Doanh Thu Du Lịch Và Nộp Ngân Sách Nhà Nước Giai Đoạn 2008- 2013


Trong những năm gần đây, các hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch, nhất là hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đã được các cấp, các ngành và doanh nghiệp kinh doanh du lịch Quảng Bình quan tâm đầu tư và tổ chức thực hiện với nhiều nội dung và phương thức phong phú, hấp dẫn.

Tuy nhiên, các hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh chưa mạnh, thiếu thường xuyên, chưa bài bản, khoa học và hiện đại, nhất là việc quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Bình ra nước ngoài và các địa phương trong nước, việc hình thành và kết nối các vùng, khu, điểm, Tour, tuyến du lịch trong khu vực và với các địa phương, các tỉnh bạn.

Việc quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Bình trên hệ thống thông tin đại chúng, qua tài liệu, sách báo cũng chưa thường xuyên, còn đơn điệu, hiệu quả còn thấp.

3.2.1.2. Số lượng khách du lịch.

Bảng 3.4. Số lượt khách du lịch giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị tính: lượt người.


TT

Tổng số lượt

khách

ĐV

tính

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013


1

Tổng số

Lượt

527.959

643.381

857.789

961.425

1.046.685

1.230.000

Khách quốc tế

Lượt

20.144

17.274

23.603

24.982

29.825

32.400


Khách nội địa


Lượt


507.815


626.106


834.186


936.442


1.016.860


1.197.600


2

Lượt khách tham quan Phong Nha –

Kẻ Bàng


Lượt


282.841


306.445


308.340


366.753


486.856


495.686

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững - 11




- Khách quốc tế


Lượt


11.383


9.339


10.400


10.924


14.168


22.080

- Khách nội địa


Lượt


251.458


297.106


297.870


355.829


472.688


473.576


3

Khách do cơ

sở lưu trú phục vụ


Lượt


435.965


549.064


759.120


851.899


890.930


1.041.390


Khách quốc tế


Lượt


15.775


14.126


20.252


4.705


25.331


30.644


Khách nội địa


Lượt


420.190


534.938


738.868


829.694


865.599


1.010.746

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình.

Trong những năm qua, khách du lịch đến với Quảng Bình có chiều hướng tăng trưởng nhanh chóng, từ 242,96 ngàn lượt khách năm 2000 lên 857,79 ngàn lượt khách năm 2010 và 1.230.000 năm 2013, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao trong suốt thời kỳ, giai đoạn 2000 – 2005 là 16,8%/năm, giai đoạn 2006 – 2010 là 11,7%/năm. Khách du lịch quốc tế cũng có sự tăng nhanh, năm 2000 mới đón được 3,35 ngàn lượt khách, năm 2005 đón 10,22 ngàn lượt khách và năm 2013 đón 32,400 ngàn lượt khách.

- Số ngày lưu trú của khách du lịch.


Bảng 3.5 Số ngày lưu trú của khách giai đoạn 2008 -2013


TT

Tổng số

ĐV

tính

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


1

Tổng số ngày

khách

ngày

598.359

753.709

984.254

1.080.936

1.117.086

1.387.065

Khách quốc tế

ngày

25.916

22.805

29.497

24.522

34.317

46.466

Khách nội địa

ngày

572.443

730.904

954.756

1.006.414

1.082.769

1.340.899


2

Ngày khách do cơ sở lưu trú

phục vụ


ngày


515.486


684.615


883.893


930.652


1.034.677


1.169.252

Khách quốc tế

ngày

22.459

19.620

26.164

4.230

30.528

37.505

Khách nội địa

Ngày

490.267

628.995

857.709

723.158

1.004.149

1.131.747

3

Hệ số lưu trú

Ngày/

1,18

1,18

1,16

1,17

1,16

1,16

4

Công suất sử

dụng phòng

%

59,1

55,35

61,28

73,70

59

59

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình.

Số liệu trên cho thấy, số ngày lưu trú của khách du lịch có chiều hướng gia tăng, năm 2008 là 598.359 ngày, năm 2013 đạt 1.387.065 ngày. Tuy nhiên, do tính mùa vụ và khả năng thu hút du khách thì hệ số lưu trú trên còn thấy, năm 2008 đạt 1,18 ngày, năm 2013 đạt 1,16 ngày và công suất sử dụng phòng đạt thấp, năm 2008 đạt 59,1% và năm 2013 giảm xuống còn 59%.

Số liệu trên cho thấy, hoạt động du lịch Quảng Bình chưa thật sự bền vưng. Do hệ số lưu trú của du khách thấp làm giảm khả năng chi tiêu của khách du lịch dẫn đến làm giảm doanh thu, lợi nhuận và giá trị tăng thêm trong hoạt động du lịch Quảng Bình.


3.2.2. Doanh thu du lịch và nộp ngân sách nhà nước.

Bảng 3.6 Doanh thu du lịch và nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2008- 2013

Đơn vị tính: triệu đồng.


TT

Doanh thu

Năm 2008

Năm

2009

Năm 2010

Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

1

Tổng doanh

thu du lịch

288.429,49

353.595

402.607.66

423.978

504.000,58

1.200.100


2

Doanh thu

chuyên ngành

112.967,57

150.541

224.607,18

269.105

322.000,84

594.840

Doanh thu ngủ

56.810,47

71.534

109.882,87

142.998



Doanh thu ăn

uống

34.135,43

50.759

85.793,97

86.821



Doanh thu vận

chuyển

5.869,07

8.724

7.755,14

6.978



Doanh thu lữ

hành

711.62

1.518

1.676,60

3.103



Doanh thu vé

tham quan

9.722,97

11.369

10.978,34

18.750



Doanh thu

khác

5.718,02

6.637

8.51,25

10.455



3

Nộp ngân sách

19.542,58

24.472

31.095,09

40.406

47.000,73

99.725,83

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình.

Qua số liệu trên cho thấy, doanh thu du lịch ngày càng tăng, năm 2000 doanh thu mới đạt 18,48 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 402.607,66 tỷ đồng. Năm 2013 đạt 1.200 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2000 – 2005 đạt 25,3% và giai 2006 – 2010 đạt 30,6%, giai đoạn 2011 – 2013 đạt 40,5%. Nộp ngân sách nhà nước của ngành du lịch càng tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 2008 số nộp ngân sách nhà nước của ngành du lịch là 19.542 tỷ đồng thì năm 2013 là 99.725 tỷ đồng.


Tuy doanh thu, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước của ngành du lịch tăng hàng năm nhưng nhìn chung còn thấp, du lịch chưa thực sự là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, phát triển chưa bền vững và đóng góp phần lớn vào ngân sách của tỉnh, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh tài nguyên du lịch mà Quảng Bình đang có.

* Đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh

Tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch trong GDP của tỉnh ngày càng tăng. Năm 2000, tỷ trọng du lịch trong GDP của tỉnh chỉ chiếm 0.6%, năm 2010 là 1,2% và năm 2012 là 1,63%. Tuy nhiên đây cũng là tỷ lệ còn rất thấp so với mức bình quân của Việt Nam (xấp xỉ 5% năm 2009 ) và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh.

3.2.3. Về giải quyết các vấn đề xã hội

3.2.3.1. Giải quyết việc làm cho lao động địa phương

Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần giải quyết một lực lượng lao động khá lớn của tỉnh. Năm 2000 lao động trong ngành du lịch của tỉnh là 635 người, đến năm 2009 tăng lên 1.982 lao động, trong đó 1.482 lao động trực tiếp và 500 lao động gián tiếp. Năm 2012, số lao động dịch vụ lưu trú và ăn uống là 8.371 người, lao động trực tiếp làm du lịch là 2.585 người. Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành du lịch năm 2006 chiếm 1,8%, năm 2010 chiếm 2,1% và năm 2013 chiếm 2,6%.

Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần tạo việc làm cho người lao động, nhất là cư dân địa phương, góp phần vào công tác giải quyết việc làm chung của tỉnh, giai đoạn từ năm 2005 – 2010, bình quân mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm cho trên 2,5 vạn lao động và từ năm 2011 – 2013, bình quân mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm cho 3,1 vạn lao động.


3.2.3.2. Thu nhập của người lao động trong lĩnh vực du lịch và cư dân địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo

Sự phát triển của ngành du lịch làm tăng doanh thu, lợi nhuận của ngành, đồng thời góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong lĩnh vực du lịch và cư dân đia phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Thu nhập bình quân của người lao động trong lĩnh vực du lịch năm 2010 đạt 31,747 triệu đồng, năm 2012 đạt 34,460 triệu đồng (tăng 2,713 triệu đồng so với năm 2010).

Hoạt động của ngành du lịch đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ trên 33% (cuối năm 2005) giảm xuống còn 14% (cuối năm 2013), trong 5 năm 2005 – 2010, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 4%/năm, từ năm 2011 – 2013, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 3,5 – 4%/năm.

3.2.3.3. Giữ gìn, tôn tạo các giá trị văn hóa, lịch sử

Trong những năm qua, tuy còn nhiều khó khăn nhưng UBND tỉnh, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giành một khoản kinh phí thích đáng từ nguồn ngân sách và nguồn xã hội hóa để đầu tư, giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử, di tích cách mạng và các giá trị văn hóa như: Hang Tám Cô TNXP ở xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch; khu du lịch Văn hóa vực Quành (Nghĩa Ninh – Đồng Hới), Nhà thờ và Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở xã Vạn Ninh – Quảng Ninh và xã Trường Thủy – Lê Thủy. Khu di tích Hoàng Hối Khanh (xã Trường Thủy và xã Phong Thủy – Huyện Lệ Thủy), Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy) và khu Lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Vũng Chùa – Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch), Chùa Non – Núi Thần Đinh (xã Vạn Ninh – Huyện Quảng Ninh), Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch). Đã thực hiện khôi phục các giá trị văn hóa và lễ hội như: Ca trù ở phường Đông Dương


(huyện Quảng Trạch) và một số vùng như huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, hội Vật (Quảng Trạch), hội bơi trải truyền thống (Lệ Thủy, Đồng Hới, Quảng Ninh, Tuyên Hóa, Bố Trạch), hội Cầu mùa (Bảo Ninh), hội Cầu ngư (Cảnh Dương, Hải Thành), lễ hội rằm tháng ba (Minh Hóa), hát Bài chòi, lễ hội Đập trống của người Ma Coong (Tân Trạch), hò khoan (Lệ Thủy), hát Kiều (Quảng Kim), hát “Sim” của người Bru – Vân Kiều.

Đã đầu tư khôi phục các làng nghề truyền thống với những sản phẩm du lịch độc đáo, có giá trị cao, thu hút đông đảo khách du lịch như: làng chế biến hải sản hạng sang Cảnh Dương, Bảo Ninh, Quang Phú, hàng mây tre đan Thọ Đơn (Quảng Trạch), chiếu cói An Xá, nón lá Quy Hậu, Quảng Thuận, Ba Đồn, chế biến bún, bánh đúc Tân An (Quảng Trạch)...

Tuy nhiên do điều kiện kinh tế khó khăn và việc xã hội hóa nguồn vốn chưa mạnh nên còn nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa và các giá trị văn hóa, lịch sử chưa được đẩu tư giữ gìn, tôn tạo. Một số di tích và giá trị văn hóa đã bị hoang phế, hư hỏng và lãng quên.

3.2.3.4. Trật tự xã hội tại các điểm, khu du lịch

Việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là đảm bảo tính mạng, sức khỏe, tài sản của du khách đã được chính quyền, các nhà quản lý, các tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch quan tâm đúng mức. Tại các trung tâm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch đã có nhiều lực lượng cùng với sự tham gia của cộng đồng dân cư tích cự phòng chống tệ nạn xã hội, hạn chế tai nạn giao thông, xây dựng và huấn luyện, đào tạo lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp, lực lượng đưa đón du khách đảm bảo an toàn.

Nhân viên, người lao động trong các cơ sở dịch vụ, du lịch được đào tạo nghiệp vụ, khám sức khỏe định kỳ, được hướng dẫn về kỹ năng phục vụ, khả năng sơ cấp cứu, cứu đuối...., các trung tâm, điểm, khu, tuyến du lịch được trang bị các phương tiện, dụng cụ đảm bảo phục vụ công tác giữ gìn an


ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản cho du khách, tạo môi trường du lịch an toàn, thân thiện.

Tuy nhiên, trong du lịch biển, hiện tượng đuối nước, chết đuối của du khách còn xảy ra, gây mất cảm giác an toàn, tạo sự lo lắng cho du khách. Đây là vấn đề mà chính quyền và ngành du lịch cần quan tâm, có giải pháp khắc phục.

3.2.4. Bảo vệ môi trường

Xác định tài nguyên du lịch là một bộ phận quan trọng để phát triển du lịch bền vững, các cấp chính quyền, các tổ chức và cá nhân làm du lịch, người dân địa phương và cả du khách hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch tự nhiên. Hầu hết các khu, điểm du lịch tự nhiên đã được quy hoạch xây dựng và bảo vệ. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác đảm bảo quy hoạch chung, không phá vỡ hiện trạng và đảm bảo yếu tố tự nhiên của khu, điểm du lịch. Các hiện tượng chặt cây, phá đốt rừng, săn bắt động vật quý hiếm, khai thác đá, cát... đã được ngăn chặn kịp thời.

Do du lịch Quảng Bình mới phát triển nên hầu hết tại các điểm, khu du lịch cảnh quan tự nhiên và môi trường đang được giữ gìn, bảo vệ nguyên trạng, ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của chính quyền, người dân và du khách được nâng cao, đảm bảo môi trường du lịch thực sự trong lành, “Xanh, sạch, đẹp”. Các phương tiện, trang thiết bị và lực lượng bảo vệ, giữ gìn môi trường và xử lý rác thải được tăng cường.

Trong những năm qua, nhận thức về việc giữ gìn, bảo vệ môi trường nói chung và xử lý chất thải nói riêng tại các trung tâm, khu, điểm, tuyến du lịch của các cấp chính quyền, các tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch, của cộng đồng dân cư và của du khách đã được nâng cao.

Tại thành phố Đồng Hới, Trung tâm du lịch Phong nha – Kẻ bàng, trung tâm các huyện, thị xã, công tác vệ sinh môi trường, xử lý rác thải do các Công ty Công trình đô thị đảm nhận và nhân dân đóng góp kinh phí để đầu tư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2022