, tuyến du lịch vùng phụ cận có thể bổ sung cho sự phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Sự liên kết phát triển du lịch dựa trên các tuyến trục giao thông của thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phụ cận chưa được đề cập [35].

+ Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững, Phạm Lê Thảo, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TCLT du lịch tỉnh Hòa Bình, đánh giá thực trạng phát triển du lịch và TCLT du lịch tỉnh Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững, đề xuất một số giải pháp tổ chức hoạt động du lịch nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên và môi trường cho phát triển và


phát triển bền vững du lịch nói riêng và KTXH của tỉnh Hòa Bình nói chung. Vấn đề liên kết giữa tỉnh Hòa Bình và các tỉnh lân cận để phát triển du lịch chưa được tác giả đề cập đến [30].

+ Nghiên cứu trung tâm du lịch Hải Phòng – Quảng Ninh trên quan điểm phát triển du lịch bền vững, Lê Văn Minh, tác giả đánh giá tổng quan, toàn diện các nguồn lực chính, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch và khả năng khai thác thuộc địa bàn Hải Phòng và Quảng Ninh từ đó xác định những thuận lợi cơ bản và những khó khăn hạn chế trong việc khai thác các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Hải Phòng, Quảng Ninh. Đã nhen nhóm về sự liên kết để phát triển du lịch giữa 2 trung tâm du lịch Hải Phòng và Quảng Ninh, tuy nhiên sự liên kết này chưa được đề cập sâu [25].

+ Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận, Nguyễn Lan Anh, tác giả xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá điểm du lịch (vận dụng cho địa bàn tỉnh Thái Nguyên) và điểm tài nguyên du lịch (vận dụng cho địa bàn vùng phụ cận tỉnh Thái Nguyên), đánh giá lợi thế so sánh tài nguyên du lịch của Thái Nguyên và vùng phụ cận, phân tích thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên với khai thác các tài nguyên du lịch vùng phụ cận từ đó đưa ra một số giải pháp... Thái Nguyên liên kết với vùng phụ cận theo các tuyến trục giao thông như thế nào để phát triển du lịch chưa được tác giả đề cập nhiều [1].

Các tác giả trên chủ yếu là đánh giá tài nguyên, đánh giá lợi thế so sánh tài nguyên du lịch, nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ của các tỉnh và vùng phụ cận… chưa nghiên cứu sâu về sự liên kết để phát triển du lịch giữa các địa phương.

­ Về phát triển du lịch và chuỗi giá trị du lịch: Các tác giả đã ít nhiều đề cập đến sự liên kết để phát triển du lịch, sự liên kết trong chuỗi giá trị du lịch trên một địa bàn nhất định,... nhưng chưa đề cập đến sự liên kết trong phát triển du lịch dọc theo một tuyến trục giao thông, cụ thể là tuyến HLKT. Tác giả luận án đã tổng hợp được một số nghiên cứu của các tác giả sau:


+ Tác giả Châu Quốc Tuấn trong luận án ” Phát triển du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh”, đã nghiên cứu một số mô hình phát triển du lịch biển đảo của một số địa phương trong và ngoài nước, đánh giá tài nguyên du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long; phân tích thực trạng phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long thông qua các nội dung đánh giá phát triển du lịch biển đảo: công tác phát triển sản phẩm; phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát

triển nguồn nhân lực du lịch và phát triển thị trường khách du lịch biển đảo.

Đánh giá kết quả, đóng góp của du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long đối với cơ cấu kinh tế của địa phương và đưa ra một số giải pháp. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch biển đảo, qua đó chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long giai đoạn 2005

– 2015 [36].

+ Theo tác giả Nguyễn Văn Mạnh trong luận án “Những giải pháp nhằm phát triển kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội”, đã tập trung phân tích các kết quả đạt được và hạn chế trong kinh doanh du lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội. Đây là một dịch vụ rất phát triển hiện nay, thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế, lợi nhuận do du lịch lữ hành mang lại là khá lớn, song cũng đã bộc lộ không ít các nhược điểm, tính chuyên nghiệp, sự đồng bộ trong tổ chức cũng như yếu kém về CSHT, sự liên kết giữa các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung để tạo ra các tour du lịch hấp dẫn mang lại lợi nhuận cao [23].

+ Tác giả Phạm Hồng Chương, trong nghiên cứu “Khai thác và mở rộng thi trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội” đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với các công ty du lịch trên địa bàn Hà Nội khi tham gia vào kinh doanh mảng lữ hành, những thuận lợi và khó khăn trong việc đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và đưa khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài, một số giải pháp mang tính khả thi đã được đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường du lịch lữ hành quốc tế [13].

+ Trong nghiên cứu “Các giải pháp chủ yếu nhằm phòng ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất trong kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội”, tác giả Vũ

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí