Bối Cảnh Và Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Hòa Bình

Chương 4

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


4.1. Bối cảnh và định hướng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình

4.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế

Những dự báo về xu hướng phát triển du lịch thế giới đến năm 2030 Du lịch văn hóa

Xu hướng du lịch thời 4.0: Bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc UNWTO, nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở những giá trị văn hóa truyền thống mang tính độc đáo và nguyên bản, những giá trị tự nhiên mang tính nguyên sơ, hoang dã, giá trị sáng tạo và công nghệ cao. Căn cứ vào dự báo này, loại hình khám phá văn hóa bản địa sẽ vẫn là điểm sáng trong xu hướng du lịch thế giới những năm tới nhằm phục vụ nhu cầu học hỏi và khám phá của con người, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi cách làm du lịch và quản lý du lịch thông minh hơn.

Du lịch vì cộng đồng

Xu hướng du lịch vì cộng đồng sẽ không còn chỉ là một lĩnh vực nhỏ của ngành du lịch mà sẽ ngày càng được ưa chuộng và đan xen vào nhu cầu du lịch hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Theo dự báo mới nhất của Savills, du lịch văn minh vì cộng đồng, từ thiện và môi trường sẽ ngày càng phổ biến trong năm 2030. Đơn cử như hình thức du lịch sinh thái, hiện đang là một trong những phân khúc phát triển nhất của ngành du lịch với tốc độ phát triển từ 20-34% (Tổ chức du lịch Thế giới - UNWTO).

Thế hệ Millennials (21 - 34 tuổi) và thế hệ Z (sinh sau năm 2000), lớn lên trong kỷ nguyên của khẩu hiệu "Sống xanh", sẽ muốn giữ lối sống vì cộng đồng và môi trường khi đi du lịch. Được biết, khoảng 73% thế hệ Millennials và thế hệ Z sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn cho xu hướng du lịch xanh và vì cộng đồng, so với con số 51% của thế hệ lớn tuổi.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 17

Du lịch nghỉ dưỡng

Số lượng thế hệ du khách bạc (các khách du lịch ở độ tuổi trên 65) đã tăng đáng kể trong vòng một thập kỷ qua, trong đó 48,1% dân số trên 65 tuổi ở châu Âu đi du lịch nước ngoài. Được biết, điều kiện sức khỏe tốt hơn và mức thu nhập cao hơn giúp các du khách bạc có điều kiện đi du lịch nhiều hơn trước.

Trước đó, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008, nhóm du khách này đã đóng góp đáng kể cho ngành du lịch, bù lại việc nhóm du khách thế hệ Millennials và thế hệ X (35 - 49 tuổi) cắt giảm ngân sách du lịch trong khoảng thời gian này.

Trước đây, mùa du lịch thấp điểm thường vắng khách, tuy vậy du khách bạc với khả năng đi du lịch tránh mùa cao điểm, sẽ là mục tiêu của ngành du lịch nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian thấp điểm. Các tour du lịch cần linh hoạt về các điểm đến và hoạt động trong tour nhằm thu hút các đối tượng du khách bạc.

Hơn nữa, theo Savills, nhóm du khách này có thể sẽ đi du lịch nhiều lần trong năm, vì vậy sẽ muốn đến thăm các địa điểm và tham gia vào các hoạt động đa dạng. Đến năm 2030, với nhu cầu du lịch cao hơn của các khách hàng lớn tuổi, chúng ta sẽ thấy được sự đa dạng về các đối tượng khách du lịch.

Du lịch một mình

Cùng với sự gia tăng của du khách bạc, các công ty du lịch sẽ hướng đến nhóm du khách đi du lịch một mình đang ngày càng gia tăng về số lượng.

Theo Skyscanner, các du khách du lịch một mình chiếm 24% tổng số du khách trong năm 2015; tăng 15% từ năm 2013. Trong số đó, độ tuổi của du khách nữ cũng đã trở nên đa dạng hơn; các du khách này đều có nhu cầu du lịch mà không phải lo lắng sắp xếp ngày, địa điểm và hoạt động như khi đi du lịch chung.

Ngành du lịch đang thay đổi để đáp ứng nhu cầu của các du khách đơn lẻ, tăng số lượng ưu đãi cho nhóm du khách này. Sự phát triển của công nghệ sẽ làm đơn giản hóa hơn nữa việc lập kế hoạch, đặt chỗ, và thay đổi một chuyến du lịch cho các du khách từ các độ tuổi khác nhau, những người đã làm quen với dịch vụ đặt trước trên mạng trong vòng 10 năm qua.

Du lịch công vụ

Dự báo nhu cầu của các du khách công vụ đến năm 2030 sẽ thay đổi không đáng kể nhưng các khách sạn hiện đang thay đổi cách bố trí và thiết kế để đem đến sự thoải mái cho khách du lịch vì lý do công việc.

Các vị khách này sẽ có thể check-in và cập nhật những tùy chọn của họ ngay trên điện thoại và máy tính bảng. Đến năm 2030, các phần mềm nhận diện gương mặt sẽ được sử dụng rộng rãi hơn tại các khách sạn, làm giảm thời gian tương tác giữa khách cư trú và nhân viên khách sạn, rút ngắn thời gian check-in và dễ dàng cá nhân hóa trải nghiệm nghỉ dưỡng của khách hàng.

Đồng thời, công nghệ chuyển động 3D sẽ tạo ra một môi trường tương tác cho các hoạt động hội nghị, hội thảo, họp trực tuyến để khách hàng ngay tại phòng họp dành cho các doanh nhân tại khách sạn có thể tương tác theo thời gian thực với các đồng nghiệp tại các thành phố khác. Cách bố trí sảnh và phòng khách sạn cũng đang thay đổi để tạo ra nhiều không gian chung hơn.

Do các du khách doanh nhân thường đi du lịch một mình nên sảnh khách sạn sẽ dần trở thành không gian chung để các khách hàng có thể giao lưu cũng như làm việc; trái lại diện tích phòng nghỉ sẽ giảm dần. Các khách sạn, để cạnh tranh với mô hình chia sẻ chỗ ở như Airbnb, sẽ hướng tới mục tiêu tạo ra trải nghiệm "như ở nhà" cho các du khách với khu vực lounge và bar thoải mái, thích hợp để vừa làm việc vừa thư giãn.

Các tác động đến bất động sản du lịch nghỉ dưỡng

Sự phát triển liên tục về thị hiếu người tiêu dùng đang và sẽ có tác động mạnh mẽ tới nhu cầu sinh hoạt của du khách. Điều này được phản ảnh qua số lượng các thương hiệu hướng tới những nhóm khách du lịch cụ thể mà các tập đoàn khách sạn lớn triển khai trong nhiều năm gần đây.

Trong khi phân khúc khách sạn tiếp tục chiếm phần lớn về nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch trong năm 2030, thị phần của các phân khúc nghỉ dưỡng kiểu mới như: căn hộ dịch vụ, căn hộ khách sạn, nhà nghỉ... cũng sẽ gia tăng. Điều này sẽ đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư và chủ đầu tư khi họ có thêm các giải pháp bất động sản.

Vào năm 2030, khi khách hàng ngày càng đặt ra những yêu cầu về sản phẩm mang tính "hướng tới cộng đồng" từ các thương hiệu thì các chủ đầu tư và chủ sở hữu các tòa nhà được kỳ vọng sẽ là những người có trách nhiệm chính trong việc tạo ra tòa nhà vững chắc và tiết kiệm năng lượng hơn tới các nhà điều hành. Các yêu cầu cao hơn về công nghệ và phần mềm từ các nhà điều hành cũng sẽ đóng vai trò quan trọng hơn tới tốc độ đường truyền tại một bất động sản bất kỳ.

Những gì mà một đơn vị điều hành muốn thực hiện đối với sản phẩm nghỉ dưỡng của mình sẽ có ảnh hưởng tới cách xây dựng cũng như hiệu suất đầu tư. Với các khách sạn tại đô thị, xu hướng tăng tần suất sử dụng các khu vực chung sẽ là một xu hướng phổ biến vào năm 2030.

Dự báo xu hướng này sẽ tập trung vào không gian làm việc chung (co- working) và tiện ích ăn uống, không chỉ dành cho khách lưu trú tại khách sạn mà cả những cư dân ở khu vực lân cận. Một số đơn vị điều hành có thể sẽ quản lý trực tiếp các tiện ích này, nhưng việc thuê một đơn vị chuyên nghiệp hơn để vận hành lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ trở lên phổ biến hơn trong năm 2030.

Bối cảnh trong nước: tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và một đội ngũ doanh nghiệp du lịch trong nước đang ngày càng phát triển, việc hoàn thiện bộ máy tham mưu, quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương là cần thiết hơn bao giờ hết. Điều này giúp thúc đẩy xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển du lịch, cũng như tổ chức quản lý hoạt động du lịch trong nước được đồng bộ, hiệu quả, bền vững; phù hợp thực tế, phát huy được tiềm năng thế mạnh của đất nước, thật sự đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực. Trong điều kiện các ngành kinh tế khác còn khó khăn và hạn chế trong cạnh tranh với các nước, du lịch hoàn toàn có thể đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế, tạo được thế mạnh trong cạnh tranh quốc gia. Việt Nam hiện là thành viên trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN và EVFTA, nếu biết tranh thủ lợi thế thì du lịch sẽ góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy quá trình hội nhập và khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bối cảnh trong nước với những khó khăn và thuận lợi lớn đan xen đòi hỏi ngành Du lịch Việt Nam phải khai thác được những điểm mạnh chuyển đổi thành

yếu tố thuận lợi và khắc phục những điểm yếu, hạn chế để vượt lên khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển và hội nhập, hợp tác quốc tế. Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sẽ được xây dựng, thể chế được hoàn chỉnh dần, phát triển nhân lực ngành Du lịch sẽ được quan tâm hơn, sẽ tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch phát triển. Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ được phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững. Việt Nam sẽ là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước, điều này sẽ tác động theo hướng thuận lợi hơn cho du lịch phát triển và hội nhập quốc tế với tư thế mới. Cuộc sống công nghiệp được hình thành, tăng áp lực công việc, cần phải có sự cân bằng nhịp điệu cuộc sống, kéo theo sự hình thành nhu cầu du lịch, đây cũng là cơ hội nhưng cũng là một thách thức đối với sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam.

Bối cảnh quốc tế: Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục có những bước tiến nhảy vọt, thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển, tác động tới tất cả các lĩnh vực, các nước và vùng lãnh thổ, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất, tinh thần của xã hội. Các yếu tố trên tác động rộng, lớn đến cơ cấu và sự phát triển của kinh tế thế giới, mở ra triển vọng mới cho mỗi nền kinh tế tham gia vào phân công lao động toàn cầu; đồng thời mỗi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các nền kinh tế, nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ hội nhập và trình độ thích ứng của nền kinh tế mỗi nước. Hoạt động du lịch của bất cứ quốc gia nào, bất kể khu vực nào trên thế giới cũng không nằm ngoài những tác động đó.

Giao lưu và hội nhập quốc tế đang diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, nhưng cũng là cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc. Quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế có khả năng tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo, đặc điểm, loại hình du lịch; đồng thời, sự bùng nổ của các phương tiện và công nghệ truyền thông, của công nghệ giải trí cũng tạo nên những tác động cả tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội và công chúng, kéo theo những tác động mạnh về sự phát triển nhân lực du lịch.

Toàn cầu hóa kinh tế ngày càng rộng và sâu, trong đó các hoạt động kinh tế liên kết giữa các quốc gia tạo thành chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Để tránh tụt hậu và hưởng lợi nhiều hơn từ kết quả toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các nước buộc

phải tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Trong một “thế giới phẳng”, “nhỏ dần và chật chội hơn”, mọi quốc gia, mỗi nền kinh tế đều có thể tiếp cận, tham gia trực tiếp vào các khâu, các chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu nếu có nguồn nhân lực được chuẩn bị và đào tạo tốt. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực du lịch vì tự thân du lịch đã mang tính quốc tế.

Sự phân chia, tranh giành ảnh hưởng giữa các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới đang diễn ra. Sự tranh giành lợi ích quốc gia giữa các nước về lãnh thổ, lãnh hải, nguồn tài nguyên với mức độ ngày càng lớn và tính chất ngày càng quyết liệt và gay gắt tác động đến mọi lĩnh vực, trong đó du lịch sẽ chịu tác động đầu tiên, toàn diện và sâu sắc. Quan hệ Á - Âu ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực, ngày càng đảm bảo cho sự ổn định, an ninh của khu vực và phát triển kinh tế. Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Hợp tác ASEAN ngày càng tăng cường cả bề rộng lẫn chiều sâu. Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn, đang từng bước thu hẹp chênh lệch giữa các nước thành viên thông qua các sáng kiến hợp tác mới. Nhiều nước lớn, trong đó có Hoa Kỳ hướng ưu tiên vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tất cả những vấn đề nêu trên đòi hỏi sự chung vai, gánh sức của các nước, các dân tộc trên toàn thế giới giải quyết nhằm gìn giữ “trái đất chung của toàn nhân loại”.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự hình thành nền kinh tế tri thức, sự cách trở về không gian địa lý từng bước thu hẹp lại. Cuộc cách mạng 3T (Transport - Telecommucation - Tourism) đã thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển trên nhiều điểm hơn của trái đất. Công nghệ mới làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nhân lực du lịch sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc của tác động này, vừa có cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức, không một ngành Du lịch của quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc. Internet đã kết nối cả thế giới lại với nhau và ảnh hưởng sâu sắc đến phương thức sản xuất và sinh hoạt của loài người, làm cho bất cứ người nào, bất kể ở đâu đều có thể xây dựng được mối liên lạc với nhau. Đời sống xã hội được toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng

và toàn diện, kể cả trong lĩnh vực du lịch. Đây là yếu tố vừa tạo cơ hội, vừa là thách thức lớn đối với phát triển du lịch của mỗi quốc gia và mỗi vùng lãnh thổ.

Nhu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế trong du lịch là tăng cường quan hệ để phát triển; tiếp thu kinh nghiệm; xác lập vị thế trên trường quốc tế; phát triển du lịch và góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Hội nhập quốc tế trong du lịch sẽ theo các bước: tham gia các tổ chức quốc tế; thừa nhận và áp dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin; tăng cường toàn cầu hóa trong khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển du lịch; đơn phương tuyên bố tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và các nhà đầu tư du lịch, ký kết các hiệp định hợp tác song phương và đa phương về phát triển du lịch; cam kết và mở cửa thị trường dịch vụ du lịch. Để hội nhập quốc tế thành công, nhân lực du lịch phải được đào tạo với kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp được thừa nhận rộng rãi; có thể di chuyển và tìm được việc làm trong và ngoài khu vực; vươn tới tham gia chủ động vào quá trình phân công lao động quốc tế, đảm bảo cho Du lịch Việt Nam có vị trí xứng đáng trong chuỗi cung cấp dịch vụ du lịch có chất lượng của khu vực và thế giới.

Suy thoái kinh tế và khủng khoảng tài chính dẫn tới tái cấu trúc nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các quốc gia, các vùng lãnh thổ phải thích ứng theo xu hướng mới. Nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2011 - 2020 sẽ tái cấu trúc lại trên hai mặt công nghệ - kỹ thuật, các ngành nghề và sự phân bố lại tương quan lực lượng giữa các nước. Các ngành, nghề biến đổi liên tục, một số ngành, nghề cũ nhanh chóng mất đi, nhiều ngành, nghề mới xuất hiện, yêu cầu kỹ năng tổng hợp thay cho kỹ năng hẹp. Chu kỳ vòng đời của mỗi loại sản phẩm du lịch ngày càng ngắn lại, sản phẩm mới liên tục xuất hiện, khu vực dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn về giá trị giá tăng và việc làm.

Trong quá trình này, nước nào nắm được xu hướng phát triển công nghệ - kỹ thuật, nước đó sẽ tăng cường được sức mạnh kinh tế và năng lực cạnh tranh. Những nước đang phát triển cần có giải giải pháp khôn khéo hơn, dựa vào lợi thế so sánh quốc gia về tài nguyên độc đáo, bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển du lịch. Nhu cầu du lịch thay đổi hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn

hóa truyền thống mang tính độc đáo và nguyên bản, giá trị tự nhiên với tính nguyên sơ, giá trị sáng tạo và công nghệ cao thể hiện tính hiện đại, tiện nghi. Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch và là tiêu chí không thể thiếu trong đánh giá sự phát triển du lịch.

Muốn có du lịch chất lượng cao cần phải chuẩn bị yếu tố đầu vào cho phát triển nhân lực ngành Du lịch. Vì vậy, cần nhận thức được vai trò, vị trí hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ; đẩy mạnh đổi mới giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ du lịch để có thể đáp ứng năng động hơn, hiệu quả hơn và trực tiếp hơn nhu cầu nhân lực cho sự phát triển du lịch nói riêng và của đất nước nói chung.

4.1.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ 9, khóa XVI, tổ chức ngày 2/10/2017, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo Nghị quyết, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đề ra đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phấn đấu phát triển du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực Tây Bắc, khu vực Trung du miền núi phía Bắc, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.

Trong đó, các đại biểu thống nhất cao với định hướng đẩy mạnh phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng chiều sâu, chất lượng và hiệu quả: Xây dựng thương hiệu du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng, thân thiện với môi trường; tập trung phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng chất lượng cao; giữ gìn cảnh quan, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Đây là một trong những trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn được nhấn mạnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022