Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Việt Nam Phân Theo Hình Thức Đầu Tư


Các tỉnh phía Nam được đánh giá có môi trường đầu tư tốt hơn nên thu hút vốn FDI nhiều hơn các tỉnh phía Bắc. Nguyên nhân là do tính trách nhiệm và năng động của chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN FDI hoạt động và phát triển. Khi văn bản pháp luật có điều gì chưa rõ thì các công chức của địa phương sẽ giải thích theo hướng nào (câu 2, mục C, phụ lục 2), không DN FDI nào ở các tỉnh phía Nam cho là giải thích theo hướng bất lợi và 25% giải thích theo hướng có lợi trong khi 5% các DN FDI ở phía Bắc cho là giải thích theo hướng bất lợi và 18% là giải thích theo hướng có lợi. Tương tự, 75% DN FDI ở phía Nam không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý với nhận định “Cán bộ cấp tỉnh gây trở ngại khi thực hiện chính sách ở cấp Trung ương, hoặc sử dụng quy định riêng của địa phương để trục lợi” thì 57% DN phía Bắc không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý với nhận định này (câu 3, mục C).



5. Các tranh chấp với khách hàng và nhà cung cấp trong phạm vi của tỉnh tôi dễ giải quyết hơn so với các tranh chấp ở

ngoài tỉnh.

1. Các chính sách được áp dụng thống nhất bởi các cơ quan Nhà nước khác nhau

ở tất cả các cấp 5.0

4.5

4.0

3.5

3.0

2.5

2.0

1.5

1.0

0.5

0.0mức độ

không đồng


2. UBND tỉnh tôi rất linh động và sáng tạo trong việc vận dụng chính sách, pháp luật theo hướng tạo thuận lợi cho nhà đầu



4. Hệ thống pháp luật của tỉnh sẽ bảo vệ

các quyền ghi trong hợp đồng của doanh nghiệp trong các tranh chấp kinh doanh

3. Cán bộ cấp tỉnh gây trở ngại khi thực hiện chính sách ở cấp Trung ương, hoặc sử dụng quy định riêng của địa phương để

trục lợi


Nguồn: Kết quả điều tra DN FDI.

Biểu 2.10. Vai trò của chính quyền địa phương

Nhiều DN FDI (73%) đánh giá thái độ của chính quyền tỉnh với hoạt động đầu tư đang được cải thiện (câu 4, mục C, phụ lục 2). Tuy nhiên, 59% DN không đồng ý với nhận định “Các chính sách được áp dụng thống nhất bởi các cơ quan


Nhà nước khác nhau ở tất cả các cấp” (câu 3, mục C, phụ lục 2) có thể là do ngôn từ của chính sách, pháp luật còn chưa rõ ràng làm cho cách hiểu ở các cấp khác nhau.

c. Đến cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư

Quá trình cải thiện môi trường đầu tư có ảnh hưởng đến sự thay đổi về việc lựa chọn hình thức đầu tư của nhà ĐTNN. Kể từ khi luật đầu tư nước ngoài 1987 có hiệu lực cho đến giữa những năm 90 thì hình thức liên doanh chiếm tỷ trọng lớn và sau đó thì có sự chuyển đổi mạnh mẽ về hình thức đầu tư. Một số DN đầu tư theo hình thức liên doanh đã mua lại vốn của bên Việt Nam và đăng ký lại theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Hơn nữa, với các dự án đầu tư mới ở những năm tiếp chủ yếu lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài.

Bảng 2.19. Đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam phân theo hình thức đầu tư

(Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009)

TT

Hình thức đầu tư

Số dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký

Quy mô

Tỷ trọng

Quy mô (USD)

Tỷ trọng

1

100% vốn nước ngoài

8521

77.7%

110,802,022,376

62.6%

2

Liên doanh

2021

18.4%

54,767,095,420

30.9%

3

Hợp đồng hợp tác KD

222

2.0%

4,962,400,300

2.8%

4

Công ty cổ phần

186

1.7%

4,736,596,301

2.7%

5

Hợp đồng BOT, BT, BTO

9

0.1%

1,746,725,000

1.0%

6

Công ty mẹ con

1

0.0%

98008000

0.1%


Tổng số

10960

100.0%

177,112,847,397

100.0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 17

Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài

Do vậy, đến hết ngày 15/12/2009, các dự án FDI vẫn chủ yếu đăng ký theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 8521 dự án, chiếm 77,7% về số dự án với tổng vốn đăng ký 110,802 tỷ USD, chiếm 62,6% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là hình thức liên doanh, với số dự án là 2021, vốn đăng ký 54,767 tỷ USD, chiếm 18,4% về số dự án và 30,9% tổng vốn đăng ký. Còn lại là đầu tư theo hình thức khác: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Công ty cổ phần, Hợp đồng BOT,BT,BTO và Công ty mẹ con. Trong khi, đến hết năm 2004 thì các dự án đăng ký theo hình thức 100% vốn


nước ngoài tính chiếm 39,9%, theo hình thức liên doanh chiếm 40,6% và theo hình thức hợp doanh chiếm 19,5%. Qua số liệu của năm 2004 và hiện tại thì những năm gần đây, nhà ĐTNN vẫn ưa thích hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài.

Nguyên nhân của sự thay đổi trong lựa chọn hình thức đầu tư do ảnh hưởng của quá trình cải thiện môi trường đầu tư. Thứ nhất, nhận thức lợi ích mà hình thức liên doanh mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nên chính phủ Việt Nam chủ động thể hiện mong muốn đó thông qua Luật ĐTNN 1987. Theo Luật ĐTNN 1987, chỉ xí nghiệp liên doanh được ưu đãi mức thuế lợi tức và được chuyển lỗ trong thời gian tối đa không quá 5 năm, còn các hình thức đầu tư khác thì không. Sự ưu ái với hình thức liên doanh của chính phủ Việt Nam là một trong những lý do mà đa số nhà ĐTNN lựa chọn hình thức này. Không những thế, đến Luật ĐTNN sửa đổi 1990 đã mở rộng thêm hình thức liên doanh, thêm hình thức liên doanh nhiều bên và liên doanh mới. Thứ hai, môi trường kinh tế trong thời kỳ trước năm 1990 còn nhiều bất ổn nên hình thức liên doanh được coi là hình thức đảm bảo an toàn nhất cho nhà ĐTNN. Thứ ba, Việt Nam vừa mới mở cửa hợp tác với nước ngoài, nhà ĐTNN chưa hiểu nhiều về Việt Nam, về môi trường chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội nên việc hợp tác với bên Việt Nam được coi là giải pháp nhằm bù đắp thiếu hụt về hiểu biết môi trường đầu tư Việt Nam để họ có thể đạt hiệu quả đầu tư cao nhất. Vậy, những nhận định, tiên liệu của nhà ĐTNN về tác động của môi trường đầu tư Việt Nam tới rủi ro, hiệu quả đầu tư của FDI, sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức đầu tư.

Những năm tiếp theo hình thức đầu tư 100% được lựa chọn nhiều hơn là do đến Luật ĐTNN sửa đổi 1992, thì Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài được hưởng các ưu đãi về thuế và được chuyển lỗ như xí nghiệp liên doanh. Hơn nữa, những rắc rối phiền hà gặp phải quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong liên doanh làm cho hình thức liên doanh trở nên kém hấp dẫn hơn. Cho đến trước năm 1/7/2006 thì nguyên tắc nhất trí vẫn được áp dụng trong việc quyết định vấn đề quan trọng của hội đồng quản trị dù nguyên tắc nhất trí ngày càng thu hẹp. Nguyên tắc nhất trí của Việt Nam là không phù hợp với thông lệ quốc tế.


Các hình thức công ty cổ phần, Hợp đồng BOT, BT, BTO và công ty mẹ con chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về cả dự án và số vốn đăng ký vì Việt Nam gần đây mới cho phép nhà ĐTNN được hoạt động theo các loại hình DN này. Trước khi ban hành Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, nhà ĐTNN có thể hoạt động theo 3 hình thức gồm DN 100% vốn nước ngoài, DN liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các DN chỉ thành lập theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Nghị định 38/2003/NĐ/CP thí điểm chuyển một số DN có vốn ĐTNN thành công ty cổ phần. Trong tương lai, cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư sẽ có nhiều thay đổi.

2.3.2. Tác động của quá trình cải thiện môi trường đầu tư tới triển khai thực hiện các dự án FDI giai đoạn 1988 – 2009

Trong thời kỳ 1988-2009, vốn FDI thực hiện của Việt Nam đạt 68,1 tỷ USD, chỉ bằng 36% vốn đăng ký. Sự khác biệt giữa vốn FDI đăng ký và FDI thực hiện là do ảnh hưởng của môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư đã tạo ra các rào cản làm chậm tiến độ bỏ vốn, làm giảm lượng vốn dự định đầu tư thậm chí làm cho nhiều dự án không thể triển khai được. Sự thay đổi cũng như sự khác biệt giữa vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện từ năm 1991-2009 được thể hiện ở Bảng 2.17.

2.3.2.1. Đến quy mô vốn FDI thực hiện

Tuy vốn FDI thực hiện dao động ít hơn so với vốn FDI đăng ký, nhưng có thể nhận thấy sự thay đổi của vốn FDI thực hiện qua các năm có mối quan hệ với vốn đăng ký: Vốn đăng ký là tiền đề để thực hiện triển khai các dự án. Do đó, các yếu tố của môi trường đầu tư ảnh hưởng đến thu hút FDI cũng góp phần ảnh hưởng đến quá trình giải ngân nguồn vốn FDI này.

a. Giai đoạn 1988-1997

Giai đoạn 1988-1990 là 3 năm đầu tiên từ khi Luật ĐTNN 1987 được áp dụng. Vốn đăng ký còn thấp nên vốn thực hiện không đáng kể do nhà đầu tư còn phải thực hiện các thủ tục để triển khai dự án. Ngoài ra, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động ĐTNN còn rườm rà, phức tạp. Cơ chế nhiều cửa đã gây tốn thời gian và chi phí cho nhà đầu tư để xin cấp giấp phép đầu tư và triển khai thực hiện dự án.


Giai đoạn 1991-1997, quy mô vốn thực hiện ngày càng tăng và cao nhất vào năm 1997 với lượng vốn thực hiện là 3218 triệu USD. Nguyên nhân là do vốn đăng ký giai đoạn này liên tục tăng qua các năm và cao nhất vào năm 1996. Rõ ràng, vốn thực hiện tăng lên cùng nhịp với vốn đăng ký, nhưng do độ trễ của quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư nên vốn thực hiện đạt đỉnh cao vào năm 1997. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân của giai đoạn này chỉ là 38%. Bên cạnh yếu tố ảnh hưởng đến vốn FDI đăng ký, sự tăng lên của dòng vốn FDI thực hiện chính là do quy mô thị trường Việt Nam lớn và còn nhiều khoảng trống mà nhà đầu tư muốn nhảy vào để chiếm lĩnh. Hơn nữa, sự dồi dào về lao động cũng góp phần làm giảm chi phí cho nhà đầu tư.

b. Giai đoạn 1998-2004

Giai đoạn 1997-2004 được coi là giai đoạn suy thoái của vốn FDI. Vốn đăng ký của các năm trong giai đoạn này không vượt lượng vốn thu hút của năm 1996. Biểu 2.6. cho thấy vốn thực hiện giai đoạn này bắt đầu giảm đi từ năm 1998, chậm một năm so với vốn đăng ký và với mức độ giảm thấp hơn so với vốn đăng ký. Vốn thực hiện trong từng năm của giai đoạn 1998-2004 không cao hơn so với vốn thực hiện năm 1997 nhưng tỷ lệ giải ngân là 78%, cao hơn so với giai đoạn trước. Nguyên nhân là do tác động của các yếu tố của môi trường đầu tư làm cho mức vốn đăng ký giảm nhanh, nhưng nhiều dự án đã đăng ký các năm trước mới đang triển khai thực hiện đầu tư. Thậm chí, năm có mức vốn đăng ký thấp nhất 1999 còn có tỷ lệ giải ngân cao hơn 100%. Vốn thực hiện của những năm 1998-2000 có biểu hiện không ổn định do nhà đầu tư gặp khó khăn tài chính nên nhiều dự án bị chậm tiến độ, thậm chí phải tạm dừng triển khai thực hiện đầu tư.

Cũng như vốn đăng ký, bắt đầu từ năm 2001, vốn thực hiện cũng có chiều hướng phục hồi do các địa phương đã tích cực cải cách thủ tục hành chính, thậm chí đưa ra nhiều ưu đãi “xé rào” để thu hút đầu tư.

c. Giai đoạn 2005-2009

Như vốn đăng ký, vốn thực hiện giai đoạn này liên tục phá vỡ kỷ lục. Năm


2005, vốn thực hiện là 3,3 tỷ USD đạt mức cao nhất từ năm 1988 thì đến năm 2006 là 4,1 tỷ USD, năm 2007 là 8,03 tỷ USD 38%, năm 2008 là 11,5 tỷ USD. Tuy nhiên, khoảng cách giữa vốn thực hiện và vốn đăng ký thì ngày càng xa, tỷ lệ giải ngân giai đoạn này rất thấp chỉ hơn 28%. Đặc biệt năm 2008, tỷ lệ giải ngân là hơn 16% thấp nhất trong tất cả các năm từ khi có Luật ĐTNN 1987. Đến năm 2009, vốn thực hiện giảm đi 1,5 tỷ USD so với năm còn 10 tỷ USD. Đây là mức vốn thực hiện cao thứ hai kể từ năm 1988 làm cho tỷ lệ vốn thực hiện/ đăng ký tăng lên 47%. Tỷ lệ vốn FDI thực hiện/ đăng ký năm 2009 tăng lên là do nhiều dự án với số vốn lớn đăng ký của năm 2008 đang được triển khai thực hiện đầu tư bên cạnh sự tin tưởng của nhà ĐTNN vào sự ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tính chung lại, trong giai đoạn 2005-2009, vốn FDI thực hiện là 36,93 tỷ USD, bằng 54% vốn thực hiện của cả giai đoạn 1988-2009, cao hơn tổng vốn thực hiện của các giai đoạn trước nhưng tỷ lệ vốn thực hiện/ đăng ký thấp nhất trong các giai đoạn.

Lượng vốn FDI thực hiện của giai đoạn này cao là kết quả của môi trường đầu tư tại Việt Nam đang tiếp tục được cải thiện, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế. Việt Nam đã nỗ lực thực hiện cải cách những quy định kinh doanh như: tạo ra khung pháp luật chung cho cả đầu tư trong nước và ĐTNN; xóa bỏ chính sách hai giá giữa đối tượng trong nước và nước ngoài.

Thứ hai, với chính sách phân cấp cấp GCNĐT, các địa phương tích cực chủ động thu hút FDI như cải tiến thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động hiệu quả.

Thứ ba, chính môi trường đầu tư ảnh hưởng tới quá trình giải ngân vốn FDI, làm khả năng hấp thụ vốn FDI đăng ký thấp. Những lực cản lớn mà nhà ĐTNN gặp phải là thiếu hụt lao động kỹ năng; cơ sở hạ tầng kém chất lượng không đồng bộ; thủ tục hành chính còn phức tạp; khó khăn trong giải phóng mặt bằng; sức mua thị trường kém; nguyên vật liệu không đáp ứng. Ngày 18/5/2009, hơn 20 hiệp hội DN nước ngoài đối thoại với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đều phản


ánh thủ tục hành chính rườm rà, thiếu lao động giỏi [45]. Sự thiếu hụt lao động kỹ năng làm ảnh hưởng tới quá trình triển khai hoạt động đầu tư như trường hợp của Intel. Sức mua thị trường thấp làm cho một số dự án không giải ngân hết như dự án Mercedes Benz. Nguyên vật liệu đầu vào không đủ, không đảm bảo chất lượng, giá thành cao cũng ảnh hưởng tới quy mô của các dự án, ví dụ như dự án chế biến nông sản, dự án ô tô. Thậm chí, yếu tố văn hóa như ý thức tuân thủ hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu của nông dân không cao, vì lợi ích ngắn hạn nên ảnh hưởng tới công suất hoạt động của các DN FDI.

2.3.2.2. Tác động của quá trình cải thiện môi trường đầu tư tới cơ cấu vốn FDI thực hiện giai đoạn 1988 – 2009

a. Đến cơ cấu FDI theo ngành


7%

25%

68%


Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp


Biểu 2.11. Cơ cấu FDI theo ngành

Ngành công nghiệp có vốn thực hiện cao nhất, chiếm tới 68% tổng vốn thực hiện. Chính môi trường đầu tư có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn FDI thực hiện.

Thứ nhất, Việt Nam có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, nên thu hút nhiều công ty lớn của thế giới vào đầu tư, những công ty này có tiềm lực tài chính mạnh nên vốn thực hiện lớn. Hơn nữa, những chi phí phát sinh ngoài dự tính trong quá trình thăm dò khai thác thì không phải đăng ký bổ sung.

Thứ hai, Việt Nam với dân số đông, quy mô thị trường lớn, là điểm đến của nhiều công ty đa quốc gia sản xuất hàng tiêu dùng như điện tử, xe máy, ô tô. Sau khi


được cấp phép, những công ty này đẩy mạnh quá trình thực hiện đầu tư nhằm đưa dây chuyền sản xuất hoạt động, tạo ra sản phẩm chiếm lĩnh thị trường.

Thứ ba, lao động giản đơn nhiều, chi phí thấp là nguyên nhân khiến vốn đăng ký cũng như vốn thực hiện công nghiệp chế biến, lắp ráp chiếm tỷ trọng cao.

Thứ tư, trước năm 2006, việc cấp phép ngành dịch vụ còn hạn chế, và Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thị trường đối với ngành dịch vụ thực hiện cam kết kể từ khi gia nhập WTO nên tỷ trọng vốn thực hiện thấp. Những năm sau vốn thực hiện của ngành dịch vụ tăng do Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ theo lộ trình cam kết với WTO hay rào cản gia nhập thị trường dịch vụ đã giảm đi.

b. Đến cơ cấu FDI theo vùng

Đến hết năm 2009, tất cả các địa phương trong cả nước đều có dự án FDI được đăng ký và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, các địa phương dẫn đầu về lượng vốn FDI thực hiện là TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng. Tỷ trọng vốn thực hiện của sáu địa phương đã chiếm 80% vốn thực hiện của cả nước. Trong số đó, có địa phương vốn thực hiện lớn vẫn bị xếp hạng PCI cao như Hà Nội, Hải Phòng. Điều dễ nhận thấy, các địa phương dẫn đầu về lượng vốn thực hiện đều thuộc vùng kinh tế trọng điểm và các thành phố lớn, là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước, có lợi thế về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, thị trường đầu vào và đầu ra.

Bảng 2.20. Vốn FDI thực hiện phân theo địa phương năm 2006


Địa phương

Số dự án

Vốn đăng ký (tr.USD)

Vốn thực hiện (tr.USD)

Vốn thực hiện

/Vốn đăng ký

Xếp hạng PCI 2006

TP.Hồ Chí Minh

2363

15,601.5

6,598.4

42%

7

Dầu khí

34

2,102.0

5,828.9

277%

-

Đồng Nai

861

10,041.0

4,224.9

42%

5

Hà Nội

915

11,115.8

3,941.6

35%

40

Bình Dương

1457

7,138.9

2,095.5

29%

1

Bà Rịa - Vũng Tàu

158

6,078.1

1,354.9

22%

17

Hải Phòng

257

2,496.9

1,277.6

51%

42

Thanh Hóa

29

739.1

477.8

65%

54

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022