Khách Du Lịch Lãnh Thổ Nghiên Cứu So Với Khách Du Lịch Của Cả Nước


22

78

28

72

29

71


Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017


Khách du lịch khu vực nghiên cứu Khách du lịch các khu vực khác


Biểu đồ 3.1. Khách du lịch lãnh thổ nghiên cứu so với khách du lịch của cả nước

Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu bảng 3.4

Từ biểu trên cho thấy du lịch của lãnh thổ nghiên cứu phát triển hơn so với mức phát triển du lịch chung của cả nước. Năm 2016, trong khi bình quân 1 người dân ở lãnh thổ nghiên cứu có 1,94 khách du lịch thì của cả nước chỉ đạt khoảng 0,77 khách du lịch. Mức chi tiêu của 1 khách du lịch di chuyển trên tuyến Lạng Sơn – Hà Nội chỉ bằng khoảng 69% mức trung bình của cả nước.

Năm 2016, lượng khách và tổng thu từ khách du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh, du lịch Việt Nam đã đón được hơn 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26,0

% so với 2015, phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 400.000 tỷ đồng (Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam). Đối với lãnh thổ nghiên cứu: Năm 2016 mặc dù dân số của vùng nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 11,5­12% dân số chung của cả nước nhưng, chiếm tới 21­ 29% khách du lịch và doanh thu du lịch chiếm khoảng 20 ­14% doanh thu du lịch của cả nước. Điều đáng nói là so với cả nước năm 2016 tỷ trọng doanh thu của lãnh thổ nghiên cứu có giảm đi. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch là 7,0%, tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch là 26,2%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng khách du


lịch và doanh thu du lịch của cả nước. Điều đó cho thấy doanh thu trên mỗi khách du lịch của lãnh thổ nghiên cứu giảm sút và cũng cho thấy hiệu quả du lịch của lãnh thổ nghiên cứu thấp hơn mức trung bình chung của cả nước. Bình quân chi tiêu trên 1 lượt khách còn thấp, thấp hơn mức trung bình của cả nước, điều này cho thấy hiệu quả phát triển du lịch của 4 địa phương còn thấp, một phần do chưa phát triển du lịch theo tuyến HLKT. Lợi nhuận thu được từ các dịch vụ kinh doanh khách sạn, nhà hành, lữ hành còn thấp, thể hiện ở bảng 3.5:

Bảng 3.5: Lợi nhuận chia theo các dịch vụ kinh doanh du lịch trên tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội năm 2016

STT

Dịch vụ kinh doanh (Tính theo1 lượt

khách/năm)

Doanh thu

(1000đ)

Chi phí

(1000đ)

Lợi nhuận



Số tuyệt đối

(1000đ)

Tỉ lệ (%)

1

Nhà nghỉ

2.500

2.275

225

9

2

Nhà hàng

370

331,5

38,5

10,5

3

Kinh doanh lữ hành

1.750

1601,5

148,5

8,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 14

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án, 2016

3.1.3.2. Hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách chưa đáp ứng và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch theo tuyến HLKT

Thời gian qua, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước hoạt động du lịch của các địa phương trong HLKT Lạng Sơn – Hà Nội bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ, tạo nên những chuyển biến rõ rệt trước hết về số lượng khách du lịch đến các địa phương trong HLKT. Đây thực sự là một tín hiệu

đáng mừng đối với du lịch

của các địa phương trong HLKT

nói riêng và vùng


Đông Bắc nói chung. Sự gia tăng nhanh về khách du lịch, doanh thu từ du lịch của cả nước tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mối quan hệ Việt ­Trung,… đã làm ảnh hưởng đến kinh tế nói chung, du lịch nói riêng. Nhu cầu khách thay đổi, dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng, phong phú và được cải thiện về chất lượng, đã dẫn đến sự thay đổi mạnh trong cơ cấu thu nhập du lịch của khu vực. Thu nhập từ các dịch vụ lữ hành ­ vận chuyển và vui chơi giải trí, khách sạn nhà hàng cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, các văn bản luật pháp và các chính sách của Đảng và Nhà nước đều chưa đề cập nhiều và chưa có những chính sách cụ thể cho phát triển du lịch theo tuyến HLKT, tác giả đã thống kê và phân tích tại bảng 3.6.


Bảng 3.6: Các văn bản của các cơ quan nhà nước ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Lạng Sơn – Hà Nội

theo tuyến HLKT


Tên văn bản

Nội dung đề cập

Hạn chế, thiếu sót đối với phát triển du lịch theo tuyến HLKT


1. Luật Du lịch, ban hành ngày 19/06/2017(Số hiệu09/2017/QH14), chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018

Quản lý chung ngành Du lịch: Quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch…

Luật có quy định về khu du lịch, điểm du lịch, chính sách phát triển du lịch, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng,… nhưng chưa nói đến du lịch theo tuyến HLKT.


2. Quyết định số 2473/QĐ­TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới

Trong chiến lược có nhấn mạnh đến việc liên kết vùng để phát triển du lịch nhưng chưa nói đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT


3. Chỉ thị 18/CT­ BVHTTDL về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

­ Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch.

­ Hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên các lĩnh vực

­ Triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch

Chiến lược có đề cập đến liên kết để phát triển du lịch, nhưng chưa đề cập nhiều và chưa có giải pháp cụ thể để phát triển du lịch theo tuyến HLKT.


4. Quyết định số 201/QĐ ­ TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

­ Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế muĩ nhọn, cótiń h chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất­ kỹthuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, cóthương hiệu, mang đậm bản săć văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Đến năm 2030, Việt Nam trở thaǹ h quốc gia có ngành du lịch phát triển.

­ Mục tiêu cụ thể: Về tổ chức lãnh thổ (Phát triển 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước.

Kèm theo quyết định này danh mục các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch); Các chỉ tiêu về phát triển ngành: số khách du lịch, doanh thu, cơ sở lưu trú, lao động… nhưng trong Quy hoạch cũng chưa đề cập đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023