Nhờ sự quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ngành du lịch Quảng Bình nhanh chóng có bước phát triển vượt bậc, thực sự trở thành ngành kinh tế trọng điểm, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua.
3.1.6.2. Quy hoạch phát triển du lịch
UBND tỉnh đã có Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 phê duyệt và công bố quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chi tiết phát triển du lịch 2011 đến năm 2020; Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Đồng Hới; Quy hoạch phát triển du lịch Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và quy hoạch các nguồn đầu tư cho du lịch.
Đã tập trung quy hoạch và công bố triển khai thực hiện 5 tuyến du lịch chính là:
- Tuyến 1: Động Phong Nha – Động Tiên Sơn – Động Thiên Đường.
- Tuyến 2: Trung tâm du lịch Phong Nha – Khu nghĩa trang liệt sỹ đường 20 Quyết thắng (hang 8 cô TNXP) – Các di tích lịch sử Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và nhánh Tây – Đường 20 Quyết thắng.
- Tuyến 3: Trung tâm du lịch Phong Nha – Ngã ba Sông Chày – Thác Gió – Nước Mọc – Eo Gió.
- Tuyến 4: Đồng Hới – Phà Long Đại – Núi Thần Đinh – Trụ sở Bộ tư lệnh Đoàn 559 (Hiền Ninh) – Khu Lăng mộ và nhà thờ Nguyễn Hữu Cảnh – Suối nước khoáng Bang – Đập An Mã – Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Bàu Sen – Trận địa pháo đội nữ pháo binh Ngư Thủy.
- Tuyến 5: Đồng Hới – Bãi tắm Đá Nhảy (Bố Trạch) – Đến thờ Công chúa Liễu Hạnh – Đèo Ngang – Bãi biển Vũng Chùa, Đảo Yến và khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
* Những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong phát triển du lịch theo hướng bền vững của Quảng Bình
- Những thuận lợi
+ Vị trí địa chính trị, địa kinh tế thuận lợi cùng với hệ thống giao thông phát triển đồng bộ từ tỉnh về cơ sở, có đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển, kết nối hệ thống du lịch toàn tỉnh và kết nối với con đường di sản miền Trung, các trung tâm du lịch lớn ở Bắc Trung Bộ, cả nước, khu vực ASEAN, Trung Quốc...
+ Tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo, có giá trị cao, nhất là di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, khu lăng mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng nhiều bải biển đẹp, hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và các giá trị văn hóa truyền thống...là những tiền đề, điều kiện thuận lợi để Quảng Bình phát triển các loại hình du lịch hấp dẫn du khách.
+ Có những động lực phát triển du lịch lớn như: Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, đô thị Đồng Hới, Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, khu kinh tế Hòn La...
+ Hạ tầng kỷ thuật và hạ tầng xã hội được quan tâm tập trung đầu tư, góp phần tạo điều kiện thuận lợi về thu hút đầu tư dịch vụ, du lịch và tổ chức các hoạt động du lịch.
+ Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, thị trường ngày càng phát triển đa dạng , đời sống vật chất và tinh thần cũng như nhu cầu đi du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng của nhân dân được nâng cao. Tỉnh đã có quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển du lịch giai đoạn 2011 – 2020, có những chủ trương, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng bền vững. Đó là những lợi thế, thuận lợi và cơ hội để Quảng Bình phát triển du lịch bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Những khó khăn
+ Điều kiện tự nhiên không thuận lợi với địa hình chủ yếu là đồi núi, sông ngắn và dốc, thiên nhiên khắc nghiệt và thường gây hậu quả nặng nề, lâu dài. Đặc biệt Quảng Bình là nơi hội tụ các yếu tố bất lợi về thời tiết, khí hậu, nhất là bảo lụt, gió Tây Nam khô nóng, lốc xoáy, hạn hán, cát bay, cát chảy... đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống và phát triển dịch vụ, du lịch.
+ Kinh tế tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, thu ngân sách còn thấp, GDP bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân cả nước, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, vẫn là tỉnh nghèo trong cả nước.
+ Chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa đáp ứng yêu cẩu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển du lịch và dịch vụ.
+ Là tỉnh nằm xa các trung tâm kinh tế lớn, thiên tai khắc nghiệt nên môi trường đầu tư không thuận lợi. Mặt khác cơ sở vật chất kỷ thuật và hạ tầng của nền kinh tế còn yếu kém, không đồng bộ dẫn đến kém thu hút đầu tư và phát triển du lịch.
- Thách thức
+ Suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn thế giới, trong nước và trong tỉnh đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, đầu tư, thu nhập và đời sống nhân dân cũng như nhu cầu du lịch, nhất là nhu cầu du lịch của thế giới, đặc biệt là các thị trường khách du lịch truyền thống như Châu Âu, Châu Mỹ và gần đây là Trung Quốc và Đài Loan...
+ Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành du lịch, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong toàn quốc và khu vực ngày càng tăng, trong khi nội lực và năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Quảng Bình còn yếu, nhiều bất cập.
+ Những nguy cơ ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên du lịch do các ngành công nghiệp, nông nghiệp, của con người và bản thân hoạt động
du lịch, nhất là các khu vực nhạy cảm như Phong Nha – Kẻ Bàng đang là thách thức và là mối quan ngại lớn của du lịch Quảng Bình.
3.2. Tình hình phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Bình
3.2.1. Về kinh tế
3.2.1.1. Đầu tư phát triển du lịch
- Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú: Các doanh nghiệp và các hộ gia đình đã đầu tư mạnh vào phát triển hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch.
Bảng 3.1 Tổng số cơ sở lưu trú.
Tổng số | Đơn vị tính | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | |
1 | Khách sạn 5 sao | Khách sạn | 1 | ||||||
2 | Khách sạn 4 sao | Khách sạn | 2 | 2 | 3 | ||||
3 | Khách sạn 3 sao | Khách sạn | 1 | 1 | 1 | 2 | 4 | 5 | |
4 | Khách sạn 2 sao | Khách sạn | 3 | 5 | 7 | 10 | 13 | 16 | 23 |
5 | Số cơ sở lưu trú | Cơ sở | 130 | 147 | 164 | 189 | 207 | 216 | 234 |
6 | Tổng số buồng | Buồng | 2400 | 2663 | 2780 | 2932 | 3277 | 3635 | 4768 |
7 | Tổng số giường | Giường | 5002 | 5535 | 5770 | 6174 | 6443 | 7071 | 9570 |
8 | Tổng sô lao động | Người | 1837 | 2043 | 2150 | 2235 | 2473 | 2700 | 3465 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Rút Ra Đối Với Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Quảng Bình
- Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Tỉnh Quảng Bình
- Tình Hình An Ninh Chính Trị, Trật Tự An Toàn Xã Hội
- Doanh Thu Du Lịch Và Nộp Ngân Sách Nhà Nước Giai Đoạn 2008- 2013
- Đánh Giá Chung Về Phát Triển Du Lịch Quảng Bình Theo Hướng Bền Vững
- Bối Cảnh Mới Và Ảnh Hưởng Của Nó Đến Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Quảng Bình
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Quảng Bình.
Số liệu trên cho thấy, số cơ sở lưu trú phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư, ngày càng tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Số cán bộ quản lý và
nhân viên, người lao động phục vụ hoạt động du lịch, dịch vụ có sự phát triển về số lượng và được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp và khả năng phục vụ du khách, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới.
Tuy nhiên, nhìn chung số cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch của Quảng Bình còn ít, nhỏ lẻ, chưa hiện đại, chưa đáp ứng như cầu và thị hiếu ngày càng cao của khách du lịch. Đặc biệt còn diễn ra tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu, vào mùa xuân, hè (mùa du lịch) thì “cháy” phòng, vào mùa thu, mùa đông lại “thừa” phòng. Mặt khác, tình trạng “chặt chém” du khách vào mùa cao điểm, trình độ, tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ du khách của cán bộ, nhân viên và người dân làm du lịch, dịch vụ đang là vấn đề cần sớm khắc phục.
- Các công trình, dự án phục vụ phát triển du lịch.
Từ năm 2008 đến năm 2013, ngành du lịch đã thực hiện các công trình, dự án từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và vốn Trái phiếu chính phủ qua đó đã góp phần tạo điều kiện cho du lịch phát triển nhanh và theo hướng hướng bền vững, cụ thể:
Bảng 3.2 Đầu tư vào các công trình phát triển du lịch
Đơn vị: 1.000 đ
Tên công trình | Tổng mức đầu tư | Tiến độ thực hiện | |
1 | Hệ thống đường chiếu sáng Nhật Lệ - Quang Phú | 4.718.000 | 2005 – 2010 |
2 | Mở rộng, nâng cấp đường Nhật Lệ - Quang Phú | 24.218.000 | 2008 – 2009 |
3 | Công trình sân Tennis | 4.240.000 | 2008 – 2009 |
4 | Dự án bảo tàng tổng hợp (Giai đoạn 1) | 21.032.000 | 2005 – 2010 |
5 | Đường du lịch từ nhánh Tây đường Hồ | 7.050.000 | 2010 – 2012 |
Chí Minh vào Hang tám Cô TNXP | |||
6 | Hệ thống chiếu sáng đường Khu du lịch Phong Nha (trục 32m) | 5.137.000 | 2011 |
7 | Hệ thống đèn chiếu sáng từ đường Hồ Chí Minh đến Trung tâm Phong Nha | 4.570.000 | 2008 – 2009 |
8 | Đường du lịch vào Núi Thần Đinh | 6.497.000 | 2010 – 2011 |
9 | Hệ thống nước sạch vùng Phong Nha | 7.738.000 | 2013 – 2014 |
10 | Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử và KTNT thành phố Đồng Hới (hạng mục đường dạo, cây xanh) | 20.172.000 | 2013 – 2014 |
11 | Bảo tàng tổng hợp tỉnh (phần trình bày mỹ thuật) | 22.381.000 | 2013 |
12 | Đường khu du lịch Phong Nha (trục 32 m) | 36.650.000 | 2008 – 2014 |
13 | Dự án thư viện tỉnh | 32.071.000 | 2009 – 2015 |
14 | Bảo tồn, nâng cấp và phát huy khu di tích lăng mộ và nhà thờ Nguyễn Hữu Cảnh | 115.259.000 | 2012 - 2015 |
15 | Lát vỉa đường du lịch Phong Nha (trục đường 32 m) | 11.285.000 | 2012 – 2013 |
16 | Hàng rào, sân khấu ngoài trời TT VH TT tỉnh | 898.000 | 2009 |
17 | Hệ thống điều hòa, ghế hệ thống TT VH TT tỉnh | 4.818.000 | 2010 |
18 | Cải tạo hội trường TT VH TT tỉnh | 2.650.000 | 2009 – 2010 |
19 | Cải tạo một số hạng mục TT VH TT tỉnh | 2.264.000 | 2012 |
20 | Sửachữa trung tâm phát hành phim và chiếu sáng | 895.000 | 2012 |
21 | Nhà làm việc Đoàn Nghệ thuật | 1.411.000 | 2009 |
22 | Khu nội trú vận động viên và khán đài A sân vận động | 1.691.000 | 2013 - 2014 |
Tổng cộng | 376.176.000 |
Nguồn: Sở VH, TT và DL Quảng Bình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhìn chung đầu tư cho các công trình phát triển du lịch của tỉnh còn ít, dàn trải, manh mún, thiếu các công trình trọng điểm mang tính đột phá, điểm nhấn, nhất là đầu tư vào cho các khu vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm có tầm cở để thu hút khách du lịch.
Mặt khác, trong nhiều năm tỉnh và ngành du lịch chủ yếu đầu tư cho cung du lịch là: Xây dựng cơ sở hạ tầng mà chưa tập trung ưu tiên đầu tư cho cầu du lịch, nhất là công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đào tạo cán bộ, nhân viên và người dân làm du lịch, dịch vụ, tạo dựng niềm tin, uy tín của du lịch Quảng Bình.
* Đầu tư cho các hoạt động hỗ trợ
Bảng 3.3 Đầu tư cho các hoạt động hỗ trợ
Đơn vị tính | Năm 2012 | Năm 2013 | |
1. Thông tin quảng bá | |||
- Website: | |||
+ Số liệu đăng trên website quangbinhtouris.com.vn | Lượt | 359.956 | 60.000 |
+ Số website kết nối | Website | 46 | |
+ Số bài được đăng tải | Bài | 689 | 920 |
- Ấn phẩm du lịch | 806 | ||
+ Sách hướng dẫn du lịch Quảng Bình | Quyển | 2.376 | 1.800 |
+ Bản đồ du lịch Quảng Bình và tp Đồng Hới (Tiếng Việt và Tiếng Anh) | Tờ | 4.450 | |
+ Cẩm nang du lịch Phong nha - Kẻ bàng - Di sản thiên nhiên thế giới (Tiếng Việt và Tiếng Anh) | Quyển | 570 | 250 |
+ Sách giới thiệu hệ thống Karat và hàng động vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Tiếng Việt và Tiếng Anh) | Quyển | 2.216 | 3.050 |
Cái | 800 | 1.400 | |
+ Tờ rơi tuyến du lịch Sông Chày - Hang Tối (Tiếng Anh và Tiếng Việt). | Tờ | 3.575 | |
+ Tờ rơi tuyến du lịch sinh thái Suối Mooc (Tiếng Việt và Tiếng Anh). | Tờ | 800 | 3.875 |
+ Tờ rơi tuyến du lịch Phong Nha - Tiên Sơn (Tiếng Việt và Tiếng Anh) | Tờ | 556 | 3.675 |
2. Hoạt động hội chợ | |||
- Tham gia hội chợ, triển lãm Hội chợ "Ngày du lịch Tp Hồ Chí Minh" | Lần | 1 | 1 |
- Hội chợ du lịch quốc tế Viện Van - VTTM Hà Nội. | Lần | 1 | |
- Hội chợ thương mại du lịch tại TP Đồng Hới | Lần | 1 | |
- Hội chợ thương mại du lịch đồng bằng sông Hồng mở rộng - Hải Phòng. | Lần | 1 | |
- Hội chợ văn hóa - du lịch Đà Lạt | Lần | 1 | 1 |
- Hội chợ du lịch triễn lãm Nha Trang - Việt Nam. | Lần | 1 | |
- Triễn lãm "Không gian di sản Văn hóa Việt Nam - ASEAN" tại Hội An - Quảng Nam. | Lần | 1 | |
- Triển lãm "Tuần văn hóa du lịch, nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên" tại Hà Nội | Lần | 1 | |
- Xúc tiến quảng bá trong nước và ngoài nước. | |||
+ Xúc tiến trong nước | Lần | 2 | 2 |
+ Xúc tiến quảng bá tại Lào, Thái Lan | Lần | 2 | 2 |
3. Số hội nghị, hội thảo được tổ chức | Lần | 2 | |
4. Khảo sát điểm đến | Lần | 6 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình.