Khái Quát Tình Hình Phát Triển Du Lịch Trong Liên Kết Vùng Ở Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long‌


Ở Duyên hải Miền Trung, sự liên kết điển hình diễn ra ở 3 địa phương có nguồn TNDL độc đáo là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Sự liên kết diễn ra ở một số phương diện như: liên kết xây dựng chương trình DL theo 3 chủ đề: “Con đường di sản”, “Con đường sinh thái”, “Trung tâm DL Duyên hải miền Trung gắn với DL có trách nhiệm và bền vững”. Nhiều chương trình quảng bá đã được 3 địa phương phối hợp xây dựng chiến lược cùng xúc tiến như “Đà Nẵng biển gọi”, “Quảng Nam ­ Hành trình di sản”; “Lăng Cô huyền thoại biển”; “Ba địa phương ­ một điểm đến”…

Đối với vùng Tây Nguyên bước đầu đã thực hiện việc liên kết với vùng Bắc Trung Bộ (kết nối tuyến DL con đường Di sản Miền Trung với không gian Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên); với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (khai thác SPDL biển đảo, các di sản văn hóa Chăm); với vùng Nam Bộ (khai thác DL

tắm và nghỉ dưỡng biển, tham quan di tích, sinh thái miệt vườn cây trái, sông

nước, rừng ngập nước, lễ hội).

Đông Nam Bộ

có mối liên kết chặt chẽ

với các vùng lân cận như

Tây

Nguyên, ĐBSCL nhờ những lợi thế về thị trường khách DL rộng lớn, với trung tâm DL là TP Hồ Chí Minh. Các tuyến DL liên vùng kết nối trung tâm DL TP Hồ Chí Minh ngày càng diễn ra rộng khắp.

Vùng ĐBSCL với sự ra đời của Hiệp hội DL ĐBSCL đã thực hiện liên kết nội vùng bằng việc hình thành 2 cụm liên kết phía Tây và phía Đông, đồng thời trong từng địa phương đã bước đầu hình thành các mối liên kết ngoại vùng.

Nhìn chung, thực tiễn trên khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của PTDL trong liên kết vùng. Những kết quả bước đầu cho thấy, sự liên kết góp phần làm tăng tính cạnh tranh và hạn chế sự trùng lặp của các SPDL ở các địa phương, cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau về TNDL, về vị trí trong giao thương, về hạ tầng, CSVCKT và các nguồn lực khác cho PTDL. Tuy nhiên, việc liên kết chủ yếu mới dừng lại ở việc hoạch định chính sách, kí kết văn bản, chưa có sự hình thành của các trung tâm điều phối liên kết. Thực hiện


liên kết trên nhiều bình diện cũng đòi hỏi các địa phương cần phải có sự quy hoạch và hỗ trợ, cùng vì lợi ích của vùng.

1.2.2. Khái quát tình hình phát triển du lịch trong liên kết vùng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long‌

Với đặc điểm là vùng đồng bằng châu thổ, ĐBSCL có nhiều lợi thế để PTDL. Bộ phận đồng bằng châu thổ với những dải đất phù sa phì nhiêu màu mỡ được bồi đắp bởi hệ thống sông Tiền, sông Hậu chiếm diện tích đa phần đem lại ấn tượng về vùng đất phương Nam rộng lớn, thanh bình. Bên cạnh đó, những cù lao với cảnh quan thiên nhiên trong lành như cồn Phụng, cồn Ốc, cồn Quy, cồn Tiên (Bến Tre), cồn Mỹ Phước (Sóc Trăng), cồn Thới Sơn (Tiền Giang), cù lao Ông Hổ (An Giang) … tạo nên sức hấp dẫn riêng trong bức tranh sông nước Nam Bộ. Bên cạnh đó, hệ thống các đảo như đảo Phú Quốc, đảo Nam Du, đảo Hòn Sơn, đảo Hòn Tre,… với nhiều bãi tắm đẹp là điểm nhấn quan trọng thu hút khách DL. Với lịch sử phát triển, ĐBSCL còn nơi tập trung của nhiều dân tộc, tạo nên một nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc. Nhiều lễ hội đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm,… thu hút đông đảo du khách như lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (Châu Đốc, An Giang), lễ hội Óc Bom Bo (dân tộc Khmer), lễ hội Nghinh Ông (các tỉnh ven biển)…

Dựa trên lợi thế về TNDL đặc sắc, vùng ĐBSCL là điểm đến của nhiều khách DL trong và ngoài nước. Khách DL đến với ĐBSCL có xu hướng tăng đều, từ 8,2 triệu lượt khách năm 2007 lên 22,4 triệu lượt năm 2017, trong đó khách DL nội địa chiếm 85,5%. Khách quốc tế tuy chiếm tỉ trọng thấp, song có xu hướng tăng khá nhanh, từ 1,1 triệu lượt năm 2007 lên 1,8 triệu lượt năm 2017. Các địa phương có số lượng khách đến đông nhất là An Giang (chiếm 29,4% tổng lượng khách toàn vùng), Kiên Giang (18,4%), Đồng Tháp (8,9%), Tiền Giang (6,7%), … (TCDL, 2018).

Tổng thu DL của ĐBSCL tăng nhanh, đạt 11.300 tỉ đồng năm 2017, trong đó, Kiên Giang và Cần Thơ là các địa phương có tổng thu trên 1.000 tỉ đồng.


Về lao động DL, đến năm 2017, tổng số lao động trong ngành gồm 1,3 triệu, trong đó trực tiếp trong ngành DL là 36,2 nghìn lao động, tăng gấp 5,7 lần so với năm 2007 và chiếm khoảng 7% tổng số lao động DL của cả nước. Số lượng lao động DL tập trung đông nhất ở các địa phương như Kiên Giang, Bến Tre, Cần Thơ.

Về cơ sở lưu trú năm 2017, toàn vùng có 1.851 cơ sở với 35.742 phòng, tăng 2,6 lần so với năm 2007, chiếm 8,8% số phòng lưu trú của cả nước. Trong đó, có 52 cơ sở lưu trú đạt 3 ­ 5 sao (trong đó có 3 khách sạn 5 sao), với tổng số

4.546 phòng (chiếm 2,8% số cơ sở và 12,7% số phòng của toàn vùng). Các địa phương có hệ thống cơ sở lưu trú quy mô nhất là Kiên Giang (384 cơ sở, 9.561 buồng), Tiền Giang (262 cơ sở, 4.087 buồng), Long An (264 cơ sở, 3.288 buồng) và Cần Thơ (226 cơ sở, 6.176 buồng). Sự xuất hiện của các dự án đầu tư khách sạn 5 sao chuẩn quốc tế như Vinpearl Cần Thơ Hotel năm 2016 đã góp phần cải thiện năng lực về cơ sở lưu trú của vùng (TCDL, 2018).

Về phương diện liên kết vùng DL, thực tế cho thấy, ở cấp độ vùng, vấn đề liên kết trong PTDL ở ĐBSCL đã được đặt ra rất sớm với sự ra đời của Hiệp hội DL ĐBSCL vào tháng 6/2008. Sự ra đời của Hiệp hội đáp ứng đúng nhu cầu liên kết PTDL địa phương, trở thành điểm kết nối chung trong PTDL địa phương trong vùng. Sau khi Đề án “PTDL vùng ĐBSCL đến năm 2020” được phê duyệt và vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL thành lập, 2 khu vực liên kết trong vùng được hình thành là liên kết giữa các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm (trong lĩnh vực DL, ngoài Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau, có thêm tỉnh Bạc Liêu) và liên kết giữa các tỉnh duyên hải phía Đông (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh, đồng thời có thêm Long An). Các địa phương trong các khu vực liên kết này đã ký kết chương trình hợp tác liên kết và tổ chức một số hoạt động cụ thể như: Hợp tác xúc tiến và quảng bá DL; xúc tiến mời gọi đầu tư trên lĩnh vực DL; hợp tác đào tạo nguồn nhân lực; liên kết hình thành các tour, tuyến DL hấp dẫn đáp ứng nhu cầu du khách trong ngoài nước,…


Trên cơ sở liên kết, các tỉnh ĐBSCL đã xây dựng được nhiều tour tuyến DL liên tỉnh bằng đường bộ kết nối các tỉnh: Tiền Giang – Long An – Bến Tre – Vĩnh Long – Trà Vinh và Đồng Tháp. Về đường thủy có các tour đang hấp dẫn du khách như Cái Bè (Tiền Giang) – Vĩnh Long – Sa Đéc (Đồng Tháp), TP Mỹ Tho (Tiền Giang) – Bến Tre – TP Mỹ Tho (Tiền Giang),… xây dựng được SPDL chung "ĐBSCL ­ Một điểm đến 4 địa phương” ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau..

Bên cạnh đó, mối liên kết giữa ĐBSCL với Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Miền Trung cũng rất được quan tâm thể hiện qua nhiều hoạt động xúc tiến PTDL, xúc tiến thị trường và xúc tiến đầu tư trong thời gian qua. Việc mở các tuyến bay Hà Nội, Đà Nẵng với Cần Thơ, Phú Quốc ngày càng thúc đẩy mối liên kết giữa vùng với các vùng địa phương khác trong cả nước. Bên cạnh đó, liên kết quốc tế cũng được chú trọng thông qua tuyến biên giới với Campuchia (TCDL, 2016).

Tuy nhiên, sự PTDL của vùng ĐBSCL còn nhiều hạn chế. Doanh thu DL còn chưa tương xứng với tiềm năng. Nhân lực DL còn thiếu về số lượng và yếu nghiệp vụ và ngoại ngữ. Cơ sở lưu trú tuy ngày càng hoàn thiện song còn hạn chế, chưa đồng bộ và hiện đại… Tuy đã hình thành 2 cụm liên kết rõ rệt, song hoạt động liên kết DL còn mới chỉ dừng lại ở việc kí kết, chưa thực sự hiệu quả. Các địa phương còn chưa có sự đồng bộ trong việc kết nối khai thác các SPDL của nhau… Các bài học thực tiễn trên là kinh nghiệm quan trọng để vận dụng vào địa bàn cụ thể là tỉnh An Giang một cách phù hợp.

Tiểu kết chương 1‌

Với đặc điểm mang tính liên vùng, liên ngành, DL ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT – XH. PTDL đem lại các lợi ích lớn về kinh tế, xã hội, là công cụ quảng bá hình ảnh quốc gia cũng như góp phần kết nối các khu vực trên thế giới.

Sự PTDL được nghiên cứu dưới nhiều nội dung, góc độ như vai trò, nhân tố ảnh hưởng đến PTDL, TCLTDL, các chỉ tiêu đánh giá PTDL,… Đây là cơ sở lí


luận và thực tiễn quan trọng làm nền tảng cho sự PTDL. Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc lí luận và thực tiễn liên quan đến PTDL, đề tài đã bổ sung và bước đầu đề xuất một số quan niệm về PTDL, xây dựng tiêu chí đánh giá PTDL theo ngành

và theo lãnh thổ. Đối với việc đánh giá điểm DL, đề

tài đã sử

dụng kết hợp

phương pháp thang điểm tổng hợp với hệ thống 8 tiêu chí với thang bậc ngũ vị phân (từ 1 ­ 5), kết hợp với trọng số được trích xuất từ mô hình AHP, từ đó phân hạng điểm DL theo mức độ khai thác. Hệ thống tiêu chí đa dạng, trọng số được xây dựng có tính khách quan và khoa học dựa trên ý kiến của các chuyên gia, có sự kết hợp giữa định tính và định lượng cho phép xác định đối tượng mang tính tổng thể, chi tiết và tiệm cận với tình hình thực tế.

Tuy nhiên, thực tiễn PTDL trong bối cảnh mới, đặc biệt xu thế liên kết vùng trong PTDL đã đặt ra yêu cầu cần phải bổ sung, cập nhập các vấn đề về cả lí luận và thực tiễn. Sự PTDL trong liên kết vùng chịu sự tác động của TNDL, trong đó lợi thế so sánh về TNDL đặc thù có khả năng quyết định đến liên kết. Bên cạnh đó, hệ thống cơ chế chính sách có tác động rất quan trọng, định hướng cho các nhân tố khác như CSHT, CSVCKT, công nghệ, vị trí khoảng cách, AN – CT, KT ­ XH. Đồng thời, qua việc tổng quan thực tiễn PTDL trong liên kết vùng ở Việt Nam và ĐBSCL, một số bài học kinh nghiệm có thể xem xét vận dụng cụ thể cho tỉnh An Giang:

­ PTDL hiện nay không thể tách rời với việc liên kết vùng. Sự PTDL gắn với liên kết vùng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho địa phương cũng như vùng, hướng tới mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả cho ngành DL;

­ PTDL trong liên kết vùng dựa trên nhiều cơ sở, nguyên tắc về lợi ích, về tổ chức,... Do đó, khi thực hiện liên kết vùng trong PTDL địa phương cần đảm bảo thực hiện hài hòa các nguyên tắc nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong liên kết;

­ Trong liên kết, cần xác định các yếu tố trội của từng địa phương, tiến tới xây dựng một không gian liên kết mang tính đa dạng và hấp dẫn dựa trên lợi thế so sánh của từng địa phương;


­ Thực tiễn PTDL trong liên kết vùng trên cả nước và toàn vùng ĐBSCL đã cho thấy những thành tựu quan trọng, song cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Các thành tựu cũng như thách thức là những bài học quý giá để ngành DL tỉnh An Giang triển khai tốt hơn hoạt động DL trong liên kết VPC.


CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG TRONG LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN‌

2.1. Khái quát về tỉnh An Giang và vùng phụ cận‌

2.1.1. Khái quát về tỉnh An Giang‌

Với tổng diện tích tự nhiên năm 2017 là 3.536,7 km2, An Giang là tỉnh có diện tích lớn thứ 4 vùng ĐBSCL và đứng thứ 36/63 tỉnh, TP cả nước. Dân số trung bình 2.161,7 nghìn người, đứng đầu toàn vùng ĐBSCL và đứng thứ 5 cả nước (CTK An Giang, 2018). An Giang nằm trong vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mekong. Từ lâu, An Giang có nhiều lợi thế về tài nguyên với đất phù sa màu mỡ, đồng thời cũng là một trong những cửa ngõ nối liền giữa Việt Nam và

Campuchia. Ngày nay, An Giang được biết đến như là một trung tâm nông

nghiệp lớn của vùng và cả nước, đồng thời là điểm đến DL hấp dẫn.

Trong tiến trình lịch sử, địa danh và địa giới hành chính của tỉnh có sự thay đổi. Ngày nay, An Giang là một trong 13 tỉnh, thành thuộc vùng ĐBSCL.

Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính tỉnh An Giang năm 2017‌


STT

Địa phương

Diện tích

(nghìn km2)

Dân số

(nghìn người)

Mật độ dân số

(người/km2)

Toàn tỉnh

3536,7

2.161.713

610

1

TP Long Xuyên

115,3

286.287

2482

2

TP Châu Đốc

105,2

111.577

1060

3

TX Tân Châu

176,4

172.226

976

4

Huyện An Phú

226,2

179.803

795

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 9


5

Huyện Phú Tân

313,1

207.818

664

6

Huyện Châu Phú

451,0

246.519

547

7

Huyện Tịnh Biên

355,0

122.019

344

8

Huyện Tri Tôn

600,3

134.808

225

9

Huyện Châu Thành

355,0

170.791

481

10

Huyện Chợ Mới

369,1

347.750

942

11

Huyện Thoại Sơn

471,0

182.043

387

(Nguồn: CTK An Giang, 2018)

Về sự phân chia hành chính, tỉnh An Giang có 2 TP, 1 TX và 8 huyện (bảng 2.1). Tính đến năm 2017, dân số của tỉnh An Giang là 2.161,7 nghìn người, chiếm

12,2% dân số

toàn vùng ĐBSCL và 2,3% dân số cả

nước; mật độ

dân số

611

người/km2, cao hơn so với cả người/km2).

nước (283 người/km2) và vùng ĐBSCL (435


Bản đồ hành chính tỉnh An Giang‌


Sự phân bố dân cư không đều, tập trung đông ở các TP, TX song thưa thớt ở các huyện miền núi như Tri Tôn, Tịnh Biên. An Giang là nơi sinh sống của các cộng đồng dân tộc gồm Kinh, Chăm, Khmer và Hoa. Các dân tộc với đặc trưng riêng đã góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc, có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Về phương diện kinh tế, nền kinh tế tỉnh có sự tăng trưởng nhanh và ổn định. Tổng GRDP theo giá thực tế năm 2017 đạt 73.454 tỉ đồng, tăng 1,88 lần năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,11%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng các ngành khu vực I, tăng tỉ trọng ngành khu vực II và III. Ngành dịch vụ ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp 53,8% trong cơ cấu kinh tế tỉnh năm 2017 (CTK An Giang, 2018). Bình quân thu nhập đầu người tăng ổn định, đạt 33,9 triệu đồng/người/năm (2017), tăng 1,87 lần so với năm 2010, song còn thấp so với trung bình cả nước (45,7 triệu đồng).

Nhìn chung, tuy đạt được nhiều thành tựu, song sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp. Trong bối cảnh trên, dựa trên lợi thế so sánh về TNDL và vị trí địa lí, phát triển ngành DL trong liên kết vùng là một hướng quan trọng nhằm đem lại sự tăng trưởng tích cực cho nền KT

­ XH của tỉnh.

2.1.2. Khái quát về vùng phụ cận‌

VPC được hiểu là khu vực có vị trí lân cận lãnh thổ tỉnh An Giang và nằm trong vùng DL ĐBSCL. Trong luận án, VPC được giới hạn gồm 3 tỉnh, thành: Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp. Đây là các địa phương có sự tương đồng về vị trí địa lí, lịch sử khai thác lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và KT ­ XH, có vị trí thuận lợi cho việc liên kết. Các địa phương này đều nằm không gian liên kết vùng ĐBSCL, với cụm trung tâm gồm (An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang); cụm Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp, Long An). Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng ĐBSCL, với nền tảng về hạ tầng như sân bay, khách sạn, cơ sở cung ứng dịch vụ DL… là động lực kết nối các dòng khách trong và ngoài nước đến ĐBSCL. Kiên

Xem tất cả 266 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí