Phương Pháp Nghiên Cứu Và Khung Phân Tích Của Luận Án


thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô. Hội nhập quốc tế không phải là một quá trình đơn nhất. Dòng dịch chuyển về kinh tế, thương mại giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đến thể hiện rõ nét hơn của các dòng dịch chuyển khác như tri thức, văn hóa, du lịch và con người. Lúc này, dòng vận động của sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ), vốn, con người và tri thức trở thành dòng chảy tạo nên bức tranh toàn cảnh với chiều kích của toàn cầu hóa, mà trong đó kinh tế là cốt lõi. Như vậy, khi nói đến hội nhập quốc tế bên cạnh góc độ thương mại, cần xem xét trong mối quan hệ tổng hòa của văn hóa – xã hội, con người – lao động, du lịch, chính trị, đầu tư, môi trường khí hậu, đặc điểm vùng đất. Hội nhập quốc tế một mặt phải tích cực thực hiện tự do hóa thương mại qua việc phải giảm thấp hàng rào thuế quan, loại bỏ hầu hết các hàng rào phi thuế quan bất hợp lý. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự lưu thông hàng hóa, dịch vụ giữa thị trường nội địa với thị trường thế giới. Đồng thời, kết hợp đồng bộ với tự do hóa tài chính và đầu tư, gắn kết thị trường tài chính quốc gia với thị trường tài chính toàn cầu… Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự lưu thông các yếu tố sản xuất giữa thị trường nội địa với thị trường thế giới. Mặt khác, không ngừng cải cách các thể chế bên trong nền kinh tế cho tương thích với các định chế kinh tế quốc tế như minh bạch hóa chính sách kinh tế đối ngoại, tuân thủ các nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và đầu tư, làm cho môi trường kinh doanh lành mạnh hơn với các đối tác thương mại và đầu tư. Nhìn chung, hội nhập quốc tế tác động lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt tác động trực tiếp và nhanh nhất đến thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế, từ đó lan tỏa đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, khách quan. Quá trình phát triển của kinh tế thị trường cũng tạo động lực thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Việc hình thành các tổ chức kinh tế quốc tế và thị trường của các khu vực, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của du lịch trên phạm vi toàn cầu. Điều này được thể hiện như:


- Sự hình thành của các khối kinh tế thế giới và khu vực, những cam kết với các đối tác quốc tế như: WTO, ASEAN, APEC, EU, NAFTA, TPP (nếu được thông qua),...đã góp phần thúc đẩy của du lịch Việt Nam cũng như các nước khác phát triển mạnh mẽ.

- Sự hình thành của nhiều tổ chức kinh tế, xã hội toàn cầu, khu vực, tiểu khu vực, trực thuộc hoặc không trực thuộc Liên Hiệp Quốc đang tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy hoạt động du lịch của thế giới.

- Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia, một dạng ban đầu của tổ chức kinh tế tương lai của nền kinh tế du lịch toàn cầu đang phát triển và chi phối quan hệ kinh tế du lịch quốc tế: các liên minh, hiệp hội lữ hành, khách sạn, hàng không ,..

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, phát triển du lịch là một vấn đề tất yếu khách quan đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Du lịch là cầu nối giao lưu văn hóa, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đa dạng hóa và đa phương hóa, tạo sự thân thiện và hợp tác giữa các nước. Du lịch càng phát triển thì càng củng cố, mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho chính sách đối ngoại càng linh hoạt. Chính sách đối ngoại càng được củng cố thì vị thế quốc gia ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Uy tín quốc gia càng tăng thì nền kinh tế thị trường càng phát triển do tham gia sâu rộng vào thị trường quốc tế.

Trong hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ góp phần phát triển du lịch, thông qua du lịch làm cho văn hóa, danh lam thắng cảnh, tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia được giới thiệu đến bạn bè quốc tế, đồng thời du lịch còn là cầu nối tình hữu nghị, hợp tác và thân thiện giữa các quốc gia. “Du lịch là hộ chiếu đi tới hòa bình và hữu nghị” (Tuyên bố Manila về du lịch, 2006). Phát triển du lịch còn góp phần thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo làm cho bộ phận lớn dân cư có việc làm trực tiếp và gián tiếp từ du lịch, nâng cao thu nhập do phát triển các ngành nghề phục vụ du lịch. Chính vì vậy, hội nhập đòi hỏi du lịch phải từng bước hiện đại hóa, hệ thống hóa và chất lượng hóa. Đến lượt nó, du lịch phát triển làm cho hội nhập của các quốc gia càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và giảm dần khoảng cách phát triển.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

2.4.2 Khó khăn và thách thức

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì việc phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập còn có nhiều thách thức. Trước hết, là trình độ phát triển không đồng đều ở các quốc gia làm cho năng lực cạnh tranh ở các nước đang phát triển bị hạn chế và lệ thuộc vào sân chơi của các nước lớn, vấn đề lớn nhất của hội nhập chính là vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Hội nhập là nơi giao thoa của các nền văn hóa khác nhau, là điều kiện thuận lợi để các nước trao đổi và làm tăng giá trị văn hóa của quốc gia, tuy nhiên việc hòa nhập nếu không dựa trên nền tảng vững chắc sẽ làm phai nhạt bản sắc văn hóa của dân tộc.

Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế - 9

Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang trên con đường hội nhập quốc tế thông việc nổ lực chủ động gắn kết nền kinh tế thị trường với nền kinh tế của khu vực và thế giới bằng các hiệp định song phương và đa phương trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng,…Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập để phát triển vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc cũng như tinh thần tự lực tự cường, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và đảm bảo ổ định xã hội, an ninh quốc gia. Để có thể làm được điều này việc hội nhập phải được thực hiện cả bên ngoài lẫn bên trong, cụ thể:

- Ký kết và tuân thủ các định chế để đảm bảo các luật chơi chung với các thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế đã tham gia.

- Thay đổi để phù hợp với các yêu cầu hội nhập quốc tế thông qua việc cải cách, điều chỉnh các chính sách, qui định về cơ cấu kinh tế, các thể chế kinh tế xã hội.

Sự phát triển của du lịch trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cụ thể là:

- Mở rộng và thâm nhập thị trường du lịch thế giới: khi tham gia vào các tổ chức kinh tế, văn hoá, du lịch của khu vực và thế giới Việt Nam cần “mở cửa” để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp các dịch vụ liên quan đến du lịch.


- Xây dựng hình ảnh trên thị trường du lịch thế giới và khẳng định vị thế của ngành du lịch nước nhà, du lịch Việt Nam cần tích cực tham gia sâu vào các tổ chức quốc tế trong khuôn khổ đa phương như tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội du lịch thế giới (UNWTO), Hiệp hội du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA)…

- Tăng cường hợp tác song phương và đa phương để tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật - công nghệ, kinh nghiệm phát triển du lịch, đào tạo nhân lực, hợp tác xúc tiến quảng bá, khai thác các thị trường của các quốc gia đi trước có thế mạnh về du lịch Ví dụ: Singapore và Thailand.

- Hoàn thiện đồng bộ khuôn khổ pháp lý về du lịch để phù hợp với những qui định của UNWTO và các nước ASEAN. Ký kết Hiệp định hợp tác du lịch ASEAN với mục tiêu xây dựng ASEAN là một điểm du lịch chung hấp dẫn, hướng tới xây dựng cộng đồng kinh tế, văn hoá và du lịch.

- Tiến hành xây dựng chiến lược phát triển du lịch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật nhằm thu hút đầu tư. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cả về số lượng lẫn chất lượng. Làm tốt công tác thiết lập các trung tâm đại diện tại các thị trường trọng điểm, tiến hành nghiên cứu thị trường và đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá nâng cao hình ảnh du lịch.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 tác giả đã trình bày một cách tổng quát các nội dung liên quan đến du lịch như: khách du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường du lịch... Nghiên cứu của tác giả trong phần này cũng chỉ ra cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc ra đời và phát triển của ngành dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng, những đặc trưng của hàng hoá dịch vụ du lịch theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời cũng nêu những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế. Tác giả cũng xác định vai trò, vị trí và những tác động của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội và mối quan hệ giữa du lịch với các ngành liên quan. Đặc biệt, nghiên cứu của tác giả trong phần này cũng chỉ ra


những tác động của quá trình hội nhập quốc tế đối với sự phát triển của ngành du lịch.

Dựa trên cơ sở lý thuyết được nghiên cứu ở chương này, làm cơ sở cho tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng sự phát triển của ngành du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế trong chương 4, rút ra những thành quả đạt được và những hạn chế, yếu kém trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL, để từ đó đưa ra những định hướng, chính sách và giải pháp cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH CỦA LUẬN ÁN

3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Do đối tượng nghiên cứu của luận án thuộc chuyên ngành Kinh tế Chính trị, vì vậy tác giả sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp tiếp cận chính của nghiên cứu. Phép biện chứng duy vật chính là phương pháp luận triết học về các nguyên lý cơ bản và mối quan hệ giữa các phạm trù bản chất với hiện tượng, nội dung với hình thức và quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập, phủ định của phủ định, lượng biến và chất biến, … trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh những phương pháp tiếp cận sau trong nghiên cứu luận án:

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Đây là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng. Vận dụng nguyên lý này, khi phân tích sự phát triển của du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế, không thể nghiên cứu một cách đơn lẻ mà phải đặt trong tổng thể phát triển của du lịch các vùng, của Việt Nam. Đồng thời nhận thức rõ sự phát triển của du lịch ĐBSCL chịu tác động của các quy luật khách quan và bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế, các chính sách về phát triển du lịch Việt Nam phải gắn với tăng trưởng kinh tế hay hội nhập quốc tế…luận án đã dành một phần để đánh giá tác động của bối cảnh quốc tế đến phát triển du lịch ĐBSCL, qua nghiên cứu tác giả nhận thấy giữa phát triển du lịch ĐBSCL và hội nhập quốc tế có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển du lịch ĐBSCL. Đồng thời, hội nhập quốc tế cũng đan xen nhiều thách thức cho sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch vùng ĐBSCL nói riêng. Ngoài ra, phát du lịch ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch Việt Nam nói chung và cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Do đó, khi nghiên cứu về du lịch ĐBSCL


không thể nghiên cứu một cách riêng lẻ mà phải đặt trong mối liên hệ với du lịch Việt Nam, với phát triển kinh tế - xã hội của Vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.

- Nguyên lý của sự phát triển: Nguyên lý của sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật). Luận án nghiên cứu về phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế không phải trong trạng thái đứng im mà nghiên cứu trong trạng thái luôn vận động và phát triển.

- Phân tích duy vật lịch sử thống nhất với logic: Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội. Do đó, khi nghiên cứu về phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế không thể nghiên cứu riêng biệt, mà phải nghiên cứu trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác có liên quan như: văn hoá, xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… trong một chỉnh thể thống nhất. Theo quan điểm Mác - xít thì, lịch sử bắt đầu từ đâu, thì quá trình tư duy của loài người cũng bắt đầu từ đó, nhưng lịch sử thường xuất hiện những bước nhảy quanh co khúc khuỷu, thì cần phải vận dụng phương pháp logic. Quá trình phát triển du lịch ĐBSCL trọng hội nhập quốc tế cũng theo tiến trình lịch sử ngày càng sâu rộng đặt ra những yêu cầu mới cho sự phát triển du lịch của Vùng. Do đó, khi nghiên cứu về phát triển du lịch ĐBSCL cần đặt trong bối cảnh lịch sử, cụ thể gắn với tính logic, biện chứng để có những nhận định đánh giá chính xác, phù hợp với thực tiễn.

3.1.2 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Trừu tượng hóa khoa học có vai trò quan trọng trong nhận thức, phân tích. Bất kỳ một ngành khoa học nào, nếu muốn chỉ ra bản chất của sự vật, đều phải trải qua quá trình trừu tượng hóa khoa học. Đối với chuyên ngành kinh tế chính trị phép trừu tượng hóa khoa học là phương pháp tiếp cận quan trọng. Vì phân tích các vấn


đề kinh tế, xã hội, du lịch không thể sử dụng kính hiển vi, cũng không thể sử dụng thuốc thử trong thí nghiệm hóa học, mà cần sử dụng năng lực tư duy trừu tượng trong vận dụng trí não đối với các đối tượng nghiên cứu. Vận dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học đòi hỏi phải gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những cái ngẫu nhiên, không thuộc bản chất chỉ giữ lại những quá trình, hiện tượng vững chắc, ổn định, điển hình tiêu biểu cho đối tượng nghiên cứu, nhờ vậy mà nắm được bản chất của quá trình nghiên cứu. Vận dụng phép trừu tượng hoá khoa học và nghiên cứu sự phát triển của du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau, với ảnh hưởng của nhiều yếu tố như kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường, an ninh quốc phòng,… Vì vậy, phải biết vận dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học để đi sâu nghiên cứu bản chất của phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.

3.1.3 Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Phương pháp này được sử dụng nhằm nghiên cứu quá trình phát triển của du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế, trên cơ sở chuyên ngành kinh tế chính trị nhưng đặt trong mối quan hệ với các chuyên ngành khác có liên quan như kinh tế phát triển, du lịch và kinh tế quốc tế… Đồng thời, khi nghiên cứu sự phát triển của du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với các ngành khác như: kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng…của Vùng

3.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn

Thông qua phương pháp này để tập hợp tất cả các thông tin, dữ liệu, số liệu… liên quan đến đề tài luận án, từ đó phân tích, đánh giá, chọn lọc các dữ liệu liên quan đến phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế. Từ đó, phân tích, diễn giải, thuyết minh và tổng hợp trong quá trình nghiên cứu luận án. Đồng thời, với phương pháp nghiên cứu tại bàn giúp cho tác giả kế thừa, khai thác và phát triển những nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài luận án, nhằm phát triển những nghiên cứu mới trong luận án.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023