Khái Niệm Và Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Bền Vững


+ Phân loại theo hình thức tổ chức có: Du lịch tổ chức, du lịch cá nhân.

+ Phân loại theo phương thức ký hợp đồng có: Du lịch trọn gói và du lịch không trọn gói.

+ Phân loại theo mục đích có: Du lịch mua sắm, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm...

+ Phân loại theo thành phần khách du lịch có: Du khách thượng lưu, du khách bình dân, du khách nghiên cứu...

1.2.1.4. Đặc trưng của sản phẩm du lịch

- Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm du lịch.

- Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời. Khác với hàng hóa thông thường, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời điểm và thời gian sản xuất, do đó khách hàng phải di chuyển đến địa điểm du lịch thay vì chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng.

- Sản phẩm du lịch là tổng hợp các yếu tố hữu hình và vô hình. Nhiều yếu tố có thể nhìn thấy nhưng cũng có yếu tố mà du khách chỉ có thể cảm nhận trong quá trình tiêu dùng như: Mức độ thân thiện, mến khách, cảm giác thú vị... Sản phẩm du lịch tổng hợp có thể thỏa mãn tối đa nhất mọi nhu cầu của khách tùy theo khả năng nhận thức, trình độ hiểu biết, khả năng tài chính, thời gian mua sản phẩm...Đó là hình ảnh hay đặc tính riêng của sản phẩm du lịch.

- Sản phẩm du lịch mang tính trừu tượng, không nhất định tồn tại dưới dạng vật thể nên du khách không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ. Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc biệt của du khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc thù do nhiều yếu tố sau hợp thành:

+ Các loại hình dịch vụ: Vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm và các dịch vụ trung gian, bổ sung.

Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững - 4


+ Giá trị tài nguyên du lịch là bộ phận cấu thành quan trọng; là yếu tố thu hút du khách.

+ Cơ sở vật chất kỷ thuật và cơ sở hạ tầng...là điều kiện vật chất cần thiết để phát triển du lịch, đồng thời là yếu tố cấu thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh để phục vụ du khách.

Về cơ bản, bộ phận cấu thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh bao gồm những yếu tố trên, nhưng trên thực tế, việc phối hợp các yếu tố này để tạo ra sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và cung cấp cho du khách là quá trình phức tạp, đa dạng.

1.2.1.5. Ngành kinh tế du lịch

Từ điển Bách khoa Việt Nam quan niệm: “Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa, dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chổ” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2005, trang 284).

Về bản chất: “Kinh tế du lịch là một hoạt động kinh tế, là tổng thể các hành vi phối hợp với nhau của hoạt động kinh tế nói chung với hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu về du lịch” (Từ điển Bách khoa Việt Nam , 2005, trang 228).

“Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù mang tính dịch vụ, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước, có chức năng nhiệm vụ tổ chức việc khai thác các tài nguyên và cảnh quan đất nước (tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn hóa, lịch sử...) để thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước nhằm buôn bán, xuất khẩu tại chổ hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2005, trang 586).


Nền kinh tế quốc dân là tổng thể các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau hợp thành, trong đó kinh tế du lịch là một bộ phận, một ngành kinh tế. Đây là một loại hình kinh tế đặc thù, thể hiện ở chổ nó mang tính dịch vụ - cung cấp sản phẩm mang tính du lịch thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt ở chỗ phần lớn sản phẩm của ngành kinh tế này không biểu hiện ở dạng vật chất cụ thể mà là loại sản phẩm vô hình với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Hàng hóa trao đổi giữa người bán và người mua không phải là vật chất cụ thể. Đối với khách hàng, hàng hóa mua được là sự cảm giác, thử nghiệm, hưởng thụ. Sự trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ của người bán và người mua không làm thay đổi quyền sở hữu sản phẩm du lịch. Trong quá trình chuyển đổi cũng không xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm, khách du lịch có quyền chiếm hữu tạm thời sản phẩm du lịch do người làm dịch vụ cung cấp. Cùng một sản phẩm du lịch, bên bán có thể bán được nhiều lần và bán được cho nhiều người. Việc mua bán sản phẩm du lịch chỉ là sự chuyển nhượng quyền sử dụng tạm thời, còn quyền sở hữu trước sau vẫn thuộc về người kinh doanh. Đây chính là đặc thù cơ bản của kinh tế du lịch và vì vậy, người ta gọi kinh tế du lịch là “ngành công nghiệp không khói”. Là ngành công nghiệp vì kinh tế du lịch nhằm khai thác, biến các tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, nhân lực, vốn, nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm du lịch để thu lợi nhuận. Là ngành công nghiệp không khói vì các sản phẩm du lịch không sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp mang tính sản xuất vật chất. Kết quả sản xuất của kinh tế du lịch là những sản phẩm không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể mà là sản phẩm trừu tượng như là sự thỏa mãn và hưởng thụ về tinh thần.

Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế hợp thành nền kinh tế quốc dân nhưng nó không thể hiện tách biệt, cô lập mà trái lại nó là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhiều ngành, lĩnh vực kinh


tế khác. Sự phát triển của kinh tế du lịch phụ thuộc vào sự phát triển của ngành, lĩnh vực kinh tế và sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng an ninh. Sự phát triển của từng ngành, lĩnh vực kinh tế và toàn bộ nền kinh tế là điều kiện cần và đủ để kinh tế du lịch phát triển và ngược lại kinh tế du lịch phát triển là động lực, điều kiện để góp phần thúc đẩy các ngành, lĩnh vực kinh tế và toàn bộ nền kinh tế phát triển.

Kinh tế du lịch có đặc điểm chung với các ngành kinh tế khác nhưng do tính đặc thù nên kinh tế du lịch có những đặc điểm khác biệt như: tính nhạy cảm, tính thời vụ, tính tổng hợp cao, tính đa ngành, tính đa thành phần, tính chi phí, tính liên vùng...

1.2.2 Phát triển bền vững

1.2.2.1. Khái niệm

Khái niệm phát triển bền vững được đưa ra vào năm 1987 trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc (WCED) như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.”(Phạm Trung Lương, 2002, trang 27).

Tháng 6 năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc họp tại Rio de Janeiro với sự tham gia của 179 nước đã thông qua chiến lược phát triển bền vững và khẳng định: “phát triển bền vững là phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con người hiện nay mà không ảnh hưởng bất lợi đến các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn những nhu cầu của họ”.

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã tổng kết và đưa ra khái niệm hoàn chỉnh: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,


hợp lý, hài hòa giữa các mặt của sự phát triển, đó là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con người trong hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Hội nghị này xác định 3 trụ cột của phát triển bền vững:

Bền vững về kinh tế đòi hỏi phát triển kinh tế nhanh với việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ, đặc biệt chú trọng công nghệ sạch.

Bền vững về mặt xã hội tức là đảm bảo công bằng xã hội và phát triển con người, trong đó chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội.

Bền vững về môi trường tức là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống theo hướng tích cực.

Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam, phát triển bền vững được định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” Định nghĩa này đã bao quát được 3 trụ cột của phát triển bền vững.

Ngày 17 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 154/QĐ – TTg “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (còn gọi là Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Định hướng đã xác định: “Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa của con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa 3 mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”.


Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 của Việt Nam đã khẳng định quan điểm: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược”. Theo đó: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế … Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng, bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội.”

1.2.2.2. Đặc trưng của phát triển bền vững

- Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được giữ gìn, bảo vệ.

- Vấn đề trung tâm của phát triển bền vững là con người, phát triển của thế hệ hiện tại không làm tổn hại tới sự phát triển của các thế hệ tương lai mà nó góp phần tạo điều kiện để các thế hệ sau thỏa mãn ngày càng cao hơn nhu cầu của họ.

- Phát triển bền vững không phải là phát triển của số lượng đơn thuần mà là phát triển với một tầm nhìn vào tương lai, phát triển nhưng không bỏ qua những nguyên tắc mang tính lý luận về đạo đức để hướng dẫn hành động.

- Phát triển bền vững là một quá trình lâu dài, gồm những giai đoạn khác nhau từ thấp đến cao.


1.2.3. Khái niệm và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

1.2.3.1. Khái niệm

Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hiệp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) quan niệm: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu về kinh tế - xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người” (Phạm Trung Lương, 2005, rang 27)

Năm 1996, Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế quan niệm: “ Du lịch bền vững là sự đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch cho thế hệ tương lai” (Nguyễn Đình Hòe, 2001, trang 63).

Hội nghị Bộ trưởng Du lịch các nước Đông Nam Á – Thái Bình Dương tổ chức tại Việt Nam (năm 2004) đã đưa ra quan niệm về du lịch bền vững: “Du lịch bền vững là việc phát triển du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch bền vững khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy môi trường mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương”.

Mặc dù còn có những điểm chưa thống nhất, nhưng phần lớn ý kiến của các nhà khoa học Việt Nam cho rằng: Phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm


thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương. (Phạm Trung Lương, 2005, trang 20).

1.2.3.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.

- Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ sự sống và bảo tồn tính đa dạng của tự nhiên và văn hóa – xã hội.

- Phát triển du lịch phải lồng ghép với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc gia.

- Phát triển du lịch phải gắn liền với thay đổi thái độ và thói quen sống của dân cư.

- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương.

- Tăng cường sự trao đổi, tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương và các chủ thể có liên quan nhằm đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.

- Cho phép địa phương tự quản lý lấy môi trường của mình.

- Tăng cường tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm.

1.2.4. Nội dung và tiêu chí phát triển du lịch bền vững

1.2.4.1. Nội dung phát triển du lịch bền vững

- Sự phát triển bền vững du lịch về kinh tế

Để phát triển du lịch bền vững về kinh tế cần tạo dựng và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch, đảm bảo tăng trưởng du lịch ổn định và lâu dài, đảm bảo sự công bằng về lợi ích, kinh tế giữa các chủ thể

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí