các khu du lịch nước ta. Suối nước khoáng nóng là nguồn tài nguyên quí hiếm, nếu được quản lý và khai thác hợp lý chắc chắn sẽ là sản phẩm du lịch độc đáo có giá trị thu hút cao đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
4.1.2 Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn
Kim Bôi không chỉ có lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên mà tài nguyên du lịch nhân văn cũng rất phong phú và đa dạng như di tích lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống, ẩm thực,...
Về khu di tích lịch sử văn hoá
Đền Miếu – Trung Báo: thuộc xã Cao Thắng – Kim Bôi. Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh Tam vị đại vương Thượng đẳng thần, quốc mẫu hồng vi công chúa, thành hoàng làng. Di tích đền Miếu Trung Báo đã được Bộ văn hoá thông tin ra quyết định công nhận di tích số 1543 QQĐ/VH ngày 18/6/1997.
Đình làng Vai, xóm Vai xã Thanh Nông được UBND tỉnh Hoà Bình xếp hạng di tích lịch sử văn hoá.
Hang Đồng Thớt ở thị trấn Thanh Hà. Làng nghề truyền thống
Dệt thổ cẩm ở xã Vĩnh Tiến, Kim Tiến, Nam Thượng... Nghề làm tăm mành ở Kim Bình, Bắc Sơn...
Về lễ hội
Với nhiều dân tộc khác nhau tập trung sinh sống, hàng năm có nhiều lễ hội khác nhau của các dân tộc mang bản sắc riêng nhưng vẫn hoà chung trong cộng đồng các dân tộc của huyện Kim Bôi.
Âm nhạc và múa: dân tộc Mường là dân tộc chính của huyện Kim Bôi, người Mường đặc trưng với múa xắc bùa, múa chuông, múa cồng chiêng, hát mời trầu, hát ví, hát đối...
Về ẩm thực
Có cơm lam, thịt gà nấu măng chua hạt giổi, các món ăn chế biến từ sản phẩm của rừng cùng với rượu cần...
Như vậy, tài nguyên du lịch Kim Bôi (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn) tương đối phong phú, đa dạng. Nếu được đầu tư quan tâm thích đáng của các cấp ngành trung ương và địa phương về cơ sở hạ tầng đồng thời có định hướng phát triển phù hợp cho các khu, điểm du lịch trọng điểm sẽ là lợi thế quan trọng trong việc tạo nên tiền đề cho việc quản lý khai thác và quản lý các loại hình du lịch nhằm đưa ngành du lịch phát triển nhanh trong thời gian tới.
Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn kết hợp với nhau, hỗ trợ lẫn nhau tạo nên sức hút đối với khách du lịch trong thời gian qua. Tài nguyên du lịch Kim Bôi không chỉ là cảnh quan thiên nhiên độc đáo, môi trường khí hậu trong lành, nguyên sơ mà còn là những nét văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội đặc trưng... Nếu chỉ quan tâm tới đầu tư khai thác khía cạnh tự nhiên mà bỏ qua các yếu tố văn hoá đan xen thì sản phẩm du lịch sẽ giảm và không thu hút, hấp dẫn du khách.
Hiện nay, du lịch Kim Bôi mới chỉ chú trọng tới khai thác khía cạnh thiên nhiên mà chưa chú trọng nhiều tới việc kết hợp nét văn hoá độc đáo của dân tộc Mường. Vì vậy các cấp chính quyền đặc biệt là các khu du lịch cần kết hợp với nét văn hoá địa phương vào sẽ hấp dẫn du khách nhiều hơn và thời gian lưu trú sẽ lâu hơn.
4.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình
4.2.1 Tình hình phát triển tài nguyên du lịch sinh thái
Trước đây, du khách đến Kim Bôi chủ yếu là biết đến thông qua khu du lịch suối khoáng. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây Kim Bôi đã phát huy lợi
thế về tài nguyên du lịch và đã hình thành nên nhiều điểm du lịch trong huyện. Năm 1976, ở Kim Bôi chỉ có một khu du lịch duy nhất là Suối Khoáng nhưng dần dần Kim Bôi đã biết khai thác lợi thế về nguồn tài nguyên của địa phương mình, đến các năm gần đây đã có thêm nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khách đó là: V-Resort; Thác Bạc Long Cung; khu mộ cổ, thác mặt trời; khu du lịch sinh thái đầm Quèn Thị và trong thời gian tới huyện đang có thêm một số dự án để khai thác đưa thêm một số nơi thành điểm du lịch như: rừng nguyên sinh Thượng Tiến, đầm Quèn Thị,...
Trong những năm qua thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển du lịch là một trong những chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện, du lịch Kim Bôi đã có những bước phát triển thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản về khách du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, doanh thu từ du lịch. Theo số liệu thống kê tốc độ tăng trung bình hàng năm về du lịch đạt 30,26%.
Để hiểu hơn về thực trạng hoạt động du lịch tại huyện Kim Bôi tôi xin
đưa một số vấn đề như sau:
4.2.2 Tình hình phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT)
Phát triển cơ sở hạ tầng, bí quyết thu hút doanh nghiệp vào khai thác du lịch. Việc phát triển tốt cơ sở hạ tầng là tiền đề cho sự phát triển du lịch tại Hoà Bình nói chung và Kim Bôi nói riêng. Trong thời gian tới, huyện Kim Bôi phấn đấu thực hiện tốt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch chuyển tiếp và hoàn thành xây mới các công trình với. Là địa bàn có nhiều thế mạnh phát triển du lịch, huyện Kim Bôi đã coi du lịch là hướng phát triển mũi nhọn của tỉnh. Một trong những bí quyết để đẩy mạnh hoạt động này, thu hút nhiều doanh nghiệp đến khai thác du lịch chính là phát triển cơ sở hạ tầng.
Chúng ta biết, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã
hội. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của một vùng, một đất nước. Đối với ngành du lịch thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Mặt khác, phát triển du lịch cũng là một yếu tố tích cực thúc đẩy, nâng cao, mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một vùng hay của cả đất nước.
Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội phục vụ đắc lực nhất và có tầm quan trọng nhất đối với du lịch là hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống cung cấp điện. Đây chính là cơ sở vật chất kỹ thuật bậc hai đối với du lịch. Nó được xây dựng để phục vụ nhân dân địa phương, sau đó là để phục vụ cả khách du lịch đến thăm khu du lịch. Đây là cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt vì nó nằm sát ngay nơi du lịch, nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và trong chừng mực nào đó còn quyết định chất lượng phục vụ du lịch.
Theo kết quả từ phiếu điều tra về CSVCKT du khách đánh gía tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật tại huyện Kim Bôi như sau:
Bảng 4.1: Kết quả đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội
ĐVT: %
Rất tốt | Tốt | Trung bình | Kém | Rất kém | |
Chất lượng đường giao thông | 63,09 | 27,64 | 9,27 | ||
Nguồn cấp nước sinh hoạt | 86,03 | 13,97 | |||
Hệ thống cung cấp điện | 54,69 | 31,05 | 14,26 | ||
Hệ thống bưu chính viễn thông | 77,80 | 21,12 | 1,08 | ||
Y tÒ | 32,74 | 65,09 | 2,17 | ||
Ngân hàng | 52,71 | 44,87 | 2,42 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Tự Nhiên Kinh Tế Xã Hội Của Huyện Kim Bôi
- Tình Hình Dân Số Và Lao Động Huyện Kim Bôi Giai Đoạn 2005-2007
- Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Huyện Kim Bôi Tỉnh Hoà Bình
- Tình Hình Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái Trên Địa Bàn Huyện Kim Bôi
- Thực Trạng Về Công Tác Quảng Bá Xúc Tiến Phát Triển Thị Trường Du Lịch Sinh Thái
- Chúng Tôi Đến Đây Là Để Nghỉ Dưỡng, Khí Hậu Ở Đây Trong Lành, Mát Mẻ, Không Gian Thoáng Đãng, Yên Tĩnh Phù Hợp Với Những Người Cao Tuổi Như Chúng
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Trong những năm gần đây, mặc dù hệ thống đường giao thông đã được đầu tư nhựa hoá, tuy nhiên đây chỉ là các tuyến đường liên xã, liên huyện hay
thị trấn còn các tuyến đường nhỏ sâu trong các xóm vẫn là đường đất hoặc mới chỉ rải đá dăm. Nhìn chung, đánh giá về chất lượng đường giao thông có 63,09% số ý kiến được hỏi đánh giá chất lượng ở mức trung bình các ý kiến còn lại đánh giá chất lượng đường giao thông là kém hoặc rất kém. Công trình thủy lợi quan trọng như hệ thống tưới tiêu, trạm bơm, hồ chứa nước được xây dựng… Mặc dù đã có sự phát triển và nâng cấp nhưng để đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư cũng như khách du lịch thì đòi hỏi cần phải mở rộng nhiều tuyến đường hơn nữa.
Nhu cầu về nước sạch là vấn đề bức thiết không chỉ đối với người dân mà nhất là đối với các khu du lịch. Ở Kim Bôi lợi thế lớn nhất là có nguồn nước khoáng vì vậy điểm mạnh này được các khu DLST tận dụng và khai thác tối đa. Tuy nhiên, theo đánh giá thì có tới 86,03% ý kiến được hỏi cho rằng nguồn nước sinh hoạt ở nơi đây chỉ đạt mức trung bình, có tới 13,97% ý kiến đáng giá nguồn nước ở đây là kém.
Về lĩnh vực bưu chính viễn thông: hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 56 dân/1 máy. Tuy rằng dịch vụ này vẫn luôn được nâng cấp, nhưng đối với khách du lịch họ chủ yếu dùng điện thoại di động, một năm trở về trước khi khách du lịch đến Kim Bôi hầu như điện thoại đều không liên lạc được do chưa được phủ sóng, thời gian trở lại đây mạng di động đã được xây dựng thêm một số trạm tiếp sóng nên khách đến tham quan đã dùng được di động, nhưng để đáp ứng tốt hơn nữa về lĩnh vực bưu chính viễn thông cần xây dựng thêm trạm tiếp sóng vùng dịch vụ - du lịch.
Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức, nhất là khi du lịch phát triển vấn đề rác thải luôn là vấn đề lớn không chỉ đối với người dân địa phương mà còn đối với các khu du lịch. Vậy các khu DLST xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng. Về vấn đề vệ sinh môi trường. Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục cho người dân về ý thức vệ
sinh môi trường thì cần giải quyết vệ sinh phân rác và chất thải rắn: Thu gom, vận chuyển về nơi xử lý chất thải rắn của thành phố bằng các hình thức tổ chức và phương tiện phù hợp theo quy định của cơ quan quản lý vệ sinh môi trường.
Hộp 1: Ý kiến du khách về vệ sinh môi trường
Tôi đến đây là lần thứ 2, khác hẳn so với những lần trước, tôi không còn thấy vỏ bánh kẹo hay túi bóng ở trong khu du lịch này nữa.
Theo bác: Nguyễn Thị Thanh đến từ tỉnh Nam Định
Ngoài ra, y tế và ngân hàng là một trong những vấn đề khó khăn của huyện. Hiện nay trên toàn huyện chưa có một máy ATM nào, trên toàn huyện số lượng bác sỹ chỉ có 12 bác sỹ. Như vậy, về vấn đề ngân hàng và y tế huyện cũng cần khắc phục để hấp dẫn và thu hút hơn nữa du khách tới Kim Bôi.
4.2.3 Tình hình phát triển nguồn nhân lực
Để một khu du lịch có thể phát triển thì không chỉ có yếu tố về tài nguyên du lịch, yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật mà yếu tố về lao động trong du lịch cũng rất quan trọng. Trong ba năm trở lại đây lao động trong du lịch của huyện Kim Bôi đã tăng đáng kể. Năm 2005 số lao động trong du lịch là 112 người đến nay số lao động làm trong toàn huyện đã tăng lên 157 người. Một thực tế là lao động làm việc trong các khu du lịch hầu hết là những lao động con em địa phương. Mặc dù số lượng tăng nhưng chất lượng lao động lại là vấn đề quan tâm hàng đầu của các cấp các ngành trên địa bàn huyện. Hiện nay, số lao động tham gia vào du lịch là hơn 100 người nhưng số lao động đã qua đào tạo về du lịch, có chuyên môn nghiệp vụ là rất ít. Số lao động đã qua đào tạo trên toàn huyện là 12 người chiếm 8% trong tổng số lao động của toàn huyện. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng lao động trong các khu du lịch vẫn còn rất
yếu về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được thị trường khách chi trả cao đặc biệt là khách quốc tế. Một lao động trong khu du lịch được coi là tốt khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như: Sức khoẻ, trình độ ngoại ngữ, có nghiệp vụ về du lịch và có sự hiểu biết về nơi mà người đó làm. Còn tuỳ theo từng bộ phận mà có yêu cầu nhỏ hơn ví dụ bộ phận hướng dẫn viên cần thêm điều kiện về hình thức, sự am hiểu sâu hơn không chỉ một điểm du lịch nơi họ làm việc mà còn phải hiểu rò về các điểm khác trong huyện, trong tỉnh và các tỉnh khác nơi mà có thể kết nối các tour du lịch...
Bảng 4.2: Tình hình đáp ứng về lao đông trong khu du lịch
Yêu cầu Đáp ứng
Điểm du lịch
Số lượng Chất lượng Số lượng Chất lượng
60 | Tốt | 48 | Tốt | |
Khu suối khoáng | 70 | Tốt | 67 | T.Bình |
Khu Thác Bạc Long Cung | 30 | Tốt | 30 | T.Bình |
Khu khác..... | 12 | Tốt | 12 | T.Bình |
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Qua nghiên cứu khảo sát địa bàn cho thấy: số lao động có thể đáp ứng yêu cầu cho các điểm du lịch trên chủ yếu là lao động phổ thông như: làm cỏ, vệ sinh, chăm sóc cây cối, bảo vệ… Còn lao động đòi hỏi có tay nghề và trình độ như: nấu ăn, quản lý…thì lao động địa phương chưa đáp ứng được. Chỉ riêng có khu V-Resort là đáp ứng được trình độ lao động cả quản lý, nấu ăn cũng như hướng dẫn viên, còn các khu khác, lao động chủ yếu là người địa phương, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, các đội ngũ nhân viên trong khu nhà nghỉ và nhà hàng tư nhân chủ yếu là các thành viên trong gia đình, một số lao động chỉ tốt nghiệp hết lớp 12 hầu hết đều chưa qua đào tạo về du lịch. Đây chính là hạn chế lớn nhất về nguồn nhân lực trong khu du lịch một trong những yếu tố góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Với nhu cầu của khu DLST cần rất nhiều lao động, có thể nói khi du lịch phát triển sẽ thu hút rất nhiều lao động của địa phương, nhưng với tình trạng lao động như vậy thì họ đã tự đánh mất cơ hội của chính mình.
Lao động chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương hiện nay chưa có. Khó khăn cho việc đưa ra chiến lược phát triển du lịch của huyện. Bên cạnh đó họ cũng đại diện cho Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả cũng như kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh đó.