Kinh Nghiệm Một Số Nước Về Hệ Thống Thông Tin Tín Dụng Và Bài Học Rút Ra Đối Với Ngân Hàng Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


động của hãng TTTD nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng vay vốn có thể bao gồm: các quy định liên quan đến bảo mật ngân hàng; luật thông tin; luật bảo vệ dữ liệu; luật bảo vệ người tiêu dùng; các quy định về hỗ trợ tín dụng và tín dụng tiêu dùng; quy định việc cung cấp thông tin bảo mật của cá nhân hoặc công ty trong các luật hiện có.

1.2.7.2. Vai trò định hướng phát triển

Trong nền kinh tế thị trường mặc dù nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế, nhưng nhà nước tác động bằng phương pháp định hướng thông qua hệ thống luật pháp, chính

sách nhằm thúc đẩy sự

phát triển hợp lý hệ

thống TTTD ngân hàng và

nhằm khai thác sử dụng TTTD có hiệu quả.

Ngoài ra nhà nước còn thông qua NHTW để thực hiện vai trò hướng dẫn, giám sát hoạt động TTTD. NHTW các nước có vai trò rất to lớn trong việc thúc đẩy phát triển hệ thống TTTD ngân hàng của mỗi nước. Vai trò

này đã thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

hiện một phần trong nhân tố

xây dựng hành lang pháp lý cho

Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào - 10

hoạt động TTTD như đã nói trên. Nhưng quan trọng hơn là việc đưa ra

những hướng dẫn cụ thể cho hoạt động này, là người đứng ra tổ chức liên kết giữa các ngân hàng để thực hiện thành công hệ thống TTTD ngân hàng và là người kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống này để đảm bảo cho nó phát triển đúng hướng theo đúng mục đích đã định ra là nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng.

1.2.7.3. Vai trò chủ sở hữu của cơ quan TTTD công

Cơ quan TTTD công là thuộc sở hữu của nhà nước, ngay cả tại các nước kinh tế thị trường phát triển như Đức, Pháp, Ý... Cơ quan TTTD công

cũng đã phát triển và thể

hiện vai trò chủ

đạo của nhà nước trong việc

điều tiết, định hướng thị trường, trong những thập niên cuối thế kỷ trước,


nhiều nước tư bản đã tư nhân hoá nhiều doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, nhưng riêng trong lĩnh vực TTTD ngân hàng thì đến nay chưa có

nước nào chuyển từ

sở hữu công sang tư

nhân hoá, mà chỉ

chi phép mở

thêm các công ty tư nhân. Khi nhà nước chú trọng, quan tâm đầu tư mạnh

về vốn, công nghệ, con người thì cơ

quan TTTD công sẽ

phát triển, kéo

theo sự phát triển của các cơ quan TTTD tư. Đối với CHDCND Lào, với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước thông qua NHNN trực tiếp tổ chức, quản lý điều hành Trung tâm TTTD, có chính sách thích hợp để phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm TTTD, thông qua đó sẽ đóng vai trò

chủ

đạo, định hướng phát triển cho cả hệ

thống TTTD ngân hàng

CHDCND Lào.

1.3. Kinh nghiệm một số nước về hệ thống thông tin tín dụng và bài học rút ra đối với ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

1.3.1. Kinh nghiệm một số nước về hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng‌

1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển hệ nam

thống TTTD ngân hàng của Việt

Trung tâm TTTD Việt Nam thành lập vào năm 1999 theo quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam, có chức năng nhiệm vụ thu thập, phân tích, dự báo, khai thác thông tin doanh nghiệp và thông tin khác có liên quan đến hoạt động tiền tệ và ngân hàng, cung ứng các dịch vụ thông tin khác. Hoạt động với mục đích góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng với nhiều sản phẩm thông tin có chất lượng, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng thông tin trong hoạt động kinh doanh có hiệu quả của khác hàng.


Giai đoạn mới thành lập, Trung tâm TTTD Việt Nam đã xây dựng khung pháp lý và các quy chế về hoạt động TTTD tương đối đầy đủ, rõ ràng và các chuẩn mực thông tin, cơ sở vật chất và công nghệ thông tin cho hoạt động TTTD được nâng cao và tiên tiến, tổ chức hệ thống TTTD theo

hướng tập trung và mở nước.

rộng mối quan hệ

toàn hệ

thống trong và ngoài

Mô hình tổ chức hoạt động tương đối phù hợp với quá trình phát

triển của Trung tâm TTTD Việt Nam trong từng giai đoạn, phát huy được vai trò 3 Trung tâm: Trung tâm dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia; Trung tâm vận hành toàn hệ thống, Trung tâm dịch vụ. Các tổ chức tín dụng đã có chuyển biến nhanh về nhận thức, thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ báo

cáo và sử

dụng có hiệu quả

thông tin tín dụng đối với hoạt động kinh

doanh của mình.

Hệ thống thông tin tín dụng điện tử được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2001, nhanh chóng mang lại hiệu quả, tạo khả năng phát triển mạnh

mẽ. Đến nay, mở

rộng hệ

thống tới tất cả

các chi nhánh TCTD trên cả

nước; hàng triệu thông tin được cập nhật hàng ngày; hơn 99% giao dịch thu thập, khai thác thông tin tự động, cung cấp quyền sử dụng cho gần 5.000 người. Đối rượng là những lãnh đạo, cán bộ tín dụng, quản trị rủi ro, cán bộ chuyên nghiệp về thông tin tín dụng.

Với quy mô Kho dữ

liệu rất lớn, trên nền công nghệ

tin học hiện

đại, có thể truy xuất thông tin tức thời và Kho lưu trữ dữ liệu lịch sử duy trì 5 năm, được kiểm soát chất lượng đầu vào chặt chẽ, có phân tổ chi tiết theo chỉ tiêu thông tin và bổ sung nhiều thông tin từ các nguồn khác trong và ngoài nước. Đây là một lợi thế to lớn của Hệ thống thông tin tín dụng Việt Nam bước vào hội nhập quốc tế, hỗ trợ cho việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay của các tổ chức tín dụng.


Phục vụ quản lý Nhà nước, Hệ thống thông tin tín dụng đã thu thập, tổng hợp và cung cấp báo cáo cho Ban Lãnh đạo NHNN, Thanh tra NHTW, Các Vụ, Cục có liên quan. Những yêu cầu của NHNN, Ban kinh tế Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Tổng Cục an ninh kinh tế và các tổ chức khác theo quy định của Thống đốc NHNN về thông tin doanh nghiệp có vấn đề, tổng hợp tình hình dư nợ các Tổng Công ty, ngành kinh tế đều được Trung

tâm TTTD Việt Nam cung cấp kịp thời. Cung cấp đầy đủ cho các Chi

nhánh NHNN quyền khai thác thông tin tổng hợp tình hình dư nợ, thông tin người vay trên, các Bản tin thông tin tín dụng và những thông tin nhà đầu tư nước ngoài khi yêu cầu.

Tốc độ

khai thác sử

dụng sản phẩm thông tin tín dụng tăng mạnh.

Nhiều tổ chức tín dụng đã xác định báo cáo thông tin từ Trung tâm TTTD Việt Nam là cần thiết trước khi xem xét, quyết định cấp tín dụng. Chia sẻ

thông tin mang lại hiệu quả cả về thời gian, chi phí và ngăn ngừa rủi

ro.Thông tin tiêu cực giúp các Trung tâm TTTD Việt Nam tránh được rủi ro. Hiệu quả mang lại của thông tin tín dụng chưa thể cân đo đong đếm bằng tiền, nhưng thật đáng kể. Trong 22 sản phẩm, 3 nhóm sản phẩm chủ yếu được khai thác sử dụng như:

­ Sản phẩm báo cáo tổng hợp quan hệ tín dụng khách hàng vay: năm

1999, chỉ

cung cấp 564 bản. Năm 2000­2004, tăng 20 lần ( từ

1.168 bản

tăng lên 21.296 bản). Năm 2005­2007 tăng 10 lần ( từ 21.000 bản tăng lên 200.000). Chất lượng thông tin ngày càng nâng cao, tỷ lệ sai dưới 0,1%.

­ Bản tin Thông tin tín dụng, năm 2005, phát hành hơn 29.000 cuốn,

năm 2006 là 41.000 cuốn và năm 2007 nâng 2 kỳ

lên 3 kỳ

từ 1/7/2007,

khoảng 60.000 cuốn. Đây là ấn phẩm thông tin dùng trong toàn ngành, chất lượng và hình thức đảm bảo.


­ Năm 2002, Trung tâm TTTD Việt Nam triển khai thí điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, bình quân hàng năm đã xếp hạng được khoảng 3000 doanh nghiệp. Năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, Trung tâm đã xếp hạng 7.791 lượt doanh nghiệp. Xếp hạng tín dụng ngày càng nâng cao chất lượng, được các TCTD và các cơ quan sử dụng ngày càng nhiều.

Hệ thống thông tin tín dụng Việt Nam nói chung và uy tín của Trung tâm TTTD Việt Nam ngày càng được nâng cao, năm 2005, Trung tâm TTTD Việt Nam đã là đối tác trực tiếp kết nối mạng cơ sở dữ liệu trên 100 triệu doanh nghiệp toàn thế giới với Hãng thông tin Quốc tế D&B để có quyền tra cứu nhanh. Trung tâm TTTD Việt Nam đã hợp tác với D&B, BOL, ACP, InfoCredit để thu thập thông tin về các doanh nghiệp nước ngoài có ý định quan hệ kinh tế với doanh nghiệp của Việt Nam. Với WB, ADB, IFC và nhiều tổ chức thông tin, nhiều tập đoàn công nghệ thông tin có quan hệ hỗ trợ Trung tâm TTTD Việt Nam, tham gia các hội thảo quốc tế, hợp tác giải quyết nhiều công việc có tầm chiến lược phát triển thông tin tín dụng Việt Nam, sẵn sàng cho hội nhập thông tin quốc tế. Đồng thời, Trung tâm TTTD Việt Nam chủ động phối hợp với các NHTM Nhà nước tổ chức nhiều đoàn khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng, tổ chức thông tin nước ngoài để mở rộng quan hệ và nâng cao trình độ cán bộ.

Các Tổ chức tín dụng ký hợp đồng kinh tế với Trung tâm TTTD Việt

Nam để

nâng cao trách nhiệm hai bên. Mức thu dịch vụ

được tính trên

nguyên tắc chia sẻ thông tin trong hệ thống. NHNN tính toán đầu tư 50%, còn 50% tính vào chi phí dịch vụ. Giá một bản tin chỉ bằng 40% so với bản tin cùng loại trung bình các nước, thấp hơn giá bản tin tương tự trong nước. Từ khi phải trả tiền, thì chất lượng và hiệu quả sử dụng thông tin tăng lên rõ rệt. Thể hiện:


­ Lợi ích của các tổ chức tín dụng: ngoài tăng lợi nhuận do giảm

thiểu rủi ro, chi phí, thời gian, TCTD còn nâng cao uy tín của mình về chất

lượng hoạt động, khoản cho vay của họ được áp dụng lãi suất hợp lý,

khách hàng tin tưởng và trung thực hơn do ngân hàng đã nắm chắc thông tin.

­ Đối với Trung tâm TTTD Việt Nam đã quản lý chặt chẽ người sử dụng, thống kê, thanh toán đầy đủ, rõ ràng, chính xác, minh bạch và các đơn vị thanh toán kịp thời. Trung tâm TTTD Việt Nam đã tăng nhanh nguồn thu qua các năm. Năm 2003: thu được 159 triệu VND, năm 2004 thu hơn 2

tỷ VND, năm 2005 NHNN chỉnh sửa quyết định giảm mức thu dịch vụ

thông tin xuống 10%, nhưng thu hơn 4 tỷ VND, năm 2006 thu hơn 6 tỷ

VND, năm 2007 ước thu đạt 9 tỷ VND, năm 2008, mức thu mới sẽ giảm 10% để khuyến khích các tổ chức tín dụng thực hiện tốt.

Hoạt động thông tin tín dụng Ngân hàng Việt Nam đã có nhiều thành công đáng kể, tạo thành một kênh thông tin tin cậy, góp phần đắc lực cho hoạt động tín dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, cung cấp thông tin phục vụ nhiệm vụ quản lý của NHNN từ đó đã góp phần đảm bảo an toàn, phát triển bền vững hệ thống ngân hàng, góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

Những khó khăn khi mới tổ chức hoạt động hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm TTTD Việt Nam,

Khó khăn nhất đó là nhận thức của phần lớn cán bộ ngân hàng về vai trò của TTTD còn rất hạn chế. Vì thế ma việc cung cấp thông tin của đa số các TCTD còn thụ đọng, mang tính hình thức, dẫn đến thông tin không đầy đủ, thời gian xử lý cung cấp thông tin rất chậm nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thông tin.


Việc khai thác sử dụng thông tin cũng chưa tương xứng theo yêu cầu của tăng trưởng tín dụng, một số TCTD chưa khai thác triệt để TTTD để góp phần ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng.

Chất lượng thông tin cung cấp ra đôi khi chưa thật đảm bảo, chưa thu thập đầy đủ, kịp thời. Sản phẩm thông tin chưa phong phú, da dạng cho các đơn vị sử dụng.

Điều kiện hoạt động chủ yếu, là dựa trên nền tảng công nghệ thông

tin hiện đại, đủ

mạnh,

ổn định, an toàn, đáp

ứng nhu cầu tăng nhanh.

Nhưng thực tại Trung tâm TTTD Việt Nam chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa có hệ thống tin học để chia sẻ hoạt động và dự phòng, xử lý khắc phục sự cố, đáp ứng yêu cầu thông tin cho các tổ chức tín dụng.

Mô hình tổ

chức, cơ

chế

tài chính, chỗ

làm việc của Trung tâm

TTTD chưa phù hợp; Trang bị máy móc thiết bị cho bộ phận TTTD tại một số NHTM, chi nhánh NHNN chưa đồng bộ, chưa đảm bảo việc cung cấp, khai thác sử dụng thông tin tín dụng

Việc bổ sung, thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn cao rất khó khăn. Trong khi đó, một số cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm ra

đi tìm nơi làm việc khác, đặc biệt là do sức hút từ

các tổ

chức khác có

nhiều lợi thế thu nhập cao hơn. Đồng thời, khối lượng công việc tăng rất nhanh theo mức độ tăng trưởng tín dụng, thành lập mới tổ chức tin dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng... Do vậy, lực lượng lao động quá thiếu so với khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin, nhưng chỉ tiêu biên chế, lao động hợp

đồng ngắn hạn không đáp

ứng chất lượng thông tin. Về

cơ chế

tuyển

dụng, thu hút, giữ

chân nhân lực tốt sẽ

rất khó khăn khi chế

độ lương,

thưởng không thích hợp.


Trung tâm TTTD Việt Nam là một đơn vị sự nghiệp đặc thù, chuyên nghiệp riêng, thuộc lĩnh vực phức tạp, mới, khó ổn định cao, sản phẩm có tính rất nhạy cảm. Đồng thời, việc tách bạch hai chức năng phục vụ quản lý nhà nước và dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng chưa thích hợp, nhưng cũng cần được chuyển đổi, quy định rõ ràng để chủ động thực hiện. Mặt khác, các hoạt động của Trung tâm TTTD được mở rộng còn vướng mắc, liên quan nhiều quy định khác như Luật dân sự, bí mật ngân hàng, thương mại điện tử và giao dịch điện tử, công nghệ tin học.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của nước Mỹ

Hoạt động TTTD ra đời đầu tiên tại Mỹ, tuy không có cơ quan TTTD công như một số nước khác, nhưng hoạt động TTTD tại Mỹ rất phát triển, hầu hết các công ty TTTD xuyên quốc gia là các công ty của Mỹ. Sau đây xin giới thiệu kinh nghiệm của 2 công ty TTTD điển hình:

a) Kinh nghiệm của Công ty Transunion


Công ty Transunion thành lập năm 1968 ở Mỹ, là một trong những

nhà cung cấp hàng đầu trên toàn cầu về dịch vụ TTTD. Đến nay, công ty có

3.600 nhân viên, tại 24 nước trên toàn thế

giới, tại Mỹ

hoạt động ở 50

bang, ở châu Á có chi nhánh tại Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Ấn Độ.

Bằng các sản phẩm thông minh dựa trên công nghệ, bao gồm cả việc

đổi mới quyết định tín dụng và các công cụ phòng ngừa rủi ro, các sản

phẩm thị trường theo hướng tiên tiến, hạn chế rủi ro, các mô hình có thể

thu lợi nhuận và quản lý đầu tư.

Công ty đã làm thoả

mãn nhu cầu của

khách hàng và lần đầu tiên đáp ứng yêu cầu lưu trữ thông tin trực tuyến và hệ thống xử lý dữ liệu phục hồi. Hệ thống này cung cấp cho những nhà cấp tín dụng trong cả nước một cách nhanh chóng, chính xác về TTTD của người tiêu dùng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022