Các Công Trình Nghiên Cứu Về Phát Triển Du Lịch Ở Địa Phương


tế, khái quát những thành tựu, hạn chế và khuyết điểm của du lịch Việt Nam thời gian qua, đánh giá khái quát tiềm năng, thế mạnh và triển vọng. Từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

- Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001): “Du lịch bền vững”, NXB ĐHQGHN. Cuốn sách giới thiệu những vấn đề về mối quan hệ giữa du lịch và môi trường, khái niệm, nguyên tắc, chính sách của du lịch bền vững, du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm như du lịch miền núi, du lịch ven biển…

- Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác.

Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu và đưa ra quan điểm về phát triển du lịch bền vững, bước đầu xây dựng khung lý luận về phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Việt Nam...đây là tài liệu quý giá giúp tác giả tiếp cận, kế thừa về mặt lý luận và thực tiến để nghiên cứu và hoàn thành mục tiêu của đề tài đã chọn.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở địa phương

- Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị của Vương Minh Hoài: “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh”, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm 2011. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Ninh.

Hạn chế của luận văn này là chưa là rõ về mặt lý luận nội dung của phát triển du lịch theo hướng bền vững. Vì vậy sự phân tích thực trạng phát triển du lịch ở Quảng Ninh chưa gắn chặt với quan điểm phát triển bền vững.

- Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị của Lâm Thị Hồng Loan: “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình”, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Luận văn đã nghiên cứu về mặt lý luận, khái niệm, nguyên tắc phát triển du lịch bền vững; các tiêu chuẩn phát triển du lịch toàn cầu. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000 – 2011; đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, luận văn chưa nghiên cứu về mặt lý luận, nội dung của phát triển du lịch bền vững, chưa phân tích thực trạng cơ chế chính sách của tỉnh Ninh Bình liên quan đến phát triển du lịch của Ninh Bình theo hướng bền vững.

Ngoài ra còn có nhiều luận văn Thạc sỹ, đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch bền vững nói riêng ở các địa phương.

Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững - 3

Nhìn chung, các luận văn Thạc sỹ, đề tài nói trên với những cách tiếp cận theo các chuyên ngành khác nhau nhưng đều đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phát triển du lịch theo hướng bền vững; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững tại địa bàn nghiên cứu; đề xuất các giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương được nghiên cứu

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về du lịch ở tỉnh Quảng Bình

- Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị của Nguyễn Thị Lài: “Tăng cường dự án đầu tư phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình”. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Năm 2007.

- Luận văn đã đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình. Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc đầu tư các chương trình, dự án để phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình. Qua đó đề ra một số giải pháp để tăng cường đầu tư các dự án nhằm phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Luận văn chỉ tiếp cận ở mức độ là tăng cường các dự án đầu tư để phát triển du lịch bền vững mà chưa đề cập đến toàn diện, tổng thể các giải pháp để phát triển du lịch Quảng Bình thật sự theo hướng bền vững.


- Luận văn Thạc sỹ quản lý văn hóa của Lê Hùng Phi: “Quản lý di tích danh thắng gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình”, Đại học Huế, Năm 2009.

- Tác giả Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển du lịch, mối quan hệ giữa di thắng với phát triển du lịch và mối quan hệ giữa công tác quản lý nhà nước các di thắng và phát triển du lịch, từ đó đề ra các giải pháp để tăng cường quản lý các di thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình.

Tuy nhiên, Luận văn đang tiếp cận ở góc độ hẹp là mối quan hệ giữa quản lý di thắng với phát triển du lịch và mới ở góc độ phát triển du lịch, chưa đề cập sâu đến việc phát triển du lịch theo hướng bền vững.

- Luận văn Thạc sỹ lịch sử Đảng của Lê Diệu Linh: “Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2009”. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Năm 2011.

- Luận văn đã làm rõ vai trò của phát triển kinh tế du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với việc phát triển ngành kinh tế du lịch giai đoạn 2001 – 2009 và đề xuất các giải pháp để tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và các cấp ủy Đảng đối với việc phát triển kinh tế du lịch Quảng Bình trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Luận văn mới đề cập đến phạm vi hẹp là vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với ngành kinh tế du lịch, chưa đi sâu và làm rõ toàn diện các giải pháp để phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững.

- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu các loại hình du lịch để hình thành các Tour du lịch dài ngày, nội tỉnh, thúc đẩy dịch vụ - du lịch Quảng Bình phát triển”. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình. Chủ nhiệm đề tài: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái. Đồng Hới, Năm 2009.


- Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ các giá trị tài nguyên du lịch ở Quảng Bình, từ đó đề xuất hình thành các vùng, khu, điểm du lịch trọng điểm và đề xuất xây dựng các Tour, tuyến du lịch dài ngày góp phần thúc đẩy dịch vụ - du lịch Quảng Bình phát triển.

Đề tài chưa làm rõ khái niệm, vai trò, nội dung, tiêu chí, thực trạng của việc phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững, từ đó chưa nghiên cứu, đề xuất một cách toàn diện, có hệ thống để phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững trong thời gian tới.

Ngoài ra còn một số công trình khác nghiên cứu về phát triển du lịch Quảng Bình, nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu về du lịch ở tỉnh Quảng Bình chưa nhiều. Các công trình trên mới cung cấp một phần cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng của ngành du lịch, tiềm năng, thế mạnh và định hướng phát triển du lịch của tỉnh trong một giai đoạn nhất định. Các công trình nghiên cứu này đã cho thấy một cái nhìn cận cảnh về vai trò, vị trí quan trọng của kinh tế du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình. Đề cập sự cấp thiết phải xây dựng một chiến lược phát triển du lịch đồng bộ theo hướng bền vững. Các công trình nghiên cứu này là nguồn tư liệu quý giá để tác giả tham khảo, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.

Có thể khẳng định rằng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt, hệ thống và toàn diện về phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững.

1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững

1.2.1 Du lịch

1.2.1.1 Khái niệm

Thuật ngữ “du lịch” trong tiếng Pháp là “Le Tour” – được hiểu là đi một vòng và quay về nơi xuất phát. Thuật ngữ du lịch trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán là sự ghép nối giữa: “Du – đi chơi, tham quan và lịch

– ngắm nhìn, xem xét”.


Michael Coltman (Mỹ) cho rằng: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác giữa 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: Du khách, nhà cung cấp dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004, trang 18)

Các học giả Trung Quốc cho rằng: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, là sự tổng hòa của tất cả các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời lưu trú...” (Đồng Minh Ngọc và Vương Đình Lợi, 2001, trang 12).

Điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, giải thích: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng một thời gian nhất định. (Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2005, trang 6).

Từ góc độ kinh tế và quản trị doanh nghiệp, Khoa du lịch và khách sạn

– Trường Đại học kinh tế Quốc dân quan niệm: “Du lịch là một ngành kinh tế bao gồm các hoạt động tổ chức, hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu các nhu cầu khác của khách du lịch”. (Lý Minh Khải, 2006, trang 20).

Tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Organizatinon) định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”


Như vậy, du lịch vừa là hoạt động xã hội, vừa là hoạt động kinh tế, du lịch không chỉ liên quan đến khách du lịch mà còn đề cập đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh của các cơ sở và cá nhân phục vụ cho các nhu cầu tại nơi mà khách đi qua và ở lại.

Từ góc độ kinh tế, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ giữa các bên tham gia vào hoạt động du lịch đem lại lợi ích nhất định cho từng chủ thể.

Xét một cách cụ thể hơn, du lịch là tổng thể của những mối quan hệ kinh tế phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch và những người kinh doanh du lịch, chính quyền nơi nhận khách du lịch và dân cư địa phương trong suốt quá trình thu hút và lưu giữ khách.

Các chủ thể này tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với hoạt động du lịch. Trong đó:

- Đối với khách du lịch: Du lịch mang lại cho khách một sự hài lòng vì được hưởng một khoảng thời gian thú vị, được cung cấp nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng...Các du khách khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau, vì vậy họ sẽ lựa chọn các điểm, tour du lịch khác nhau với những hoạt động du lịch khác nhau.

- Đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch: Du lịch là cơ hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận thông qua việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch.

- Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế, nhất là số việc làm do du lịch tạo ra, thu nhập mà dân cư kiếm được, số lượng ngoại tệ mà khách quốc tế mang vào, các khoản thuế thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch.

- Đối với dân cư địa phương: Du lịch là cơ hội tìm việc làm, tạo thu nhập, đồng thời họ là nhân tố hấp dẫn du khách bởi lòng hiếu khách và trình độ văn hóa của họ. Ở các điểm du lịch giữa khách du lịch và dân cư địa


phương luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, sự tác động có thể có lợi, có thể có hại hoặc có thể vừa có lợi, vừa có hại.

1.2.1.2 Tài nguyên du lịch

Muốn phát triển du lịch bền vững trước hết cần phải có tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch cấu thành yếu tố nguồn lực của phát triển du lịch bền vững.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động, sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Tài nguyên du lịch hết sức phong phú và đa dạng, song về cấu trúc thì tài nguyên du lịch có thể phân chia thành 2 hệ thống sau:

- Tài nguyên tự nhiên: bao gồm các thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tượng đặc sắc của tự nhiên. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên chứa đựng những cảnh quan đặc sắc và đa dạng sinh thái, đa dạng sinh học, các cấu trúc vật chất vốn có của tự nhiên, chứa đựng những yếu tố kích thích hiểu biết, sự hiếu kỳ và tâm lý chinh phục tự nhiên của du khách. Tài nguyên thiên nhiên là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, thám hiểm, nghiên cứu khoa học, thể thao, nghỉ dưỡng...

- Tài nguyên nhân văn (hay tài nguyên du lịch văn hóa): Bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán, ẩm thực, nghệ thuật, các công trình đương đại, các sự kiện... là những cái do con người tạo nên phục vụ cho các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và các hoạt động văn hóa khác...

Ngoài ra, tài nguyên du lịch còn có các cơ sở giải trí, mua sắm...Tài nguyên du lịch bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành tạo nên sự hấp dẫn và lôi


cuốn du khách nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chúng là nguyên liệu cho một chuyến du lịch, là yếu tố quan trọng, điều kiện để phát triển du lịch của một địa phương, một quốc gia.

1.2.1.3 Các loại hình du lịch

- Dựa vào phương pháp phân loại tổng quát và mục đích chuyến du lịch có thể phân chia các loại hình du lịch sau:

+ Du lịch văn hóa

+ Du lịch tôn giáo, tín ngưỡng

+ Du lịch công vụ

+ Du lịch thăm viếng

+ Du lịch thương mại

+ Du lịch nghỉ ngơi, du ngoạn, tham quan:

+ Du lịch sinh thái

+ Du lịch chữa bệnh

- Dựa vào phân loại cụ thể thì có các loại hình du lịch sau:

+ Phân loại theo phương tiện lưu trú có: Du lịch ở khách sạn, du lịch ở khu cắm trại, các làng du lịch, nhà vườn...

+ Phân loại theo phạm vi lãnh thổ có: Du lịch nội địa và du lịch quốc tế.

+ Phân loại theo đặc điểm địa lý có: Du lịch biển, rừng núi, hang động, thành phố, nông thôn...

+ Phân loại theo nhu cầu có: Du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch thể thao, du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh, du lịch công vụ, du lịch thăm viếng...

+ Phân loại theo phương tiện vận chuyển có: Du lịch bằng đường hàng không, du lịch bằng đường bộ, du lịch đường thủy, du lịch đường sắt, du lịch mô tô, du lịch ô tô...

+ Phân loại theo thời gian có: Du lịch dài ngày, du lịch mùa vụ, du lịch ngắn ngày.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí