Góp Phần Tạo Việc Làm, Giải Quyết Các Vấn Đề Xã Hội


này là ở chỗ phát huy vai trò của cộng đồng, địa phương trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, đảm bảo cho việc khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch, đảm bảo sự thụ hưởng công bằng cho cộng đồng địa phương đối với những thành quả của phát triển du lịch.

1.2.6. Vai trò của phát triển du lịch bền vững

1.2.6.1. Góp phần phát triển kinh tế

- Với tư cách là một ngành kinh tế, khi du lịch phát triển bền vững, nó sẽ đóng góp rất lớn vào GDP của địa phương, của vùng và của cả quốc gia.

- Du lịch phát triển bền vững sẽ đóng góp vào tăng ngân sách nhà nước, thông qua thuế của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch.

- Phát triển du lịch bền vững tác động tích cực đến phát triển kinh tế thông qua việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng.

- Vai trò của phát triển du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế còn thể hiện ở việc thúc đẩy xuất khẩu tại chổ. Du khách, nhất là du khách quốc tế sẽ tiêu dùng, mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các điểm, khu du lịch, từ đó làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, doanh thu, đồng thời mang lại việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch.

Du lịch còn xuất khẩu vô hình các cảnh quan thiên nhiên, địa danh, di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo...Trong việc xuất khẩu này, các tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch không mất đi mà chúng vẫn giữ nguyên, chỉ đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng. Đây là lợi thế tuyết đối của xuất khẩu vô hình trong du lịch mà ngoại thương không có được.

- Trong thu hút đầu tư nước ngoài, du lịch có tiềm năng và khả năng lớn, nhất là các nước đang và chậm phát triển với nhiều tiềm năng du lịch chưa được đầu tư, khai thác hiệu quả. Bằng việc thu hút đầu tư vào du lịch, các nước có cơ hội tăng hợp tác và giao lưu quốc tế. Du khách không chỉ là người du lịch thuần túy, họ có thể là nhà đầu tư, thông qua du lịch để tìm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


kiếm cơ hội, tìm hiểu thị trường đầu tư. Vì vậy, du lịch vừa là hoạt động thu hút, kêu gọi đầu tư nước ngoài, vừa là hoạt động góp phần thúc đẩy quan hệ, hợp tác kinh tế quốc tế.

Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững - 6

1.2.6.2. Góp phần tạo việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội

Du lịch là một ngành sử dụng một lực lượng lao động lớn cả về lao động trực tiếp (quản lý, hướng dẫn viên, tư vấn, nhân viên nhà hàng, khách sạn...) và lao động gián tiếp (sản xuất, buôn bán hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng lưu niệm, thực phẩm, đồ giải khát, bảo trì hệ thống phục vụ du lịch...). Do vậy, phát triển du lịch bền vững góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho dân cư.

Tiềm năng du lịch thường có ở vùng núi, vùng xa xôi hẻo lánh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Việc phát triển du lịch bền vững không chỉ làm thay đổi bộ mặt của địa phương và cư dân ở đây, mà còn thu hút một lượng lao động lớn từ các khu vực khác, hình thành khu dân cư, cụm đô thị tập trung. Phát triển du lịch bền vững còn góp phần giảm áp lực thất nghiệp, áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị. Dân cư ở nông thôn, vùng có làng nghề truyền thống, có tài nguyên du lịch...có thể yên tâm sinh sống, tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống bằng việc phát huy lợi thế, khai thác hiệu quả những giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần phục vụ du lịch.

Phát triển du lịch bền vững còn góp phần nâng cao dân trí, làm phong phú thêm sự hiểu biết, nhận thức của cộng đồng. Thông qua việc tiếp xúc với du khách, cộng đồng địa phương hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, con người ở các địa phương, quốc gia khác. Những người đi du lịch lại có điều kiện mở mang tầm nhìn, hiểu thêm về đất nước, con người ở địa phương khác và các quốc gia khác.

1.2.6.3. Góp phần bảo vệ môi trường

Phát triển du lịch bền vững còn tác động trở lại, góp phần phát hiện, giữ gìn và phát triển các di tích, di sản vật thể và phi vật thể. Thực tế cho thấy, du


lịch đã “cứu” được nhiều di sản thiên nhiên, di sản văn hóa trước sự tác động, tàn phá của thiên nhiên và sự thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm của con người. Thông qua phát triển du lịch, nhiều di sản phi vật thể của nhân loại được phục hồi và phát triển. Mặt khác, trong một số trường hợp, cộng đồng địa phương không nhận thấy những nét đặc thù, đặc trưng riêng, tính hấp dẫn của các giá trị văn hóa vốn đã quen thuộc với họ, chỉ thông qua du lịch với sự phát hiện, ngưỡng mộ của du khách thì các giá trị đó mới được phát huy.

1.2.6.4. Góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, ngoại giao nhân dân, hội nhập quốc tế

Phát triển du lịch bền vững là phương thức hữu hiệu để tăng cường mối quan hệ, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.

Phát triển du lịch bền vững một mặt nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, bảo tồn và tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; mặt khác nhằm quảng bá, giới thiệu các giá trị của tài nguyên du lịch ra cộng đồng quốc tế. Thông điệp của một quốc gia, địa phương gửi tới cộng đồng bên ngoài có thể có nhiều cách, nhưng thông qua du lịch, cụ thể là thông qua các giá trị đem đến cho khách du lịch là một trong những con đường trực quan sinh động, rất hiệu quả.

Mỗi địa phương, dân tộc, quốc gia đều có những cảnh quan đặc thù, những giá trị văn hóa đặc sắc, việc phát triển du lịch là cầu nối để giao lưu với nhau. Sự “cọ xát” giữa các nền văn hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển văn hóa nói chung trên phạm vi toàn cầu, đồng thời đó là điều kiện để mỗi địa phương, quốc gia có thể tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới, của địa phương khác, làm phong phú thêm nét văn hóa truyền thống của mình.

Trong phạm vi một địa phương, một đất nước, du lịch là cầu nối tạo nên sự hiểu biết, tin cậy và quan hệ hợp tác lẫn nhau, giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng, miền, dân tộc.


1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững của một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm rút ra cho Quảng Bình

1.3.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương

1.3.1.1. Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh nằm ở trung tâm Bắc Trung Bộ, có diện tích 16.498,5 km2, dân số trên 3 triệu người với 6 dân tộc: Kinh, Thái, Thổ, H’Mông, Khơ mú, Ơ du. Gồm 20 huyện, thành phố, thị xã với 473 xã, phường, thị trấn.

Nghệ An có vị trí địa lý nằm trên tuyến giao thông đường sắt, đường bộ xuyên Việt, có quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đi qua, có sân bay, cảng biển, đồng thời là một trong những cửa ngõ quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Mianma – Thái Lan – Lào – Việt Nam với biển Đông đi qua các cửa khẩu Nậm Cắn – Thanh Thủy. Đó là lợi thế khá giống Quảng Bình để mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế và phát triển du lịch với các tỉnh trong nước và các nước trong khu vực.

Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú, đa dạng, còn hoang sơ chưa chịu ảnh hưởng, tác động nhiều của con người. Tiêu biểu là rừng nguyên sinh Pù Mát, Phù Huống, Phù Hoạt ở phía Tây, thuộc dạng lớn nhất nước và đã được UNESCO công nhận là khu vực dự trữ sinh quyển thế giới.

Rừng có hệ thống sinh thái đa dạng với 1.513 loài thực vật bậc cao, 241 loài động vật thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch khám phá, mạo hiểm...

Là tỉnh có nhiều núi đá vôi nên đã tạo ra hệ thống hang động phong phú, có những hang động nối tiếp được kiến tạo độc đáo và gắn với việc phát hiện di chỉ khảo cổ như: Hang Thẩm Âm, hang Thẩm Chạng, hang Cô Nguồn (Quỳ Châu), hang Pòong (Quỳ Hợp)...Có nhiều thác nước đẹp như thác Khe Koòn (Vườn Quốc gia Pù Mát), thác Xao Va, thác Băng Tây, thác Ba Cảnh


(Quế Phong), thác Dủa (Quỳ Châu). Có nhiều suối nước nóng để chữa bệnh và phát triển du lịch nghỉ dưỡng như: Nước Khoàng nóng Giang Sơn – Đô Lương, nước khoáng Bảng Khạng...

Nghệ An có bờ biển dài 82km. Bờ biển dài, phẳng với nhiều bãi tắm đẹp, thuận tiện cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, chữa bệnh như: Cửa Lò, Bãi Lữ, Quỳnh Phương, Quỳnh Lập, Diễn Thành...

Truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước đã tạo cho Nghệ An có bề dày văn hóa, lịch sử, kho tàng kiến trúc và nét văn hóa ứng xử riêng của tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 1000 di tích được nhận biết, trong đó có 125 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 109 di tích cấp tỉnh, đặc biệt có khu di tích Kim Liên – Nam Đàn được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt.

Nghệ An có 24 lễ hội gắn liền với sinh hoạt cộng đồng và thu hút đông đảo khách du lịch như: Lễ hội đền Cồn, lễ hội đền Cuông, lễ hội vua Mai, lễ hội đền Hoàng Mười, lễ hội hang Bua...

Là tỉnh có nhiều sản phẩm và làng nghề thủ công đa dạng, lâu đời gắn liền với phong tục tập quán, tâm linh và sinh hoạt cộng đồng như: Làng đan tre nứa ở Xuân Nha (Hưng Nguyên), làng rèn ở Nho Lâm, lang đục, chạm trổ đá ở Diễn Bình (Diên Châu), dệt ở Phường Lịch (Diễn Châu), dệt thổ cẩm, thêu đan của người Thái, H’Mông, làng mây tre đan ở Nghi Lộc...

Nghệ An còn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể, trong đó dân ca ví dặm xứ Nghệ đang trong quá trình lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú kết hợp với nguồn tài nguyên nhân văn mang đậm bản sắc dân tộc Việt gắn với cuộc sống của cư dân bản địa mạng lại cho du lịch Nghệ An một bản sắc riêng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Với những tiềm năng to lớn đó, trong thời gian


qua, Nghệ An đã có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp phát triển du lịch bền vững.

Ngay từ rất sớm, năm 1996, Nghệ An đã xây dựng Quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển du lịch từ năm 1996 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết số 12/NQ-TU, ngày 30/7/2002 về phát triển du lịch thời kỳ 2002 -2010, đây là căn cứ quan trọng để phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Nghệ An. Cùng với quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết một số điểm du lịch như: khu du lịch Kim Liên – Nam Đàn, Lâm Viên Núi Quyết – Bến Thủy, Hồ Cửa Nam, Cửa Lò... được công bố và đầu tư xây dựng.

Những năm qua du lịch Nghệ An đã có bước thay đổi nhanh chóng, kết cấu hạ tầng du lịch được đầu tư nâng cấp và phát triển. Nhiều tuyến đường giao thông tiếp cận các khu du lịch trọng điểm được đầu tư xây dựng, nhất là khu vực ven biển. Sân bay Vinh được nâng cấp đủ khả năng đón máy bay lớn, hệ thống bưu chính viễn thông, điện, nước ngày càng hoàn thiện và hiện đại hóa.

Nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử, di tích cách mạng được quan tâm đầu tư xây dựng và bảo tồn, tôn tạo. Một số công trình trọng điểm như: Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên, khu mộ Bà Hoàng Thị Loan, Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đại Bác Hồ, đền thờ vua Quang Trung, chùa Đảo Ngư...đã hoàn thành đưa vào sử dụng, trở thành những điểm du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du khách phát triển nhanh chóng cả về quy mô lẫn chất lượng, góp phần làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng quê, đô thị. Đến nay toàn tỉnh có 549 cơ sở lưu trú với 12.043 phòng, 21.487 giường, trong đó có 4 khách sạn 4 sao, 8 khách sạn 3 sao và gần 50 khách sạn 2-1 sao. Có 26 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, gồm 9 đơn vị lữ hành quốc tế, 17 đơn vị lữ hành nội địa.


Sản phẩm du lịch, dịch vụ được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng với trọng tâm là các khu du lịch văn hóa lịch sử gắn với lễ hội và tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, trong đó khu di tích Kim Liên, bãi biển Cửa Lò trở thành điểm đến hấp dẫn và là địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch được đẩy mạnh và đem lại hiệu quả cao, tổ chức nhiều, thường xuyên các hoạt động văn hóa gắn với các sự kiện chính trị trọng đại của quê hương, đất nước để quảng bá hình ảnh Nghệ An đến du khách trong nước và quốc tế. Hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch với khu vực và cả nước ngày càng mở rộng.

Đội ngũ lao động trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, ngày càng chuyên nghiệp. Hệ thống trường, cơ sở đào tạo dạy nghề du lịch phát triển nhanh, chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện.

Hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng tăng trưởng nhanh và có hiệu quả rỏ rệt. Tổng lượng khách du lịch tăng bình quân 14,4%/năm, tổng doanh thu du lịch dịch vụ tăng bình quân 23,7%/năm. Riêng năm 2011, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng tổng lượng khách du lịch đạt 2,95 triệu lượt, trong đó có trên 98.000 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt 1.317 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ khách quốc tế đạt 17 triệu USD. Hoạt động kinh doanh dịch vụ tạo việc làm cho 13.000 lao động trực tiếp và gián tiếp trong tỉnh. Môi trường tự nhiên tại các điểm, khu du lịch nhìn chung được bảo vệ một cách thường xuyên, chặt chẽ.

1.3.1.2. Thừa Thiên - Huế

Thừa Thiên – Huế là một tỉnh ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, là tỉnh ở điểm cuối hành lang kinh tế Đông Tây nối từ Miến Điện – Đông Bắc Thái Lan – Lào – Miền Trung Việt Nam. Diện tích tự nhiên 5.065,3 Km2, có 9 đơn vị hành chính, trong đó thành phố Huế là đô thị loại 1,


cố đô của Việt Nam. Tỉnh có địa hình đa dạng gồm núi, đồi, đồng bằng, đầm phá và biển, trong đó đầm phá có diện tích 22.000 ha, lớn nhất Đông Nam Á.

Thừa Thiên – Huế có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt, với hệ thống giao thông đồng bộ, có quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam chạy dọc tỉnh, quốc lộ 49 nối A Lưới với Lào qua các cửa khẩu Hồng Vân – Ku Tai, A Dớt – Tà Vòng. Toàn tỉnh đã nhựa hóa 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường nông thôn, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Có cảng Thuận An (cách thành phố Huế 12Km) có thể đón tàu trọng tải 2000 tấn và có cảng nước sâu Chân Mây (cách thành phố Huế 49 km) có thể đón tàu trọng tải

30.000 tấn trở lên và tàu khách du lịch quốc tế cở lớn. Sân bay Phú Bài cách thành phố Huế 12km là một trong 4 sân bay có cơ sở hạ tầng hiện đại nhất nước, có công suất phục vụ 600 khách/giờ, có thể đón máy bay A 320, A 321 với hơn 2000 lượt khách.

Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp với 60 bưu cục, 17 đại lý bưu điện, 111 điểm bưu điện văn hóa xã, nâng bán kinh phục vụ trên toàn tỉnh là 2,84km/điểm. Đường dây 110 kV, 220 kV và 500 kV thông qua hệ thống điện lưới quốc gia cùng với hệ thống thủy điện bảo đảm cung cấp điện ổn định, chất lượng tốt, đáp ứng mọi nhu cầu về diện cho các nhà đầu tư, kinh doanh phục vụ du lịch và du khách. 6 nhà máy nước với tổng công suất 163.000m3 /ngày đêm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ du lịch và đời sống sinh hoạt của nhân dân

Thừa Thiên - Huế là một trong 3 trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước gồm: Đại học y Huế, Bệnh viên Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Huế, trung tâm kiểm nghiệm hóa dược, Trung tâm Huyết học và Truyển máu miền Trung với đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ và tay nghề cao, thiết bị hiện đại, đã thực hiện nhiều kỷ thuật cao...đó là điều kiện đảm bảo chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân và khách du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2022