- Tham quan và nghiên cứu các di tích lịch sử thuộc hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại, các di tích lịch sử, văn hóa phân bố hầu hết các địa phương trong tỉnh.
- Du lịch tâm linh ở hang Tám Cô TNXP, Núi Thần Đinh, Lăng Mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, quê hương và khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đền thờ Công chúa Liễu Hạnh...
- Du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm các khu vực Karst Phong Nha – Kẻ Bàng, Khe Nét, Vũng Chùa – Đảo Yến, Đảo Chim...
- Tắm nóng và chữa bệnh tại Suối Bang.
- Nghĩ dưỡng, tắm biển, tắm hồ và tham gia các trò chơi, lễ hội tại Sun Spa Resort, biển Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh, Đá Nhảy, Hải Ninh, Ngư Thủy, Vũng Chùa – Đảo Yến, hồ An Mã, hồ Phú Vinh, hồ Rào Trù – Rào Đá...
- Tham quan và nghiên cứu văn hóa tộc người tại các bản của Tộc người Rục (Thượng Hóa) và Arem (Thượng Trạch) Mã Liềng, Sách, Mày (Lâm Hóa), Vân Kiều (Trường Sơn, Ngân Thủy, Kim Thủy, Lâm Thủy)...
- Du lịch cộng đồng tại một số làng văn hóa nỗi tiếng như “Bát danh hương”: Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại và một số địa phương khác.
- Các hoạt động dã ngoại phục vụ các cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội, các đoàn thể, các trường học...tham quan, học tập thực địa và vui chơi tại các danh thắng, khu vực đa dạng sinh học, các di tích lịch sử văn hóa...
Có thể khẳng định tài nguyên du lịch Quảng Bình với những giá trị phong phú, đa dạng, quý hiếm và độc đáo về tự nhiên, văn hóa đã hợp thành tài sản vô cùng quý giá để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Góp Phần Tạo Việc Làm, Giải Quyết Các Vấn Đề Xã Hội
- Bài Học Rút Ra Đối Với Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Quảng Bình
- Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Tỉnh Quảng Bình
- Tình Hình Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Tỉnh Quảng Bình
- Doanh Thu Du Lịch Và Nộp Ngân Sách Nhà Nước Giai Đoạn 2008- 2013
- Đánh Giá Chung Về Phát Triển Du Lịch Quảng Bình Theo Hướng Bền Vững
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
3.1.3. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm (2005 - 2010) đạt 11%, là giai đoạn có mức tăng trưởng cao nhất tử trước đến nay, cao hơn 2,44% so với thời kỳ 2001 – 2005.
Từ năm 2011 đến nay, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăn của nền kinh tế cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có giảm so với giai đoạn trước nhưng tổng thu ngân sách trên địa bàn vẫn tăng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 7,5%, năm 2011 đạt 8,6%, năm 2012 đạt 8,7%, năm 2013 đạt 8,8%.
Thu ngân sách trên địa bàn bình quân giai đoạn 2005 -2010 chưa vượt ngưỡng 1.000 tỷ VNĐ/năm, đến năm 2011 đạt 1.575 tỷ đồng. Năm 2012 thu ngân sách đạt 2000 tỷ đồng, năm 2013 đạt 2200 tỷ đồng.
GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,4 triệu đồng, năm 2010 đạt 14,8 triệu đồng. năm 2011 đạt 17,85 triệu đồng tương đương 854. Năm 2012 đạt 19,20 triệu đồng và năm 2013 đạt 24,5 triệu đồng. (Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015).
3.1.3.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP từ 29,7% năm 2005, giảm còn 20% năm 2010, công nghiệp – xây dựng từ 31,2% tăng lên 40%, dịch vụ từ 38,2% tăng lên 40%.
Con số tương ứng của năm 2011 là 21,1%, 37,7%, 41,2%. Năm 2012 là
20%, 38%, 42%. Năm 2013 là 19,5%, 37,5%, 43%.
3.1.4. Điều kiện xã hội
3.1.4.1. Dân số và lao động
- Dân số năm 2012 có 857.924 người, phần lớn là dân tộc Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc
người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở vùng núi, rẻo cao với nhiều nét văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán đặc sắc. Dân cư phân bố không đều, 84,82% sống ở vùng nông thôn và 15,18% sống ở thành thị. Lực lượng lao động có 514.278 người (năm 2012), trong đó nam chiếm 51,27%, nữ 48,73%, lao động thành thị 14,88%, nông thôn 85,12%. Lao động khu vực Nhà nước 7,80%, ngoài nhà nước 92,08%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,12%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 1.437.000 đồng/tháng, trong đó thành thị 2.505.000 đồng /người
/tháng, nông thôn 1.228.000 đồng /người /tháng.
3.1.4.2. Y tế, văn hóa, giáo dục
Tỉnh có 01 trường đại học với 2.495 sinh viên và 186 giảng viên (111 Tiến sỹ, Thạc sỹ), 3 trường Trung cấp chuyên nghiệp với 174 giảng viên (43 Tiến sỹ, Thạc sỹ) và 2.390 học viên, là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế của tỉnh.
Toàn tỉnh có 01 bệnh viện Trung ương , 8 bệnh viện đa khoa, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 159 trạm y tế xã, phường với 2.680 giường bệnh, 2.753 y bác sỹ đảm bảo chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân và khách du lịch.
3.1.4.3. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Trong những năm qua, tỉnh đã tiếp tục thực hiện có kết quả chiến lược bảo vệ tổ quốc, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Các lực lượng chức năng đã chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; tham mưu xử lý có hiệu quả các vụ việc gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đã
làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài, vượt cấp làm mất trật tự an ninh và góp phần cũng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ.
Tại các khu, điểm du lịch thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tuyệt đối an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của du khách. Các hiện tượng tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy, cờ bạc, rượu chè...), lôi kéo, “chặt chém” khách du lịch, lừa đảo hoặc ăn xin... được kiểm soát chặt chẽ, không làm ảnh hưởng đến du khách.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững là môi trường lành mạnh thu hút, lưu giữ khách du lịch và là điều kiện để du lịch Quảng Bình phát triển theo hướng bền vững.
3.1.5. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
3.1.5.1 Hệ thống giao thông
Quảng Bình là tỉnh có nhiều lợi thế về giao thông, có tất cả các loại hình giao thông phổ biến như đường bộ (với 2 tuyến Bắc – Nam, tuyến đường nối sang Lào – Đông Bắc Thái Lan), đường sắt, đường thủy, đường biển và đường hàng không.
- Hệ thống đường bộ gồm 5 tuyến quốc lộ:
+ Quốc lộ 1A với chiều dài 122 km, tình trạng thông xe tốt trong năm.
+ Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông: Dài 200km, đã được nâng cấp, có khả năng thông xe 4 mùa.
+ Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây dài 170 km.
+ Quốc lộ 15 dài 69 km.
+ Quốc lộ 12 A từ Ba Đồn đến Mụ Dạ dài 145,5 km, có khả năng thông xe tốt quanh năm và thu hút du khách từ Lào, Thái Lan, Myanma...
- Hệ thống tỉnh lộ: Gồm 14 tuyến với tổng chiều dài 364 km. Mặt đường đã được nhựa hóa dần nên khả năng thông xe tốt.
- Đường huyện, xã dài 744km đường huyện và 2.647 km đường xã, nền đường rộng từ 5 - 6 m, hầu hết là mặt đường cấp phối, khả năng thông xe tốt.
- Đường nội thị có 34 km, nền đường rộng 6 – 34m, mặt đường rộng từ 4 – 22,5 m.
- Hệ thống giao thông đường bộ đã vươn tới 159/159 xã, phường, thị trấn trong đó có 83 tuyến đường đã được nhựa hóa và bê tông hóa, 75 tuyến đường là đường đá và cấp phối đá, hiện đang được nâng cấp.
* Đường sắt Bắc – Nam đi qua tỉnh dài 182,5 km, với 18 ga, trong đó có ga Đồng Hới là một trong những ga chính trên tuyến. Trong những năm qua, đường sắt là một trong những tuyến giao thông quan trọng đưa du khách, đặc biết là khách quốc tế đến Quảng Bình.
* Hệ thống giao thông đường thủy, đường biển tương đối phát triển với 5 sông chính (Sông Gianh, sông Roòn, sông Dinh, sông Nhật Lệ, sông Kiến Giang) dài 472 km, thuận tiện cho vận chuyển khai thác. Hệ thống cảng gồm 3 cảng chính: Cảng Gianh cho phép tàu có trọng tải 2000 tấn, cảng Nhật Lệ tàu có trọng tải lên đến 200 tấn và cảng Hòn La cho phép tàu từ 5000 – 10000 tấn cập bến.
* Đường hàng không.
- Sân bay Đồng Hới được xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 9/2008 với hai đường bay Đồng Hới – Hà Nội, Đồng Hới – TP Hồ Chí Minh và ngược lại. Năng lực đủ khả năng phục vụ máy bay cở lớn với công suất thiết kế 500.000 khách/năm.
3.1.5.2. Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước
- Hệ thống cấp điện: Mạng lưới điện quốc gia của tỉnh có các cấp điện áp từ 110 kV đến 0,4kV. Trên địa bàn tỉnh có 2 trạm biến áp 110 kV với dung
lượng 100.000 KVA, 14 trạm trung gian 35/22/10/6 kV với dung lượng 98,121 KVA. Toàn bộ có 159/159 xã phường, thị trấn có điện chiếu sáng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân cũng như các hoạt động du lịch.
- Cấp nước: Đến nay đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng 6 nhà máy nước và hệ thống cấp nước tại thành phố Đồng Hới và các thị trấn: Quán Hàu, Đồng Lê, Quy Đạt, Kiến Giang và thị xã Ba Đồn. Bảo đảm cung cấp nước máy thường xuyên cho trên 30.000 hộ dân đô thị, Tỷ lệ dân đô thị được sử dụng nước sạch đạt 95%, dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 78% (năm 2013).
- Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đã được quan tâm đầu tư. Dự án vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới với tổng số vốn đầu tư trên 35 triệu USD đang trong giai đoạn xây dựng sau khi hoàn thành sẽ đảm bảo việc thoát nước biển, chống ngập úng và vệ sinh môi trường cho thành phố Đồng Hới và khách du lịch.
- Tại các đô thi, khu du lịch, điểm du lịch đã quy hoạch và xây dựng các bãi rác thải, đến nay đã hoàn thành việc xây dựng 6 bãi rác thải cho thành phố Đồng Hới, các huyện lỵ và trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng.
3.1.5.3. Hệ thống thông tin, liên lạc
Tính đến tháng 12 năm 2013, toàn tỉnh có 01 bưu cục trung tâm, 8 bưu cục huyện, thành phố, thị xã, 35 bưu cục khu vực. Có 522.000 máy điện thoại cố định (tăng 83,39% so với năm 2012), 463.000 máy điện thoại di động (tăng 85,11% so với năm 2012), 31.000 thuê bao Internet (tăng 124% so với năm 2012), 159/159 xã, phường, thị trấn đều được phủ sóng điện thoại và Internet. Số thuê bao điện thoại đạt bình quân 68,2/100 người dân.
Nhìn chung, mạng lưới bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh đã có sự mở rộng về phạm vi, tăng nhanh về số lượng và chất lượng phục vụ tốt. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phục vụ hoạt
động kinh doanh du lịch nói riêng.
3.1.6. Cơ chế, chính sách và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh
3.1.6.1. Cơ chế, chính sách phát triển du lịch
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005 – 2010 xác định “Ưu tiên phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh. Tích cực kêu gọi đầu tư và thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch theo hướng đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch, khuyến khích phát triển dịch vụ du lịch cao cấp. Đầu tư đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm để phát huy hiệu quả các điểm du lịch”.
UBND tỉnh đã phê duyệt “Chương trình phát triển du lịch thời kỳ 2006
- 2010” với mục tiêu xuyên suốt là: “Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch – dịch vụ trong GDP, tạo nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, phát triển du lịch theo hướng bền vững, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái...”
Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủ, UBND tỉnh đã có Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 25/3/2008 về việc hợp nhất Sở Thể dục – Thể thao với Sở Văn hóa – Thông tin và tiếp nhận tổ chức, chức năng nhiệm vụ về du lịch từ Sở Thương mại và Du lịch. Thực hiện Thông tư liên tịch số 43/2008/BVHTTDL-BNV của Liên Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch và Bộ Nội vụ, UBND tỉnh đã có Quyết định số 43/2008/QĐ- UBND ngày 31/12/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, trong đó phân công 01 đồng chí phó giám đốc phụ trách ngành du lịch và có 01 phòng nghiệp vụ du lịch.
Tỉnh đã thành lập, xây dựng cơ cấu tổ chức và phương hướng hoạt động của Hiệp hội du lịch Quảng Bình, thành lập trung tâm thông tin, xúc tiến du lịch. Hoàn tất việc Điều tra tài nguyên du lịch giai đoạn II tỉnh Quảng Bình và điều tra mức độ hấp dẫn của điểm tài nguyên điểm du lịch Phong Nha – Tiên Sơn.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015 tiếp tục xác định: “Phát triển du lịch từng bước trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ưu điểm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung vào các trung tâm du lịch: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Nhật Lệ, Bảo Ninh, Đá Nhảy, Suối Bang, Khu Lăng mộ Thượng đẳng thần Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh...Tăng cường hợp tác du lịch vùng, gắn kết giữa các tuyến, điểm du lịch, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Quảng Bình; nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt coi trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái, hang động, du lịch biển, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng – chữa bệnh, du lịch mạo hiểm...đẩy mạnh công tác nghiên cứu tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù, có tính cạnh tranh cao trên thị trường, khắc phục tình trạng đơn điệu, tính thời vụ, tính cạnh tranh thấp trong hoạt động du lịch, hướng tới phục vụ khách du lịch trong nước, quốc tế có chất lượng cao”
UBND tỉnh đã phê duyệt Chương trình phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015, ban hành kế hoạch tổ chức “Tháng du lịch Quảng Bình năm 2012” Tham gia ngày hội du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề tuần văn hóa: “Quảng Bình – quê hương di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng”, “Quảng Bình – điểm đến hấp dẫn, độc đáo và mến khách”...phối hợp với: VTCV4, NTTK (Nhật Bản), công ty Quảng cáo Nhất, tạp chí du lịch...tuyên truyền, quảng bá về du lịch Quảng Bình.