Những Bài Học Kinh Nghiệm Về Phát Triển Du Lịch Festival

lịch sử, nghệ thuật, tín ngưỡng dân gian mà không phải tuân thủ hoàn toàn một mô típ truyền thống nhất định nào tùy thuộc vào mục đích, ý nghĩa và tình hình thực tế để ban tổ chức festival dàn dựng.

Sáu là, đối với Lễ hội, phần „Hội‟ là một phần của „Lễ‟ còn Festival thì ngược lại phần „Lễ‟ là một phần của „Hội‟.

Phân loại Festival

Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào phân loại Festival một cách rõ ràng, tuy nhiên, theo công trình nghiên cứu của TS. Trần Thị Mai, dựa trên quy mô, đặc điểm thực tế, có thể phân làm hai nhóm lớn: Festival tổng hợp và Festival chuyên đề. [10]

Festival tổng hợp thường được tổ chức theo quy mô lớn, phạm vi không gian rộng (thành phố, tỉnh, quốc gia), với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng được tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau, được điều hành chung bởi một ban tổ chức. Thế giới có những festival lớn như, Festival d‟Avignon (Pháp, thường niên) Festival Ottawa (Canada, thường niên),.. Festival Huế thuộc nhóm này.

Festival chuyên đề thường được tổ chức trên phạm vị nhỏ hơn, thường theo chuyên đề cụ thể như, Festival Trà (Thái Nguyên), Festival Hoa (Đà Lạt), Festival Biển (Nha Trang), Festival Pháo Hoa (Đà Nẵng). Huế cũng có một Festival chuyên đề đó là Festival Làng Nghề (được tổ chức 2 năm 1 lần, vào các năm lẻ).

Du lịch Festival

Khái niệm

Du lịch festivalhay còn gọi là „lễ hội du lịch‟ hay „liên hoan du lịch‟… của các địa phương, vùng, quốc gia, quốc tế, là một hoạt động nhằm gắn kết các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, hội nghị, hội thảo, triển lãm, ẩm thực.. với hoạt động du lịch nhằm giới thiệu sâu rộng với người dân, với khách du lịch trong và ngoài nước về tiềm năng du lịch của địa phương, vùng

hay quốc gia đó, tạo cơ hội kinh doanh, hợp tác du lịch giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, các tổ chức du lịch.. góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. [32]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Du lịch lễ hội là loại hình du lịch trong đó du khách thực hiện chuyến đi vì mục đích tham quan, tham gia vào các lễ hội ở điểm đến. Ở đây, lễ hội là yếu tố hấp dẫn đặc biệt lôi kéo du khách từ phương xa đến. Lạ lẫm, náo nhiệt, lễ hội giúp du khách cảm nhận được nhiều nhất trong khoảng thời gian hạn chế những tinh hoa văn hóa của một cộng đồng người. Đồng thời, du khách được hòa mình trong không khí tưng bừng của các cuộc biểu dương tình đoàn kết cộng đồng, trãi nghiệm bản thân trong một môi trường xã hội mới mẻ,

trong một không gian và thời gian tập trung cao độ những tinh hoa của hoạt động sống của cư dân địa phương. [17]

Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở Huế - 3

Qua những khái niệm trên, ta có thể hiểu rằng du lịch lễ hội là một hình thức, hình thái, hay một loại hình du lịch ăn theo lễ hội, dựa vào lễ hội để mở rộng quy mô, dựa vào lễ hội để quảng bá, để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, lễ hội lại dựa vào du lịch để phát triển kinh tế địa phương, dựa vào du lịch để bảo tồn, tôn tạo cho lễ hội thêm đậm đà, thêm phần hồn, phần tính. Đối với du lịch festival mà nói thì quy mô này lớn hơn, hoành tráng hơn, bởi lẽ festival không bị lệ thuộc hoàn toàn vào lễ hội mà xem lễ hội là một phần trong chương trình festival. Chính vì lẽ đó mà nhiều tỉnh thành trong cả nước đã và đang xây dựng cho mình một kì festival riêng, một tiếng nói riêng, một tâm hồn riêng, một chiến lược phát triển du lịch riêng như chúng ta đã thấy.

Đặc điểm

Ở Việt Nam, các lễ hội du lịch được tổ chức dưới nhiều quy mô khác nhau, với các tên gọi khác nhau như festival du lịch, lễ hội du lịch, hội du lịch, liên hoan du lịch, năm du lịch, tuần lễ du lịch,.. Những tên gọi khác nhau đó thể hiện sự khác nhau về quy mô, cách thức tổ chức, nội dung tổ chức, được chú trọng và thể hiện nét đặc trưng riêng của từng địa phương.

Gọi là Lễ hội du lịch khi lễ hội đó chủ yếu nhằm mục đích kỉ niệm một ngày lễ hay một sự kiện đặc biệt nào đó gắn liền với địa phương tổ chức, đa phần mang yếu tố lịch sử như: Lễ hội 100 năm du lịch Sa Pa, Lễ hội du lịch kỷ niệm Khánh Hòa 350 năm.

Gọi là Liên hoan du lịch khi hoạt động này tổ chức theo phong cách Việt Nam, mang tính chất lễ hội, chào mừng, kỉ niệm các sự kiện chung, có thể hoặc không gắn liền với địa phương tổ chức như: Liên hoan du lịch Hà Nội, Liên hoan du lịch Gặp gỡ Đất Phương Nam.

Gọi là Năm du lịch nhưng các chương trình trọng tâm được tập trung vào một hay một số thời điểm trong năm. Năm du lịch có thể là một festival lớn, có thể bao gồm nhiều sự kiện, nhiều lễ hội, trong đó có những Tháng du lịch, Tuần du lịch như: Năm du lịch Việt Nam 2000, Tuần lễ du lịch Hội An.

Riêng với Festival Huế chúng ta giữ nguyên thuật ngữ „Festival‟ mà không dịch sang một từ tương đương tiếng Việt do Festival Huế đã tiếp thu công nghệ tổ chức festival quốc tế (các chương trình IN/OFF), có quy mô lớn hơn, thời gian tương đối dài, có nhiều hoạt động tập trung, mang đậm tính lịch sử, văn hóa-nghệ thuật dân tộc và quốc tế và không chỉ phục vụ cho ngành du lịch. Tuy nhiên, ta vẫn coi Festival Huế là một lễ hội du lịch đặc biệt. [18]

Khách du lịch

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ tường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.

Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước noài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. [22]

Khách du lịch Festival

Khách du lịch festival là khách du lịch, khách được mời và cộng đồng dân cư địa phương tham dự festival trong thời gian diễn ra festival. [24]

1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Festival

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thực hiện chuyến đi du lịch của du khách nói chung và đi du lịch festival nói riêng, ở đây ta có thể xem xét một số yếu tố ảnh hưởng cơ bản như: vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, an ninh an toàn du lịch, hạ tầng cơ sở du lịch, thời gian diễn ra festival, chương trình festival, truyền thông, quảng bá sự kiện,..

Vị trí địa lý

Đặc điểm vị trí địa lý của vùng, miền nào sẽ tạo nên nét đặc trưng của vùng, miền ấy, chính sự đa dạng của điều kiện sống tự nhiên ấy tạo nên sự khác biệt đời sống xã hội, tạo nên sức hấp dẫn và tiềm năng du lịch của điểm đến du lịch nói chung, địa điểm tổ chức du lịch festival nói riêng.

Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Tài nguyên du lịch thiên nhiên là điều kiện kiện sống tự nhiên của một xã hội, là nét đặc trưng của địa hình, địa vật, thời tiết, khí hậu như đã nêu; tài nguyên du lịch văn hóa là những nét văn hóa đặc trưng do xã hội tạo ra trong quá trình sống, lao động, lịch sử hình thành và phát triển của của xã hội ấy. Có hai loại tài nguyên văn hóa đó là tài nguyên văn hóa vật thể và tài nguyên văn hóa phi vật thể. Đối với du lịch festival, việc khai thác tài nguyên du lịch văn hóa được chú trọng hơn.

An ninh an toàn du lịch

Một yếu tố ảnh hưởng gần như tuyệt đối tác động đến quyết định thực hiện chuyến đi của du khách đó chính là an toàn và an ninh tại điểm đến du lịch. Đa số du khách sẽ không ngần ngại hủy chuyến đi nếu điểm đến có sự

bất ổn chính trị, kinh tế, xã hội, hay điểm đến thiếu an toàn, an ninh du lịch. Địa điểm diễn ra sự kiện festival nên chú trọng đến yếu tố này.

Hạ tầng cơ sở du lịch

Nơi ăn, chốn ở, địa điểm vui chơi, giải trí luôn là vấn đề được chú trọng đối với du khách, đặc biệt điểm đến du lịch festival, tình trạng thiếu hụt cơ sở vật chất du lịch, tình trạng quá tải điểm đến tại thời điểm diễn ra sự kiện, tình trạng tiêu cực kinh tế, xã hội, đa số tồn tại ở những nơi tổ chức du lịch festival trong nước cũng như quốc tế sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức hấp dẫn của sự kiện. Vì vậy, ban tổ chức sự kiện du lịch festival nên xem xét, tính toán kĩ vấn đề này.

Thời gian diễn ra festival

Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của du lịch festival. Thời gian và thời lượng của sự kiện du lịch festival phải phù hợp với thời gian rảnh của thị trường khách du lịch festival mục tiêu mà sự kiện hướng đến. Do vậy, việc điều tra, khảo sát thị trường nên được cân nhắc kĩ.

Chương trình du lịch festival

Nội dung chương trình du lịch festival luôn là vấn đề gây nhiều khó khăn cho ban tổ chức sự kiện. Nên đưa nội dung nào, chương trình nào, thời lượng chương trình ra sao là một bàn toán không dễ. Đa số điểm tổ chức sự kiện du lịch festival, trong nước cũng như quốc tế, thường đưa những nội dung mà mình có, chứ chưa chú trọng đến những nội dung mà khách du lịch festival mong muốn. Nội dung chương trình rập khuôn, trùng lắp nhiều qua từng kì festival, phần nào làm giảm đi tính hấp dẫn, tính mới lạ của sự kiện, vốn dĩ là yếu tố quyết định đến chuyến đi du lịch của khách.

Truyền thông, quảng bá sự kiện

Chắc chắn, việc truyền thông, quảng bá cho sự kiện du lịch festival là quan trọng, là yếu tố kích cầu, yếu tố tăng tính hấp dẫn cho sự kiện. Tuy nhiên, đa số việc truyền thông, quảng bá thường nhiều hơn sự thực, hay

không có thực. Việc này, thực tế sẽ làm giảm sự hài lòng, thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của du khách do tạo cho du khách quá nhiều mong đợi. Quảng cáo đúng, đủ, cho khách nhiều hơn cảm nhận trước chuyến đi và cho khách những gì khách không nghĩ là mình có thể nhận được sau chuyến đi sẽ dễ làm hài lòng khách hơn.

1.1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch Festival


Theo bộ luật du lịch, Điều 5, có sáu nguyên tắc phát triển du lịch

1. Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch; 2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; 4. Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch; 5. Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; 6. Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du

lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam. [21]

Du lịch festival là loại hình du lịch mang tính cộng đồng cao, cần nhiều nguồn nhân lực và nguồn lực kinh tế để phát triển. Vì vậy, việc phát triển du lịch hay du lịch festival nói riêng không nằm ngoài sáu nguyên tắc trong bộ luật du lịch đã nêu.

1.2. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch Festival

Trong những năm gần đây, nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường hợp tác, quảng bá, giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực và quốc tế, theo sự chỉ đạo của chính phủ, một số tỉnh, thành phố đã chú trọng phát triển du lịch

festival. Tuy nhiên, đây là một loại hình du lịch mới, kinh nghiệm tổ chức, thực tiễn chưa nhiều, tính chuyên nghiệp còn hạn chế, cần tập trung nghiên cứu, học hỏi nhiều ở những nơi, những nước có nhiều kinh nghiệm tổ chức, phát triển du lịch festival hơn.

1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế

Festival d‟Avignon

Được mệnh danh là thành phố của nghệ thuật, là trái tim của miền Provence, Avignon quanh năm rộn ràng lễ hội. Nhờ lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo và nét văn hóa đặc trưng miền nam nước Pháp, thành phố cổ kính bên bờ sông Rhône này hằng năm thu hút hàng triệu du khách tham quan.

Nằm trong đồng bằng rộng lớn của sông Rhône, nét cổ kính của thành phố Avignon đặc biệt thu hút sự chú ý của các du khách trên hành trình xuôi tàu theo sông Rhône hướng về phía biển Địa Trung Hải. Ở nơi hợp lưu giữa hai con sông Rhône và Durance, Avignon là thủ phủ của tỉnh Vaucluse, nơi từng là trung tâm giao thương và trung tâm văn hóa lớn nhất của vùng Provence-Alpes-Côte d‟Azur, miền Nam nước Pháp.

Mùa lễ hội Avignon bắt đầu bằng Festival nghệ thuật sân khấu quốc tế (còn gọi là Festival d‟Avignon), được tổ chức vào tháng Bảy hằng năm. Đây được xem là lễ hội lớn nhất và cũng nổi tiếng nhất của Avignon. Khởi đầu từ ý tưởng của đạo diễn Pháp nổi tiếng Jean Villar, festival d‟Avignon được tổ chức lần đầu vào năm 1947 và là một trong những festival nghệ thuật được đánh giá cao tại châu Âu. Trong thời gian này, Avignon dường như trở thành một sân khấu lớn nhất thế giới, với hàng trăm buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống như diễn kịch, múa rối, ca nhạc kịch, kịch câm, múa đương đại mỗi ngày… Hằng năm, Festival d‟Avignon thu hút khoảng 8.000 nghệ sĩ, hàng trăm màn trình diễn đêm ngày và hơn 70.000 du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham dự.

Là thủ phủ của thương hiệu rượu vang Côte-du-Rhône nổi tiếng, Avignon lưu giữ rất nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có lễ hội rượu vang nổi tiếng, diễn ra cuối tháng 8 hằng năm. Ngay từ giữa tháng 8, người dân và du khách đã có thể thưởng thức miễn phí rượu vang trên các phố cổ ngay trong phiên chợ nông dân cuối tuần dọc phố Teinturiers. Đến ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 8, thời điểm diễn ra lễ hội, tất cả các vườn nho trong vùng đều mở cửa để đón du khách tham quan, thưởng thức nho và rượu miễn phí. Lễ hội rượu vang mang theo hy vọng của nông dân Pháp về những thùng rượu vang thượng hạng. Và nước nho ép, vang hồng, vang đỏ là những đồ uống không thể thiếu của những nông dân tham gia lễ diễu hành trên phố và nhảy múa thâu đêm trong buổi dạ hội khiêu vũ được tổ chức tại quảng trường trước Cung điện các giáo hoàng.

Bên cạnh các lễ hội truyền thống, Avignon còn được ví như “Roma thứ hai” của châu Âu với các công trình lịch sử cổ kính. Đây là một trong số ít những những thành phố của Pháp còn giữ nguyên vẹn đoạn tường thành dài hơn 4.000 m được xây dựng từ thế kỷ thứ 14. Tường thành cổ cao hơn 20 m, chạm trổ công phu, được xem là “ranh giới lịch sử”, chia thành phố Avignon thành hai khu vực, khu thành cổ bên trong với đường hẹp lát đá và khu vực đô thị mới, hiện đại hơn, phía ngoài. Năm 1995, quần thể kiến trúc nằm trong khu trung tâm lịch sử Avignon (gồm Cung điện Giáo hoàng, Tòa nhà giám mục, cầu Saint-Bénezet) này được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của LHQ (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa của nhân loại.

Đến Avignon vào mùa hội, đi bộ dọc những con đường lát đá hẹp trong thành cổ, dường như ai cũng chọn ngồi thưởng thức một tách cà-phê buổi sáng kèm theo vài chiếc bánh papelines, được làm từ chocolate, đường và rượu oregano hảo hạng chỉ có trong vùng, vừa tận hưởng nhịp sống chậm rãi, vừa chiêm ngưỡng toàn cảnh trước khi mua vé vào tham quan Cung điện Giáo hoàng. Sẽ phải mất gần bốn giờ để xếp hàng mua vé, đi thăm hết và

Ngày đăng: 02/05/2023