Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Tỉnh Quảng Bình


+ Tài liệu thứ cấp: Là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và diễn giải. Các tài liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các văn bản của Nhà nước (Trung ương và địa phương), các công trình nghiên cứu đã được công bố, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, báo cáo khoa học, sách tham khảo, Luận án, Luận văn, tài liệu văn thư lưu trữ, các thông tin, số liệu thống kê, các báo cáo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch và của các Sở, ban, ngành tỉnh Quảng Bình về tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch của tỉnh nói riêng.

2.3.5. Phương pháp thống kê, mô tả

Các dữ liệu về phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình được phân tổ theo các nhóm kinh tế, xã hội và môi trường, làm cơ sở cho sự phân tích, đánh giá thực trạng.

Ở chương 1, luận văn thống kê và mô tả các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới để tài.

Ở chương 2, luận văn mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.

Ở chương 3, luận văn tiến hành thu thập, thống kê, mô tả và tổng hợp các loại chỉ số về ngành du lịch ở Quảng Bình, trên cơ sở đó mô tả quy mô và sự biến động của tình hình phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình.

2.3.6. Phương pháp phân tích và tổng hợp

- Phương pháp phân tích

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3, chương 4. Cụ thể: Thứ nhất, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch ở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quảng Bình. Các nhân tố bao gồm: nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội; chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và ngành du lịch.

Thứ hai, phân tích tình hình phát triển du lịch ở Quảng Bình.

Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững - 8


Thứ ba, phân tích bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng tới phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Bình.

Thứ tư, phân tích các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Bình.

- Phương pháp tổng hợp

Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong chương 1, chương 3, chương 4.

Chương 1: Từ một số công trình điển hình nghiên cứu về du lịch, luận văn đã tổng hợp lại thành nhóm các công trình, khái quát kết quả nghiên cứu của mỗi nhóm công trình.

Sau khi phân tích các kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển du lịch bền vững, luận văn đã rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình.

Chương 3: Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Bình, luận văn khái quát thành những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Bình.

Chương 4: Tổng hợp các nhân tố mới ảnh hưởng tới phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình trong tương lai; những cơ hội và thách thức đối với quá trình phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình.

2.3.7. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Bình. Ở đây, gồm có sự so sánh động thái phát triển du lịch Quảng Bình theo giai đoạn, sự so sánh phát triển du lịch Quảng Bình với các địa phương trong vùng và với sự phát triển chung của du lịch Việt Nam

Phương pháp này là sự hỗ trợ cần thiết làm nỗi bật tính thống nhất giữa lịch sử và logic. Đó là sự so sánh giữa đối tượng này với đối tượng khác trong


những điều kiện, hoàn cảnh chi phối chúng, cho phép nhìn rỏ nét tương đồng và sự khác biệt, nhận rõ những cái riêng có cùng một cái chung bản chất hoặc những dấu hiệu phân biệt cái riêng này với cái riêng khác.

Phương pháp so sánh cũng có thể dựa trên những cái mốc của sự kiện và thời gian của cùng một cái trục vận động để tìm ra sự phát triển khác nhau của cùng một đối tượng, chính thể trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau.

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính đồng nhất giữa hiện tượng này với hiện tượng khác, giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình khác...

Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã dùng phương pháp này để so sánh số liệu về tình hình nhân lực, đầu tư, cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ cũng như tình hình và kết quả phát triển ngành du lịch Quảng Bình. Việc so sánh cho thấy những biến động về tình hình phát triển du lịch. So sánh tình hình phát triển du lịch qua các năm cho phép khẳng định tính hiệu quả trong việc thực thi các chính sách, giải pháp cụ thể của địa phương. Cũng như nhân rộng các giải pháp tích cực trong phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Điều kiện phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp Nước CHDCND Lào và phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 8.065 km2, dân số (năm 2012) có 857.924 người.

Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km, vùng lãnh hải gần 20.000 km2, có 5 hòn

đảo lớn nhỏ. Ở phía Tây có chung biên giới với CHDCND Lào 201,87 km. Hệ thống giao thông thuận tiện để phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.

Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% diện tích là đồi núi. Sự phong phú và đa dạng về địa hình là điều kiện để Quảng Bình phát triển nền kinh tế theo hướng kết hợp giữa biển và đất liền, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, là điều kiện để phát triển các loại hình du lịch.

Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam.

Nhìn chung các đặc điểm khí hậu không quá khắc nghiệt và phù hợp với hoạt động sinh hoạt và du lịch của con người.

- Tài nguyên động, thực vật: Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Tiêu biểu là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

+ Về động vật có: 493 loài với 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá... có nhiều loài quý hiếm như Voọc, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ...


+ Về đa dạng thực vật: Diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, Quảng Bình là tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất toàn quốc với 71% và là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao với 31triệu m3. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác.

- Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông với các cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La. Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15m và xung quanh có các đảo che chắn có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn và các tàu du lịch cỡ lớn vào cảng mà không cần nạo vét. Bờ biển có nhiều bãi biển, thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có thế mạnh phát triển du lịch và có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và

phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô để phát triển du lịch.

Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước khá lớn với diện tích

15.000 ha có khả năng nuôi trồng thủy sản khá lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển dịch vụ du lịch. Hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ và có khoảng 160 hồ tự nhiên, hồ nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3 thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, du thuyền trên sông.

- Tài nguyên sinh cảnh: bao gồm hệ thống danh lam thắng cảnh như hệ Karst Phong Nha – Kẻ Bàng, thắng cảnh Hoành Sơn, Đèo Ngang, Vịnh Hòn La, đèo Lý Hòa và bải biển Đá Nhảy, biển Nhật Lệ và Bảo Ninh, hồ Bàu Tró,


phá Hạc Hải, đèo Mụ Giạ và Cha Lo – Cổng Trời, núi Thần Đinh, suối nước khoáng Bang.

Đặc biệt Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng là khu du lịch có tính đột phá trong hoạt động du lịch của tỉnh và cũng là hệ thống tài nguyên du lịch đang được xếp vào nhóm hấp dẫn hàng đầu du lịch Việt Nam và ở một khía cạnh nào đó, nó còn có vị trí trên bản đồ du lịch quốc tế. Với tầm quan trọng của nó, Thủ tướng Chính phủ có quyết định xếp hạng vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là di sản quốc gia đặc biệt và năm 2003 tổ chức UNESCO xếp hạng là di sản thiên nhiên thế giới.

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm trong địa giới hành chính 8 xã thuộc 2 huyện Bố Trạch và Minh Hóa với diện tích 86.000ha. Khu danh thắng Phong Nha – Kẻ Bàng là một quần thể hang động phong phú, kỳ vĩ gồm 300 hạng động, được mạnh danh là “vương quốc hang động”. Hệ thống hang động ở đây được đánh giá là một trong những cảnh quan đẹp nhất thế giới với các đặc trưng: Có sông ngầm dài nhất, hang có chiều cao và rộng nhất, các bãi cát trong hang dài nhất và có thạch nhủ đẹp nhất. Cùng với hệ thống hang động kỳ diệu, Sông Troóc, Sông Chày, Sông Son với dòng nước trong xanh chính giữa vùng núi đá vôi có rừng đã tạo nên cảnh đẹp thơ mộng như bức tranh thủy mặc quyến rủ du khách.

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có một khu vực nguyên sinh nhiệt đới ít bị tác động với độ che phủ trên 93% với 15 kiểu rừng, 7 kiểu hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao. Đặc biệt có loại rừng nhiệt đới thường xanh chủ yếu cây lá kim với ưu thế độc nhất của loại cây Bách Xanh đá, dưới tán là các loài Lan Rú, phân bố trên núi đá vôi, là nơi cư trú của các loài thú lớn. Tại đây có 2.651 loại thực vật, 844 loại động vật có xương sống, 10 loại linh trưởng, trong đó có 419 loại thực vật đặc hữu, 40 loại động vật đặc hữu cho dãy Trường Sơn, trong đó có 30 loại động vật đặc hữu cho Việt Nam, 116


loài thực vật và 129 loài động vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Vì vậy, Phong Nha – Kẻ Bàng được xác định là một trong 238 khu vực sinh thái quan trọng toàn cầu và được ưu tiên trong Kế hoạch đa dạng sinh học.

Phong Nha – Kẻ Bàng còn ghi dấu nhiều di tích văn hóa, lịch sử quý giá, là nơi lưu giữ những di tích của người nguyên thủy thời đại đồ đá, di tích văn hóa Chăm pa, di tích khảo cổ học: Đền thờ, bàn thờ, tượng Chàm của người Chăm pa, đền thờ, tượng phật của người Việt, di tích căn cứ chống Pháp của Vua Hàm Nghi tại núi Ma Pai, các địa danh trong kháng chiến chống Mỹ đã đi vào huyền thoại: Hang Tám Cô TNXP, bến phà Xuân Sơn, đường mòn Hồ Chí Minh, đường 20 quyết thắng...

Từ khi được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, Phòng Nha – Kẻ Bàng đã được đầu tư xây dựng trở thành khu điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

- Tài nguyên văn hóa vật thể

Quảng Bình là nơi chứa đựng những dấu tích văn hóa tối cổ với hàng loạt các di tích khảo cổ có niên đại “Hòa Bình sớm” và phát triển liên tục trong suốt hàng chục nghìn năm lịch sử để hình thành và xếp lớp văn hóa tiền sử, sơ sử hết sức đặc thù và sinh động. Nơi đây còn là khu vực tiềm chứa và bảo tồn cho đến ngày nay những giá trị văn hóa Việt Cổ mà dấu hiệu nguyên sơ của văn hóa tiền Việt Mường và văn hóa Chăm pa ( các phế tích thành quách, đền tháp văn hóa Chăm, đền chùa, miếu mạo văn hóa Việt...) trong di sản kiến trúc cộng đồng.

Nằm ở vị trí trung lộ của đất nước, địa bàn Quảng Bình bị chia cắt mạnh về tự nhiên, vừa là khu vực tranh chấp quyết liệt giữa các thế lực thống trị trong lịch sử, lại là địa bàn tiếp nhận và chuyển tiếp các giá trị văn hóa của hai miền Bắc – Nam.


Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, Quảng Bình là địa bàn diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt và là nơi ghi dấu những chiến công hào hùng. Những người con anh hùng của Quảng Bình đã đi vào lịch sử dân tộc như: Lâm Úy, Nguyễn Viết Xuân, Mẹ Suốt...cùng hàng trăm tấm gương kiên cường, dũng cảm trong “chiến đấu giỏi” và “sản xuất giỏi”. Những địa danh nổi tiếng như: Làng Chiến đấu Cảnh Dương, Cự Nẫm, Hiền Lộc, Sông Gianh, Nhật Lệ, Lũy Thầy, đường Trường Sơn và khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khu lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh...chứa đựng trong đó rất nhiều sự tích kỳ diệu và thiêng liêng.

- Tài nguyên văn hóa phi vật thể

+ Là các giá trị văn hóa thể hiện trong rất nhiều cộng đồng như các lễ hội, hát xướng, trò chơi dân gian, dàn nhạc và các sinh hoạt cộng đồng khác như: Lễ hội cầu ngư và múa hát chèo cạn ở vùng biển, lễ hội rằm tháng 3 của người Nguồn Minh Hóa, Lễ Hội Đập trống của đồng bào dân tộc Arem , lễ hội đua thuyền và hò khoan Lệ Thủy...

+ Tài nguyên văn hóa tộc người: Với sự bảo tồn của các giá trị nguyên sơ của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường và Môn-Khơme.

Trong tổng thể tiềm năng du lịch rất phong phú và độc đáo, Quảng Bình đã có đủ khả năng để khai thác các loại hình du lịch sau:

- Tham quan và thưởng ngoạn tại các khu danh thắng Phong Nha – Kẻ Bàng, Đèo Ngang – Hòn La, Lý Hòa – Đá Nhảy, Nhật Lệ - Bảo Ninh, Bang – Trường Sơn, Quán Hàu – Thanh Sơn, Bàu Sen – Dốc Sỏi, Cha Lo – Cổng Trời, hệ thống hang động ở Tân Hóa (Minh Hóa), Cao Quảng (Tuyên Hóa)...

- Tham quan và nghiên cứu hệ thống thành lũy cổ: Lũy Đào Duy Từ, Thành Đồng Hới, hệ thống lũy Chiêm Thành (Lũy Cổ Hoàng Vương, Lâm Ấp phế lũy), thành Khu Túc (Kẻ Hạ), Thành Ninh Viễn (Nhà Ngo)...

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2022