Định Hướng Chung Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Đến Năm 2025, Tầm Nhìn Đến Năm 2030


4.1.1.5. Phát triển du lịch nông thôn phải lấy người dân làm gốc, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân tham gia hoạt động du lịch nông thôn

DLNT diễn ra ở khu vực nông thôn, sử dụng nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa của vùng nông thôn và mọi hoạt động xoay quanh cộng đồng nông thôn và góp phần tạo sinh kế cho người dân nông thôn,… Chủ thể chính là người dân nông thôn, bởi vậy mọi chính sách, quy hoạch, phát triển sản phẩm phải xuất phát từ người dân nông thôn và đem lại lợi ích cho họ. Bởi vậy, Nhà nước cần có những chính sách tạo điều kiện cho họ tham gia vào du lịch nông thôn, tăng cường nhận thức về PTDLNT; hỗ trợ họ tiếp cận nguồn vốn đầu tư cơ sở du lịch; bồi dưỡng, đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ du lịch,…

4.1.2. Định hướng chung phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

4.1.2.1. Định hướng không gian

Từ đặc trưng của tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng và đặc điểm kết nối thị trường, … không gian phát triển du lịch nông thôn vùng ĐBSH được định hướng phát triển theo ba phân khu du lịch chính sau:

- Phân khu du lịch trung tâm:

+ Không gian: Bao gồm thành phố Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam

+ Sản phẩm đặc trưng: DLNT gắn với nông nghiệp, DLNT gắn với sinh thái nông nghiệp, DLNT kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng, DLNT gắn với làng nghề truyền thống, DLNT gắn với di sản, DLNT kết hợp giáo dục và du lịch cộng đồng.

- Phân khu du lịch phía Đông:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

+ Không gian: Bao gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Bình

+ Sản phẩm đặc trưng: DLNT gắn với nông nghiệp, DLNT gắn với ngư nghiệp, diêm nghiệp, DLNT kết hợp nghỉ dưỡng, DLNT gắn với làng nghề truyền thống, DLNT gắn với văn hóa và du lịch cộng đồng.

Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - 19

- Phân khu du lịch phía Nam:

+ Không gian: Bao gồm các tỉnh Nam Định, Ninh Bình

+ Sản phẩm đặc trưng: DLNT gắn với nông nghiệp, DLNT gắn với sinh thái,


DLNT gắn với làng nghề truyền thống và du lịch cộng đồng.

4.1.2.2. Định hướng phát triển thị trường du lịch nông thôn

a) Thị trường khách du lịch nông thôn quốc tế

Khách DLNT quốc tế đang là nguồn khách có tiềm năng lớn, mang lại doanh thu cao cho Việt Nam nói chung cũng như vùng ĐBSH nói riêng. Căn cứ đặc điểm nguồn khách quốc tế trong thời gian qua, căn cứ xu hướng phát triển khách và xu hướng phát triển của loại hình DLNT trên thế giới và khu vực, sự khác biệt trong nhu cầu và khả năng chi trả của khách, vùng ĐBSH cần định hướng thị trường khách DLNT như sau:

- Ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch nông thôn thuần túy muốn trải nghiệm văn hóa khác biệt và nhu cầu nghỉ dưỡng; cụ thể dòng khách du lịch Âu - Mỹ - Úc (cả khách quốc tế đến và khách sinh sống và làm việc tại Việt Nam) và khách du lịch Đông Bắc Á sinh sống và làm việc tại Việt Nam

- Bên cạnh đó phát triển thị trường dòng khách du lịch nông thôn kết hợp: Bao gồm gần như tất cả các thị trường khách du lịch quốc tế chính của Việt Nam trong đó có cả các thị trường có tính tương đồng về văn hóa hoặc địa lý như thị trường các nước ASEAN và Đông Bắc Á

b) Thị trường khách du lịch nông thôn nội địa

- Ưu tiên thị trường khách DLNT thuần túy: chủ yếu các dòng khách từ các thành phố lớn ở khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và một số thành phố thuộc tỉnh có mức độ đô thị hóa cao

- Phát triển thị trường khách DLNT kết hợp: gần như tất cả các thị trường khách du lịch nội địa trong đó có cả các thị trường xa như miền Nam và miền Trung

4.1.2.3. Định hướng sản phẩm du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng Trên cơ sở định hướng thị trường và tiềm năng DLNT vùng ĐBSH, vùng cần

tập trung định hướng sản phẩm như sau:

- Tập trung khai thác và phát triển các sản phẩm đặc trưng của vùng và của từng địa phương trong vùng:

+ Sản phẩm du lịch nông thôn gắn với làng nghề truyền thống: Làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội); Làng tạc tượng Bảo Hà (Xã Bình Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng); làng nghề thêu ren Văn Lâm (Ninh Hải, Ninh Bình); Làng nghề rắn Vĩnh


Sơn (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc); Làng gốm Phù Lãng, làng tre trúc Xuân Lai, làng tranh Đông Hồ, làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh); Làng gốm Chu Đậu (Hải Dương); Làng nghề đan đó Nội Lăng và Tất Viên (xã Thủ Sỹ, Hưng Yên); Làng nghề chạm Bạc Đồng Xâm (Kiến Xương, Thái Bình); Làng nghề sơn mài (Cát Đằng, Nam Định)

+ Sản phẩm du lịch nông thôn gắn với nông nghiệp: du lịch tham quan, trải nghiệm vườn cây ăn trái theo mùa như: Vườn vải Thanh Hà (Hải Dương); Vườn nhãn lồng tại Khoái Châu, Làng hoa cây cảnh Văn Giang (Hưng Yên), Du lịch tham quan trải nghiệm các cánh đồng muối, nuôi ngao, trồng lúa (Hải Hậu, Nam Định) và một số xã trong tỉnh Ninh Bình (xã Sơn Hà - huyện Nho Quan, xã Yên Mạc, Yên Từ - huyện Yên Mô)

+ Du lịch nông thôn gắn với làng di sản: Làng cổ Đường Lâm, Làng Cự Đà, Thanh Oai, làng Bối Khê (Hà Nội); Làng Diềm (Bắc Ninh); làng văn hóa đặc trưng đồng bằng Bắc Bộ - Làng Nôm (xã Đại Đồng, Hưng Yên)

+ Du lịch nông thôn gắn với làng văn hóa: Làng Bồ Dương - Hồng Phong, Ninh Giang, làng rối nước Thanh Hải (Hải Dương) - di sản văn hóa phi vật thể múa rối nước cùng với phong cảnh làng quê Bắc Bộ; Làng Nguyên Xá (Làng Nguyễn) (Thái Bình)

+ Du lịch nông thôn gắn với sinh thái: du lịch sinh thái nông thôn đầm Vân Long (Gia Viễn, Ninh Bình); Làng An Dương và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng nông thôn dọc sông Hương (Hải Dương); du lịch sinh thái cộng đồng tại huyện Giao Thủy (Nam Định)

+ Du lịch cộng đồng: Làng Việt Hải (Cát Bà - Hải Phòng); Du lịch cộng đồng trải nghiệm đồng quê xã Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình); Làng Đạo Trù thượng (văn hóa dân tộc thiểu số Sán Dìu) (Vĩnh Phúc); Du lịch cộng đồng tại xã Hòa Hậu (Lý Nhân, Hà Nam)

- Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch nông thôn cho thị trường khách du lịch cao cấp: Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng không làm mất đi nét đặc trưng văn hóa điểm đến, sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường và cảnh quan của địa phương.

- Bảo tồn, phục dựng và phát triển các làng nghề, ẩm thực, trang phục truyền


thống và hoạt động nông nghiệp, loại hình biểu diễn văn hóa, thể thao,…; phát triển các nghệ nhân; phục dựng mô hình sản xuất các sản phẩm đặc sản, truyền thống, sản phẩm OCOP phục vụ khách du lịch; bảo tồn và phát huy các không gian văn hóa, di tích văn hoá, lịch sử.

- Xây dựng và số hóa tài liệu thuyết minh về các di tích văn hóa, lịch sử, điểm du lịch sinh thái và làng nghề truyền thống,… gắn với du lịch nông thôn.

4.1.2.4. Định hướng về đầu tư phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

- Đầu tư phát triển du lịch nông thôn cần đạt trong bối cảnh đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung, kết hợp với các ngành - lĩnh vực có liên quan (giao thông, nông nghiệp, văn hóa, môi trường,…) và các chương trình mục tiêu quốc gia

- Các lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư:

+ Phát triển hạ tầng du lịch nông thôn

+ Phát triển nhân lực du lịch nông thôn

+ Phát triển sản phẩm và thương hiệu du lịch nông thôn

+ Xúc tiến, quảng bá du lịch nông thôn

+ Bảo vệ, phát huy môi trường văn hóa, môi trường tự nhiên

+ Liên kết sản phẩm, liên kết ngành và liên kết tuyến điểm

4.2. Giải pháp phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Thông qua việc khảo cứu những kinh nghiệm thực tiễn ở chương 2, phân tích hiện trạng PTDLNT vùng ĐBSH qua cầu - cung, những nhân tố tác động cũng như đánh giá TOWS ở chương 3 và những quan điểm, định hướng phát triển ở đầu chương 4, tác giả đưa ra những nhóm giải pháp cụ thể như sau:

4.2.1. Rà soát, hoàn thiện chính sách, cơ chế về phát triển du lịch nông

thôn


4.2.1.1. Các nội dung cần đến chính sách, cơ chế gồm:

- Về sử dụng quỹ đất đai cho phát triển du lịch nông thôn phù hợp với quy

hoạch vùng và địa phương, đảm bảo tính kết nối giữa các điểm đến: cần có những chính sách đặc thù về quỹ đất đai, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch mà vẫn đảm bảo đủ quỹ đất cho phát triển


du lịch nông thôn bền vững

- Về đầu tư phát triển hạ tầng du lịch nông thôn: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nên hạ tầng nông thôn khá phát triển so với các vùng khác. Tuy nhiên, cần có những chính sách về xây dựng hạ tầng gắn với du lịch, phù hợp và không làm mất đi bản sắc văn hóa của địa phương cũng như những nét độc đáo trong PTDLNT

- Về xây dựng cơ sở vật chất trong phát triển du lịch nông thôn: để đảm bảo yêu cầu đón tiếp và phục vụ khách du lịch, các điều kiện thiết yếu về lưu trú, ăn uống, sinh hoạt chung phải được đảm bảo. Trong điều kiện sinh hoạt bình thường và thói quen sinh hoạt của người dân nông thôn có sự khác biệt lớn so với các yêu cầu đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Do đó, cần phải có sự hỗ trợ của người dân địa phương trong việc sửa sang, hoàn thiện, trang hoàng nhà cửa, cảnh quan sân vườn để đón khách du lịch. Đặc biệt là khu vực vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, khu vực nấu ăn và nhà hàng cho khách, khu vực lưu trú trên cơ sở cải tạo từ nhà ở hàng ngày. Ngoài ra, không gian sinh hoạt chung cũng cần được chỉnh trang, xây dựng nhà văn hóa chung, sân chơi chung. Đây vừa là không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân vừa có thể là nơi đón tiếp khách du lịch và hiện diện như một bảo tàng sống, nơi khách có thể hiểu rõ và hòa vào nền văn hóa bản địa. Vì vậy, đây cũng là nội dung cần đến cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện

- Về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại khu vực nông thôn, đào tạo nghề du lịch cho lao động nông thôn: Đây là một nội dung quan trọng nhằm tạo dựng cho cộng đồng địa phương năng lực đón tiếp, phục vụ khách du lịch đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Một số kỹ năng chính cần hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng gồm: dọn dẹp phòng, dọn dẹp vệ sinh, nấu ăn, hướng dẫn, dẫn đường, giao tiếp ứng xử với khách du lịch, trình độ giao tiếp ngoại ngữ, sử dụng công nghệ thông tin, quảng cáo qua các mạng xã hội, xây dựng thông tin quảng cáo, quản lý tài chính, quản lý đặt phòng, điều tiết đặt phòng, khả năng phối hợp giữa các gia đình làm du lịch trong thôn, bản...

- Về khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, duy trì phát triển đội ngũ nghệ nhân, các kỹ năng biểu diễn và dàn dựng các tiết mục, phục dựng mô hình sản xuất truyền


thống phục vụ cho phát triển du lịch nông thôn: hỗ trợ cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa truyền thống của họ là một trong những nội dung rất quan trọng bởi đây chính là những yếu tố hấp dẫn hàng đầu trong việc thu hút khách du lịch. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc sống hiện đại đang ngày càng tiếp cận đến cuộc sống cộng đồng. Mọi yếu tố sinh hoạt truyền thống như các tập tục, lễ hội, âm nhạc, trang phục, ẩm thực, nghề truyền thống, sản xuất nông nghiệp, kiến trúc nhà ở…đều là những yếu tố quan trọng cần được bảo vệ, bảo tồn và cần đến sự hỗ trợ lớn từ những cơ chế chính sách trung ương và địa phương giúp cho cộng đồng địa phương gìn giữ được những giá trị này trở thành khả năng hấp dẫn lâu dài của hoạt động du lịch.

Cũng vậy, việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, không chỉ là cảnh quan khu vực sinh sống vì bản thân nó tham gia vào định hình hình ảnh của vùng nông thôn mà còn cả tự nhiên và đa dạng sinh học ở địa bàn sinh sống, vì cộng đồng địa phương cũng chính là chủ nhà của những giá trị tự nhiên nơi họ sinh sống, thường gần với những khu vực tự nhiên.

- Về hỗ trợ tiếp cận tài chính, vốn vay ưu đãi cho đầu tư vào du lịch nông thôn: Đây là một nhân tố then chốt hướng tới PTDLNT một cách chuyên nghiệp và bền vững. Rất cần những chính sách hỗ trợ vốn cho sự phát triển lâu dài bởi PTDLNT không thể đem lại lợi ích kinh tế ngay trong thời gian đầu khai thác và đầu tư bởi vậy rất cần có những chính sách hỗ trợ tài chính, vốn vay phù hợp, lâu dài để DLNT có thể từng bước phát triển và phát triển bền vững.

- Về cơ chế quản lý, giám sát và phát triển du lịch nông thôn dựa trên phương thức hợp tác công - tư - cộng đồng: Để những chính sách có thể đi vào thực tế và phát huy hiệu quả mục tiêu đề ra cần có những cơ chế quản lý, giám sát phù hợp nhằm điều chỉnh cũng như bổ sung phù hợp với thực tế thực hiện.

- Về hỗ trợ xúc tiến, quảng bá, thu hút khách du lịch: Cần có những chính sách giúp người dân có những năng lực trong việc giới thiệu sản phẩm. Các hình thức cung cấp thông tin phù hợp với đặc điểm của cộng đồng và có khả năng tiếp cận tới thị trường tiềm năng phải được hỗ trợ cho người dân có những năng lực để tự giới thiệu. Các kỹ năng như cách thức tiếp xúc với thị trường, tham gia những dịp xúc tiến quảng bá tại địa phương hoặc trong các đoàn của địa phương đi các nơi


xúc tiến; cách thức thiết lập kênh thông tin để tiếp cận các thị trường khách phù hợp với các nhóm khách hàng sản phẩm của địa phương cũng là những kỹ năng cần được phổ biến, đào tạo cho người dân.

4.2.1.2. Các đối tượng cần được hưởng chính sách

- Cộng đồng địa phương, hộ dân, thanh niên, phụ nữ, người dân tộc thiểu số…: Là những đối tượng cuối cùng hưởng lợi từ các cơ chế, chính sách này. Trong đó gồm các chính sách được hưởng lợi trực tiếp như chính sách hỗ trợ về đào tạo, xây dựng năng lực; chính sách hỗ trợ bảo tồn văn hóa truyền thống và bảo vệ cảnh quan. Ngoài ra, có những chính sách có đối tượng hưởng lợi là doanh nghiệp, nhà đầu tư, các đơn vị khác nhưng về hiệu quả và hưởng lợi cuối cùng cũng để hỗ trợ cho người dân khu vực nông thôn phát triển du lịch.

- Doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn: Doanh nghiệp, nhà đầu tư khi phát triển kinh doanh trên các địa bàn nông thôn, khác với những khu vực đô thị đã có nhiều tiện nghi, dịch vụ, sẽ phát sinh nhiều chi phí và khó khăn trong quá trình đầu tư, kinh doanh nên cần phải được hỗ trợ bởi các chính sách cụ thể.

- Doanh nghiệp, nhà đầu tư đưa khách đến địa phương: Tương tự như các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh tại chỗ, các doanh nghiệp đưa khách đến khu vực không phải bỏ nhiều kinh phí đầu tư tại chỗ nhưng cũng không dễ dàng trong việc đưa khách đến nông thôn như với các khu vực đô thị lớn khác, do vậy cần phải có những cơ chế, chính sách hỗ trợ để khuyến khích họ tham gia tích cực hơn.

- Các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại khu vực nông thôn, đào tạo nghề du lịch cho lao động nông thôn: Về phát triển nguồn nhân lực cho PTDLNT là yếu tố vô cùng quan trọng nên rất cần sự chung tay hỗ trợ của các cơ sở đào tạo cũng như các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực, bởi vậy cần có những cơ chế chính sách phù hợp giúp các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp làm tốt vai trò của mình tronng việc phát triển nguồn nhân lực du lịch nông thôn.

- Các đơn vị thực hiện xúc tiến, quảng bá cho địa phương: các đơn vị như hiệp hội, câu lạc bộ, các doanh nghiệp, các đơn vị khác khi thực hiện các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch cho địa bàn, cho cộng đồng địa phương cần được khuyến khích, hỗ trợ.


4.2.1.3. Một số chính sách, cơ chế phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

a) Các cơ chế, chính sách ở Trung ương:

- Chính phủ tiếp tục hỗ trợ và tăng cường ngân sách cho các Chương trình mục tiêu quốc gia gắn với phát triển nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo.

- Chính phủ tăng cường các chính sách về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

- Chính phủ ban hành chính sách chung về PTDLNT và có các chương trình hướng dẫn, đào tạo DLNT cho người dân.

- Chính phủ ban hành chính sách đặc thù cho quỹ đất phát triển du lịch nông

thôn


b) Các cơ chế, chính sách ở địa phương:

Những cơ chế, chính sách ở địa phương là những chính sách cụ thể, cần gắn

với điều kiện thực tế của địa phương. Các chính sách hỗ trợ này phải quy định cụ thể cả về nội dung chi tiết lẫn mức vốn hỗ trợ.

Các địa phương vùng ĐBSH có thể xem xét một số các chính sách như sau:

- Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng tại các điểm DLNT

+ Cần hỗ trợ trong xây dựng đường giao thông nối từ các trục quốc lộ, tỉnh lộ đến điểm điểm DLNT. Mức hỗ trợ cho xây dựng mới hoặc nâng cấp tùy vào điều kiện thực tế và khả năng của mỗi địa phương

+ Hỗ trợ xây dựng đường nội bộ, đường kết nối tại các điểm du lịch

+ Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp bãi đỗ xe tại các khu vực PTDLNT

+ Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp nhà văn hóa/nhà đón tiếp, các trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm đặc trưng địa phương

+ Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp nhà vệ sinh công cộng theo các tiêu chuẩn tối thiểu phục vụ khách du lịch.

- Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển sản phẩm du lịch nông thôn

+ Hỗ trợ khảo sát, tư vấn xây dựng sản phẩm DLNT. Nội dung này hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

+ Hỗ trợ phát triển các loại dịch vụ phục vụ khách: ẩm thực nấu nướng; phục dựng tiết mục văn nghệ; nghề truyền thống; trò chơi dân gian; lễ hội dân gian; sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023