Khái Niệm Phát Triển Đội Ngũ Trưởng Bộ Môn

Từ các khái niệm về ĐNTBM, trường ĐHĐHNC nêu trên, có thể xác định khái niệm về ĐNTBM trong trường ĐHHĐNC: Là tập hợp những người được giao đảm nhận vị trí TBM, có uy tín, trình độ chuyên môn cao, tham gia đào tạo chuyên ngành, liên ngành phù hợp với bộ môn phụ trách, có năng lực quản lý và tổ chức NCKH trong bộ môn, thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ chuyên ngành, liên ngành. Đây là những nhà quản lý (ở cấp bộ môn) trong trường ĐHĐHNC được tổ chức thành một lực lượng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu của nhà trường.

Có thể thấy, ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC được định vị với nhiều đặc điểm hơn ĐNTBM trong các trường ĐH khác. Ngoài chức năng và nhiệm vụ như các TBM khác, họ còn phải tập trung lớn vào hoạt động NCKH và chuyển giao tri thức. Họ thường là nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực chuyên môn mà bộ môn phụ trách.

1.2.4. Khái niệm phát triển đội ngũ trưởng bộ môn

1.2.4.1. Phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục

Phát triển NNL được coi là một trong những hoạt động không thể thiếu trong quản trị NNL của một tổ chức. Khái niệm phát triển NNL được nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến.

Tổ chức lao động quốc tế - ILO cho rằng: “Phát triển NNL bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là sự chiếm lĩnh lành nghề hoặc vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”. Quan điểm này xem xét phát triển NNL ở một phạm vi rộng. Nó không chỉ ở phương diện trình độ lành nghề mà là phát triển năng lực theo nghĩa đầy đủ cho người lao động. Sự lành nghề theo họ là quá trình hoàn thiện nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức trong quá trình sống và làm việc nhằm đáp ứng những kỳ vọng của con người [145].

Theo Gary N. McLean, “Phát triển NNL là bất cứ quá trình hay hoạt động nào nhằm phát triển những kiến thức làm việc cơ bản, sự tinh thông, năng suất và sự hài lòng mà cần cho một đội, nhóm, cá nhân hoặc nhằm mang lại lợi ích cho một tổ chức, cộng đồng, quốc gia hay tóm lại là cần cho toàn nhân loại” [154].

Richard A. Swanson and Elwood F. Holton III thì đưa ra quan điểm: “Phát triển NNL là một quá trình phát triển và thúc đẩy sự tinh thông của con người qua việc phát triển tổ chức, đào tạo và phát triển nhân sự nhằm cải thiện năng suất” [165].

Còn Myers Donald W cho rằng: “Phát triển NNL là quá trình chuẩn bị cho người lao động cực đại độ thoả mãn công việc của họ và tính hữu dụng của người lao động đối với tổ chức…; phát triển NNL có hai mục đích chính là: tăng tính hữu dụng của người lao động đối với tổ chức và tăng độ thỏa mãn của người lao động” [155].

Mikko Luoma đưa ra khái niệm phát triển NNL trên cơ sở tìm hiểu mối quan hệ giữa chiến lược và phát triển NNL. Nghiên cứu cho rằng có 03 cách tiếp cận về chiến lược với phát triển NNL là: tiếp cận động cơ nhu cầu; tiếp cận do động cơ cơ hội và tiếp cận do động cơ năng lực. Mikko Luoma đã tích hợp 03 cách tiếp cận trên để mô tả những đóng góp tiềm năng của phát triển NNL đến thành công trong hoạt động của mỗi tổ chức và đi đến kết luận: “Phát triển NNL được định nghĩa như là việc thiết kế các hoạt động có định hướng nhằm làm tăng các kỹ năng, năng lực và/hoặc kiến thức của người lao động, hướng dẫn họ vì lợi ích của tổ chức…; phát triển NNL đóng vai trò thực thi chiến lược của tổ chức, đề cập đến con người - đó là chức năng hoặc đối với đầu ra của thủ tục phát triển - phát triển về kỹ năng và tích lũy kiến thức…” [152].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Việt Nam, Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân đề cập: “Phát triển NNL (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động” [31].

Nguyễn Minh Đường cho rằng: “Phát triển NNL được hiểu là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt trí tuệ, kỹ năng lao động, thể lực, đạo đức, tâm hồn... để họ có thể tham gia vào lực lượng lao động, làm giàu cho đất nước, góp phần cải tạo xã hội, cũng như phát huy truyền thống của dân tộc và góp phần tô điểm thêm bức tranh muôn màu của nhân loại. Do vậy, phát triển NNL phải được tiến hành trên cả 03 mặt: phát triển nhân cách, phát triển sinh thể, đồng thời tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho NNL phát triển”. Nói một cách tổng quát, phát triển NNL là tăng giá trị vật chất, tinh thần, đạo đức và giá trị thể chất cho con người. Vấn đề phát triển NNL trong chiến lược CNH-HĐH đất nước phải đồng bộ cả 03 mặt chủ yếu: GD&ĐT con người, sử dụng con người, tạo môi trường làm việc và đãi ngộ thỏa đáng [34].

Tóm lại, cho dù có nhiều cách tiếp cận thì chung nhất phát triển NNL với nghĩa là quá trình nâng cao năng lực xã hội và tính năng động xã hội của con người về mọi

mặt (thể lực, trí lực và nhân cách thẩm mỹ, quan điểm sống), đồng thời phân bố, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển tổ chức, đất nước. Đó là quá trình phát triển nguồn lực con người dưới dạng tiềm năng thành “vốn con người, vốn nhân lực”. Có thể kết luận: Phát triển NNL là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng NNL nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển KT-XH. Đó chính là nâng cao vai trò của nguồn lực con người trong sự phát triển KT-XH, qua đó làm gia tăng giá trị của con người.

Nguồn nhân lực QLGD là tập con trong khái niệm “NNL” thể hiện NNL quản lý trong lĩnh vực giáo dục. NNL QLGD đang làm việc tại các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục với chuyên môn nhất định là quản lý trường học, quản lý trong các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, với một số lượng giới hạn nhất định theo quy định của Nhà nước [114].

Khái niệm phát triển NNL QLGD được thu hẹp từ khái niệm phát triển NNL, là việc tạo ra sự tăng trưởng bền vững về hiệu quả của mỗi CBQL giáo dục và hiệu quả chung của đội ngũ, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về chất lượng, số lượng của đội ngũ cũng như chất lượng sống của từng CBQL [114].

Như vậy, phát triển NNL QLGD là phát triển về số lượng và chất lượng đội ngũ QLGD, giúp họ đủ điều kiện thực hiện tốt nhất nhiệm vụ và đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội trong lĩnh vực GD&ĐT.

1.2.4.2. Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu

Phát triển ĐNTBM là một bộ phận của phát triển NNL và phát triển NNL QLGD, là một khái niệm tổng hợp bao gồm cả ĐT-BD, phát triển nghề nghiệp, làm tăng về số lượng lẫn chất lượng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ này. Theo quan niệm đội ngũ là tập hợp các cá nhân có đủ phẩm chất, năng lực góp phần tạo nên chất lượng của đội ngũ, phát triển ĐNTBM nghĩa là hướng vào hoàn thiện kết quả lao động của họ và chuẩn bị cho họ đảm nhận những trách nhiệm cao hơn.

Phát triển ĐNTBM thực chất là xây dựng, phát triển cả 03 yếu tố: quy mô, cơ cấu và chất lượng. Trong đó quy mô được biểu hiện bằng số lượng, cơ cấu thể hiện sự hợp lý về bố trí nhiệm vụ, độ tuổi, giới tính, chuyên môn, nghiệp vụ… và chất lượng thể hiện năng lực của ĐNTBM. Nói cách khác, phát triển ĐNTBM là tạo ra một

ĐNTBM đồng bộ, đồng tâm, có khả năng hỗ trợ, bù đắp cho nhau về mọi mặt. Chất lượng hay năng lực của TBM là yếu tố quan trọng nhất trong phát triển ĐNTBM [115].

Tổng hợp các khái niệm về phát triển ĐNTBM, luận văn đưa ra khái niệm cụ thể hợp về phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC là xây dựng một ĐNTBM có đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đảm bảo về chất lượng (năng lực) thông qua các hoạt động quy hoạch, thực hiện tuyển chọn, ĐT-BD, sắp xếp, bổ nhiệm, sử dụng, đánh giá cũng như tạo môi trường và động cơ cho đội ngũ này phát huy hiệu quả làm việc tốt nhất đáp ứng yêu cầu đặc thù của trường ĐHĐHNC. Để làm tốt việc này thì công tác phát triển ĐNTBM phải phù hợp với đặc trưng, vai trò của trường ĐHĐHNC trong hệ thống GDĐH quốc gia trong từng bối cảnh lịch sử.

1.3. Đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu

1.3.1. Trường đại học định hướng nghiên cứu

1.3.1.1. Vai trò của trường đại học định hướng nghiên cứu

Vai trò quan trọng của trường ĐH, đặc biệt là trường ĐHĐHNC đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong thời đại kinh tế tri thức là điều đã được đề cập nhiều trong các tài liệu nghiên cứu cũng như trong các văn bản và tuyên ngôn chính sách của nhiều nước. Vai trò chính của trường ĐHĐHNC được tổng kết là:

Thứ nhất, đóng một vai trò chủ chốt trong tiến trình phát triển GD&ĐT, KH&CN và văn hóa của mỗi quốc gia. Đây là nơi tạo ra tầng lớp tinh hoa nhất của xã hội về mặt trí tuệ, nơi dẫn dắt hệ thống GDĐH về mặt học thuật [87].

Thứ hai, là trung tâm của việc phát triển những ý tưởng mới, khám phá mới.

Những người tốt nghiệp ĐH đi làm trong khu vực nhà nước, các doanh nghiệp hay tổ chức phi lợi nhuận, mang theo họ kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết khiến cho các tổ chức ấy hoạt động hiệu quả, có thể đáp ứng với một bối cảnh đang thay đổi, không ngừng đổi mới… Các trường ĐHĐHNC mở rộng sự hiểu biết của chúng ta bằng cách kiểm nghiệm và thách thức những kiến thức hiện có. Đây cũng là trung tâm sáng tạo, nơi phát triển những tri thức, kỹ thuật và cách thức mới để làm điều này điều khác. Thông qua việc đào tạo và tạo ra tri thức uyên bác, các trường này đã đóng góp to lớn cho KH&CN, văn hóa, nghệ thuật của mỗi quốc gia và quốc tế. Những nghiên cứu mà các trường thực hiện là động lực cho đổi mới, giúp đáp ứng những vấn nạn chính của quốc gia, toàn cầu và đem lại sự diễn giải giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn về một thế giới ngày càng biến động và thay đổi nhanh chóng.

Thứ ba, là tâm điểm hợp tác quốc tế, đem lại cơ hội tiếp cận kiến thức chuyên môn đa quốc gia, những điều kiện có thể không sẵn có ở từng nước, do đó làm tăng thêm uy tín cho đất nước và thu hút tài năng, nhân tài trên thế giới.

Thứ tư, là nơi lưu trữ tri thức, cất trữ năng lực có thể chuẩn bị cho các doanh nghiệp, chính phủ, cộng đồng xã hội một sự bảo hiểm thận trọng dựa trên năng lực để giúp họ xử lý những sự cố bất ngờ, hay những gì chưa được biết đến trước đây [87].

Thứ năm, cung cấp các giáo sư, giảng viên có chất lượng cao; đào tạo sinh

viên tài năng nhất của đất nước bất kể hoàn cảnh KT-XH của họ. Những người tốt nghiệp từ các trường này sẽ phục vụ xã hội bằng những cách thức quan trọng, với tư cách là những nhà cải cách, doanh nhân, nhà quản lý hay những nhà lãnh đạo.

Như vậy, trường ĐHĐHNC với sứ mệnh đóng vai trò cốt yếu trong việc đem lại tiến bộ của tri thức toàn cầu ứng dụng vào mỗi đất nước. Tri thức mà nó tạo ra đóng góp to lớn cho sự thịnh vượng, tình trạng lành mạnh xã hội của mỗi quốc gia.

1.3.1.2. Đặc trưng của trường đại học nghiên cứu và trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam

* Đặc trưng của trường đại học nghiên cứu

Theo lý thuyết của S.P. Robbins and M. Coulter, một tổ chức gồm cả trường ĐH được tạo nên bởi 03 cấu phần: mục tiêu riêng, cấu trúc rõ ràng và con người trong tổ chức [167]. Do đó, đặc điểm của trường ĐHNC được đề xuất tiếp cận theo 03 cấu phần: mục tiêu, cấu trúc, con người trong trường (cả định tính và định lượng) như sau:

Mục tiêu

Cấu trúc

Con người

Nguồn: S.P. Robbins and M. Coulter [167]

Biểu đồ 1.1: Cấu phần của tổ chức

Thứ nhất, mục tiêu của trường ĐHNC: Xuyên suốt là hoạt động NCKH và giảng dạy xuất sắc. Họ tuyên bố, cam kết về nghiên cứu xuất sắc bởi bề rộng, khối lượng và sự ưu tú của các kết quả nghiên cứu; đồng thời với cam kết giảng dạy xuất sắc để người học có nền tảng kiến thức rộng, kỹ năng tốt, đóng góp cho sự giàu mạnh của đất nước.

Thứ hai, cấu trúc của trường ĐHNC: Mỗi trường ĐH nói riêng, cũng như một tổ chức nói chung đều có cấu trúc rõ ràng để triển khai nhiệm vụ. Điểm khác nhau về cấu trúc giữa trường ĐH nói chung và trường ĐHNC nói riêng là việc thiết lập cơ cấu tổ chức để thực hiện các hoạt động khác nhau giữa 02 mô hình. Nghĩa là, chính các hoạt động sẽ tạo nên sự khác biệt về cấu trúc giữa các mô hình trường ĐH.

- Về hoạt động quản trị tổ chức và nhân sự: Trường ĐHNC “lấy khả năng nghiên cứu làm tiêu chí số một và tự do học thuật - thể hiện qua quyền quyết định của Faculty (khoa) - làm nền tảng hoạt động” [9]. “Không có tự do học thuật, trường ĐH không thể hoàn thành sứ mệnh của mình, cũng không thể trở thành một trường đẳng cấp quốc tế” [123]. Do đó, về mặt cấu trúc sẽ tạo điều kiện cho quyền quyết định thuộc về các khoa

- đây là một biểu hiện cơ bản của tự do học thuật. Ở Việt Nam hiện nay, trong trường ĐH nói chung, các phòng ban “thường đứng trên tự do học thuật” (thường đứng trên khoa) [9]. Hoạt động tuyển dụng ở trường ĐHNC cũng do hội đồng quyết định, nhưng khác với trường ĐH ở Việt Nam, hội đồng phải gồm những giáo sư giảng dạy tại khoa có ý kiến về mặt khoa học, không bao gồm các phòng ban như Phòng Tổ chức Cán bộ. “Ở Mỹ, quyền lực nằm trong tay của khoa, các ban bệ có trách nhiệm thực hiện quyết định của Faculty” [9].

Như vậy, đặc điểm nổi bật của trường ĐHNC là lấy quyền tự do học thuật làm cơ sở cho việc tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự hay việc liên quan đến đánh giá hoạt động học thuật được trao quyền quyết định cho các đơn vị trực thuộc trường.

- Hoạt động tài chính và hợp tác phát triển: Ở trường ĐHNC, hoạt động tài chính được đảm bảo với tỷ trọng đầu tư lớn hơn nhiều so với các trường khác, cơ chế tài chính linh hoạt (tạo điều kiện cho trường đầu tư cho vị trí “hàn lâm” hấp dẫn cá nhân xuất sắc). Hoạt động hợp tác phát triển, kêu gọi tài trợ cũng được trường ĐHNC quan tâm, thu hút từ tài trợ và cựu sinh viên [168].

- Về hoạt động đào tạo và NCKH: Trường ĐHNC tập trung vào đào tạo SĐH hơn là ĐH. Trường “có sự cam kết với việc đào tạo những người làm nghề nghiên

cứu, đặc biệt là thông qua các chương trình đào tạo tiến sĩ, là nơi sẽ đem lại dòng chảy liên tục không ngừng những người có năng lực cao và được kính trọng, những người có khả năng tạo ra bước tiến mới cho tri thức và sự hiểu biết, đóng góp cho sự đổi mới quốc gia và quốc tế trên mọi lĩnh vực”. “Bảng phân loại Carnegie ra đời năm 1973, trong phiên bản năm 2000 đã đề xuất xếp loại trường ĐHNC là những trường cấp được ít nhất 50 bằng tiến sĩ một năm trong ít nhất 15 chuyên ngành; sau nhiều lần cập nhật điều chỉnh, đến năm 2010 thì con số tiến sĩ này được quy định là 20” [86]. Đây chính là tiêu chí khác biệt quan trọng với trường ĐH khác. Với đặc điểm này, trường ĐHNC thường phát triển mạnh các viện, trung tâm, labo, phòng thí nghiệm...

Đối với hoạt động NCKH, trường ĐHNC nhấn mạnh tới yêu cầu về kết quả nghiên cứu. Cụ thể, theo Bảng tiêu chí xếp hạng của THES, trọng số đánh giá kết quả nghiên cứu như sau: sự nổi tiếng về nghiên cứu chiếm 19,5%; sự trích dẫn trung bình cho mỗi bài báo chiếm 30%; thu nhập từ nghiên cứu chiếm 5,25%; số bài báo trên công trình nghiên cứu chiếm 4,5%. Theo Bảng xếp hạng của SJTU, trọng số kết quả nghiên cứu như sau: các bài báo được xuất bản trên tạp chí tự nhiên và khoa học chiếm 20%; các bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế SCI, SSCI được trích dẫn chiếm 20%. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Ly: “Số lượng công bố quốc tế cùng với số lượng trích dẫn, chỉ số tác động và chỉ số H trở thành thước đo kết quả NCKH và điều này trở thành một phổ niệm toàn cầu” [86].

Tóm lại, rất nhiều hoạt động được triển khai, nhưng các hoạt động đều củng cố, phát huy nền tảng khoa học và tự do học thuật. Với “tinh thần theo đuổi chân lý khoa học”, “tính liêm chính và tôn trọng các chuẩn mực đạo đức nghiên cứu”, “tinh thần hợp tác giữa các đồng nghiệp trong học thuật”, “trách nhiệm của thế hệ giáo sư đối với NCS, tiến sĩ trong NCKH” được các trường duy trì, phát huy, dần trở thành “văn hóa khoa học” trong các trường ĐHNC.

Thứ ba, con người trong trường ĐHNC: “Trường ĐHNC là nơi quy tụ và đào tạo giới NCKH chuyên nghiệp” [87]. “Yếu tố trọng yếu tạo ra thành công trong việc xây dựng trường ĐHNC hàng đầu là khả năng thu hút, tuyển dụng và giữ chân các nhà khoa học hàng đầu” [168].

Vì vậy, con người trong trường ĐHNC khác với trường ĐH khác ở những đặc điểm cơ bản sau:

Nguồn NCS phân tích tổng hợp và đề xuất Hình 1 2 Đặc điểm trường ĐHNC theo 1


Nguồn: NCS phân tích, tổng hợp và đề xuất

Hình 1.2: Đặc điểm trường ĐHNC theo cách tiếp cận quản trị tổ chức


- Đối với cá nhân người lãnh đạo, quản lý: Có rất nhiều quan điểm khác nhau về người đứng đầu của trường ĐHNC. “Có người cho rằng hiệu trưởng phải là học giả hàng đầu, trong khi đó một vài người cho rằng hiệu trưởng nên là người quản lý thành công; đôi khi nên là người ngoài giới học thuật” [139]. Tuy nhiên, rất nhiều người ủng hộ quan điểm “hiệu trưởng phải có uy tín học thuật và cho thấy sự hiểu biết sâu, sự tôn trọng đối với sứ mệnh học thuật của trường ĐH” [126]. “Hiệu trưởng chính là cánh cửa sổ giữa trường ĐH với thế giới bên ngoài. Chiều sâu tri thức, sự tao nhã, tầm nhìn và quan trọng nhất là lòng can đảm của người hiệu trưởng - phản ánh trực tiếp trái tim, tâm hồn và chất lượng trường ĐH của họ. Trong lịch sử, các trường ĐH lớn luôn được dẫn dắt bởi những hiệu trưởng lớn” [135]. Có thể nói, hiệu trưởng trường ĐHNC phản ánh tinh hoa của trường, họ phải là người có uy tín cao trong giới học thuật, có năng lực lãnh đạo, quản lý.

- Yếu tố người học: Bên cạnh yếu tố về tỷ trọng đào tạo SĐH so với ĐH, chất lượng đầu vào của người học trong trường ĐHNC được xem là chiều kích thứ hai của vấn đề “tập trung tài năng” khi ta nhìn vào những nhân tố trọng yếu tạo ra thành công.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023