Kết Quả Phân Tích Nhân Tố Của 28 Chỉ Báo Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Đbscl


3.2.2 Phương pháp nghiên cứu thống kê, mô tả

Được sử dụng để thu thập thông tin về các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án, thu thập số liệu thứ cấp đáng tin cậy từ Hiệp hội Du lịch vùng ĐBSCL, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh vùng ĐBSCL, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh ĐBSCL, các công trình nghiên cứu của các học giả liên quan đến du lịch vùng ĐBSCL, từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch vùng ĐBSCL, khảo sát về nhu cầu và sự hài lòng của du khách về du lịch vùng ĐBSCL… từ đó lựa chọn những thông tin và tài liệu phù hợp làm cơ sở cho việc nghiên cứu luận án.

3.2.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp

Trên cơ sở những thông tin, số liệu có căn cứ khoa học, tác giả đi sâu phân tích thực trạng du lịch vùng ĐBSCL, đặc biệt là tác động của hội nhập quốc tế đến sự phát triển của du lịch, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế, những cơ hội và thách thức để từ đó đề ra những chính sách và giải pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.

3.2.4 Phương pháp so sánh và đối chiếu

Từ việc thu thập tài liệu, phân tích thống kê các số liệu tác giả dùng phương pháp so sánh và đối chiếu để hỗ trợ cho việc đánh giá quá trình phát triển du lịch vùng ĐBSCL so với tình hình phát triển du lịch của cả nước cũng như liên hệ với xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.

3.2.5 Phương pháp khảo sát, điều tra hiện trường

Để thực hiện phương pháp này, tác giả đã tiến hành điều tra bảng câu hỏi, thu thập thông tin của một bộ phận khách du lịch đến ĐBSCL nhằm tăng tính khách quan của đề tài nghiên cứu. Điều tra bằng bảng hỏi thực chất là một cuộc phỏng vấn bằng cách đưa những câu hỏi in sẵn trên giấy, gửi trước đến người được phỏng vấn để nhận những ý kiến trả lời theo những câu hỏi mà người nghiên cứu đặt ra.

Tác giả thiết kế nội dung bảng hỏi dựa theo sự phân chia các dạng câu hỏi như

sau:

- Về hình thức phân chia câu hỏi mở, câu hỏi đóng và câu hỏi hỗn hợp;


- Về nội dung câu hỏi sự kiện, câu hỏi đánh giá, thái độ, câu hỏi gián tiếp và câu hỏi trực tiếp;

- Về chức năng câu hỏi lọc, câu hỏi kiểm tra và câu hỏi chức năng tâm lý.

Căn cứ bảng hỏi, tác giả khảo sát chọn mẫu đại diện khách du lịch đến một số tỉnh ĐBSCL, để đo lường sự hài lòng của du khách trên cơ sở các yếu tố tác động đến du lịch ĐBSCL, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá làm cơ sở cho việc đề ra những chính sách và giải pháp phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.

Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch ĐBSCL (xem thêm phần phụ lục)

Kết quả Cronbach Alpha cho thấy các thang đo của các thành phần trong chất lượng dịch vụ của các tuyến du lịch đến ĐBSCL đều thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy Alpha. Vì vậy, các biến quan sát của các thang đo tiếp tục được đánh giá bằng phân tích EFA. Dựa theo mô hình ma trận trong EFA đầu tiên của chất lượng dịch vụ du lịch ta có hệ số tải nhân tố của biến “tính chuyên nghiệp của nhân viên” nhỏ hơn

0.5 cho nên biến này bị loại, các biến còn lại đều được sử dụng cho EFA tiếp theo. Kết quả EFA lần cuối được trình bày ở phụ lục 4.

Hệ số KMO = 0.77 cho thấy dữ liệu là phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố (0.5<KMO<1). Kiểm định Barlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể với giả thuyết

H0: Không có tương quan giữa các biến quan sát H1: Có tương quan giữa các biến quan sát

Với mức ý nghĩa alpha=5% Sig =0.000 (0%) < alpha = 5%

Có thể bác bỏ H0, nghĩa có tương quan giữa các biến quan sát hay phân tích nhân tố có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Kết quả EFA cho thấy có 7 nhân tố được trích tại eigenvalue là 1.104 và tổng phương sai trích là 71.9% cho thấy 7 nhân tố vừa rút ra giải thích được 71.9% biến thiên của dữ liệu (xem bảng 3.1).


Bảng 3.1: Kết quả phân tích nhân tố của 28 chỉ báo đánh giá sự hài lòng của khách du lịch ĐBSCL

Rotated Component Matrix(a)

Component


1

2

3

4

5

6

7

Lễ hội truyền thống

,542







Sự đa dạng của hệ thống khách sạn

-nhà hang

,712







Sự đa dạng của các dịch vụ vui

chơi giải trí

,766







Ý thức bảo vệ môi trường

,732







Tính chuyên nghiệp của nhân viên

,676







Hàng lưu niệm/ sản vật địa phương

,764







Loại hình du lịch mua sắm

,568







Loại hình du lịch tham quan

,574

,523






Loại hình du lịch nghỉ dưỡng


,636






Loại hình du lịch sinh thái


,810






Loại hình du lịch miệt vườn


,769






Khí hậu



,758





Thắng cảnh tự nhiên



,722





Tài nguyên thiên nhiên



,687





Vị trí địa lý



,772





Giá cả




,850




Mức độ an toàn




,849




Phong tục tập quán của địa phương





,867



Sự thân thiện của dân địa phương






,751


Nghệ thuật ẩm thực







,837

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế - 10

(Nguồn: Khảo sát của tác giả - số liệu được xử lí qua SPSS)

Khi chạy phân tích nhân tố thì có 8 chỉ báo bị loại khỏi mô hình chủ yếu do không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của phân tích nhân tố vì hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4. Giữ lại 20 biến còn lại có hệ số trong khoảng từ 0,5 đến 0,718, đồng thời các chỉ báo này cũng được gom lại thành 7 yếu tố khác nhau, khác xa với 5 nhóm yếu tố ban đầu mà người nghiên cứu đặt ra để khảo sát 7 yếu tố mới được tạo ra có duy nhất yếu tố Tài nguyên du lịch tự nhiên được giữ lại nguyên vẹn


4 chỉ báo như ban đầu, còn lại 4 yếu tố cũ được phân chia thành 6 nhóm yếu tố mới và được đặt tên lại như sau Trong 8 chỉ báo bị loại (xem Bảng 3.2).

Bảng 3.2: So sánh các nhóm yếu tố dùng đánh giá sự hài lòng của khách

du lịch ĐBSCL


Nhóm yếu tố cũ

Chỉ báo

Nhóm nhân tố mới tạo thành đạt tên mới

Ghi chú loại bỏ chỉ báo khi phân tích nhân

tố

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Khí hậu


Tài nguyên du lịch tự nhiên (nhóm 3)


Thắng cảnh tự nhiên


Tài nguyên thiên nhiên


Vị trí địa lý


Tài nguyên nhân văn

Các di sản văn hóa


X

Phong tục tập quán của

địa phương

Nhóm 5


Sự thân thiện của dân địa

phương

Nhóm 6


Các công trình kiến trúc


X

Lễ hội truyền thống


X

Cơ sở vật chất

Sự đa dạng của hệ thống

khách sạn -nhà hàng

Nhóm 1


Sự đa dạng của các dịch


vụ vui chơi giải trí


Nhóm 1


Hệ thống giao thông


đường bộ, đường thủy



X

Kết cấu hạ tầng


X


Nhóm yếu tố cũ

Chỉ báo

Nhóm nhân tố mới tạo thành đạt tên mới

Ghi chú loại bỏ chỉ báo khi phân tích nhân

tố

Môi trường, xã hội

Ý thức bảo vệ môi trường



Nghệ thuật ẩm thực

Nhóm 7


Thái độ phục vụ của nhân

viên


X

Tính chuyên nghiệp của

nhân viên

Nhóm 1


Giá cả

4


Mức độ an toàn

4


Sản phẩm du lịch

Hàng lưu niệm/ sản vật

địa phương

Nhóm 1


Loại hình du lịch tham

quan

Nhóm 1


Loại hình du lịch nghỉ

dưỡng

Nhóm 2


Loại hình du lịch sinh thái

Nhóm 2


Loại hình du lịch hội

thảo, hội nghị


X

Loại hình lịch sử văn hoá


X

Loại hình du lịch miệt

vườn

Nhóm 2


Loại hình du lịch mua

sắm

Nhóm 1


(Nguồn: Khảo sát của tác giả - số liệu được xử lí qua SPSS)

Các nhóm nhân tố mới được hình thành có nhân tố chỉ có duy nhất 1 chỉ báo, để xem xét hệ số tác động của các nhân tố mới này, trong phương trình hồi quy tuyến tính sau khi đi đặt tên cho các yếu tố mới và hiệu chỉnh mô hình đánh giá sự tác động đến sự hài lòng của du khách so với mô hình lý thuyết ban đầu.

Nhóm nhân tố 1 có 8 chỉ báo, được gom từ 3 yếu tố cũ gồm sản phẩm du lịch, tài nguyên xã hội, môi trường nhân văn, những chỉ báo này theo kết quả phân tích ở trên đặt được mức hài lòng tuy chưa cao so với các chỉ báo khác khi họ chọn từ 48.% sự hài lòng trở lên, đồng thời các chỉ báo này đại diện cho những gì đặc trưng


của vùng sông nước của du lịch ĐBSCL, vì vậy yếu tố mới của nhóm một được đặt tên môi trường du lịch.

Bảng 3.3: Các chỉ báo nhóm nhân tố 1


Chỉ báo

Nhân tố

Tên nhóm

mới

Lễ hội truyền thống


1


Môi trường du lịch

Sự đa dạng của hệ thống khách sạn -nhà hàng

Sự đa dạng của các dịch vụ vui chơi giải trí

Ý thức bảo vệ môi trường

Tính chuyên nghiệp của nhân viên

Hàng lưu niệm/ sản vật địa phương

Loại hình du lịch mua sắm

Loại hình du lịch tham quan

(Nguồn: Khảo sát của tác giả - số liệu được xử lí qua SPSS)

Nhóm nhân tố 2: Nhóm này có 3 chỉ báo cũ của yếu tố sản phẩm du lịch được giữ lại với kết quả khảo sát cả 3 chỉ báo này đều được du khánh khá hài lòng với các sản phẩm du lịch này do đó tên mới được đặt là loại hình du lịch.

Bảng 3.4: Các chỉ báo nhóm nhân tố 2


Chỉ báo

Nhân tố

Tên nhóm mới

Loại hình du lịch nghỉ dưỡng


2


Loại hình du lịch

Loại hình du lịch sinh thái

Loại hình du lịch miệt vườn

(Nguồn: Khảo sát của tác giả - số liệu được xử lí qua SPSS)

Đối với nhóm 3 giữ nguyên, nhóm 4 có 2 chỉ báo được giữ lại từ yếu tố môi trường xã hội gồm giá cả và an toàn được đặt lại thành an toàn và giá cả, các nhóm mới 5, 6, 7 đều gồm 1 chỉ báo tạo thành nên đặt theo tên của chỉ báo là nhóm 5 phong tục tập quán của địa phương, nhóm 6 sự thân thiện của dân địa phương và nhóm 7 nghệ thuật ẩm thực. Các nhóm này đều mang những đặc trưng riêng không lẫn với những vùng, miền du lịch khác.


Bảng 3.5: Các chỉ báo nhóm nhân tố 4, 5, 6 và 7


Chỉ báo

Nhóm

Tên mới

Giá cả

4




An toàn và giá cả

Mức độ an toàn




Phong tục tập quán của địa phương


5



Đặt như tên của chỉ báo

Sự thân thiện của dân địa phương



6


Nghệ thuật ẩm thực




7

(Nguồn: Khảo sát của tác giả - số liệu được xử lí qua SPSS)

Từ mô hình để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch ban đầu gồm 5 nhân tố: tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, môi trường xã hội, sản phẩm du lịch, tuy nhiên sau khi phân tích EFA tác giả đã chia ra làm 7 nhân tố đưa vào mô hình sau:


Môi trường du lịch

Tài nguyên du lịch

tự nhiên

Phong tục tập quán

của địa phương

Loại hình du lịch

Sự hài lòng

của du khách

Sự thân thiện của

dân địa phương

An toàn và giá cả

Nghệ thuật ẩm thực

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của du khách khi đến ĐBSCL

(Nguồn: Khảo sát của tác giả - số liệu được xử lí qua SPSS)


Nhóm giả thuyết về quan hệ giữa 7 thành phần chất lượng dịch vụ du lịch về sự hài lòng của du khách như sau:

H1: thành phần yếu tố môi trường du lịch có quan hệ dương với yếu tố hài lòng, nghĩa là nếu có đa dạng các dịch vụ vui chơi giải trí, sử đa dạng của nhà hàng khách sạn, sản vật địa phương phong phú, tính chuyên nghiệp của nhân viên càng cao, ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, địa điểm mua sắm và dịch vụ thăm quan phong phú thì mức độ hài lòng của khách hàng với yếu tố du lịch tại địa phương càng cao và ngược lại.

H2: thành phần tài nguyên du lịch tự nhiên có quan hệ dương với yếu tố hài lòng, nghĩa là nếu có vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi và tài nguyên thiên nhiên, thắng cảnh tự nhiên thu hút thì sự hài lòng càng lớn và ngược lại.

H3: Loại hình du lịch phổ biến tại địa phương có quan hệ dương với yếu tố hài lòng, nghĩa là loại hình du lịch thiên về các yếu tố sinh thái và miệt vườn, nghỉ dưỡng sẽ làm gia tăng sự hài của du khách khi đến với du lịch ĐBSCL

H4: thành phần yếu tố phong tục tập quán của địa phương có quan hệ dương với yếu tố hài lòng sẽ làm gia tăng sự hài lòng của du khách.

H5: thành phần sự thân thiện của dân địa phương có quan hệ dương với yếu tố hài lòng, sẽ càng làm gia tăng mức độ hài lòng của du khách.

H6: thành phần yếu tố giá cả và an toàn có quan hệ dương với yếu tố hài lòng, nghĩa là khách hàng cảm thấy giá cả ở địa phương không cao và du lịch an toàn thì mức độ hài lòng của du khách càng cao.

H7: thành phần nghệ thuận ẩm thực có quan hệ dương với yếu tố hài lòng, nghĩa là chất lượng trong thức ăn và dịch vụ càng cao thì mức độ hài lòng của du khách càng cao.

3.2.6 Phương pháp mô hình hoá

Mô hình 3 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ

Mô hình tập trung vào sự tồn tại mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng. Mô hình này được xây dựng trên mô hình của Gronroos (1982) and Bitner (1992).

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí