Vai Trò Của Ngành Du Lịch Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội


Bốn khu du lịch quốc gia vùng ĐBSCL bao gồm: Happyland (Long An); Thới Sơn (Tiền Giang); Phú Quốc (Kiên Giang); Năm Căn (Cà Mau);

Bảy điểm du lịch quốc gia vùng ĐBSCL gồm có: Láng Sen (Long An); Tràm Chim (Đồng Tháp); Núi Sam (An Giang); Cù lao Ông Hổ (An Giang); thành phCần Thơ; thị xã Hà Tiên (Kiên Giang); khu Lưu niệm Cao Văn Lầu (Bạc Liêu).

Những khu, điểm du lịch quốc gia này chính là những điểm nhấn quan trọng để phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch xanh ở vùng ĐBSCL. Phát triển du lịch vùng ĐBSCL cần dựa trên thế mạnh của từng khu vực, từng địa bàn trong vùng để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo, tạo điểm đến đặc trưng của từng khu vực trong Vùng.

Đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL” được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt tại Quyết định số 194/QĐ-BVHTTDL ngày 23-01-2015 cũng xác định hệ thống các sản phẩm du lịch đặc thù cấp vùng và cấp quốc gia. Vùng ĐBSCL được coi là “Thế giới sông nước Mê Kông” (Mekong Water World) của du lịch, gắn với giá trị cảnh quan sông nước, văn hóa bản địa, du lịch sinh thái, xây dựng không gian bảo tàng lúa nước, bảo tàng ẩm thực đặc sắc Nam Bộ, đờn ca tài tử, chợ nổi trên sông, vùng sinh cảnh ngập nước và biển đảo. “Thế giới sông nước Mê Kông” là sự thể hiện ngắn gọn những giá trị cốt lõi của du lịch vùng ĐBSCL với đặc điểm tự nhiên, hệ sinh thái đất ngập nước, biển đảo Đông - Tây Nam, là kết tinh của quá trình lịch sử lao động sáng tạo của bao thế hệ người đồng bằng, văn hoá độc đáo, giàu bản sắc thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, di tích văn hoá lịch sử, tạo ra nguồn tài nguyên du lịch nhân văn giá trị. Trong Đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL” đã xác định 5 nội dung liên kết quan trọng, gồm: (1) Liên kết phát triển sản phẩm du lịch (2) Xây dựng thương hiệu (3) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch (4) Phát triển hạ tầng du lịch

(5) Liên kết xây dựng chính sách đặc thù, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng. Song, quan trọng hơn nội dung liên kết là giải pháp tổ chức thực hiện và phối hợp triển khai đề án với lộ trình, bước đi phù hợp để đem lại hiệu quả.


Như vậy, có thể thấy Đảng, Quốc hội và Nhà nước luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò, vị trí và xác định chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam cũng như du lịch vùng ĐBSCL trong phát triển kinh tế - xã hội, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, cần phải huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế để phát triển du lịch, đồng thời cũng xác định những nội dung quan trọng cho phát triển du lịch như đầu tư cho phát triển du lịch, đa dạng hoá sản phẩm, xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu, bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch, phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế.

2.3 Vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội

2.3.1 Vai trò của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển ngày càng cao đối với các quốc gia phát triển và đang phát triển, đặc biệt là đối với những quốc gia có tiềm năng về du lịch. Du lịch đã và đang đóng góp một phần đáng kể trong tăng trưởng kinh tế và trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Du lịch là một ngành tổng hợp nó chịu tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự phát triển của ngành du lịch gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nước. Thế giới hiện nay đang diễn ra hai xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn đó là:

- Ở các nước phát triển đang diễn ra xu hướng chuyển từ khu vực sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ. Trong cơ cấu nền kinh tế ở các nước phát triển thì tỷ trọng của khu vực dịch vụ đã vượt hơn hẳn so với khu vực sản xuất vật chất, ngày càng thu hút được nhiều lao động và các nguồn lực của xã hội. Xu hướng này đang diễn ra mạnh mẽ nhất là trong sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại như hiện nay.

Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế - 8

- Ở các nước đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xuất hiện khả năng thực hiện cùng lúc hai xu hướng là vừa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời vừa chuyển từ cơ cấu sản xuất vật chất sang cơ cấu kinh tế dịch vụ. Việc thực hiện cùng một lúc hai quá trình này đòi hỏi các nước đang phát triển cũng phải tuân theo quy luật có tính phổ biến trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế


giới đó là làm sao để tăng giá trị ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội và đồng thời thu hút được lao động và các nguồn lực vào trong lĩnh vực này. Do vậy, ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng, đóng một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế đặc biệt là đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển.

Hiện nay cơ cấu kinh tế thế giới đang chuyển dịch theo xu hướng giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, đồng thời tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ, các loại hình dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ như: các dịch vụ về tài chính, pháp lí, bảo hiểm, du lịch…. Điều này đang nói lên sự phát triển không ngừng của ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng trong đời sống kinh tế xã hội.

Qua thực tiễn phát triển ngành du lịch của các quốc gia cho thấy, du lịch là một ngành kinh tế thường đạt hiệu quả cao, vốn đầu tư ít và khả năng thu hồi vốn nhanh, đồng thời góp phần giữ gìn, tôn tạo, phát triển những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, ngành du lịch thực hiện việc “xuất khẩu tại chỗ” đạt nguồn thu ngoại tệ lớn với hiệu quả cao. Theo số liệu năm 2014, đầu tư du lịch ước tính chiếm 9,4 % tổng đầu tư toàn cầu. Xuất khẩu du lịch chiếm 30% xuất khẩu của thế giới trong ngành thương mại dịch vụ (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2014). Phát triển ngành du lịch còn góp phần tích cực tạo việc làm cho một lực lượng lao động xã hội và cải thiện đời sống cho nhân dân nói chung. Ước tính một việc làm trong ngành du lịch gián tiếp tạo ra 1.5 việc làm cho các ngành liên quan. Trong năm 2013 ngành du lịch ước chiếm hơn 235 triệu việc làm trên toàn cầu. Đóng góp của ngành du lịch trong GDP Trong năm 2014 ước tính đã tạo ra khoảng 9,5 % GDP toàn cầu. Hiện tại và trong tương lai mức đóng góp này sẽ còn tăng lên. Ở các quốc gia có ngành du lịch là chủ lực, tỷ trọng du lịch có thể chiếm 30% đến 90 % GDP (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2014). Sự phát triển của ngành du lịch có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại đối với sự phát triển của các ngành, nghề khác trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời còn tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của quốc gia và của từng vùng, miền.


- Du lịch đối với sản xuất – xuất khẩu: Việc mở cửa, thu hút nhiều khách du lịch là một trong những phương thức xuất khẩu tại chỗ, thông qua các cửa hàng miễn thuế tại sân bay, bến cảng. Đối với các ngành nghề thủ công truyền thống, phát triển du lịch sẽ giúp duy trì và củng cố và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Du lịch đối với đầu tư, sử dụng nhân công: Việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc gia đồng thời xây dựng cơ sở vật chất cho phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch là cần thiết và có lợi cho cả đôi bên. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư trong ngành du lịch thường cao nên có khả năng hấp dẫn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Ngoài ra du lịch là ngành sử dụng nhiều lao động. Chính vì vậy, du lịch được các quốc gia, các nhà kinh tế coi là một trong những phương thức hữu hiệu để giải quyết nạn thất nghiệp hiện nay.

- Du lịch và giao thông vận tải: Giao thông vận tải là cầu nối giữa các vùng miền và các quốc gia. Giao thông thuận lợi sẽ tạo động lực thúc đẩy mọi người đi du lịch nhiều hơn, cung cấp các dịch vụ vận chuyển trong suốt quá trình khách đi du lịch.

- Du lịch và viễn thông tin học: Sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông trong thời gian qua đã tạo nên một cuộc cách mạng trong công tác tổ chức và kinh doanh của ngành du lịch. Những quốc gia có ngành dịch vụ du lịch phát triển hàng đầu cũng là những quốc gia đi đầu trong công nghệ thông tin, truyền thông.

- Du lịch và vấn đề đô thị hóa: Phát triển đô thị hóa tạo nên cơ sở hạ tầng chung cho nền kinh tế nhưng đồng thời cũng cung cấp thêm tài nguyên nhân tạo cho ngành du lịch. Ngược lại việc phát triển du lịch sẽ kích thích các ngành nghề có liên quan phát triển làm thay đổi nhanh chóng cảnh quan thiên nhiên đô thị, gia tăng nguồn thu ngân sách, giúp tăng thêm đầu tư và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.


2.3.2 Vai trò của ngành du lịch trong lĩnh vực văn hóa – xã hội

Sự phát triển của du lịch góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo:

Chuỗi cung, ngành liên quan

Thu nhập

Bán hàng

Việc làm

Du lịch

Du lịch ngày càng trở thành một nguồn lực cho tăng trưởng, tạo việc làm và tăng thu nhập của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Mặc dù du lịch tạo ra công ăn việc làm và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tác động đến an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có 3 loại tác động của du lịch đối với người nghèo đó là: 1) tăng thêm thu nhập cho người nghèo; 2) phát triển kinh tế địa phương, nông thôn và sinh kế của người nghèo;3) tác động đến môi trường tự nhiên và văn hóa của người nghèo.



Thu nhập


Hộ gia đình nghèo


Hình 2.1: Mối quan hệ giữa du lịch với người nghèo, thu nhập thấp

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế ILO - Bộ Công cụ hướng dẫn giảm nghèo thông qua du lịch (tr12)

Khi người thu nhập thấp tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch là họ đã tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch. Đồng thời, họ có thể làm việc trong khách sạn, nhà hàng, bán hàng thủ công mỹ nghệ, kéo xe hoặc chèo thuyền cho khách du lịch, hoặc tổ chức lưu trú tại địa phương... Ngoài ra, người nghèo có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động du lịch khi họ tham gia vào các ngành cung


ứng các sản phẩm và dịch vụ cho du lịch như cung ứng thực phẩm, các sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho các điểm du lịch …Như vậy, sự phát triển của du lịch đã góp phần tạo việc làm, thực hiện xoá đói, giảm nghèo.

Du lịch phát triển tạo môi trường, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân cư trong và ngoài nước

Mỗi quốc gia, khu vực, vùng miền trên thế giới đều có những nét văn hóa mang nét đặc trưng riêng, sự khác biệt này gây nên sự tò mò thúc đẩy ham muốn tìm hiểu, khám phá của con người. Hoạt động du lịch không đơn thuần vì mục đích vui chơi giải trí, tham quan nghỉ dưỡng,… mà còn là cơ hội để học hỏi, tìm hiểu, giao lưu về văn hóa giữa các vùng miền với nhau từ đó góp phần tạo nên sự phát triển xã hội, nâng cao sự hiểu biết cũng như làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người..

Theo Nguyễn Khắc Viện (2009) trong Văn hóa Thăng Long Hà Nội đã nhận định du lịch là “sự mở rộng không gian văn hóa của con người”. Con người ở những nền văn hóa khác nhau có nhu cầu di chuyển để tìm kiếm, trao đổi, học hỏi những cái mới lạ, trau dồi những cái tốt, bổ sung những cái thiếu, làm giàu vốn tri thức, nâng cao nhu cầu tinh thần của mình sau khi những nhu cầu vật chất đã được thỏa mãn. Đó là một trong những lý do chính yếu để hoạt động du lịch hình thành và phát triển nhanh chóng. Thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch, du khách được mở rộng kiến thức, hiểu biết thêm được nhiều điều mới lạ về văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán… của các địa phương, của các quốc gia. Hơn nữa, khi du khách thực hiện cuộc hành trình của mình là đã truyền bá văn hoá của cộng đồng nơi mà họ đang sinh sống, đồng thời chính du lịch văn hoá và khách du lịch đã góp phần khám phá kho tàng văn hoá của nhân loại. Thông qua hoạt động du lịch đã tăng cường được các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia góp phần bảo vệ hoà bình thế giới. Du lịch chỉ có thể phát triển trong điều kiện hoà bình và thiện chí chứ không thể phát triển trong điều kiện chiến tranh và thù địch.


Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng mang đến những mặt tiêu cực cho nền văn hóa như du lịch thâm nhập vào cộng đồng làm thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy, chính du lịch ảnh hưởng đến lối sống của một bộ phận dân địa phương, làm mai một đi những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương. Thương mại hoá quá mức các hoạt động du lịch, tác động tiêu cực đến môi trường…chính vì vậy phát triển du lịch cũng phải luôn đi đôi với việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ môi trường, sinh thái, giữ được bản sắc của dân tộc để việc hội nhập giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc với nhau sẽ mang ý nghĩa tích cực “Hòa nhập chứ không hòa tan”.

Du lịch phát triển góp phần xây dựng ý thức bảo về môi trường và phát triển các kĩ năng mềm

Thông qua các hoạt động du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái sẽ giúp củng cố thêm kiến thức cho người dân về vấn đề bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó các chuyến du lịch tập thể có thể giúp rèn luyện tinh thần đồng đội, khả năng làm việc nhóm, các kĩ năng giải quyết vấn đề, đây là loại hình du lịch mà các công ty thường dùng để huấn luyện nhân viên. Khi tham gia vào các hoạt động du lịch sẽ tạo cơ hội tiếp xúc trực tiếp giữa du khách với nhau và giữa du khách với cộng đồng giúp con người có thể hiểu biết nhau nhiều hơn, con người được hoà với thiên nhiên giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Du lịch giúp con người nâng cao hiểu biết về tự nhiên, văn hoá nâng cao kỹ năng mền. Du lich kết hợp với các hoạt động xã hội, từ thiện làm cho chuyến du lịch trở nên có ý nghĩa nhân văn hơn.

Du lịch phát triển sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Trong thế giới hiện đại ngày nay, áp lực đối với con người từ công việc cũng như từ gia đình và xã hội là rất lớn, chính vì thế các kỳ nghỉ, các kỳ du lịch là phương pháp giúp con người có thể cân bằng cuộc sống hữu hiệu nhất. Việc quay về với thiên nhiên, tìm nơi để thư giãn, nghỉ ngơi sẽ giúp phục hồi thể lực cũng như trí lực một cách nhanh chóng, giúp nâng cao hiệu quả và hiệu suất làm việc.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, quan điểm xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm


2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: phát triển du lịch theo hướng hiện đại, tiếp cận với những công nghệ mới của thế giới; tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng, nổi trội có sức cạnh tranh cao, có hàm lượng tri thức, hòa nhập vào thị trường du lịch thế giới là nhiệm vụ quan trọng của quản lý Nhà nước.

Để tạo điều kiện và môi trường phát triển du lịch Nhà nước đã thông qua các bộ luật như: Luật Du lịch, Luật Di sản, Luật Bảo vệ môi trường…Nhà nước thể chế hóa các chính sách như chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách tài chính – tín dụng, chính sách hỗ trợ xây dựng kết cầu hạ tầng du lịch; chính sách hỗ trợ xúc tiến du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch; chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch; chính sách đất đai; chính sách giá cả các dịch vụ cấu thành các sản phẩm du lịch; chính sách cạnh tranh.

Để du lịch phát triển Nhà nước cần đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Căn cứ vào tình hình phát triển hiện tại để đề ra những giải pháp phát triển sao cho phù hợp. Nhà nước sử dụng các quyền sẵn có để đưa ra các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách cho từng giai đoạn khác nhau trong tổng thể phát triển của ngành. Bên cạnh đó nhà nước còn giữ vai trò điều tiết cho các hoạt động du lịch được diễn ra hiệu quả, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng trong ngành.

2.4 Phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế

2.4.1 Thuận lợi

Hội nhập quốc tế là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Nói rõ hơn, hội nhập quốc tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Do đó, hội nhập quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí