Thừa Thiên – Huế là trung tâm đào tạo đa ngành, chất lượng cao. Toàn tỉnh có hơn 100.000 cán bộ khoa học kỷ thuật (Chiếm 17% lực lượng lao động). Đại học Huế là đại học vùng, trung tâm đào tạo đa ngành, chất lượng cao với 10 trường đại học, đào tạo bậc đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ. Có trường quốc học Huế là một trong 3 trường THPT lớn của Việt Nam và là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học, văn hóa lớn của đất nước theo học. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn có hệ thống các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đào tạo nhiều lĩnh vực... là lợi thế rất lớn trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế dịch vụ - du lịch nói riêng.
Thừa Thiên - Huế có tổng số cơ sở lưu trú là 500, trong đó có hơn 200 khách sạn với 9.800 phòng, 47.500 gường, tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ đạt 70,4%.
Thừa Thiên - Huế từ lâu đã được xác định là một trong những trung tâm du lịch văn hóa quan trọng của đất nước. Đặc biệt các di sản văn hóa Huế vừa hội tụ những đặc trưng, những tinh hoa văn hóa dân tộc, vừa thể hiện những nét riêng có của một vùng văn hóa truyền thống, được đánh giá là “đỉnh cao của sức sáng tạo Việt Nam”. Huế là nơi hội tụ, giao thoa của nhiều nền văn hóa Bắc – Nam, là kinh đô của nước Việt Nam từ thời chúa Nguyễn, Triều Đại Tây Sơn, Triều các vua Nguyễn. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, mà nhiều di tích ở Huế còn là những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật vô giá, có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà nghiên cứu, du khách trong nước và quốc tế.
Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta hiện còn lưu giữ những di sản phi vật thể phong phú, đa dạng, độc đáo như: các loại hình nghệ thuật, âm nhạc, ca múa cung đình Huế, ẩm thực, các lễ hội, hàng thủ công mỹ nghệ và phong tục tập quán...đặc sắc mà trong mỗi loại hình đều có sự gắn bó, hòa nhập giữa
văn hóa cung đình và văn hóa dân gian. Văn hóa Huế phong phú và đa dạng gồm: Văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó quần thể di tích cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục di sản văn hóa thế giới.
Đặc biệt, Festival Huế cứ 2 năm được tổ chức một lần, là sự kiện văn hóa – du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế.
Với thế mạnh về các tài nguyên du lịch thiên nhiên, lịch sử và văn hóa, Thừa Thiên - Huế có tốc độ tăng trưởng ổn định và cao so với cả nước trong hoạt động dịch vụ du lịch. Tốc độ tăng trưởng bình quân 15 - 17%/năm về lượt khách trong khi toàn ngành đạt 10 - 11%/năm. Năm 2012, Thừa Thiên – Huế chiếm hơn 900.000 lượt (chiếm 1/6) tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt. Lượt khách nội địa là 1.5 triệu lượt người, tăng hơn 20% so với năm 2011. Doanh thu xã hội từ du lịch đạt 4.950 tỷ đồng, chiếm 48% GDP toàn tỉnh. Thừa Thiên - Huế đang phấn đấu đến năm 2015 sẽ đón và phục vụ 2,5 triệu lượt khách, trong đó có từ 1 - 1,2 triệu lượt khách quốc tế.
Sự phát triển của ngành Du lịch đã thúc đẩy sự gia tăng, mở rộng của các ngành khác như: đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng nông phẩm, thủy sản, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Huế; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất là tinh thần cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Và Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Góp Phần Tạo Việc Làm, Giải Quyết Các Vấn Đề Xã Hội
- Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Tỉnh Quảng Bình
- Tình Hình An Ninh Chính Trị, Trật Tự An Toàn Xã Hội
- Tình Hình Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Tỉnh Quảng Bình
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Tuy nhiên, du lịch Thừa Thiên - Huế vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế: Các sản phẩm du lịch văn hóa đã mang sắc thái riêng, độc đáo nhưng chưa thực sự phong phú về mặt nội dung, đồng bộ về mặt chất lượng. Tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng nhưng mới khai thác được một phần nhỏ phục vụ du lịch, chủ yếu là các điểm tham quan thuộc quần thể di tích cố đô Huế; vẫn còn một phần rất lớn các di tích lịch sử cách mạng, các di tích tầm
cỡ quốc gia nhưng chưa được khoanh vùng bảo vệ, đầu tư tôn tạo thỏa đáng để thực sự trở thành các điểm du lịch hấp dẫn. Mối quan hệ giữa ngành Du lịch với ngành văn hóa và các ngành khác trong việc bảo vệ và khai thác các tài nguyên phục vụ du lịch chưa chặt chẽ... Sự phát triển du lịch quá “nóng” và thiếu biện pháp hữu hiệu để kiểm soát đã bắt đầu bộc lộ một số tác động tiêu cực ...
1.3.2. Bài học rút ra đối với phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Bình
Từ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương, nhất là kinh nghiệm của Nghệ An và Thừa Thiên – Huế, để phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Bình cấn chú trong các vấn đề sau:
- Các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc, vai trò, vị trí, tâm quan trọng của việc phát triển du lịch theo hướng bền vững, những đóng góp và tác động to lớn, lâu dài của du lịch đến phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời phát triển du lịch vừa chú trọng hiệu quả kinh tế nhưng phải đảm bảo trật tự an toàn xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường.
- Cần có chiến lược phát triển du lịch dài hạn và gắn quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Chiến lược phát triển du lịch phải có tầm nhìn dài hạn, trên cơ sở đó ngành du lịch và các ngành kinh tế khác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phối hợp, phát triển cụ thể trong tổng thể chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung. Đảm bảo mối quan hệ hài hòa và phát triển đồng bộ giữa các ngành, địa phương ngày từ khâu quy hoạch. Công tác quy hoạch phải đồng bộ, hiện đại, lâu dài, vừa làm tốt công tác quy hoạch đồng thời phải quản lý
chặt chẽ việc phát triển theo quy hoạch, các biện pháp quản lý hữu hiệu và thường xuyên theo dõi, đánh giá tác động để có giải pháp điều chỉnh kịp thời.
- Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách là những biện pháp đặc biệt quan trọng để phát triển du lịch bền vững. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, phù hợp là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch, mặt khác phát triển mạnh du lịch sẽ kích thích, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển và tạo môi trường thuận lợi để kêu gọi, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mặt quản lý và việc ban hành các chính sách ưu đãi sẽ tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư tham gia. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, cùng với việc ban hành các chính sách phù hợp là tiền đề cần thiết để phát triển du lịch bền vững, đồng thời thể hiện sự cam kết nghiêm túc của chính quyền đối với các nhà đầu tư.
- Xã hội hóa quá trình phát triển du lịch bền vững, phát huy vai trò các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, du lịch và của cộng đồng địa phương, nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch. Thực hiện nghiêm túc việc chia sẽ công bằng lợi ích từ hoạt động dịch vụ du lịch giữa nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và cộng đồng địa phương.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng và tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch trong xu hướng hiện đại và thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của du khách.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững Tài nguyên du lịch không phải là vô hạn, mà là hữu hạn. Nếu chỉ tập
trung khai thác sử dụng mang tính kinh doanh đơn thuần về kinh tế, phát triển quá mạnh về kinh tế du lịch mà thiếu quan tâm đến việc bảo tồn và phát
triển... thì tài nguyên du lịch sẽ bị cạn kiệt và những mặt trái, tiêu cực sẽ tác động gây hậu quả khôn lường. Vì vậy, tăng cường quản lý Nhà nước nói chung, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường là một yêu cầu tất yếu và quan trọng
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững” được tiếp cận từ phương pháp khoa học của khoa học chính trị, dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu, vận dụng chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và các văn bản, pháp luật đã ban hành về phát triển du lịch theo hướng bền vững.
2.1. Phương pháp luận
Phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin là cơ sở phương pháp luận cho toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài của luận văn.
Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp nghiên cứu đánh giá hiện tượng kinh tế - xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét các vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó và ràng buộc lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm để nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng, giữa các nội dung cũng như vai trò của phát triển du lịch bền vững cả về lý luận và thực tiễn.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật với các quan điểm như: Quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lôgic và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch đặt trong mối tương quan của các yếu tố khác và sự tác động qua lại trong quá trình phát triển.
2.2. Phương pháp tiếp cận
- Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Quảng Bình trên cơ sở của lý luận về phát triển du lịch bền vững vận dụng vào điều kiện đặc thù của tỉnh Quảng Bình.
- Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Bình trong mối liên hệ với phát triển du lịch của các địa phương trong vùng và cả nước, trong mối quan hệ hữu cơ giữa các khía cạnh của khái niệm này.
- Nghiên cứu đề tài trên cơ sở khoa học kinh tế chính trị: Luận văn lấy việc phân tích các quan hệ kinh tế làm trung tâm, trong đó cốt lõi là các quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh, du lịch và cộng đồng. Các chính sách của Nhà nước nhằm phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững là trọng tâm cả trong nghiên cứu thực tiễn và đề xuất quan điểm, giải pháp.
2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
- Khái niệm “Du lịch bền vững ” là điểm xuất phát, đồng thời là hạt nhân của toàn bộ đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu đi từ trừu tượng đến cụ thể, thể hiện ở việc đi từ nghiên cứu lý luận đến thực tiễn.
2.3.2. Phương pháp kết hợp logic với lịch sử
Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Bình xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của tỉnh. Các nhận xét, đánh giá quan điểm, giải pháp đưa ra trong luận văn là xuất phát từ thực tiễn phát triển du lịch của tỉnh, từ tiềm năng và nguồn lực của tỉnh trong sự vận động và phát triển, trong mối quan hệ với các địa phương khác trong vùng cũng như trong cả nước.
Phương pháp này tập trung chủ yếu ở chương 1, chương 3 và chương 4.
2.3.3. Phương pháp kế thừa
Luận văn thực hiện hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đó, đồng thời kế thừa các
kết quả khảo sát, điều tra của tỉnh Quảng Bình về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường có liên quan.
2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
- Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng, và cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học. Người nguyên cứu phải đọc và tra cứu các tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học. Đây là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua giá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.
Mục đích của việc thu thập và nghiên cứu tài liệu sơ cấp giúp tác giả:
+ Nắm được các phương pháp nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng bền vững đã thực hiện trước đây. Giúp tác giả có phương pháp luận, luận cứ chặt chẽ hơn và có thêm kiến thức sâu, rộng về phát triển du lịch theo hướng bền vững, từ đó làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.
+ Giúp tác giả tránh được việc trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, từ đó đở mất thời gian, công sức.
+ Giúp tác giả xây dựng luận cứ (bằng chứng) để chứng minh các giả thiết nghiên cứu khoa học về phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững.
- Qua phân tích tài liệu giúp tác giả chọn lọc, đánh giá và sử dụng các thông tin, tài liệu đúng đề tài nghiên cứu là phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững.
Nguồn tài liệu có 2 loại:
+ Tài liệu sơ cấp: là loại tài liệu tác giả tự thu thập, trao đổi, phỏng vấn, tìm hiểu với một số cán bộ quản lý trong ngành du lịch và một số Sở, ban, ngành ở tỉnh, với một số cư dân địa phương và khách du lịch. Đây là nguồn tài liệu vẫn còn ít hoặc chưa được chú giải, vì vậy phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu, thông tin chưa được biết.