DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu | Nguyên nghĩa | |
1 | ASEAN | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á |
2 | CNH-HĐH | Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa |
3 | DLST | Du lịch sinh thái |
4 | GDP | Tổng sản phẩm quốc nội |
5 | IUCN | Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế |
6 | KDL | Khu du lịch |
7 | KT-XH | Kinh tế - Xã hội |
8 | Nước CHXHCN Việt Nam | Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
9 | NXB | Nhà xuất bản |
10 | QPAN | Quốc phòng an ninh |
11 | Sở VH,TT và DL | Sở Văn hóa, thể thao và du lịch |
12 | TOUR | Chuyến du lịch |
13 | UBND | Ủy ban nhân dân |
14 | UCED | Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc |
15 | UNEP | Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc |
16 | UNESCO | Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc |
17 | UNWTO | Tổ chức Du lịch thế giới |
18 | VH-XH | Văn hóa – Xã hội |
19 | WTTC | Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế |
20 | WTO | Tổ chức thương mại thế giới |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững - 1
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Phát Triển Du Lịch Ở Địa Phương
- Khái Niệm Và Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Phát Triển Du Lịch Bền Vững
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng | Nội dung | Trang | |
1 | Bảng 3.1 | Tổng số cơ sở lưu trú. | 66 |
2 | Bảng 3.2 | Đầu tư vào các công trình phát triển du lịch | 67 |
3 | Bảng 3.3 | Đầu tư cho các hoạt động hỗ trợ | 69 |
4 | Bảng 3.4 | Số lượt khách du lịch giai đoạn 2008 – 2013 | 71 |
5 | Bảng 3.5 | Số ngày lưu trú của khách giai đoạn 2008 -2013 | 73 |
6 | Bảng 3.6 | Doanh thu du lịch và nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2008- 2013. | 74 |
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển với tốc độ nhanh, chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế và thu nhập quốc dân, góp phần quan trọng vào tăng thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch thực sự đã trở thành ngành kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành kinh tế khác, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao mức sống của nhân dân.
Vai trò của du lịch còn thể hiện ở việc tận dụng được những điều kiện, lợi thế mà tự nhiên sẵn có, thu hút nhiều lực lượng lao động và hầu như không phải sử dụng nhiều tài nguyên như những ngành sản xuất khác.
Ở phạm vi rộng hơn, du lịch đã, đang và sẽ góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, là cầu nối quan trọng, đóng vai trò sứ giả của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, dân tộc. Phát triển du lịch là một biện pháp hữu hiệu để “đem Việt Nam ra thế giới, mang thế giới về Việt Nam”.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”, từ đó đề ra mục tiêu: “phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”, “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Quảng Bình là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, có tài nguyên du lịch phong phú về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, tâm linh. Đặc biệt Quảng Bình được thiên nhiên ban tặng di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng với nhiều kỳ tích về địa chất, địa mạo, về đa dạng sinh học, trong đó có nhiều
hang động đẹp nhất thế giới, là điều kiện cho dịch vụ, du lịch phát triển, trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Với tiềm năng, lợi thế và quyết tâm cao, trong thời gian qua Quảng Bình đã tập trung phát triển mạnh ngành du lịch, tạo được sự phát triển vượt bậc và từng bước đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch Quảng Bình trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, bất cập và nhiều tồn tại, hạn chế. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch chưa thể hiện tầm nhìn dài hạn. Đầu tư kết cấu hạ tầng còn dàn trải, thiếu đồng bộ, thiếu các điểm nhấn, đột phá. Hoạt động du lịch đang theo mùa vụ và phần lớn còn khai thác tự nhiên, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Công tác tuyên truyền và quảng bá du lịch còn yếu, chưa thu hút được các nhà đầu tư có kinh nghiệm, tiềm lực ở ngoài nước và trong nước phát triển du lịch. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, hướng dẫn viên, thuyết minh viên và nhân viên phục vụ và kinh doanh du lịch còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Sự tăng trưởng của ngành du lịch thiếu ổn định, nhiều vấn đề xã hội và môi trường phát sinh trong quá trình phát triển du lịch ngày càng bức xúc.
Thực tiễn đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững. Vì vậy đề tài: “Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững” được lựa chọn để thực hiện luận văn Thạc sỹ.
Đề tài phù hợp với chuyên ngành đào tạo kinh tế chính trị.
Việc thực hiện đề tài sẽ trả lời câu hỏi: Trong những năm qua Quảng Bình đã phát triển du lịch của địa phương theo hướng bền vững như thế nào? Những hạn chế và nguyên nhân của chúng trong phát triển du lịch Quảng Bình trong thời gian qua là gì? Cần có những giải pháp gì mang tính đặc thù để thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững trong thời gian tới?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững trong thời gian qua ở tỉnh Quảng Bình, đề xuất hệ thống giải pháp mang tính đặc thù để thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Bình.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu, mang tính đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững trong bối cảnh mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Bình
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
3.2.2. Về mặt không gian
Luận văn nghiên cứu phát triển du lịch bền vững trên địa bàn hành chính của tỉnh Quảng Bình.
3.2.3. Về mặt thời gian
Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch Quảng Bình từ năm 2008 (là năm ngành du lịch chuyển từ Sở Thương mại sang Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch) đến năm 2013 và các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2014-2020.
4. Những kết quả nghiên cứu của luận văn
Đây là lần đầu tiên ở Quảng Bình có một đề tài nghiên cứu một cách toàn diện, tổng thể về phát triển du lịch theo hướng bền vững trong phạm vi toàn tỉnh và trong giai đoạn 2008 -2013, tầm nhìn đến năm 2020.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở đó hình thành khung phân tích về phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu và những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển du lịch ở Quảng Bình trên quan điểm phát triển bền vững.
- Đưa ra quan điểm, đề xuất hệ thống giải pháp mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện địa phương để góp phần đưa ngành du lịch Quảng Bình phát triển theo hướng bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, là cơ sở cho các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch trong giai đoạn 2014 – 2020 và những năm tiếp theo.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về phát triển du lịch bền vững.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Bình.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan trong lịch sử loài người và nằm trong nội tại phát triển của con người do nhu cầu tự nhiên, khách quan về vật chất, văn hóa, tinh thần và tâm linh. Ngày nay, du lịch trở thành một ngành quan trọng đem lại lợi ích to lớn trên nhiều lĩnh vực cho hầu hết các quốc gia, dân tộc. Phát triển du lịch không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà kinh tế mà còn cả những nhà quản lý, những người hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiển, các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân liên quan đến hoạt động du lịch. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài, luận văn, bài viết về hoạt động du lịch, phát triển du lịch.
Tuy nhiên, cho đến những năm 80 của thế kỷ XX, xuất hiện khái niệm “Phát triển bền vững”, thì khi đó cũng xuất hiện các nghiên cứu khoa học liên quan đến các khía cạnh phát triển du lịch theo hướng bền vững. Và cũng từ đó, vấn đề phát triển du lịch bền vững được nhiều quốc gia, nhà nghiên cứu đề cập với cách tiếp cận và tổ chức thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung các nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng bền vững cho thấy phát triển du lịch không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích to lớn về kinh tế lâu dài, mà còn mang lại lợi ích về mặt chính trị, văn hóa – xã hội, ngoại giao, quốc phòng an ninh, đảm bảo công bằng, phát triển, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái...
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Việt Nam nói chung, cũng như ở nhiều địa phương nói riêng. Đây là nguồn tài liệu quý giá và hữu
ích để tác giả kế thừa, học tập kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn của mình.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung
- Cuốn sách “Thị trường du lịch” của Nguyễn Văn Lưu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998. Tác phẩm trình bày những vấn đề khái quát, tổng quan về thị trường du lịch như: Khái niệm, đặc trưng của thị trường du lịch, phân loại thị trường du lịch, phân tích một số yếu tố cơ bản trên thị trường du lịch...
- Cuốn sách “Du lịch và kinh doanh du lịch” của Nguyễn Hồng Giáp, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 1996. Tác phẩm đã phân tích hiện tượng, bản chất, khái niệm du lịch, các nguồn lực để phát triển du lịch, các thể loại du lịch và kinh doanh du lịch.
- Cuốn sách “Kinh tế du lịch” của Nguyễn Hồng Giá, NXB Trẻ, 2002. Công trình này đã đưa ra những khái niệm chung về du lịch, sản phầm du lịch, kinh tế du lịch từ nhiều gốc độ khác nhau của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu. Từ đó tác giả đã phân tích vị trí của ngành du lịch, các thành phần chủ yếu cho sản phẩm du lịch và các đơn vị hoạt động du lịch theo quan điểm của tác giả.
- Luận án Tiến sỹ: “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” của tác giả Nguyễn Đức Lợi, Hà Nội, 1996. Tác giả đã tập trung phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch Việt Nam, từ đó Luận án nêu định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Luận văn Thạc sỹ: “Phát triển du lịch Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Mai Khanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005. Tác giả đã nghiên cứu tổng quan về toàn ngành du lịch Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm quốc