Cơ Sở Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin Và Quan Điểm Của Đảng Và Nhà Nước Về Phát Triển Du Lịch Trong Hội Nhập Quốc Tế


Thị trường du lịch theo nghĩa hẹp là thị trường nguồn khách, nghĩa là trong một khoảng thời gian nhất định, ở khu vực nào đó tồn tại người mua có khả năng mua hàng hóa du lịch. Theo nghĩa rộng, thị trường du lịch là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Đứng trên góc độ kinh doanh du lịch thì thị trường du lịch được hiểu là một nhóm khách hàng hay một tập hợp khách hàng đang tiêu dùng hay đang có nhu cầu, có sức mua các sản phẩm du lịch nhưng chưa được đáp ứng. Thị trường du lịch rất đa dạng và không đồng nhất, tùy theo từng loại hình du lịch mà nó mang những đặc điểm khác nhau. Việc phân loại thị trường du lịch là cần thiết vì nó mang lại hiệu quả cho việc nghiên cứu, phân tích thị trường và xây dựng chiến lược tiếp thị, phát triển hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả.

2.1.2.2 Phân loại thị trường du lịch

+ Phân loại theo địa lý thị trường du lịch bao gồm:

- Thị trường du lịch quốc tế: là thị trường du lịch mà ở đó cung là ở một quốc gia và cầu ở một quốc gia khác. Đây là thị trường thường được các nước xem là quan trọng nhất của hoạt động du lịch, bởi vì so với thị trường nội địa thì thị trường khách quốc tế thường chi tiêu nhiều hơn, ở lâu hơn, sử dụng phương tiện đi lại, chỗ ở đắt tiền hơn và vì thế mang lại doanh thu cao hơn so với khách du lịch nội địa. Trên thị trường này, các doanh nghiệp du lịch ở các nước khác nhau thường có nhu cầu hợp tác để cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch được hiệu quả hơn và điều này hình thành nên mối quan hệ cung cầu du lịch vượt ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia.

- Thị trường du lịch nội địa: Là thị trường mà ở đó quan hệ cung - cầu về du lịch đều nằm trên lãnh thổ của một quốc gia. Trên thị trường nội địa các quan hệ nảy sinh do việc trao đổi mua bán, trao đổi các dịch vụ du lịch trong quốc gia đó, nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và mối quan hệ cung cầu về du lịch từ vùng này sang vùng khác.


+ Phân loại theo thị trường du lịch thực tế và tiềm năng

- Thị trường du lịch thực tế: Là thị trường mà các dịch vụ du lịch đã và đang được thực hiện và ở thị trường này mọi nhu cầu của khách du lịch đều có thể được đáp ứng đầy đủ.

- Thị trường du lịch tiềm năng: Là thị trường mà ở đó có ẩn chứa các yếu tố để phát triển các dịch vụ du lịch, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

+ Phân loại theo dịch vụ du lịch

Dựa vào dịch vụ du lịch có thể phân chia các loại thị trường du lịch gắn với việc tổ chức nhằm tạo ra và tiêu thụ các loại dịch vụ đó. Vì vậy có thể chia thị trường du lịch thành:

Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế - 7

- Thị trường lưu trú: gắn liền với các khách sạn, Resort, nhà nghỉ,…

- Thị trường vận chuyển: gắn liền với các phương tiện vận chuyển như máy bay, tàu hỏa, xe khách, tàu thuyền…

- Thị trường vui chơi giải trí: gắn liền với các hoạt động lễ hội, giải trí, mua sắm,…

+ Phân loại theo đặc điểm kinh doanh lữ hành

Có thể phân chia thị trường du lịch thành thị trường Inbound (nước ngoài vào) và thị trường Outbound (ra nước ngoài).

Tóm lại việc phân loại thị trường du lịch có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào phương diện tiếp cận, mục đích và tính chất của các loại hình hoạt động du lịch.

2.2 Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế

2.2.1 Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự ra đời của ngành dịch vụ du lịch

Kinh tế học Mác - xít không nghiên cứu trực tiếp về du lịch, nhưng nghiên cứu sự phát triển của phân công lao động xã hội là điều kiện, tiền đề cho sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển, đồng thời làm cơ sở cho việc phân chia và hình thành các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Khi nghiên cứu về phân công


lao động, C. Mác đã chỉ rõ: “sự phân công lao động xã hội này là điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hoá, mặc dầu ngược lại, sản xuất hàng hoá không phải là điều kiện tồn tại của sự phân công lao động xã hội” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 1993, t 23, tr 72).

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động thành các vùng, các ngành, các khu vực, các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất xã hội. Trong giai đoạn đầu của lịch sử phân công lao động xã hội còn mang tính chất tự nhiên tức là phân công theo tuổi tác, giới tính, ngành nghề... cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, dẫn đến hình thành các ngành chuyên môn hoá, từ đó hình thành các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ và sự phân công lao động trong từng ngành cũng được phát triển, du lịch được ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của phân công lao động trong ngành dịch vụ. Như vậy, kinh tế học Mácxít cho rằng chính sự phát triển của phân công lao động xã hội dẫn đến sự ra đời và phát triển của ngành du lịch. Sự phát triển của phân công lao động xã hội hình thành một hệ thống kinh tế khác nhau và nó ngày càng phức tạp, bao gồm nhiều vùng, nhiều thành phần kinh tế, nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong đó vai trò và vị trí của mỗi vùng, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực là khác nhau, thực hiện những chức năng riêng biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo thành cơ cấu kinh tế của mỗi nước. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, dẫn đến sự phát triển của ngành du lịch với tính chuyên môn hoá ngày càng cao.

Trong học thuyết giá trị, khi phân tích về hàng hoá C. Mác cho rằng: hàng hoá là những sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của con người. Trong chủ nghĩa tư bản nói riêng và kinh tế thị trường nói chung, hàng hoá là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải. C.Mác viết: “trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối, thì của cải xã hội biểu hiện ra là “một đống hàng hoá khổng lồ” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập - 1993, t23, tr 55). Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị sử dụng, hàng hoá có thể là những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể. Giá


trị của hàng hoá là do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá quyết định. C. Mác viết: “Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập - 1993, t23, tr 68).

Từ việc phân tích lý luận về hàng hoá của C. Mác, có thể thấy hàng hóa dịch vụ du lịch trên thị trường cũng có hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của hàng hóa dịch vụ du lịch là công dụng của nó, như nói ở trên là thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. Từ nghiên cứu của C. Mác cho chúng ta thấy rằng, sản phẩm của ngành dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng cũng mang đầy đủ những đặc điểm của sản phẩm hàng hoá, nó được tạo ra nhờ quá trình lao động của những người hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Chính lao động cụ thể của người lao động trong ngành du lịch đã tạo nên giá trị sử dụng của các sản phẩm du lịch, đồng thời hao phí lao động trừu tượng của người lao động trong ngành dịch vụ du lịch tạo nên giá trị của các sản phẩm du lịch. Thời gian lao động xã hội cần thiết trung bình của người lao động trong ngành dịch vụ du lịch sẽ quyết định giá trị xã hội của sản phẩm du lịch. Sản phẩm dịch vụ du lịch là sản phẩm phi vật thể và quá trình sản xuất của nó gắn liền với quá trình tiêu thụ, chính vì vậy không thể dùng trực quan để đánh giá chất lượng sản phẩm mà phải thông qua mức độ thỏa mãn, hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm du lịch.

Trên thị trường, giá cả thị trường của các sản phẩm ngành du lịch được biểu hiện thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa dịch vụ du lịch cũng tuân theo yêu cầu của qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh và các quy luật kinh tế khác của nền kinh tế thị trường.

Quy luật giá trị trong hoạt động du lịch cũng giống như quy luật giá trị trong hoạt động kinh tế đòi hỏi việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở lượng giá trị xã hội hay thời gian lao động xã hội cần thiết. Đó là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất, cung ứng một sản phẩm du lịch hay dịch vụ du lịch trong điều kiện bình thường của xã hội với trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình của những người lao động


trong ngành du lịch, phù hợp với một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Chính thời gian lao động xã hội cần thiết này sẽ hình thành nên giá trị xã hội và giá cả thị trường của các sản phẩm du lịch trên thị trường.

Cạnh tranh trong hoạt động du lịch là quá trình ganh đua giữa những người cung ứng sản phẩm du lịch (giá của các gói tour, các dịch vụ kèm theo,…), nhằm tìm kiếm những điều kiện thuận lợi trong việc cung ứng và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Cạnh tranh trong ngành du lịch cũng làm giảm chi phí dịch vụ du lịch, tăng năng suất lao động, đổi mới phương pháp quản lý, buộc người cung ứng dịch vụ du lịch phải nhạy bén với thị trường, làm tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch. Trên thị trường, sản phẩm dịch vụ du lịch chịu ảnh hưởng lớn của quy luật cung cầu. Giá cả trên thị trường được xác định là mức giá mà tại đó lượng cung bằng với lượng cầu. Tuy nhiên, trên thực tế cung và cầu luôn luôn biến đổi. Khi giá cả sản phẩm du lịch thay đổi sẽ làm thay đổi lượng cầu của khách du lịch theo chiều nghịch (giá tăng – cầu giảm và ngược lại). Chính vì vậy, tùy theo từng thời điểm, tùy theo đặc điểm của từng loại sản phẩm du lịch mà nhà cung ứng cần đưa ra mức giá hợp lí để phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng đồng thời mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Trong học thuyết giá trị thặng dư, khi nghiên cứu về hàng hoá sức lao động – loại hàng hoá đặc biệt là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. C. Mác cho rằng sức lao động là toàn bộ sức thể lực và trí lực tồn tại trong mỗi con người mà người đó có khả năng đem ra sử dụng để tạo ra của cải vật chất. Hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị sử dụng như các hàng hoá thông thường, tuy nhiên C. Mác cho rằng giá trị của hàng hóa sức lao động, được đo lường và xác định gián tiếp bằng giá trị những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống người lao động và gia đình. Giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm các yếu tố vật chất, tinh thần và lịch sử. Các yếu tố vật chất của hàng hoá sức lao động bao gồm tư liệu tiêu dùng về vật chất để tái tạo sức lao động cho chính bản thân người lao động; chi phí đào tạo người lao động; tư liệu tiêu dùng vật chất để nuôi sống gia đình người lao động. Nhu cầu tinh thần của người lao động bao gồm nghỉ ngơi, giải trí, du


lịch…Những giá trị vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu cho người lao động và gia đình phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước trong từng giai đoạn. Như vậy, theo C. Mác du lịch là một trong những nhu cầu tinh thần của người lao động, khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tinh thần của người lao động cũng được nâng cao trong đó có nhu cầu về du lịch. Kinh tế càng phát triển, thu nhập của người lao động ngày càng tăng, thì nhu cầu hưởng thụ các sản phẩm tinh thần trong đó có du lịch ngày càng tăng. Từ đó tạo điều kiện cho các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch nghiên cứu, du lịch khám phá, du lịch nghỉ dưỡng… ngày càng phát triển.

Tóm lại học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ là tiền đề, phương pháp luận khoa học cho các hoạt động kinh tế nói chung mà còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu hoạt động của ngành dịch vụ du lịch.

2.2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế

Từ năm 1994, khi Việt Nam bắt đầu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW về “Phát triển du lịch trong tình hình mới” nhằm đưa ra các quan điểm chỉ đạo cho phát triển du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 1998, khi hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, Bộ Chính trị đã họp bàn chuyên đề về phát triển du lịch và ban hành “Thông báo Kết luận số 179-TB/BCT” trong đó nêu rõ ý kiến chỉ đạo: cần tập trung, đẩy mạnh phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng của đất nước.

Tại Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, trong đó nhấn mạnh: cần phải bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 “Về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới”, trong đó đã xác định một số các giải pháp cơ bản cần tập trung cho phát triển du lịch như:


nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch; tăng cường hỗ trợ của nhà nước cho phát triển du lịch; tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm an ninh, an toàn để thu hút khách và phát triển du lịch; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch; tăng cường quản lý nhà nước về du lịch.

Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng cũng đã xác định: phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng năm 2016 tiếp tục khẳng định rõ chủ trương: “Có chính sách phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII - 2016, tr 288); đồng thời cần “Hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII - 2016, tr 94). Nghị quyết Đại hội lần thứ XII cũng chỉ rõ: “Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao. Tạo mọi thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại và bảo đảm an toàn, an ninh. Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam. Khai thác hiệu quả, bền vững các di sản văn hóa, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và gìn giữ vệ sinh môi trường. Phát triển các khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn, chất lượng cao” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII - 2016, tr 288).

Cùng với quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển du lịch, ngày 21-6-2013 tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã thông quan Nghị quyết số 52/2013/QH13, trong đó tiếp tục đưa ra phương hướng đẩy mạnh phát triển du lịch, đó là: Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch. Xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch Việt Nam. Áp dụng các tiêu chuẩn trong phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về việc phát triển du lịch. Gắn phát triển du lịch với bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa, nhân rộng các mô hình liên kết, có cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hiện tượng tiêu cực; phối hợp chặt chẽ các lực


lượng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu du lịch, điểm du lịch. Phấn đấu đến năm 2020 du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế.

Pháp lệnh Du lịch, 2/1999 cũng đã xác định: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2743/QĐ-TTg ngày 29-12-2011 nêu rõ: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài. Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

- Đối với “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22-01-2013, xác định ĐBSCL là một vùng du lịch quan trọng với các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của Vùng. Định hướng phát triển cho du lịch vùng ĐBSCL là du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước), du lịch biển và du lịch văn hóa lễ hội. Trong đó, vùng ĐBSCL có 04 Khu du lịch quốc gia và 07 điểm du lịch quốc gia.

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí