Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Huyện Kim Bôi Tỉnh Hoà Bình


3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình là huyện có nhiều giá trị tài nguyên để phát triển du lịch. Hiện nay du lịch ở Kim Bôi vẫn tiếp tục phát triển nhưng giá trị tài nguyên ít bị ảnh hưởng vì lý do đó tôi lựa chọn địa bàn huyện Kim Bôi là điểm nghiên cứu.

Đề tài được nghiên cứu tập trung ở các điểm du lịch như suối nước nóng Kim Bôi, khu V-Resort, Thác Bạc Long Cung. Đây là những nơi phát triển DLST đặc trưng của huyện.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Tài liệu thứ cấp: tài liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu đã công bố như: niên giám thống kê, các báo cáo kinh tế xã hội của huyện Kim Bôi, các tạp chí khoa học của huyện, các đề án về phát triển du lịch huyện, các bài báo đăng trên các mạng internet...

- Tài liệu sơ cấp: thông qua tài liệu điều tra

Tài liệu sơ cấp được thu thập dựa trên việc điều tra phỏng vấn trực tiếp những du khách đến thăm các điểm du lịch đã nêu trên, chủ của những điểm du lịch sinh thái, cán bộ địa phương, các doanh nghiệp.

Căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện tôi tiến hành điều tra ba điểm đó là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Suối khoáng Kim Bôi: 60 phiếu du khách; 30 phiếu dân cư Khu V-Resort: 45 phiếu du khách; 20 phiếu dân cư

Thác Bạc Long Cung: 45 phiếu du khách; 20 phiếu dân cư

Điều tra qua bảng câu hỏi có sẵn: bằng phương pháp điều tra chọn mẫu (đối với cộng đồng dân cư).

Đối với du khách: Những loại hình DLST nào mà họ thích? Điều gì đã

hấp dẫn họ đến khu du lịch này? Thời gian họ ở lại thăm trong bao lâu? Họ đánh giá như thế nào về chất lượng chuyến đi?…

Đối với cộng đồng dân cư: Du lịch có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của họ, chính quyền và người dân địa phương đã được tham gia vào công việc nào của quá trình phát triển DLST…

Đối với các doanh nghiệp: Hiện nay doanh nghiệp họ đang có những hình thức kinh doanh nào? Làm thế nào để doanh nghiệp thu hút thêm khách du lịch tới.

3.2.3 Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để thu thập số liệu trong khoảng thời gian nghiên cứu, qua đó làm rò tính quy luật của sự vật hiện tượng, thực trạng và xu hướng vận động của sự vật hiện tượng.

- Phương pháp thống kê so sánh, phân tổ: để tiến hành so sánh đối chiếu biết được sự biến động của hiện tượng qua các năm đi tới kết luận. Tính toán các chỉ tiêu phát triển DLST.

Qua thực hiện phương pháp phân tổ tiến hành so sánh: so sánh về lượt khách qua các năm, ngày khách lưu trú, số cơ sở lưu trú, số lao động, trình độ lao động...Phân tổ theo từng du khách: khách trong nước (khách nội địa), khách quốc tế; phân tổ theo thời gian lưu trú khách; phân tổ theo cơ sở lưu trú...

Các yếu tố định tính là các yếu tố không xác định được bằng con số cụ thể. Cách làm: lượng hoá chỉ tiêu bằng số cụ thể.

- Phương pháp phân tích SWOT:

Để thấy rò những điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, thách thức đến việc phát triển DLST để từ đó có những giải pháp cụ thể.

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn

đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Phân tích SWOT giúp ta tận dụng được cơ hội, những điểm mạnh, đồng thời hạn chế được yếu kém cũng như né tránh được những hiểm hoạ.

Muốn phân tích mô hình SWOT chú trọng vào môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong cũng như những cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài. Mô hình phân tích SWOT của có cấu trúc như bảng sau:

- Môi trường bên trong: Điểm mạnh (STRENGTH) + Điểm yếu (WEAKNESS)

- Môi trường bên ngoài: Cơ hội (OPPORTUNITY) + Nguy cơ (THREAT)

3.2.4 Phương pháp dự báo

Dựa vào thực trạng tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Kim Bôi và sự phát triển kinh tế thị trường để đưa ra một số dự báo về thị trường khách, doanh thu, cơ sở lưu trú, nguồn lao động.

3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Với hệ thống các câu hỏi đã chuẩn bị trước trong phiếu phỏng vấn, tôi thu thập số liệu cần thiết, tổng hợp và xử lý thông tin chủ yếu bằng chương trình máy tính: EXCEL.

3.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLST trong đề tài này tôi dùng một số chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu biểu hiện quá trình tăng về qui mô (chỉ tiêu biểu hiện về số lượng):

+ Biến động tài nguyên du lịch.

+ Biến động về lượt khách, cơ cấu khách

+ Biến động về doanh thu.

+ Biến động về số lượng cơ sở lưu trú.

+ Biến động về số lao động...

Chỉ tiêu biểu hiện sự thay đổi cơ cấu (chỉ tiêu biểu hiện về chất lượng):

+ Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại du lịch trong những lần tiếp theo.

+ Đánh giá của người dân về chất lượng CSVCKT.

+ Tỷ lệ thay đổi về trình độ nguồn nhân lực.

+ Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ: ăn uống, thông tin liên lạc, dịch vụ bán hàng, vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển,...

+ Đánh giá về chất lượng môi trường sinh thái...

Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng của khu DLST (Mức độ hài lòng của du khách)

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng của khu DLST thường được chia ở 5 cấp độ từ 5-4: rất tốt; 4-3 tốt; 3-2 trung bình; 2-1 kém; 1-0 rất kém.. Dựa vào 5 cấp độ trên tuỳ theo cảm nhận của người cho về một vấn đề nào đó sẽ cho điểm trong khoảng trên ở một trong 5 cấp độ.

Điểm cuối cùng được tính: tổng điểm ở mỗi mức độ hài lòng ở các khu vực điều tra/tổng số người cho điểm ở mức tương ứng.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình

4.1.1 Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên

Kim Bôi là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam cđa tỉnh Hoà Bình, trên địa bàn chuyển tiềp giữa miền núi phía Tây Bắc và Đông Bắc Bộ.

Đây là vùng cđa quốc lộ 21A 12B chạy qua là vùng giao thông quan trọng cđa vùng 1

Đây là vùng cđa quốc lộ 21A, 12B chạy qua, là vùng giao thông quan trọng cđa vùng rất thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá và phát triển kinh tề với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhìn chung vị trí địa lý cđa Kim Bôi

Bể bơi trong nhà khu suối khoáng Kim Bôi

là vùng miền núi nên

giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhưng nó có một vị thề quan trọng trong việc phát triển kinh tề x: hội cđa tỉnh. Với địa hình miền núi Kim Bôi có nhiều hệ thống khe suối và núi đá cao, có khu rũng nguyên sinh Thượng Tiền, khí hậu trong lành mát mẻ, có nguồn nước suối khoáng nóng, và còn cả những nét văn hoá đặc trưng cđa dân tộc Mường...Tất cả đã tạo nên lợi thế để Kim Bôi khai thác và phát triển du lịch.

Kim Bôi là huyện có nhiều nguồn nước khoáng, nhiều hồ nước lớn, sông dài... hợp thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, trong đó phải kể đến: Rừng nguyên sinh Thượng Tiến; các suối khoáng nóng, khí hậu trong lành... Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá không những có

giá trị trong phát triển du lịch mà còn rất thuận lợi trong việc xây dựng các khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

Tài nguyên rừng

Rừng là một trong những nguồn tài nguyên quý giá, là yếu tố quan trọng nhất cấu thành sự cân bằng tự nhiên của huyện Kim Bôi nói riêng tỉnh Hoà Bình nói chung. Trong đó: rừng tự nhiên 146.470 ha, rừng trồng 47.838 ha, đất trống đồi trọc có khả năng lâm nghiệp 133.000 ha. Diện tích rừng phòng hộ 217.000 ha, rừng sản xuất 92.021,7 ha. Các khu rừng ở đây có hệ động, thực vật rất đa dạng và có giá trị kinh tế lớn, với nhiều loại gỗ quý như dẻ, giổi, lim, sến, táu, chò chỉ, chò nâu, thông năm lá, pơ mu, lát chun, lát hoa và các loại trúc, tre, nứa, vầu, giang, luồng, bương, song, mây... Ngoài ra còn có nhiều loại cây thuốc quý với khoảng 400 loại cây thuốc, trong đó có quế, sa nhân, hoài sơn, thổ phục linh, sâm đại hành, hà thủ ô, ngũ gia bì, mã tiền... Tài nguyên nước khoáng

Ngoài mỏ nước khoáng Mớ đá đang được khai thác, còn phát hiện trên 4 điểm nước khoáng nước nóng khác đang được nghiên cứu. Nhìn chung, nguồn nước khoáng, nước nóng có triển vọng lớn, cần đầu tư nghiên cứu khai thác, chế biến phục vụ trong các lĩnh vực du lịch, chữa bệnh, giải khát đã đem lại nguồn lợi kinh tế cho tỉnh. Hiện nay, Kim Bôi đang có những nơi để phát triển DLST như sau:

Khu du lịch Suối khoáng Kim Bôi độc đáo hấp dẫn bởi nguồn nước khoáng trong vắt, không mùi, vô khuẩn, khi vừa lộ thiên nhiệt độ 34 -> 36oC

Kim Bôi ngoài địa danh lý tưởng mà du khách gần xa biết đến là suối khoáng Kim Bôi thì một địa danh khu du lịch sinh thái mới mang tên Thác Bạc Long Cung cách khu vực suối khoáng chưa đầy 7km về phía Tây. Địa danh Thác Bạc Long Cung thuộc xóm Củ, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh

Hoà Bình với diện tích khoảng 120ha cách Thủ đô Hà Nội chừng 70km. 1000 mét Thác Bạc Long Cung khí hậu trong lành mát mẻ. Với không gian của núi rừng hùng vĩ như thác Bạc, thác Trượng Phu, thác hồ Âu Cơ, suối Kim Ngân, hồ câu cá Thiên Nga, ăn uống nghỉ dưỡng, đốt lửa trại hay thưởng thức các món ăn dân tộc độc đáo mang đầy bản sắc của văn hoá xứ Mường…

Khu du lịch sinh thái Thác Mặt Trời

Cách trung tâm Hà Nội 90km về phía Tây, khu du lịch sinh thái Thác Mặt Trời diện tích 120 ha nằm ở xã Kim Tiến, huyện Kim Bôi.

Khu DLST này bao gồm: suối Cháo, thác Mặt Trời, suối tình nhân, thung lũng mộng mơ, hang tình yêu, rừng nguyên sinh với hàng ngàn động vật hoang dã. Thác Mặt Trời được xem là một khu du lịch đặc thù về loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của dân tộc Mường

Đặc thù tại địa phương có trên 90% dân số là đồng bào Mường với những phong tục tập quán mang đậm bản sắc của vùng Tây Bắc. Do vậy, bên cạnh việc khai thác khu du lịch ở khía cạnh thiên nhiên, nơi đây còn có nhiều chương trình giúp cho du khách có điều kiện tìm hiểu và khám phá từ phong tục tập quán sinh sống và làm ăn của người dân nơi đây.

Khu di tích mộ cổ Đống Thếch

Có diện tích 1300ha, nơi trước đây lưu giữ hàng nghìn cột đá bao quanh hàng trăm ngôi mộ, hiện nay chỉ còn khoảng gần 100 hòn đá với khoảng 10 – 15 ngôi mộ. Hòn ngắn chỉ nhô khỏi mặt đất 0,5 mét, hòn dài nhô cao gần 3 mét. Điều có giá trị đặc biệt là một số cột đã được khắc chứ Hán. Dù được khắc chữ thì các cột đá vẫn để được tự nhiên, chỉ gọt đẽo sơ sài thậm chí chữ còn khắc trên những hòn còn vết xước, vết rỗ.


Hình ảnh khu mộ cổ Đống Thếch Khu mộ cổ Đống Thếch là một di tích quốc 2

Hình ảnh khu mộ cổ Đống Thếch

Khu mộ cổ Đống Thếch là một di tích quốc gia đặc sắc về khảo cổ và lịch sử - văn hóa được công nhận năm 2000.

Khu V-Resort

Cách trung tâm Hà Nội 60km về phía Tây Bắc, và cách thị xã Hòa Bình 30km về phía Đông Nam tại xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.

Trên một diện tích rộng hàng ngàn hecta nằm giữa lòng rừng núi Hòa Bình, với các lợi thế như: nguồn nước khoáng nóng chảy ngầm trong lòng đất, hàng chục hécta vườn cây ăn trái, sân tennis, sân golf mini và nhiều dịch vụ giải trí đa dạng khác

Ngoài ra, tại huyện Kim Bôi còn có một số nơi có tiềm năng để phát triển DLST như rừng nguyên sinh Thượng Tiến và một số xã Vĩnh Đồng, Hạ Bì....

Như vậy, Kim Bôi thực sự có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch núi rừng, nghỉ dưỡng, chữa bệnh.... Tuy nhiên, để khai thác những tiềm năng đó sao cho có hiệu quả thì cần phải có những giải pháp khả thi và bền vững nhằm làm thu hút nhiều đối tượng du khách loại bỏ những tồn tại, nhàm chán thường gặp ở

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 08/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí