Những Khoảng Trống Trong Các Công Trình Nghiên Cứu Về Du Lịch Liên Quan Đến Luận Án


lịch, để tạo các sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng, đồng thời phải nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, liên kết vùng, mở rộng tour tuyến để phát triển du lịch vùng ĐBSCL đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế,

- Các công trình nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu và nhà hoạt động thực tiễn trong và ngoài nước cùng đã phân tích, đánh giá được những tính chất, đặc điểm, nội dung cơ bản liên quan đến phát triển du lịch tại một số địa phương của Việt Nam. Điều này cũng hữu ích cho việc nghiên cứu hoạt động du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.

- Nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước cũng chỉ ra rằng để phát triển du lịch cần bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá cội nguồn, xây dựng văn hoá du lịch, phối hợp giữa chính quyền với người dân địa phương vùng ĐBSCL trong phát triển du lịch.

- Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến việc phát triển du lịch của Việt Nam và vùng ĐBSCL bao gồm các nội dung chính như: phát triển sản phẩm du lịch, phát triển thị trường du lịch, thu hút đầu tư cho phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lich, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của một số địa phương vùng ĐBSCL....đã góp phần cho phân tích, lý giải những điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL, từ đó góp phần đưa ra những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch của Vùng trong hội nhập quốc tế.

- Các công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch ĐBSCL của các học giả, nhà nghiên cứu và nhà hoạt động thực tiễn trong, ngoài nước cũng đem lại nhiều giá trị về lý luận và thực tiễn cho phát triển du lịch ĐBSCL. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu liên quan đến môi trường tự nhiên và hệ sinh thái của vùng ĐBSCL đã gây được sự quan tâm, chú ý của các tổ chức quốc tế về bảo tồn môi thiên nhiên, cũng như quảng bá và thu hút khách du lịch khi đến vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đây là những nghiên cứu có giá trị về khoa học và thực tiễn được tác giả kế thừa trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án.


1.3.2 Những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu về du lịch liên quan đến luận án

- Một số công trình nghiên cứu đề cập những xu hướng phát triển du lịch của khu vực và thế giới tác động đến sự phát triển của du lịch Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương của vùng ĐBSCL, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch vùng Đồng Bằng sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế.

- Các công trình nghiên cứu của của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến du lịch vùng ĐBSCL còn thiên về lý luận, chỉ dừng lại mức độ nghiên cứu tổng quát, hàn lâm chưa có nhiều những khảo sát chi tiết nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch vùng ĐBSCL, số lượng các công trình nghiên cứu còn ít, vì vậy, các công trình nghiên cứu vẫn chưa phản ánh rõ nét những đặc trưng về văn hóa, phong tục, tập quán của từng địa phương trong vùng ĐBSCL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

- Có thể thấy các công trình nghiên cứu về du lịch liên quan đến đề tài được tác giả tham khảo, đã chỉ ra những tồn tại bất cập trong hoạt động du lịch, đồng thời xác định một số tiềm năng, thế mạnh chưa được khai thác của du lịch Việt Nam, của ĐBSCL. Các nghiên cứu này còn mang tính rời rạc cho từng loại hình và từng địa phương, từng địa điểm du lịch của Vùng chứ chưa đi sâu vào những giải pháp tổng thể cho phát triển du lịch của vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng là những nghiên cứu cần thiết được tác giả kế thừa để phân tích và đưa ra những giải pháp phù hợp cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.

- Các công trình nghiên cứu liên quan chưa chỉ ra phải làm sao liên kết phát triển du lịch vùng ĐBSCL với các tỉnh, thành phố phía Nam, với vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, các vùng phía Bắc, trong khu vực và thế giới, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương, từng vùng, nhưng vẫn đảm bảo được sự thống nhất với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của Việt Nam.

Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế - 5


- Các công trình nghiên cứu về du lịch ở trong và ngoài nước chưa chỉ ra biện pháp để huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch hài hòa với các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng, đồng thời thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch, không chỉ là việc chính quyền giới thiệu có bao nhiêu dự án, chính sách ưu đãi thế nào, quan trọng hơn là chính quyền phải cam kết những việc gì là cơ bản và chủ yếu mà mình phải làm để đồng hành cùng nhà đầu tư để phát triển du lịch ĐBSCL.

- Các công trình nghiên cứu về du lịch cũng chưa đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, cán bộ quản lý các doanh nghiệp du lịch và các khu du lịch tại các địa phương, việc liên kết đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực du lịch của các địa phương vùng ĐBSCL.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, tác giả đã phân tích, đánh giá tóm tắt các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề phát triển du lịch nói chung và du lịch ĐBSCL nói riêng trong thời kỳ hội nhập.

Đối với các nghiên cứu trong nước, tác giả đã tham khảo nhiều công trình nghiên cứu, luận án, các bài báo khoa học cùng với một số hội thảo về du lịch diễn ra trong nước. Các bài viết được tham khảo dưới nhiều góc độ khác nhau như: các tài liệu nghiên cứu dưới dạng các công trình nghiên cứu chuyên khảo, đề tài, luận án giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, văn hóa và con người vùng ĐBSCL. Một số công trình nghiên cứu chi tiết và cụ thể hơn về du lịch Vùng để đưa ra một số định hướng và giải pháp phát triển du lịch Vùng, đặc biệt là việc phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, miệt vườn, du lịch lễ hội, du lịch văn hóa dân tộc, du lịch làng nghề,…Ngoài ra, tác giả còn tham khảo một số bài viết chuyên khảo về phát triển du lịch của các địa phương trong vùng ĐBSCL, để kế thừa và phát triển trong quá trình nghiên cứu luận án.

Bên cạnh các bài công trình nghiên cứu trong nước, tác giả còn tham khảo một số công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án. Các công


trình nghiên cứu của nước ngoài chủ yếu tập trung nghiên cứu về hệ sinh thái đặc trưng của vùng ĐBSCL, các thế mạnh và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cội nguồn và du lịch cộng đồng, từ đó đề xuất các giải pháp cho phát triển du lịch của Vùng.

Từ việc nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả rút ra những nội dung nghiên cứu được kế thừa trong luận án, đồng thời xác định những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến du lịch phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế, từ đó làm cơ sở cho việc đi sâu nghiên cứu và đề ra những chính sách và giải pháp để phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1. Dịch vụ du lịch và thị trường du lịch

2.1.1. Dịch vụ du lịch

2.1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của dịch vụ du lịch

Dịch vụ theo Philip Kotler (1984): Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy được và không dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó. Việc thực hiện dịch vụ có thể có và cũng có thể không liên quan đến hàng hóa dưới dạng vật chất của nó.

Hàng hoá dịch vụ có bốn đặc trưng cơ bản sau đây:

Tính không sờ thấy được: Không có hình hài rõ rệt, vì vậy việc đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ chủ yếu dựa vào cảm nhận của khách hàng.

Tính không thể tách rời khỏi nguồn gốc: Quá trình sản xuất, cung ứng phải diễn ra đồng thời diễn ra với quá trình tiêu thụ, nếu tách rời thì sản phẩm dịch vụ cung cấp sẽ không thể thực hiện được.

Tính không ổn định về chất lượng: dịch vụ không có chất lượng đồng nhất, dịch vụ được cung cấp tùy thuộc vào người cung ứng, cũng như thời gian địa điểm và còn tùy vào giá trị cảm nhận của từng đối tượng khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Tính không lưu giữ được: dịch vụ không có tính lưu kho, nếu không sử dụng thì nó sẽ mất đi.

Hiểu được những tính chất và đặc trưng cơ bản của dịch vụ sẽ giúp nhà cung cấp có thể tạo ra các sản phẩm dịch vụ đáp ứng đúng với nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Từ đó tạo được niềm tin trong lòng khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như uy tín của nhà cung cấp dịch vụ.

Du lịch là một trong những lĩnh vực của ngành dịch vụ, nó mang những đặc trưng chung của ngành dịch vụ, nhưng đồng thời cũng có những đặc điểm riêng mang tính đặc thù. Cho đến đầu thế kỷ XX, du lịch vẫn được xem là một hoạt động cá biệt và chỉ có tầng lớp giàu có, quí tộc mới tham gia vào hoạt động du lịch và lúc


này người ta xem du lịch như một hiện tượng xã hội làm phong phú thêm cuộc sống và sự hiểu biết của con người.

Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người khách đi du hành, lưu trú, tạm trú với mục đích thăm quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, những hoạt động này được diễn ra trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư, tuy nhiên các hình thức du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền không được coi là du lịch. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.

Kinh tế phát triển cùng với sự phân công lao động xã hội ngày càng cao, làm cho du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Sự phát triển của khoa học, công nghệ và những phát minh về khoa học tạo cho du lịch bước tiến nhanh chóng trong thời kì hiện đại, đặc biệt là sự xuất hiện của các phương tiện vận tải như xe lửa, ô tô, tàu thuỷ và đặc biệt là máy bay, du lịch đã phát triển nhanh chóng và trở thành nhu cầu quan trọng đối với con người.

Lịch sử phát triển của ngành du lịch thế giới gắn liền với những cột mốc quan trọng như năm 1825 tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới được xây dựng. Năm 1841 khai trương công ty du hành đầu tiên trên thế giới mang tên Thomas Cook, chuyến du lịch đầu tiên của công ty Thomas Cook được tổ chức đi bằng tàu hỏa ra nước ngoài, đánh dấu sự ra đời của hoạt động tổ chức kinh doanh du lịch. Năm 1882 Hiệp hội chủ khách sạn đầu tiên ra đời tại Thụy Sĩ đánh dấu sự phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch. Năm 1934 thành lập Hội các Tổ chức Du lịch Chính thể (IUOTO - International Union of Official Travel Organizations), kể từ thời gian này ngành du lịch của thế giới được phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế hết sức quan trọng của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Cùng với sự phát triển kinh tế, các thành tựu về khoa học, công nghệ phát triển đã thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển và trở thành nhu cầu quan trọng không thể thiếu của đời sống con người, nhu cầu về du lịch ngày càng phổ biến ở đại bộ phận quần chúng. Đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao,


nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí ngày càng được chú trọng, thêm vào đó cuộc cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ làm cho du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia phát triển.

Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch sống theo thời gian cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, các khái niệm đó ngày càng được hoàn thiện. Việc đưa ra các khái niệm về du lịch là tùy thuộc vào từng góc độ tiếp cận đối với du lịch.

Theo IUOTO (1962): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma, Italia (21/8 -5/9/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ, hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.

Theo The Tourism Society (năm 1979) du lịch được định nghĩa là: bất kì hoạt động nào liên quan đến sự di chuyển ngắn hạn tạm thời của con người, tới những đích đến khác ngoài nơi họ vẫn thường sống và làm việc, cùng với những hoạt động trong suốt khoảng thời gian mà họ ở đó, nhưng không phải với mục đích làm ăn.

Ngoài ra, còn có nhiều định nghĩa khác về du lịch như định nghĩa của Micheal Coltman (Mỹ): Du lịch là sự kết hợp và tương tác giữa bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch.

Đến năm 1992 Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO - World Tourism Organization) mới đưa ra công bố được xem như định nghĩa về du lịch: Du lịch bao gồm nhiều hoạt động của các cá nhân, di chuyển và ở lại tại một nơi nào đó ngoài môi trường thường sống của họ không quá một năm liên tục vì mục đích vui chơi, công tác hay mục đích khác. (UNWTO, 1992). Định nghĩa này sau đó được Ủy ban Thống kê Liên Hiệp Quốc thông qua, coi như một định nghĩa chung về du lịch.


Tiếp cận từ góc độ kinh doanh du lịch có khái niệm: Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp, có sự phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống, lưu trú, tham quan,…của du khách từ đó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, giá trị tinh thần cho khách du lịch và đảm bảo sự phát triển bền vững. (WTO, 1992).

Ngày nay, hoạt động du lịch liên quan đến rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tuy nhiên theo chúng tôi có thể khái quát thành năm lĩnh vực chủ yếu bao gồm: chỗ ở - thăm quan - vận chuyển - tổ chức du lịch - nơi đến. Du lịch là hoạt động mang tính tổng hợp, nó có một số đặc trưng cơ bản sau:

- Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng và là yếu tố hàng đầu trong hoạt động du lịch. Du khách đi du lịch bất kể vì lí do nào và bằng hình thức gì thì họ cũng muốn phải được đáp ứng nhu cầu thăm quan, giải trí, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về phong tục tập quán, ẩm thực và thưởng thức các giá trị văn hóa, lịch sử, xã hội,…của nơi mình đến. Các hoạt động du lịch được hầu hết các du khách quan tâm đó là các cảnh quan thiên nhiên với núi non, các hang động kỳ thú, sông nước, rừng rậm, các bãi biển với những dải cát trắng, nước xanh, các loài động thực vật quý hiếm, các công trình kiến trúc, đền đài với các lễ hội,…Tài nguyên du lịch có được một phần lớn nhờ vào tự nhiên và một phần cũng do bàn tay con người tạo nên đây là những nhân tố để tạo nên các tuyến, điểm du lịch.

- Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp và nó phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách du lịch. Trong thời gian đi du lịch, du khách thường chi tiêu nhiều hơn so với bình thường, nhất là đối với những khách du lịch có thu nhập cao và những khách du lịch quốc tế. Vì vậy, việc kinh doanh du lịch cần phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về thưởng ngoạn, tham quan, nghỉ ngơi, đi lại, ăn uống và mua sắm,…cũng như các dịch vụ khác cho du khách một cách thuận tiện và có hiệu quả.

- Cũng như các ngành kinh tế khác, kinh doanh du lịch ngoài việc đảm bảo về lợi ích kinh tế còn cần phải chú trọng đến việc bảo đảm môi trường sinh thái, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội cho du khách cũng như cho địa phương và cho quốc gia.

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí