Lượng Khách Du Lịch Đến An Giang So Với Một Số Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.


Đức, Đài Loan… Hiện nay, tỉnh An Giang có nhiều chương trình đầu tư, quảng bá để thu hút khách nước ngoài, điển hình như năm 2005 tỉnh đã đầu tư 06 tỉ đồng để đăng cai tổ chức Festival du lịch đồng bằng sông Cửu Long để quảng bá tiềm năng du lịch tỉnh An Giang với các nước trên thế giới cũng như cả nước Việt Nam.

- Các thị trường nước ngoài có triển vọng tác động đến phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang:

Thị trường Campuchia:

Đất nước Campuchia có 3 dãy núi chính theo dọc biên giới, rừng nguyên sinh chiếm 60% diện tích cả nước. Khu du lịch di tích - lịch sử-văn hóa Angkor Wat là kỳ quan thế giới thứ 7, được UNESCO công nhận vào năm 1992 cùng với 292 tháp tại tỉnh Siem Reap. Đền tháp Preah Vihear và 228 đền tháp tại tỉnh Preah Vihear là điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa rất hấp dẫn. Đền tháp và khu du lịch di tích lịch sử - văn hóa có 1.298, chùa Phật giáo 3.800 chùa và 108 khu du lịch thiên nhiên trong đó khu du lịch sinh thái có 28 địa điểm.

Đây là thị trường triển vọng nhất vì những năm gần đây hai tỉnh An Giang và Phnompenh ký kết nhiều liên kết trong việc phát triển du lịch trước mắt là tuyến thành phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ-Long Xuyên-Châu Đốc- Phnompenh-Xiemriep. Đây là cơ sở sẽ mở ra mối quan hệ chặt chẽ và thu hút được lượng khách ngày càng cao hơn ở đất nước này. Với vị trí liền kề nhau nên việc đi lại thuận lợi, sản phẩm du lịch của khách du lịch nước này không đòi hỏi khe khắt, là thị trường rộng lớn để phối hợp và phát triển du lịch giữa tỉnh An Giang và Campuchia ngày càng tốt hơn.

Thị trường Nhật:

Đây thị trường có nhiều triển vọng nhất ở Châu Á có tác động đến việc tăng lượng khách nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Những năm gần đây, lượng khách thị trường Nhật có khuynh hướng tăng nhanh và có triển vọng tăng nhanh hơn trong thời gian tới, đặc biệt là khách du lịch Nhật có khả năng tiêu dùng khá cao, từ đó tạo thuận lợi trong việc tăng hiệu quả từ ngành du lịch đến các ngành kinh tế khác cũng như nền kinh tế quốc dân.

Thị trường Đông Nam Á (ASEAN):

Việt Nam có nhiều chương trình hợp tác về phát triển kinh tế và du lịch từ khi Việt Nam là thành viên của khối ASEAN. Theo số liệu thống kê những


năm gần đây lượng khách đến từ khối ASEAN tăng nhanh chủ yếu là Thái

Lan, Singapore, Malaysia.... đa số là khách đến tham quan lần đầu và một số khách thương mại từ những nước này đến Việt Nam kết hợp với du lịch và thăm thân nhân. Những khách du lịch này có nhu cầu dịch vụ chất lượng cao. Đây là thị trường có tiềm năng và triển vọng trong tương lai, do đó, trong thời gian tới cần nghiên cứu để phát triển các loại hình du lịch, các hoạt động dịch vụ để tạo ra những sản phẩm du lịch phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường này.

Thị trường Đài Loan:

Đây là thị trường quan trọng đối với du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Trong xu hướng hội nhập hiện nay thì những nhà thương nhân Đài Loan rất mong muốn tìm những cơ hội để đầu tư tại Việt Nam và kết hợp tham quan du lịch. Khách du lịch này thường chi tiêu cho du lịch khá cao. Để thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư đến An Giang để đầu tư phát triển kinh tế và tham quan du lịch, Tỉnh An Giang sớm hoàn chỉnh, nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng tốt nhu cầu trong thời gian tới, trước mắt là phối hợp cùng Bộ Giao thông để sớm triển khai và hoàn thành công trình cầu Vàm Cống.

Thị trường Mỹ:

Thị trường Bắc Mỹ có nhiều triển vọng đến phát triển du lịch của tỉnh An

Giang vì thị trường này có khả năng chi tiêu du lịch cao và đòi hỏi các sản

phẩm du lịch đạt chất lượng. Mục đích chính của lượng khách này chủ yếu là tham quan du lịch, tìm hiều thị trường hay thực hiện các chương trình dự án nước ngoài đầu tư vào tỉnh An Giang và họ kết hợp đi tham quan các di tích lịch sử, những nơi từng diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam và Mỹ. Nhất là năm 2001, do sự kiện 11/9/2001 xãy ra đã tác động lượng khách của thị trường Mỹ đến tỉnh An Giang tăng đột biến lên 12%. Trong thời gian tới Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có hiệu lực thì du khách ở thị trường này sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn.

Thị trường Pháp-Châu Âu:

Đây là thị trường chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số khách du lịch đến tỉnh An Giang và có nhu cầu chi tiêu cũng như sản phẩm du lịch ở mức cao, hoàn hảo. Họ thường đến Việt Nam với mục đích tham quan du lịch hoặc thương mại. Trong thời gian tới cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm du lịch cũng như đa dạng hóa sản phẩm du lịch mang tính đặc sắc riêng,


bên cạnh đầu tư nâng cấp cơ sợ hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho lượng khách du lịch ở thị trường này tăng nhanh trong thời gian tới.

- Đối thủ cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh An Giang:

Căn cứ vào tình hình thực hiện thời gian qua của ngành du lịch tỉnh An Giang và xu hướng phát triển trong thời gian tới, cho thấy rằng ngành du lịch tỉnh An Giang đang chịu sức cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong khu vực có tiềm năng phát triển du lịch mạnh về các lợi thế như ổn định chính trị, kinh tế phát triển , cơ sở hạ tầng tốt, sản phẩm đa dạng và phong phú…Các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước như sau:

+ Đối thủ cạnh tranh ngoài nước: Du lịch Campuchia:

Tỉnh An Giang tiếp giáp với Campuchia, đây là đất nước nổi tiếng trên thế giới với nền văn hóa độc đáo xa xưa cổ đại hàng nghìn năm và nhiều di tích lịch sử như Angkor Wat, đền tháp Bayon, đền tháp Ta Prohm, tháp Phnom Krom, bể Barai Tek Tla, núi Kulen, tháp Phnom Bork, hồ tháp Beng Melea…Bên cạnh, Vương quốc Campuchia còn có hệ thống bảo tàng, làng văn hóa và khu lưư niệm như: bảo tàng Quốc gia được xây dựng từ năm 1920 theo kiểu kiến trúc Khơmer, hiện nay bảo tàng đã trưng bày và giữ gìn hơn 5.000 cổ vật trước thế kỷ 20…Do đó, lượng khách đến Campuchia không ngừng tăng trưởng, với mức tăng bình quân 25-30%/năm và lượng khách năm 2003 tăng gấp 3,2 lần so với năm 1995.

Du lịch Thái Lan:

Trong những năm qua, hàng năm Thái Lan thu hút khách du lịch hơn 10 triệu lượt khách và thu về ngoại tệ hàng tỉ Baht, từ đó đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân của Thái Lan. Trong năm 2003 ngành du lịch Thái Lan đã đón khách quốc tế đạt 10 triệu lượt, doanh thu 309,27 tỉ Baht và khách nội địa đạt 69 triệu lượt với tổng doanh thu 290 tỉ Baht với sản phẩm du lịch nổi bật nhất là bãi biển, du lịch sinh thái-nhân văn ... Thái Lan có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ xuất phát từ nền kinh tế Thái Lan phát triển đứng hàng thứ ba sau Malaysia và Singapore. Thu nhập bình quân đầu người ở mức khá cao, cụ thể năm 2003 là 2.300 USD. Cơ sở hạ tầng của Thái Lan rất tốt và cơ sở vật chất đầy đủ với phương tiện đưa đón du khách nhanh chóng, tiện nghi, đồng thời nhiều khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao nằm rãi rác khắp nước Thái


Lan. Bên cạnh, Thái Lan có công nghệ thông tin hiện đại, điện tử tiên tiến và

đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp hóa về dịch vụ du lịch.

Du lịch Malaysia:

Hàng năm, ngành du lịch của Malaysia đón hơn 10 triệu lượt khách đến và doanh thu ngoại tệ trên 21 tỉ RM. Đây là đất nước cũng rất thành công trong hoạt động du lịch, là do Malaysia có nền chính trị-an ninh, an toàn và trật tự xã hội khá ổn định nên đã thu hút nhà kinh doanh đầu tư và khách quốc tế mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, Malaysia có nền kinh tế mạnh trên cơ sở tăng trưởng nhu cầu nội địa và mở rộng xuất khẩu, đã đưa nền kinh tế Malaysia phát triển thứ hai sau Singapore. Trong năm 2003 GDP nước này tăng 5,2% tương đương

103.161 triệu USD với mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế và phát triển du lịch. Bên cạnh, Malaysia có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, hệ thống đường cao tốc tổng cộng 65.877 Km nối các thành phố cảng biển lớn và các khu công nghiệp và hệ thống đường sắt nối từ Thái Lan chạy xuyên từ phía Bắc vào Nam sang Singapore với chiều dài 2,418Km…Malaysia có sản phẩm du lịch rất độc đáo, đa dạng, phong phú như giải trí vui chơi-nghỉ mát cấp cao dành cho du khách quốc tế, nổi bật nhất là mỗi vùng địa phương có một sản phẩm đặc trưng, đặc thù riêng, từ đó đã thu hút khách và giữ chân khách ở lại, tiêu xài cao.

Tóm lại, những quốc gia đối thủ cạnh tranh du lịch Việt Nam nói chung, du lịch An Giang nói riêng là những quốc gia có tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo đặc trương cho mỗi đất nước. Tuy rằng các quốc gia cạnh tranh nhau rất quyết liệt, nhưng nhìn chung lợi thế các quốc gia này là ngành du lịch của các nước ASEAN có nhiều dự án để phát huy tính hợp tác phát triển mạnh mẽ.

+ Đối thủ cạnh tranh trong nước:

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh:

Đây một trong những thành phố có điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực phát triển tốt so với cả nước. Lượng khách đến thành phố Hồ Chí Minh tăng ở mức khá tốt, bình quân 12,50% năm, doanh thu tăng bình quân 30%. Du lịch thành phố Hồ Chí Minh được đầu tư, cải tiến nhanh nên các sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng. Đây là nơi tập trung nhiều khu vui chơi giải trí lớn nhất của các tỉnh phía nam như Khu du lịch Đầm sen, Suối Tiên…Ẩm thực phong phú của các miền, các dân tộc trong cả nước, từ đó tạo ra sản phẩm du lịch rất hấp dẫn, đa dạng. Từ những điều kiện thuận lợi này, du


lịch thành phố Hồ Chí Minh đã giữ chân tốt du khách cũng như thu hút sự tiêu xài của du khách.

Du lịch thành phố Cần Thơ:

Đây là đô thị vùng sông nước nằm dọc theo sông Hậu, một nhánh rẽ của biển Đông của sông Cửu Long. Đây là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch loại hình du lịch sông nước và du lịch vườn. Hàng năm tỉnh cần Thơ đã thu hút được lượng khách khá tốt đến thành phố này, với tốc độ tăng 24,5% năm.

Ngoài ra, ở Đồng bằng sông Cửu Long tỉnh An Giang còn các đối thủ cạnh khác như: tỉnh Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu, Tiền Giang…Đây là những tỉnh có cùng hướng khai thác du lịch về du lịch sinh thái, du lịch văn hóa-lễ hội…Vì vậy, sản phẩm du lịch của mỗi tỉnh cần khai thác tính đặc thù, độc đáo riêng biệt của từng địa phương.

Lượng khách (ngàn người)

Tuy các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cạnh tranh gay gắt về du lịch, nhưng hiện nay tỉnh An Giang đã có kế hoạch liên kết với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long để xây dựng các tour, tuyến làm tăng thêm tính hấp dẫn, phong phú, đa dạng hơn các sản phẩm du lịch tỉnh An Giang với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.





































Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 12


4000


3500


3000


2500

An Giang Vĩnh Long Long An

Tiền Giang

2000


1500


1000


500


0

Năm 2004

Năm 2005

Năm

Biểu đồ 2.4: Lượng khách du lịch đến An Giang so với một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

(Nguồn Sở Du Lịch tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang)[55],[56],[57],[58],[59],[60],[69],[70]


Qua biểu trên, cho thấy rằng tỉnh An Giang có năng lực cạnh tranh tốt so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thông qua các sản phẩm du lịch khá phong phú, khai thác lợi thế có lễ Vía bà Chúa Xứ hằng năm đã thu hút lượng khách lớn đến An Giang.

2.2.2. Phân tích tác động của phát triển ngành du lịch đối với đời sống kinh tế-xã hội tỉnh An Giang:

Trong thời gian qua, với sự ban hành và chấn chỉnh về công tác tổ chức, chủ trương chính sách đối với hoạt động của ngành du lịch đã từng bước đưa hoạt động này tăng với tốc độ nhanh hơn và có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang. Kết quả này đã khẳng định được vai trò của ngành du lịch trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế của tỉnh trong tương lai. Để có những nhận định rõ hơn, ta đi sâu phân tích và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển của ngành du lịch như sau:

- Tác động của du lịch đối với nền kinh tế:

18,000,000

16,000,000

14,000,000

12,000,000

10,000,000

8,000,000

6,000,000

4,000,000

2,000,000

0

1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006

Năm

Tổng số (triệu đồng)

Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế của tỉnh An Giang trong thời gian qua, nhất là giai đoạn từ 2002-2005 tốc độ tăng trưởng nhanh, với tốc độ tăng bình quân GDP giai đoạn này là 9,6% và với những chủ trương chính sách đổi mới cũng như huy động các nguồn lực để thực hiện những định hướng phát triển kinh tế xã hội trong đó có ngành du lịch sẽ tác động tích cực đến tốc độ tăng GDP trong thời gian tới càng nhanh hơn và đóng góp vào ngân sách sẽ ngày càng lớn hơn.


Biểu đồ 2.5: GDP qua các năm của tỉnh An Giang.

Nguồn Cục Thống Kê tỉnh An Giang [12]


Doanh thu từ du lịch: Doanh thu ngành du lịch tỉnh An Giang tăng với xu hướng tích cực. Giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng bình quân là 11,56%, đến giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng bình quân là 26,10%. Điều này thể hiện sự nổ lực của ngành du lịch trong thời gian qua trong việc phát triển dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên, phát triển ngành du lịch cần phải phấn đấu hơn nữa để phát huy tốt lợi thế hiện có về tiềm năng thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội...của tỉnh An Giang. Với xu hướng phát triển trong thời gian tới cho ta thấy niềm tin vững chắc về phát triển của ngành du lịch tỉnh An Giang trong thời gian tới.

Giá trị tăng thêm của ngành du lịch: Giá trị tăng thêm (VA) của ngành du lịch tăng liên tục qua các năm như năm 1996 là 41,3 tỉ đồng đến năm 2000 là 95,40 tỉ đồng và đến năm 2005 là 283 tỉ đồng [56]. Điều này đã khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của ngành du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang.

Khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp nó liên quan đến nhiều lĩnh vực. Do đó, việc phát triển của ngành du lịch sẽ tác động trực tiếp đến các ngành kinh tế khác có liên quan như: thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng …điều này cho thấy rằng cơ cấu kinh tế của khu vực sẽ chuyển dịch theo hướng kinh tế dịch vụ. Việc chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành dịch vụ của tỉnh An Giang trong thời gian qua thể hiện hướng đi đúng đắn, đưa nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát huy hiệu quả hơn. Cụ thể như năm 1996 cơ cấu ngành dịch vụ của tỉnh chiếm tỉ lệ 39,41% đến năm 2000 đạt 47,26% và đến năm 2005 đạt 49,26%. Điều này đã khẳng định được việc phát triển dịch vụ và mở cửa để đón khách du lịch cũng là một trong những phương thức xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Du lịch phát triển sẽ cung cấp lượng hàng hóa và những dịch vụ bổ sung cho du khách. Điều này sẽ tác động đến việc hoạt động của ngành du lịch đã thực hiện xuất khẩu tại chổ một cách có hiệu quả hay nói cách khác là ngành du lịch đã tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu tại chổ ngày càng hiệu quả hơn.

Tác động du lịch đối với văn hóa-xã hội và an ninh: Phát triển du lịch của tỉnh An Giang đã tác động đến việc duy trì, bảo tồn, phát triển các loại hình danh lam thắng cảnh và sản phẩm văn hóa tinh thần như vấn đề về tôn giáo, văn học…của tỉnh An Giang, cụ thể như bảo tồn các lễ hội truyền thống của


người Chăm, Khơmer hằng năm. Bên cạnh, du lịch đã tác động đến việc giữ gìn vấn đề văn hóa quy phạm luôn ngày càng hoàn thiện hơn như: đạo đức, phong tục, tập quán, ngôn ngữ hoặc đa dạng văn hóa vật chất thông qua việc đa dạng hóa các vật lưu niệm phục vụ khách du lịch…của tỉnh. Đồng thời thông qua hoạt động du lịch tỉnh đã hỗ trợ cho việc hiểu biết giữa các quốc gia, mở rộng quan hệ quốc tế như Campuchia, Pháp, Anh, Nhật…,mở rộng quan hệ

quốc tế theo hướng có lợi cho tỉnh, quảng bá các sản phẩm sản xuất của địa

phương. Vì vậy, văn hóa xã hội có mối quan hệ mật thiết với du lịch, việc phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện cho hoạt động văn hóa xã hội và an ninh-chính trị của tỉnh An Giang ngày càng hoàn thiện hơn.

Tác động du lịch đối với việc tạo cơ hội việc làm: Phát triển du lịch của tỉnh An Giang trong thời gian qua đã kéo theo sự phát triển của các ngành khác. Từ đó sẽ giải quyết một lượng lớn việc làm cho người lao động của tỉnh. Lao động của ngành du lịch của tỉnh An Giang năm 2005 có trên một ngàn lao động trực tiếp đã tác động đến việc giải quyết việc làm gần 3.000 lao động gián tiếp phục vụ du lịch.

Tác động đến sản xuất và quảng bá sản phẩm địa phương: Phát triển ngành du lịch các năm qua của tỉnh đã tác động đến phát triển một số sản phẩm địa phương được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến như: khô cá lóc Chợ Mới, mắm thái 555, mắm thái Bà Giáo Khỏe, đường Thốt lốt và một sản phẩm tiểu thủ công khác. Ngoài ra qua phát triển du lịch đã khôi phục lại một số ngành nghể tiểu thủ công nghiệp đã bị mai một như nghề dệt thổ cẩm, nghề đục đá mỹ nghệ…

Tuy nhiên, công tác quảng bá du lịch của tỉnh An Giang thời gian qua chưa đạt kết quả, theo số liệu điều tra 40,6% khách du lịch cho rằng biết đến du lịch tỉnh An Giang chủ yếu là thông qua bạn bè và biết từ phương tiện thông tin chỉ chiếm 31,3% [phụ lục 3]. Do đó, ngành du lịch tỉnh An Giang cần tăng cường mạnh hơn nữa công tác quảng bá du lịch tỉnh An Giang một cách có hiệu quả hơn.

- Tác động đến an ninh và trật tự xã hội:

Trong những năm qua các yếu tố bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách tại các điểm, cụm du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng tốt hơn. Bên cạnh, vấn đề an toàn sức khỏe cho du khách cũng được Sở Y tế cố gắng quản lý tốt. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất phức tạp cần phải quan tâm đúng mức để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách du lịch đến An Giang. Hiện nay, vấn đề trật tự an ninh

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 27/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí