Tình Hình Phát Triển Du Lịch Ở Tỉnh Hà Tĩnh Và Cơ Hội Của Vqg Vũ Quang

Gần đây tại quyết định số 1234/QĐ-UBND tỉnh Hà Tinh, ngày 5 tháng 5 năm 2010, quy định rò hơn về chức năng nhiệm vụ của VQG Vũ Quang cũng đã quy định việc phát triển DLST ở VQG Vũ Quang là một trong những nội dung của quyết định này [28].

3.6. Tình hình phát triển Du lịch ở tỉnh Hà Tĩnh và cơ hội của VQG Vũ Quang

Trong những năm gần đây công tác du lịch được Đảng và Nhà nước rất quan tâm với nhiều chủ trương chính sách đầu tư phát triển một cách bền vững.

Trên địa bàn Hà Tĩnh có các điểm du lịch hấp dẫn như: bãi biển Xuân Thành, bãi biển Thạch Hải, bãi biển Thiên Cầm, tham quan du lịch Chùa Hương Tích, di tích văn hoá Đại Thi Hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, khu tưởng niệm Tổng Bí Thư Trần Phú, di tích lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc… đã để lại nhiều dấu ấn, kỷ niệm đẹp cho du khách gần xa (Bảng 3.4)

Bảng 3.4: Lượng khách du lịch đến Hà Tĩnh. ĐVT: Lượt người



Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Quốc tế

5700

6.463

7.500

11.638

8.000

Nội địa

140.000

179.971

212.500

319.282

416.757

Tổng lượt

khách

145.700

186434

220.000

330.920

424757

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh - 9


Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Tĩnh [28].


Để có thể nhìn rò hơn về lượng khách du lịch đến Hà tình ta theo dòi hình

sau:



450000

400000

350000

300000

250000

200000

150000

100000

50000

0

Lượt khách


Quốc tế

Nội địa

Tổng lượt khách

Năm

2005 2006 2007 2008 2009

Hình 3.3; Biểu đồ lượng khách đến là tĩnh 2005-2009 [29].


Qua biểu đồ trên ta thấy tổng lượt khách du lịch tới Hà Tĩnh tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2005 có 145.700 lượt khách đến năm 2007 tăng lên 220.000 lượt gấp 1,5 lần so với năm 2005, năm 2009 đã lên đến 424.757 lượt khách gấp 2,9 lần so với năm 2005 và gấp 1,9 lần so với năm 2007. Có được sự gia tăng này là do Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, bên cạnh đó tỉnh cũng không ngừng tăng cường đầu tư vào hoạt động du lịch. Mặt khác, ta thấy trong cơ cấu khách du lịch đến Hà Tĩnh, lượng khách nội địa chiếm ưu thế hơn lượng khách quốc tế. Cụ thể năm 2005 có 145700 lượt khách tới Hà Tĩnh thì trong đó khách nội địa là 140000 lượt chiếm 96,08% tổng lượt khách. Năm 2009, trong 424757 lượt khách tới Hà Tĩnh có 416757 khách nội địa chiếm 98,11%. Sự chênh lệch này diễn ra do thương hiệu du lịch Hà Tĩnh chưa quảng bá rộng rãi trên thị trường quốc tế.

Qua phân tích biểu đồ trên ta thấy du lịch Hà Tĩnh đang ngày một phát triển tạo cơ hội cho VQG Vũ Quang thu hút du khách đến với mình. Bên cạnh đó lượng khách du lịch tới Hà Tĩnh còn có sự chênh lệch rất lớn giữa khách nội địa và quốc tế, điều này đặt ra cho du lịch Hà Tĩnh nói chung và DLST VQG Vũ Quang phải có những chính sách cụ thể để thu hút khách quốc tế.

3.7. Sự cần thiết về việc đề xuất phát triển DLST ở VQG Vũ Quang

Qua việc tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa, cơ sở hạ tầng, thể chế chính sách của VQG Vũ Quang, dưới góc độ tài nguyên DLST, cũng như các

kết quả thăm dò từ một số cán bộ VQG Vũ Quang, Sở Văn hóa –Thể thao – Du lịch. Trên cơ sở khoa học và thực tiễn mà chúng ta đã rút ra được từ việc tìm DLST, kết hợp học tập ở các VQG và KBTTN trong nước và trên thế giới chúng ta có thể khẳng định được rằng việc phát triển DLST ở VQG Vũ Quang hiện nay là một nhu cầu cần thiết. Phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với chiến lược phát triển bền vừng. Để thấy rò hơn vấn đề này, chúng ta có thể thấy qua việc phân tích SWOT được thể hiện ở bảng 3.5 sau đây.

Bảng 3.5: Phân tích Điểm Mạnh – Yếu – Cơ hội – Thách thức


Điểm mạnh

Điểm yếu

VQG Vũ Quang có nguồn tài nguyên

Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho DLST còn rất thiếu .

Đội ngũ cán bộ, nhân viên của VQG Vũ Quang còn thiếu am hiểu thực sự về DLST.

Đội ngũ cán bộ quản lý DLST còn thiếu cả về số lượng và chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

Hoạt động DLST ở VQG Vũ Quang chưa có một định hướng chung và cụ thể.

Các tài nguyên DLST mới chỉ ở dạng tiềm năng.

Việc đầu tư tài chính cho công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển DLST còn hạn chế.

Các hoạt động xúc tiến và quảng bá DLST chưa được triển khai.

Nhiều khu du lịch thiếu hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn.

Hoạt động DLST nhằm ở khu vực gần biên giới nên sẽ bị hạn chế. Người vào khu vực biên giới bị bộ đội biên phong quản lý chặt

thiên nhiên phong phú và tính ĐDSH

cao, được xếp là một trong 200 vùng

sinh thái trọng điểm có tính ĐDSH cao

nhất thế giới.

Nhiều tài nguyên thiên nhiên hoang dã

hấp dẫn có ý nghĩa tầm khu vực và quốc

tế như Sao la, Mang lớn, Thỏ vằn, Voi,

Hồng hoàng....

Có nhiều địa điểm như: Thác Thang

đày, Thác Cổng, Thác Rào Rồng, Khe

Điều Tra, Suối Nam Châm...

Nhiều sinh cảnh rừng đẹp, còn giử

được nét hoang sơ của tự nhiên như:

Rừng Mây Mù, (rừng cảnh tiên), Rừng

Lim...

Có di tích Thành Cụ Phan (căn cứ Vũ

Quang) nhằm ẩm mình trong tán rừng tự

nhiên, đã được nhà nước công nhận là di

tích lịch sử quốc gia. Văn hóa bản địa có

những đặc trưng thú vị, có nhiều sản

phẩm đặc sắc.

VQG Vũ Quang nhằm ở vị trí thuận lợi

cho du khách đến thăm, cạnh đường Hồ

Chí Minh, có hệ thống giao thông thuận

lợi.

Công tác bảo tồn thiên nhiên đang


được VQG thực hiện tốt.

Các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển DLST đã và đang được Chính phủ và UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành.

chẽ.

Cơ hội

Thách thức

DLST đang được ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, DLST cũng được ưu tiên trong chính sách phát triển Du lịch Hà Tĩnh.

Việt Nam đang trở thành một điểm đến mới và độc đáo của khách du lịch Quốc tế. Xu hướng khách du lịch muốn đến thăm các VQG và KBT tăng cao.

Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang quan tâm các dự án phát triển DLST ở các VQG và KBTTN.

Chính phủ Việt Nam đang quan tâm đến các dự án đầu tư cho các VQG Vũ Quang.

Một số chính sách, quy chế về phát triển DLST đã được ban hành.

Phát triển DLST đem đến cơ hội hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo tồn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Việc phát triển DLST, thiếu nguyên tắc trong quản lý, quy hoạch với tầm nhìn chiến lược về phát triển bền vững gắn với bảo tồn các giá trị đặc biệt về cảnh quan và đa dạng sinh học thông qua phát triển du lịch, đặc biệt là DLST sẽ tác động làm suy thoái môi trường tự nhiên, làm mất cảnh quan, ảnh hưởng đến những giá trị đa dạng sinh học và các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên.

Người dân vùng đệm và du khách vẫn xâm nhập bất hợp pháp vào VQG sẽ ảnh hưởng tới tài nguyên DLST.

Sự phát triển dân số và cơ sở hạ tầng quá mức sẽ phá vỡ vẻ đẹp hoang sơ của VQG Vũ Quang, và có thể tác động đối với hệ sinh thái mỏng manh.

Nhận thức của xã hội về phát triển bền vững thấp, mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn đang là thách thức lớn nhất với VQG Vũ Quang.

Cạnh tranh trong thu hút đầu tư và phát triển DL và DLST ngày càng trở nên gay gắt.

Qua tổng hợp các tài nguyên DLST cũng như phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức, theo các đặc điểm, nguyên tắc hoạt động DLST và các bài học về phát triển DLST ở VQG trên thế giới cũng như trong nước. Chúng ta khẳng định

rằng VQG Vũ Quang có tiềm năng to lớn để phát triển DLST. Một căn cứ khác chính là đánh giá nhu cầu bảo tồn trong khuôn khổ dự án VCF thì việc phát triển DLST cũng được coi là một nhu cầu cần được ưu tiên ở mức độ cao [28].‌

VQG Vũ Quang là một trong số ít các khu rừng đặc dụng còn diện tích rừng nguyên sinh lớn, tính ĐDSH cao với sự có mặt của nhiều loài động thực vật quý hiếm. Trong đó có nhiều loài được phát hiện ở đây là loài mới cho khoa học. Số loài nằm trong danh sách có nguy cơ bị đe dọa và nguy cơ bị tuyệt chủng khá nhiều.

Bên cạnh những giá trị về sinh thái và bảo tồn VQG Vũ Quang còn di tích lịch sử căn cứ Vũ Quang, phong tục của người dân ở đây cũng có những giá trị văn hóa và những nghề thủ công... đặc biệt là của người Lào.

Cùng với những giá trị kể trên Vũ Quang cũng có những sản vật xứng đáng để du khách tới để thưởng thức một lần rồi nhớ mãi như: cam Bù, bưởi Phúc Trạch, chè Sơn Thọ, mật ong ....

Ngoài những lý do kể trên thì hiện nay Ban quản lý VQG Vũ Quang đang có mong muốn tìm kiếm một cách thức nhằm cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, đang có một đội ngũ có kinh nghiệm trong hoạt động ĐDSH gồm nhiều cán bộ có chuyên môn, nhiệt tình tâm huyết.

Như chúng ta đã tìm hiểu thì DLST có những bản chất thực sự ưu việt đó là loại hình du lịch có tính giao dục môi trường cao, đóng góp hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển nền kinh tế địa phương. Sẽ là một mô hình phát triển cân bằng được lợi ích của cộng đồng địa phương và công tác bảo tồn. Chính vì những yêu cầu đó đòi hỏi phát triển DLST cần có những định hướng đúng đắn ngay từ đầu và đề ra những giải pháp là thiết sức cần thiết.

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST VQG VŨ QUANG

4.1. Nguyên tắc chung phát triển DLST ở VQG Vũ Quang

Như chúng ta đã biết DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, vì vậy hoạt động du lịch này rất nhạy cảm. Nếu như tổ chức hoạt động tốt, khoa học thì nó mang lại lợi ích to lớn cho cả công tác bảo tồn và cộng đồng địa phương. Song để tổ chức DLST đúng nghĩa không phải là một vấn đề đơn giản, nếu tổ chức hoạt động không tốt nhiều lúc lại có những ảnh hưởng tiêu cực phản tác dụng. Bởi các hoạt động của DLST diễn ra ở các vùng sinh thái rất mong manh, rất nhạy cảm.

VQG Vũ Quang thực sự có tiềm năng lớn cho phát triển DLST. Tuy nhiên nhiều năm qua mặc dù VQG Vũ Quang đã nỗ lực tìm hướng đi để phát triển DLST song chưa có một những đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu, quy hoạch và tổ chức quản lý. Chính vì vậy cá nhân tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề ra một định hướng phát triển DLST ở VQG Vũ Quang, với mục tiêu sẽ đóng góp nghiên cứu này vào việc thực hiện tốt hoạt động DLST ở đây.

Các nghiên cứu và định hướng phát triển DLST này được tác giả đưa ra dựa trên cở sở lý luận về DLST, những kinh nghiệm và bài học có được từ các VQG trên thế giới và Việt Nam, một căn cứ quan trọng nhất chính là dựa vào tiềm năng sẵn có về DLST của VQG Vũ Quang.

Trên cơ sở đó tác giả đưa ra định hướng phát triển DLST như sau: Hoạt động DLST ở VQG Vũ Quang cũng giống như các VQG khác, việc phát triển phải chú ý đến sự cân bằng của 3 mục tiêu cơ bản là: Mục tiêu bảo tồn phải được ưu tiên, hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch và phát triển cộng đồng địa phương.

- Mục tiêu bảo tồn: Đó là sự xác định rò các khu ưu tiên dành cho bảo tồn, giảm sức ép của du lịch số đông lên môi trường, làm phong phú các loại hình

DLST, hoạt động phải được vận hành theo hướng cung cấp và phù hợp với sức chứa chứ không chạy đua theo nhu cầu như các hoạt động kinh doanh khác.

- Hoạt động đảm bảo hiệu quả kinh tế là một yêu cầu quan trọng bên cạnh mục tiêu bảo tồn, nó hỗ trợ cho công tác bảo tồn, về kinh phí tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu bảo tồn, bổ sung nguồn thu nhập cho cán bộ VQG, hỗ trợ các hoạt động của cộng đồng, nên hoạt động cũng cần tính đến hiệu quả kinh tế.

- Mục tiêu phát triển cộng đồng: là sự khuyến khích người dân địa phương tham gia trong quá trình quy hoạch, quản lý và thực hiện các hoạt động du lịch, tạo điều kiện cho họ được tham gia làm việc tăng thu nhập kinh tế, thông qua đó người dân địa phương được nâng cao trình độ hiểu biết. Đặc biệt ở VQG Vũ Quang cần chú ý thu hút khách tạo điều kiện cho người dân ở bản Kim Quang, một bản có sự đặc trưng của văn hóa, có sự hiện diện của người Lào đang gặp những khó khăn từ khi thành lập VQG đến nay.

Để phát triển DLST bền vững, khi phát triển cần đảm bảo tốt mối liên hệ của ba yếu tố; hiệu quả của hoạt động bảo tồn thiên nhiên, hiệu quả kinh tế và hiệu quả của việc phát triển cộng đồng (Phụ lục 1).

4.2. Định hướng phát triển DLST ở VQG Vũ Quang

Việc định hướng để phát triển DLST ở VQG Vũ Quang đóng một vai trò hết sức quan trong. Hiện nay việc phát triển DLST ở các VQG trong nước và nước ngoài đã diễn ra song không thể áp dụng một cách áp đặt vào trường hợp Vũ Quang, bởi mỗi vườn có những nét đặc trưng khác nhau, nếu phát triển DLST không có một định hướng phù hợp sẽ phản tác dụng ngay lập tức. Khi đó mong muốn phát triển DLST để hỗ trợ bảo tồn ĐDSH không đạt được, không những thế nguy cơ phá vỡ các hệ sinh thái vốn dĩ mong manh là rất cao.

Trên cơ sở kết hợp giữa các nguyên tắc chung cho hoạt động DLST, việc học tập rút ra bài học kinh nghiệm của các VQG khác và nguồn tài nguyên DLST ở VQG Vũ Quang, tác giả mạnh dạn đề xuất các định hướng cho phát triển DLST như sau:

4.2.1. Định hướng phát triển các sản phẩm DLST

Nếu như nghiên cứu phát triển DLST theo quy luật cung cầu thì vấn đề này không phải được đặt ra đầu tiên, tuy nhiên ở đây hoạt động DLST ở VQG Vũ Quang, theo quan điểm đã phân tích ở mục 4.1. Nên việc đầu tiên là chúng ta phải xác định được những loại hình du lịch nào phù hợp với VQG Vũ Quang trước khi định hướng về thị trường.

Căn cứ vào đặc điểm tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện hiện có liên quan chúng ta có thể xác định loại hình du lịch đặc trưng của VQG Vũ Quang là DLST, trên cơ sở phối kết hợp các sản phẩm du lịch như sau:

- DLST, tham quan thắng cảnh và nghiên cứu khoa học;


- Du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa, lịch sử dân tộc, bản làng;


- Du lịch nghỉ dưỡng;


- Du lịch thể thao leo núi, mạo hiểm vui chơi giải trí;


- Du lịch làng quê và thưởng thức các đặc sản địa phương.


Hiện nay ở VQG Vũ Quang hoạt động du lịch chưa được đi vào hoạt động, với những sản phẩm đã đề xuất ở trên nằm khai thác tiềm năng đang bị lãng phí, trong bối cảnh loại hình DLST khám phá thiên nhiên đang được đánh giá là bắt đầu có nhu cầu gia tăng. Nhằm đưa ra được hiểu quả rò nét của công tác bảo tồn để người dân thấy được và chung tay tham gia tích cực hơn vào hoạt động này.

4.2.2. Định hướng về thị trường

Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia, một mặt giáp với biển Đông. Việt Nam đang sở hữu nhiều vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, những nét độc đáo về truyền thống văn hóa, lịch sử, chính vì vậy mà hiện nay đang là điểm đến của rất nhiều khách quốc tế. Theo thống kê của Tổng cục du lịch thì năm 2009, có 3 722 559 khách quốc tế đến Việt Nam, bên cạnh lượng khách nội địa ngày càng tăng, đã đem lại cho ngành du lịch

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí