triển ĐNTBM đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng NNL và hoạt động chuyên môn đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới hiện nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động phát triển ĐNTBM để tìm ra các giá trị kế thừa và “khoảng trống” mà luận án cần giải quyết.
6.2. Nghiên cứu các vấn đề về phát triển NNL, ĐNTBM, trường ĐHĐHNC để xây dựng khung lý luận về phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC.
6.3. Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC.
6.4. Đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ để phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL chuyên môn một cách hiệu quả trong thời gian tới.
6.5. Thực hiện khảo nghiệm và thử nghiệm để đánh giá khách quan về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất nhằm hoàn chỉnh hơn, giúp các giải pháp của luận án khi triển khai thực tế có hiệu quả.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2013-2020. Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn năm 2030.
7.2. Không gian nghiên cứu: Luận án tập trung vào nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển ĐNTBM đối với các bộ môn chuyên ngành trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam. Thực hiện nghiên cứu và khảo sát trường hợp ĐHQGHN, cụ thể tại 06 trường ĐH thành viên thuộc ĐHQGHN gồm: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội - 1
- Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội - 2
- Nghiên Cứu Về Đội Ngũ Trưởng Bộ Môn Trong Trường Đại Học Định Hướng Nghiên Cứu
- Khái Niệm Bộ Môn, Trưởng Bộ Môn Và Đội Ngũ Trưởng Bộ Môn
- Khái Niệm Phát Triển Đội Ngũ Trưởng Bộ Môn
Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.
7.3. Nội dung nghiên cứu: Xây dựng tiêu chuẩn năng lực của TBM; nghiên cứu nội dung, quy trình phát triển ĐNTBM điển hình trong trường ĐHĐHNC (06 trường ĐH thành viên) thuộc ĐHQGHN.
7.4. Chủ thể thực hiện phát triển ĐNTBM là nhà trường, cụ thể là đội ngũ CBQL trong các trường ĐHĐHNC như: Ban chủ nhiệm khoa, các vị trí quản lý hành chính, Ban giám hiệu nhà trường.
8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu.
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử yêu cầu việc nghiên cứu về phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam trước hết phải kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Do vậy, NCS đã tích cực trong việc tìm hiểu các tài liệu khoa học viết về phát triển đội ngũ CBQL giáo dục. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, luận án tiếp tục hoàn thiện khung lý luận để phân tích các vấn đề cơ bản ở các chương sau. Ngoài ra, phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Các quan hệ đó luôn được xem xét trong sự vận động, biến đổi.
Trên cơ sở đó, đề tài luận án được nghiên cứu theo những cách tiếp cận sau:
- Tiếp cận năng lực: Là phương án chuẩn hóa các năng lực để điều khiển hành vi hoạt động của ĐNTBM trong trường ĐH.
- Tiếp cận lịch sử: Chuyển từ nhấn mạnh “số lượng, chất lượng” sang yếu tố tiềm năng con người. Phát triển ĐNTBM theo tiếp cận lịch sử, tôn trọng tính kế thừa và bối cảnh lịch sử “TBM vừa là CBQL cấp thấp, vừa là CBQL chuyên môn, vừa là nhà chuyên môn trong trường ĐH”.
- Tiếp cận thực tiễn: Phát triển ĐNTBM theo tiếp cận vận dụng những kinh nghiệm của thế giới và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của hệ thống GDĐH Việt Nam; đồng thời tôn trọng tính thực tiễn riêng có của định danh CBQL cấp bộ môn trong trường ĐH.
- Tiếp cận phát triển NNL: Dựa trên năng lực là kế thừa các thành tựu về khoa học quản trị NNL, sự tối ưu hóa năng suất lao động của NNL và ĐNTBM trong các trường ĐH, luận án nghiên cứu dựa trên mô hình tiếp cận phát triển NNL theo năng lực để xây dựng khung lý thuyết đặc thù.
8.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Các dữ liệu thực hiện luận án được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu. Luận án sử dụng cả hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
8.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là tài liệu đã được công bố chính thức, được công nhận về độ tin cậy của dữ liệu. Có thể dữ liệu thứ cấp có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu gồm: Sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận án, thông tin thống kê, tài liệu văn thư, Internet...
Dữ liệu thứ cấp của luận án được thu thập từ các nguồn: Báo cáo của các trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN; các văn bản, quyết định liên quan đến phát triển ĐNTBM; các nghiên cứu trong và ngoài nước, các số liệu đã được công bố về ĐNTBM, phát triển ĐNTBM trong trường ĐH.
Nghiên cứu sinh thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu uy tín và có căn cứ khoa học, ví dụ như sách, giáo trình, luận án tiến sĩ và các báo cáo khoa học khác. Các nguồn tài liệu này sẽ được đề cập chi tiết ở các phần sau của luận án.
Các tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài luận án, đánh giá được thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển ĐNTBM trong các trường ĐHĐHNC.
8.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp cả phương pháp phỏng vấn sâu và khảo sát đánh giá.
- Phỏng vấn sâu:
+ Mục tiêu: Xem xét ý kiến đánh giá của các chuyên gia, CBQL trong lĩnh vực GD&ĐT, KH&CN, quản trị NNL về xây dựng khung năng lực và hoạt động phát triển ĐNTBM.
+ Đối tượng: Phỏng vấn khoảng 10-15 chuyên gia và CBQL hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT, KH&CN.
+ Thu thập thông tin: Để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu thập đầy đủ các thông tin liên quan, nội dung câu hỏi phỏng vấn cơ bản được xây dựng trên cơ sở nội dung phát triển ĐNTBM và lý luận về các yêu cầu năng lực đối với TBM. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại văn phòng làm việc. Mỗi cuộc phỏng vấn trung bình kéo dài 20-30 phút, về các nội dung đã nêu. Tất cả đối tượng tham gia phỏng vấn đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng cung cấp các thông tin khi được đề nghị cũng
như chia sẻ các quan điểm riêng của cá nhân. Kết quả rút ra không chỉ dựa vào việc tổng hợp lại những ý kiến cá nhân riêng rẽ theo từng nội dung cụ thể mà còn được tập hợp thành quan điểm chung đối với những vấn đề mà các đối tượng phỏng vấn có cách nhìn tương tự như nhau.
- Khảo sát đánh giá:
+ Đối tượng: Khảo sát khoảng 448 bảng hỏi với đối tượng khảo sát là Ban giám hiệu, CBQL cấp trường (phòng/khoa), giảng viên và các TBM trong 06 trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN.
+ Mục tiêu điều tra chọn mẫu: Để thu thập ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát. Do đó, việc sử dụng phiếu điều tra trên diện rộng sẽ giúp NCS thu thập được các nhận định, đánh giá của những người có liên quan về từng nhận định, đánh giá để khắc hoạ thực trạng ĐNTBM và phát triển ĐNTBM cũng như xây dựng hệ thống giải pháp mang tính cấp thiết và khả thi cho phát triển ĐNTBM ở ĐHQGHN giai đoạn tới.
+ Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được hình thành trên cơ sở lựa chọn nội dung tiêu chí đánh giá theo khung năng lực và quy trình phát triển ĐNTBM đã được tổng hợp từ các dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn chuyên gia, CBQL.
Người tham gia khảo sát đưa ra ý kiến đánh giá bằng cách khoanh tròn hoặc đánh dấu (X) vào mức đồng ý của mình theo thang do Likert.
+ Chọn mẫu và thu thập số liệu: Đối với cuộc điều tra chọn mẫu, nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu, phiếu điều tra được gửi tới đối tượng khảo sát trực tiếp và ngẫu nhiên.
- Khảo nghiệm và thử nghiệm.
8.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó chủ yếu như sau:
8.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Luận án sử dụng phương pháp phân tích trong cả 03 chương. Phân tích trước hết là phân chia các vấn đề của luận án thành những phần nhỏ có mối quan hệ tương quan từ lý luận đến thực tiễn, từ năng lực TBM tới phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam. Phân tích từng nội dung của quy trình phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC và đánh giá hiệu quả ở các mặt khác nhau. Từ đó, phát hiện ra thuộc tính, bản chất của từng khía cạnh và giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên
cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung, phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Điều đó giúp cho các vấn đề được xem xét một cách thấu đáo, cặn kẽ.
Nhiệm vụ của phân tích sử dụng trong luận án là thông qua cái riêng để tìm cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ quát.
Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để có được cái nhìn tổng thể về sự vật và hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra bản chất, quy luật vận động quyết định mức độ phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, luận án có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học và kinh tế lượng, các biểu đồ để giúp thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tượng, nội dung và vấn đề nghiên cứu.
8.3.2. Phương pháp logic và lịch sử
Là phương pháp xem xét, trình bày quá trình nghiên cứu lý thuyết vấn đề ở các không gian và thời gian khác nhau, đánh giá tác động của phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC tới năng lực TBM theo một trình tự liên tục và nhiều mặt.
Sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ điều kiện, đặc điểm phát sinh, phát triển từ thấp đến cao, làm rõ mối quan hệ đa dạng trong phát triển đội ngũ CBQL chuyên môn với các vấn đề khác liên quan đến nó. Đồng thời đặt quá trình phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam trong mối quan hệ tương tác qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng.
8.3.3. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này cho phép thông qua tất cả số liệu thống kê mô tả về thực trạng năng lực TBM và công tác phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam, đưa ra tính quy luật về phát triển đội ngũ CBQL chuyên môn.
Luận án sử dụng phương pháp này chủ yếu ở Chương 2 để thống kê về thực trạng và so sánh, phân tích các chỉ tiêu đã xây dựng ở khung lý luận, từ đó tìm ra hướng cho các giải pháp phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới.
9. Luận điểm bảo vệ
9.1. Để phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam, điều kiện thiết yếu là phải xây dựng được khung năng lực TBM vừa phù hợp với quy định của Nhà nước đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý GDĐH, vừa phù hợp với đặc thù của trường ĐHĐHNC.
9.2. Phát triển ĐNTBM giai đoạn hiện nay là phát triển NNL quản lý chuyên môn quan trọng của các trường ĐHĐHNC. Vì thế nội dung, phương pháp phát triển ĐNTBM phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển NNL nói chung, mặt khác phải dựa trên đặc trưng TBM ở các trường ĐHĐHNC.
9.3. Hệ thống giải pháp phát triển ĐNTBM được xác định trên cơ sở logic nghiên cứu của luận án, môi trường hoạt động và mối quan hệ giữa nghiên cứu, đào tạo, quản lý một cách phù hợp.
10. Những đóng góp mới của luận án
10.1. Về mặt lý luận
Luận án góp phần khái quát và bổ sung nghiên cứu về phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC theo lý thuyết phát triển NNL. Cụ thể:
- Xây dựng khung năng lực đặc thù của TBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam gồm hệ thống tiêu chuẩn năng lực cốt lõi như: năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực NCKH và tổ chức NCKH; năng lực quản lý chuyên môn; năng lực lãnh đạo; năng lực hoạt động xã hội; năng lực hợp tác quốc tế. Từ đó, đề xuất các tiêu chí, mức đánh giá (chỉ báo) và các minh chứng để đánh giá ĐNTBM.
- Xây dựng nội dung, quy trình phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC.
- Tập hợp các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC.
10.2. Về mặt thực tiễn
Luận án đề xuất 06 giải pháp phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam có tính cấp thiết và khả thi cao, nhằm sớm đưa các trường này trở thành trường ĐHNC có vị trí cao trong khu vực và trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà QLGD nói chung, giúp ích cho quá trình phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam nói riêng hiện nay và trong thời gian tới.
11. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong các trường
đại học định hướng nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRƯỞNG BỘ MÔN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về trường đại học nghiên cứu
Ở Việt Nam chưa hình thành các trường ĐHNC thực sự, mà ĐHQGHN, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh và một số trường ĐH lớn, có uy tín khác mới đang hướng tới xây dựng trường ĐHĐHNC. Chính vì vậy, những nghiên cứu về trường ĐHNC chủ yếu ở các tác phẩm của nước ngoài. Các tác giả nước ngoài tập trung nghiên cứu về vai trò cũng như hoạt động của trường ĐHNC và nêu bật sự khác biệt của trường ĐHNC với các trường ĐH khác, cụ thể:
Walshok, Mary Lindenstein nghiên cứu vai trò của trường ĐHNC đối với nền kinh tế, nơi làm việc và cộng đồng. Cuốn sách đề cập đến mối quan hệ giữa trường ĐHNC và nhu cầu tri thức của xã hội hậu công nghiệp, tập trung vào tầm quan trọng ngày càng tăng của việc tạo ra kiến thức và ứng dụng nó đối với sự thịnh vượng KT- XH. Nó cũng thảo luận về cách trường ĐHNC có thể xây dựng mối liên kết tốt hơn giữa việc mở rộng kiến thức trong cả nhà trường và xã hội, có thể tăng các ứng dụng và khả năng tiếp cận kiến thức đó. Các tác giả không chỉ đưa ra khái niệm về trường ĐHNC mà còn chỉ ra những thách thức mà trường phải đối mặt, cũng như vai trò của trường ĐHNC trong việc phát triển kiến thức và ứng dụng cho nền KT-XH [176].
Philip G. Altbach lại đưa ra quan điểm về vai trò của trường ĐHNC là thúc đẩy nền kinh tế tri thức quốc gia và toàn cầu với nghiên cứu chuyên sâu tại các trường ĐHNC ở các nước đang phát triển trong bài báo khoa học “Advancing the national and global knowledge economy: the role of research universities in developing countries”. Ông cho rằng, trường ĐHNC là một phần trung tâm của tất cả hệ thống học thuật. Trường ĐHNC cũng là cầu nối quan trọng trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia với vai trò phát triển tri thức toàn cầu. Các sản phẩm nghiên cứu tại trường ĐHNC không chỉ được ứng dụng phổ biến trong sản xuất mà còn giúp các nước “xuất khẩu tri thức”. Tuy nhiên, khi nghiên cứu ở các nước đang phát triển, tác giả nhận thấy cơ chế cho sự tham gia của trường ĐHNC trong nền kinh tế tri thức toàn cầu rất