Với xu thế
mở cửa và hội nhập kinh tế
thế
giới, Lạng Sơn đã và sẽ có
những cơ hội rất thuận lợi để phát triển ngành du lịch và dịch vụ. Lợi thế về vị trí địa lý được nhìn nhận là nguồn lực to lớn, có tác động sâu sắc, tạo ra các cơ hội để Lạng Sơn đẩy nhanh chiến lược phát triển du lịch tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
+ Trung tâm đô thị du lịch TP. Bắc Giang và phụ cận: Bắc Giang có khoảng cách tương đối gần với những trung tâm kinh tế, du lịch lớn của cả
nước, cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km, cách Lạng Sơn 110 km, cách Hải
Phòng 100 km, cách Thái Nguyên 70 km, cách thành phố Hạ Long (Quảng Ninh): 215 km. Từ Bắc Giang có các quốc lộ 1A, 4A, 18, 31A, 37, 279 nối liền với các tỉnh, thành phố của vùng trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và từ đó đi các tỉnh phía Nam. Đường sắt Bắc Nam chạy qua địa phận tỉnh đi cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng và nối với tuyến du lịch xuyên Việt. Với vị trí trung gian trên tuyến HLKT, với tài nguyên nổi trội của mình, Bắc Giang hứa hẹn là địa điểm “quá cảnh” tương đối hấp dẫn du khách.
+ Trung tâm đô thị du lịch TP. Bắc Ninh và phụ cận: Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp và cách Thủ đô Hà Nội 30km; Cách sân bay
Quốc tế Nội Bài 45km; cách cảng biển Hải Phòng 110km. Bắc Ninh nằm trên
hành lang trung chuyển khách du lịch của 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, có các tuyến trục giao thông lớn, quan trọng chạy qua; nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc: đường quốc lộ 1A1B, quốc lộ 18 (Thành phố Hạ Long sân bay Quốc tế Nội Bài), quốc lộ 38, đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc. Trong tỉnh có nhiều sông lớn nối Bắc Ninh với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân. Vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đổi với bên
ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
+ Trung tâm đô thị du lịch Thủ đô Hà Nội và phụ cận: Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và của Bắc Bộ nói riêng. Lượng
khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chiếm khoảng 30% lượng khách đến Việt
Nam. Với lợi thế là thủ đô ngàn năm văn hiến, khách du lịch nội địa đến Hà Nội ở vị trí hàng đầu cả nước. Hà Nội còn là trung tâm tiếp nhận và phân phối khách du lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và các vùng, miền khác trên lãnh thổ Việt Nam cũng như tới các nước trong khu vực. Là thủ đô nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc, nối giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối
thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt.
Ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều nước Châu Âu.
Mỗi địa phương thuộc HLKT Lạng Sơn Hà Nội có một tiềm năng, ưu thế để phát triển du lịch khác nhau nhưng chưa thực sự phát huy hết các tiềm
năng du lịch của mình. Sự
liên kết, hỗ
trợ
nhau trong phát triển kinh tế
nói
chung và du lịch nói riêng sẽ tạo nên sự phát triển vững chắc cho du lịch của cả 4 địa phương. Vấn đề đặt ra là phải có chính sách phát triển, liên kết hợp lí, đúng đắn để khai thác tối đa lợi thế, ưu thế nổi trội của Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội trong phát triển du lịch theo tuyến HLKT.
3.1.2.3. Khả năng liên kết ngoài
Từ Lạng Sơn có thể kết nối dễ dàng với TP. Nam Ninh của Trung Quốc và đi tiếp tới Quảng Châu và tới Quế Châu. Quảng Tây có số dân khoảng 46 triệu người, có rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch. Khi đến Quảng Châu du khách có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp, ẩm thực nổi tiếng.
Từ Hà Nội tỏa đi nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng, độc đáo, có khả năng bổ sung sự phong phú và đa dạng về sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đồng thời, Hà Nội là đầu mối giao thông, cửa khẩu hàng không, thuận lợi để thu hút khách du lịch từ các thị trường khác đến:
+ Từ Hà Nội đi Hạ Long và Móng Cái để tham quan di sản thiên nhiên, vănhóa Hạ Long và nghỉ mát, nghỉ dưỡng biển.
+ Từ Hà Nội đi Hải Phòng để nghỉ biển tại Cát Bà và tham quan nhiều di tích về bà Lê Chân, Thành Nhà Mạc và rừng quốc gia.
+ Từ Hà Nội tới Ninh Bình để tham quan di tích nhà Đinh – Lê, Tam Cốc Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch Trường Yên, khu chùa Bái Đính và rừng quốc gia Cúc Phương.
+ Từ Hà Nội đi Thanh Hóa để tham quan các di tích Thành Nhà Hồ, Khu di tích Lam Kinh, rừng quốc gia Pu hen, Suối Ngọc cá thần Cẩm Lương, nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn...
3.1.2.4. Nhu cầu của thị trường
Miền Bắc Việt Nam (tính từ Thanh Hóa trở ra) hiện có khoảng 35 triệu người. Nếu chỉ tính 10% số người tham gia du lịch thì đã có khoảng 3,5 4 triệu người đi du lịch. Hàng năm Hà Nội đón khoảng 3 triệu khách quốc tế. Nếu 30% số này tham gia du lịch tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội thì cũng đã có 1 triệu khách quốc tế du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội. Nếu tính trên phạm vi cả nước, hàng năm khách du lịch nội địa về Hà Nội tham quan, viếng Lăng Bác, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu, hội thảo, hội nghị… tương đối lớn.
Lạng Sơn là tỉnh biên giới, với khu kinh tế cửa khẩu sầm uất Đồng Đăng, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú, nhiều tài nguyên nhân văn, tâm linh độc đáo… hàng năm cũng thu hút một lượng khách tương đối lớn tới du lịch mua
sắm, du lịch vùng biên, du lịch tâm linh (Đền Bắc Lệ, chùa Tam Thanh, Nhị Thanh…). Giáp Lạng Sơn là tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) có số dân khoảng 46 triệu người. Nếu 10% số này tham gia du lịch theo tuyến HLKT này thì đã có khoảng 4 triệu du khách quốc tế qua cửa khẩu Lạng Sơn đến nước ta nói chung và HLKT Lạng Sơn Hà Nội nói riêng.
Theo dự báo của các chuyên gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại dự án phát triển tuyến HLKT Lạng Sơn Hồ Chí Minh Mộc Bài thì giá trị giao thương qua cửa khẩu Lạng Sơn sẽ đạt khoảng 5 tỷ USD vào năm 2020.
3.1.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội
3.1.3.1. Lợi nhuận thấp vì thiếu sự liên kết
Trên tuyến
HLKT Lạng Sơn – Hà Nội đang thiếu sự
liên kết nên
nhìn
chung sự phát triển du lịch có hiệu quả thấp; chưa phát huy được sức mạnh của các trung tâm đô thị du lịch và do đó mức doanh thu không có được do thiếu liên kết là rất đáng kể (nếu tính toán theo mức gia tăng phát triển do liên kết của tuyến hành lang kinh tế đường 18 vào khoảng 1,66 lần và của tuyến hành lang TP. Lạng Sơn – TP. Hà Nội TP. Hồ Chí Minh Mộc Bài mà tác giả luận án đã nhắc tới ở phần tổng quan thì doanh thu và số lượng khách du lịch đã kém khoảng 1,6 1,7 lần do thiếu liên kết theo tuyến HLKT). Có thể nói đây là khoản thất thoát đáng kể.
Sự phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội đã có sự chuyển biến tích cực hơn trước, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; thiếu sự liên kết giữa các trung tâm đô thị du lịch (mà cụ thể là giữa các thành phố Lạng Sơn, TP. Bắc Gang, TP. Bắc Ninh và TP. Hà Nội), sự phát triển của các địa phương thuộc lãnh thổ nghiên cứu đang trong tình trạng “tự phát và cục bộ” nên vừa mất đi sự hài hòa vừa gây lãng phí đối với nhiều khâu dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí.
Vấn đề liên kết các chương trình du lịch của các địa phương thành chương trình chung của tuyến HLKT còn đơn điệu, chưa đa dạng; Chưa xây dựng và
hoàn thiện khung luật pháp, chính sách để phát triển du lịch theo tuyến HLKT;
Kết cấu hạ tầng phát triển du lịch còn nhiều bất cập, công tác tuyên truyền
quảng bá hình ảnh của điểm đến du lịch trên tuyến HLKT chưa tốt…
Qua tính toán theo các chỉ tiêu và công thức tính đã trình bày ở chương 2 và qua phân tích số liệu cho thấy, do thiếu sự liên kết nên nhìn chung phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội còn rất hạn chế và hiệu quả đem lại chưa lớn như tiềm năng của tuyến, chưa phát huy được sức mạnh của các trung tâm đô thị du lịch. Nhìn chung, hoạt động du lịch theo tuyến HLKT mới đóng góp khoảng 33 35% cho kết quả hoạt động du lịch của bốn địa phương có tuyến HLKT chạy qua.
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu về hiệu quả phát triển du lịch đối với tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội
Đơn vị: %
2010 | 2015 | 2016 | |
1. Tốc độ tăng doanh thu du lịch. (Theo giá 2010) | 4,9 | 6,7 | 6,9 |
Tỷ lệ đóng góp của du lịch theo tuyến HLKT | 26,2 | 31,8 | 30,9 |
2. Năng suất lao động du lịch, tính theo doanh thu. (Theo giá 2010) | 41,2 | 52,1 | 56,6 |
Tỷ lệ đóng góp của du lịch theo tuyến HLKT | 27,5 | 32,4 | 31,8 |
3. Tỷ trọng GTGT trong doanh thu (Theo giá hiện hành) | 31,6 | 34,5 | 35,7 |
Tỷ lệ đóng góp của du lịch theo tuyến HLKT | 34,2 | 36,9 | 36,1 |
4. Tỷ trọng GTGT du lịch trong tổng GRDP của các địa phương trong lãnh thổ nghiên cứu (Theo giá 2010) | 2,8 | 3,7 | 4,2 |
5. Tỷ trọng lao động du lịch trong tổng lao động xã hội của các địa phương | 1,9 | 2,3 | 2,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 10
- Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hlkt Lạng Sơn – Hà Nội
- Những Lợi Thế Để Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hlkt Lạng Sơn – Hà Nội
- Khách Du Lịch Lãnh Thổ Nghiên Cứu So Với Khách Du Lịch Của Cả Nước
- Cơ Cấu Doanh Thu Du Lịch Theo Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ, 2010 – 2016
- Ý Kiến Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Lữ Hành Về Việc Xây Dựng Và Tổ Chức Chương Trình Du Lịch Liên Kết Dọc Theo Tuyến Hlkt Lạng Sơn – Hà Nội
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả xử lý theo [40, 41, 42, 43, 47, 48, 49, 50]
Nhìn chung, tốc độ tăng doanh thu du lịch của lãnh thổ nghiên cứu còn thấp, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu du lịch của cả nước, trung bình trong giai đoạn 2010 – 2016 tăng 6,2%, trong khi cả nước là gần 20%. Năng suất lao động chưa cao, giai đoạn 2010 – 2016 đạt 49,9%. Tỷ trọng lao động du lịch trong tổng lao động xã hội của các địa phương thấp, năm 2010 là 1,9%, đến 2016 đạt 2,8%, như vậy số lao động làm trong ngành du lịch quá ít, chưa mang lại năng suất lao động cao.
Tốc độ tăng đối với khách du lịch và doanh thu du lịch của tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng, so với cả nước nhiều chỉ tiêu tăng thấp hơn (xem Bảng 3.4)
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về du lịch của lãnh thổ nghiên cứu và của cả nước
2010 | 2015 | 2016 | Tốc độ tăng BQ/năm (%) | |
1. Cả nước | ||||
Dân số (nghìn người) | 86.947 | 92.942 | 95.449 | 1,34 |
Khách du lịch (nghìn lượt người) | 66.535 | 109.480 | 118.239 | 10,8 |
+ Khách nội địa | 57.897 | 99.415 | 106.369 | 10,7 |
+ Khách quốc tế | 8.638 | 10.065 | 11.870 | 5,4 |
hiện | 96.000 | 337.300 | 400.000 | 26,9 | |
Bình quân chi tiêu/1 khách (VNĐ/1 lượt người) | lượt | 1.442.850 | 3.080.928 | 3.382.979 | 15,3 |
2. Lãnh thổ nghiên cứu | |||||
Dân số (nghìn người) | 9.953 | 10.943 | 11.282 | 1,8 | |
% so cả nước | 11,4 | 11,8 | 12,1 | | |
Khách du lịch (nghìn lượt người) | 14.556 | 20.222 | 21.905 | 7,0 | |
% so cả nước | 21,8 | 28,1 | 29,4 | | |
+ Khách nội địa | 12.595 | 3.605 | 17.895 | 6,0 | |
+ Khách quốc tế | 1.961 | 16.617 | 4.010 | 12,7 | |
Doanh thu, giá hiện hành (tỷ VNĐ) | 9.244 | 56.414 | 59.057 | 26,2 | |
% so cả nước | 9,6 | 16,7 | 14,7 | | |
Bình quân chi tiêu/1 khách (VNĐ/1 lượt người) | lượt | 928.765 | 2.789.733 | 2.896.051 | 20,9 |
Nguồn: Tác giả xử lý theo [40, 41, 42, 43, 47, 48, 49, 50]