Định Hướng Phát Triển Du Lịch Đảo Bình Ba Những Năm Tới


3.2.4.2 Phân tích tương quan và hồi quy

- Phân tích tương quan

Tác giả sử dụng hệ số tương quan tuyến tính r (Pearson Correlation Coefficient) để kiểm định sự tương quan giữa 5 thành phần đo lường và thành phần sự hài lòng.

Bảng 3.23 Hệ số tương quan





TN

LUU

TRU

NHAN

VIEN

AM

THUC

HA

TANG

HAI

LONG

TN

Pearson Correlation

1

0,433**

0,444**

0,440**

0,240**

0,603**

Sig. (2-tailed)


0,000

0,000

0,000

0,002

0,000

N

170

170

170

170

170

170

LUU TRU

Pearson Correlation

0,433**

1

0,441**

0,673**

0,175*

0,707**

Sig. (2-tailed)

0,000


0,000

0,000

0,022

0,000

N

170

170

170

170

170

170

PHONG CACH PHUC VU

Pearson Correlation

0,444**

0,441**

1

0,469**

0,293**

0,720**

Sig. (2-tailed)

0,000

0,000


0,000

0,000

0,000

N

170

170

170

170

170

170

AM THUC

Pearson Correlation

0,440**

0,673**

0,469**

1

0,324**

0,729**

Sig. (2-tailed)

0,000

0,000

0,000


0,000

0,000

N

170

170

170

170

170

170

HA

TANG

Pearson Correlation

0,240**

0,175*

0,293**

0,324**

1

0,439**


Sig. (2-tailed)

0,002

0,022

0,000

0,000


0,000


N

170

170

170

170

170

170

HAI

LONG

Pearson Correlation

0,603**

0,707**

0,720**

0,729**

0,439**

1


Sig. (2-tailed)

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000



N

170

170

170

170

170

170

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với đảo Bình Ba, tỉnh Khánh Hòa - 9

Nguồn: Kết quả chạy SPSS của nghiên cứu


Phân tích tương quan bảng 3. cho thấy mối tương quan giữu 5 nhân tố cấu thành thang đo và nhân tố sự hài lòng. Các giá trị sig < 0.05 do vậy chúng có ý nghĩa về mặt thống kê. Đồng thời những mối quan hệ này có cùng chiều và có tương quan giữa các thành phần thang đo với sự hài lòng của du khách.

- Phân tích hồi quy

Để kiểm định sự phù hợp của các thành phần thang đo và sự hài lòng của du khách, tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính bội với phương pháp đưa vào một lượt (Enter). Như vậy, 5 thành phần độc lập – Independents và sự hài lòng của thực khách là biến phụ thuộc – Dependent sẽ được đưa vào chạy hồi quy cùng 1 lúc. Kết quả nhận được cho thấy mức ý nghĩa sig. 0.00 và hệ số xác định R² = .810 (hay R² hiệu chỉnh = .804) chứng minh cho sự phù hợp của mô hình (bảng 3.23).

Bảng 3.24 Hệ số xác định sự phù hợp của mô hình



R

R square

Adjusted R Square

Std.error of the Estimate

Durbin – Watson

1

0,900a

0,810

0,804

0,23056

1,983


a. Predictors: (Constant), HATANG, LUUTRU, TN, NHANVIEN, AMTHUC

Nguồn: Kết quả chạy SPSS của nghiên cứu

Hệ số thống kê Durbin – Watson là một thống kê kiểm định được sử dụng để kiểm tra xem có hiện tượng tự tương quan (autocorrelation) hay không trong phần dư (residuals) của một phép phân tích hồi quy (estimation). Hệ số này nhỏ hơn 2 thì không có hiện tượng tự tương quan. Vậy Durbin – Watson của dữ liệu nghiên cứu là 1,983 gần tiến tới 2 nên phần dư không có hiện tượng tự tương quan.

Gọi Y – Sự hài lòng của du khách đối với đảo Bình Ba X1 – Tài nguyên du lịch

X2 – Cơ sở lưu trú

X3 – Phong cách – thái độ nhân viên X4 – Dịch vụ ẩm thực

X5 – Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật


Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện ở bảng


Bảng 3.25 Hệ số của phương trình hồi quy



Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized Coefficients


T


Sig.


VIF


B

Std. Error


Beta

1(Constant)

0,240

0,145


1,650

0.101


TN

0,157

0,036

0,177

4,391

0,000

1,407

LUUTRU

0,193

0,033

0,283

5,931

0,000

1,969

PHONGCACHPHUCVU

0,297

0,035

0,355

8,597

0,000

1,472

AMTHUC

0,186

0,038

0,240

4,862

0,000

2,109

HATANG

0,126

0,028

0,165

4,492

0,000

1,170

Nguồn: Kết quả chạy SPSS của nghiên cứu

Phương trình hồi quy có dạng như sau:

HAILONG = 0,157TN + 0,193LUUTRU + 0,297PHONGCACHPHUCVU

+ 0,186AMTHUC + 0,126HATANG

Như vậy, theo phương trình trên cả 6 nhân tố đều có ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch đảo Bình Ba. Thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số Beta. Nhân tố nào có hệ số Beta càng lớn thì mức độ tác động đến sự hài lòng càng nhiều. Từ kết quả của phương trình trên cho thấy sự hài lòng của du khách đối với du lịch đảo Bình Ba chịu tác động nhiều nhất bởi nhân tố Phong cách – thái độ phục vụ (B3 = 0,297), kế đến là nhân tố Cơ sở lưu trú (B2 = 0,193), tiếp theo là Dịch vụ ẩm thực (B4 = 0,186). Nhân tố Tài nguyên du lịch với B1 = 0,157 cũng tác động không nhỏ đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch đảo Bình Ba. Cuối cùng là nhân tố Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật có tác động thấp nhất đến sự hài lòng của du khách (B5 = 0,126).

Kết quả cũng cho thấy giá trị sig. của 5 thành phần đều rất nhỏ (<0,05) nên giá trị của 5 nhóm này đều đạt ý nghĩa về mặt thống kê.


Theo Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mông Ngọc (2008): “Quy tắc là khi VIF vượt quá 10, đó là dấu hiệu của Đa cộng tuyến”. Kết quả bảng 3.24 cho thấy các thang đo đều có VIF < 10 nên không xảy ra hiện tượng Đa cộng tuyến.

Từ phương trình trên cũng cho thấy, du lịch đảo Bình Ba có thể tác động đến các biến trong phương trình nhằm gia tăng mức độ hài lòng của du khách du lịch đảo Bình Ba theo hướng cải thiện các yếu tố này.

3.2.5 Phân tích ANOVA

Sau khi thang đo đã được xử lý, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích phương sai 1 yếu tố để kiểm định có sự khác biệt của một yếu tố như: giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập trung bình, kênh thông tin, số lần du lịch, hình thức du lịch đến mức độ hài lòng của khách hay không?

Kết quả phân tích (Phụ lục 3) cho thấy:

+ Về giới tính: Kết quả này cho biết phương sai của sự hài lòng có bằng nhau hay khác nhau giữa Nam và Nữ .Sig của thống kê Levene = 0,284 nên ở độ tin cậy 95% giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận và bác bỏ giả thuyết H1: “Phương sai khác nhau” . Và do đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng .

Kết quả phân tích với mức ý nghĩa 0,071 > 0,05, như vậy ta chấp nhận giả thuyết H0: “Trung bình bằng nhau”. Với dữ liệu quan sát chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về sự hài lòng giữa Nam và Nữ.

+ Về độ tuổi: Kết quả phương sai đồng nhất .Sig = 0,951 và ANOVA = 0,143. Vậy nên chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về sự hài lòng giữa các nhóm có độ tuổi khác nhau.

+ Về tình trạng hôn nhân: Kết quả phương sai đồng nhất .Sig = 0,471 và ANOVA = 0,390. Vậy nên chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về sự hài lòng giữa du khách chưa có gia đình hay đã lập gia đình.

+ Về trình độ học vấn: Kết quả phương sai đồng nhất .Sig = 0,466 và ANOVA = 0,122. Vậy nên chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về sự hài lòng giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau.


+ Về nghề nghiệp: Kết quả phương sai đồng nhất .Sig = 0,201 và ANOVA = 0,336. Vậy nên chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về sự hài lòng giữa các nhóm có nghề nghiệp khác nhau.

+ Thu nhập trung bình: Kết quả phương sai đồng nhất .Sig = 0,871 và ANOVA = 0,319. Vậy nên chưa có đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về sự hài lòng giữa các nhóm có thu nhập khác nhau.

+ Kênh thông tin: Kết quả phương sai đồng nhất .Sig = 0,299 và ANOVA = 0,010. Vậy có điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về sự hài lòng giữa các nhóm du khách có tìm hiểu thông tin du lịch khác nhau.

+ Số lần du lịch: Kết quả phương sai đồng nhất .Sig = 0,452 và ANOVA = 0,003. Vậy có đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về sự hài lòng giữa số lần đi du lịch đảo Bình Ba khác nhau.

+ Hình thức du lịch: Kết quả phương sai đồng nhất .Sig = 0,340 và ANOVA

= 0,344. Vậy chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về sự hài lòng giữa du khách đi du lịch theo hình thức tự tổ chức hay mua tour.


CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ


5.1 Định hướng phát triển du lịch đảo Bình Ba những năm tới

Đảo Bình Ba nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ nên định hướng phát triển du lịch đảo Bình Ba đến năm 2020 là trước mắt khu vực này chủ yếu dành cho phát triển các loại hình du lịch về biển và homestay.

Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp du lịch bắt đầu khảo sát, tìm hiểu để đưa du khách đến khám phá vùng đất này bằng các tour du lịch Homestay đến đảo Bình Ba. Ông Bùi Minh Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch – Thương mại Phương Thắng cho biết: “Công ty sẽ khảo sát ở khu vực vịnh Cam Ranh để mở tour đưa du khách đến đây. Chúng tôi nhận thấy nơi đây có tiềm năng du lịch rất lớn về du lịch, đặc biệt là bãi biển rất đẹp. Dự định của chúng tôi là sẽ đưa khách đi tham quan các lồng bè nuôi trồng thủy sản, sau đó vào các nhà vườn”.

Để phát triển du lịch ở khu vực này, trước mắt các địa phương cần có sự sắp xếp hợp lý các mô hình du lịch trên cơ sở những gì hiện có. Còn về lâu dài nên có sự đầu tư đồng bộ cả về cảnh quan môi trường, cơ sở vật chất du lịch và các dịch vụ đi kèm. Có vậy mới thu hút và giữ chân du khách.

Ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: “Việc phát triển vịnh Cam Ranh cần tính tới cả việc cải tạo, nâng cấp cảnh quan môi trường”.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, vịnh Cam Ranh được xác định là một trong những vị trí trọng điểm. Kết hợp với Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh là cảng hàng không có tốc độ tăng trưởng về sản lượng hành khách cao nhất trong các cảng hàng không ở Việt Nam. Dự báo, đến năm 2015 sản lượng hành khách thông qua Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh sẽ đạt 1,6 triệu lượt khách nội địa và quốc tế.

Ông Lê Thanh Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Trong những năm qua, khu vực vịnh Cam Ranh đã được Trung ương


và tỉnh đầu tư rất lớn. Thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư vào khu vực này. Đồng thời, tỉnh cũng nên đưa ra chính sách khuyến khích, động viên các nhà đầu tư tích cực triển khai khai thác du lịch.

Có thể nói, việc phát triển du lịch khu vực vịnh Cam Ranh thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam tỉnh. Với quyết tâm đó, hy vọng trong thời gian không xa, diện mạo nơi đây sẽ có những đổi thay đáng kể; để khách du lihcj trong và ngoài nước tới đây không chỉ biết Nha Trang mà còn bị hấp dẫn bởi sức hút từ vịnh Cam Ranh.

5.2 Một số đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch tại đảo Bình Ba.

Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với đảo Bình Ba, trong đó tác giả thấy rằng cường độ tác động của mỗi nhân tố đến sự hài lòng của du khách là khác nhau và theo thứ tự giảm dần như sau: phong cách phục vụ, lưu trú, ẩm thực, tài nguyên và cơ sở hạ tầng.

Dựa trên mức độ tác động của các nhân tố tác giả đưa ra một số đề xuất theo thứ tự ưu tiên cho các nhân tố tác động mạnh nhất đến yến dần nhằm góp phần vào việc nâng cao sự hài lòng của du khách đối với đảo Bình Ba.

5.2.1 Nhóm dế xuất đối với phong cách phục vụ của nhân lực du lịch đảo Bình Ba

Nhân lực là một yếu tố quan trọng không chỉ với ngành du lịch. Thế nhưng hiện nay, nhân lực quản lý và nhân viên phục vụ du lịch trực tiếp đều thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Nhân lực du lịch có tác động trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng. Vì thế giải pháp phát triển và nâng cao phong cách phục vụ của nhân lực du lịch tại đảo Bình Ba là giải pháp rất cần thiết.

+ Cần truyền đạt những kiến thức về cách phục vụ trong lĩnh vực du lịch khác với các lĩnh vực khác, để nhân viên hiểu rõ và có thái độ phục vụ tốt hơn đối với khách hàng, thu hút du khách quay trở lại.

+ Đối với chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp của nhân viên chính quyền địa phương cần mời lao động đã qua đào tạo để trau dồi thêm nhiều kiến thức cho người dân địa phương và nguồn lao động du lịch trực tiếp hiểu đúng về cách làm du lịch, đáp ứng sự hài lòng của du khách. Tăng cường kiến thức về lịch sử, địa


lý, khí hậu, văn hóa, sinh thái địa phương…. Và ứng dụng vào việc thuyết minh, giới thiệu điểm đến, điểm dừng chân. Đây là phương pháp hữu hiệu để tăng thời gian lưu khách tại điểm tham quan và tăng tính tò mò, khám phá, tìm hiểu của du khách.

+ Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần hiểu rõ tác phong của nhân viên ảnh hưởng nhiều đến khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư vật chất cho nhân viên như trang phục sạch sẽ, gọn gang để phục vụ du khách tốt hơn.

5.2.1 Nhóm đề xuất nhằm phát triển cơ sở lưu trú

Qua phân tích và nhận định thì cơ sở vật chất lưu trú tại đảo Bình Ba cần phải được đầu tư xây mới, năng cấp và mở rộng nhiều hơn nữa để phục vụ nhu cầu của du khách và nhu cầu phát triển du lịch. Cụ thể là:

+ Ưu tiên đầu tư vốn để mở rộng quy mô các cơ sở lưu trú homestay, các khu du lịch các loại hình vui chơi giải trí để đáp ứng được số lượng khách trong tương lai

+ Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú cần nâng cấp chất lượng phòng hiện đại, tiện nghi để du khách nghỉ ngơi thoải mái; đáp ứng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong khu vực lưu trú nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách và thu hút du khách quay trở lại vào lần sau.

+ Cần có thái độ phục vụ khách nhiệt tình và chu đáo hơn nữa nhất là đối với hình thức kinh doanh homestay để du khách cảm nhận tốt và nâng cao sự hài lòng.

5.2.3 Nhóm đế xuất nhằm nâng cao dịch vụ ẩm thực

Dich vụ ẩm thực có tác động không nhỏ đến sự hài lòng của du khách tại đảo Bình Ba.

+ Cần phát triển hơn nữa đặc sản ẩm thực của địa phương, nhiều món ăn đa dạng và phong phú cả về nhóm mặt hàng hải sản khô và hải sản tươi để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

+ Chính quyền và người dân địa phương nên có chính sách bình ổn giá, để du khách an tâm khi sử dụng dịch vụ.

+ Hình thức bán hàng rong còn tồn tại nhiều ở đảo Bình Ba, nhà hàng hạn chế về số lượng. Vì vậy, nhà hàng phục vụ ẩm thực địa phương cần được xây dựng và phát triển thêm để giới thiệu cho du khách thêm về đặc sản nơi đây.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí