Nghiên Cứu Về Đội Ngũ Trưởng Bộ Môn Trong Trường Đại Học Định Hướng Nghiên Cứu

phức tạp và bao gồm các vấn đề về chuyển giao, sử dụng công nghệ, hợp tác và các yếu tố khác. Tuy nhiên, tác giả không thể không khẳng định vai trò quan trọng của trường ĐHNC trong hệ thống giáo dục quốc gia cũng như góp phần vào phát triển tri thức toàn cầu [124].

Philip G. Altbach, Jorge Balan cho rằng trường ĐHNC là trung tâm của hệ thống học thuật thế giới. Cuốn sách “World class worldwide: Transforming Research Universities in Asia an Latin Americađã đưa ra định hướng chuyển đổi sang trường ĐHNC của các nước đang phát triển ở châu Á và châu Mỹ Latin là một biện pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển nghiên cứu và ứng dụng cho nền KT-XH của mỗi quốc gia. Thông qua trường ĐHNC, những thách thức về công nghệ mà nền sản xuất ở các nước đang phát triển phải đối mặt sẽ được giải quyết. Đây cũng là hướng phát triển hệ thống GDĐH hiện đại của thế kỷ XXI [125].

Frank T. Rothaermel, David N. Ku thì chỉ ra vai trò của trường ĐHNC thông qua việc phân tích sự khác biệt với những trường ĐH khác, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá ở bài báo “Intercluster Innovation Differentials: The Role of Research Universities”. Dựa trên chức năng sản xuất tri thức, trường ĐHNC làm tăng sự đổi mới các nguồn lực tài chính, trí tuệ và nguồn vốn nhân lực. Đặc biệt, các tác giả cho rằng trường ĐHNC đóng vai trò quan trọng là nguồn cung cấp tri thức và tạo ra NNL chất lượng cao giúp khu vực công tăng hiệu suất lao động [136].

Peter McPherson, David Shulenburger cũng nhấn mạnh vai trò của trường ĐHNC trong việc đáp ứng các mục tiêu quốc gia trong bài báo khoa học “Expanding Undergraduate Education to Meet National Goals: The Role of Research Universities”. Các tác giả cho rằng mục tiêu GD&ĐT chất lượng cao không chỉ dừng lại ở việc đào tạo công nghệ đã có, điều này sẽ làm cho nền KT-XH khó phát triển. Quan trọng trong 04 năm ĐH, người học cần phải sáng tạo liên tục và tự tạo ra những tri thức mới. Muốn mở rộng hoạt động GD&ĐT chất lượng cao thì cần phải mở rộng các trường ĐHNC [163].

Việt Nam, những nghiên cứu về trường ĐHNC khá ít ỏi. Trên cơ sở trình bày lịch sử ra đời và khái niệm liên quan đến trường ĐHNC, Nguyễn Chí Hải và Nguyễn Hồng Nga đã phân tích một số đặc điểm của trường ĐHNC trên thế giới, đồng

thời đưa ra những thách thức trong việc hình thành một trường ĐHNC theo đúng nghĩa tại Việt Nam [48].

Phạm Thị Ly cũng có hai công trình nghiên cứu về trường ĐHNC, đó là: “Tiêu chí nhận diện ĐHNC và kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng ĐHNC” và “Mười đặc điểm của trường ĐHNC hiện đại”. Trong đó, tác giả đã phân tích rất kỹ những đặc điểm của một trường ĐHNC, vai trò và sự cần thiết xây dựng trường ĐHNC ở Việt Nam [86; 87].

Nhận xét chung:

- Các nghiên cứu nêu trên đã mang lại giá trị lớn về lý luận và thực tiễn như:

+ Xác định được hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về trường ĐHNC như khái niệm, sứ mệnh, đặc điểm... Đặc biệt, các nghiên cứu nhấn mạnh về vai trò của trường ĐHNC trong phát triển nền GD&ĐT chất lượng cao và đạt được mục tiêu tăng trưởng KT-XH của mỗi quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

+ Xây dựng các tiêu chí về trường ĐHNC và sự cần thiết hình thành trường ĐHNC ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

- Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên cũng còn có một số hạn chế, đó là:

Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội - 4

+ Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xem xét các vấn đề về trường ĐHNC ở nước ngoài với bối cảnh khác nhau.

+ Việc nghiên cứu thực tiễn xây dựng trường ĐHNC ở Việt Nam gần như không có. Các tác phẩm mới chỉ dừng lại ở lý thuyết. Số lượng bài nghiên cứu về trường ĐHNC ở Việt Nam còn rất ít, thể hiện vấn đề xây dựng trường ĐHNC ở Việt Nam còn chưa được quan tâm đúng mực.

1.1.2. Nghiên cứu về đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu

Nghiên cứu của nước ngoài tập trung vào ĐNTBM nhưng ở khía cạnh nhận diện về năng lực mà ĐNTBM cần phải có, như:

Đại học Melbourne cho rằng chức vụ quản lý trong trường ĐH nói chung, TBM nói riêng đã cụ thể hóa bằng các tiêu chí năng lực bao gồm: trình độ, thuộc tính, kỹ năng và kiến thức.

- Về trình độ: phải đạt trình độ SĐH phù hợp với kinh nghiệm liên quan; hoàn thành một bằng cấp hoặc chứng nhận có kinh nghiệm làm việc liên quan.

- Về các thuộc tính: được chia nhỏ để các hành vi cụ thể thực hiện các yêu cầu của từng vị trí như tính linh hoạt, tính sáng tạo, tính chuyên nghiệp, tính toàn vẹn, tính độc lập...

- Về các kỹ năng: bao gồm các kỹ năng như đàm phán, viết, lãnh đạo, xây dựng đội nhóm, quản lý dự án và quản lý nói chung.

- Về kiến thức: hiểu biết thấu đáo về hoạt động giảng dạy, GDĐH, NCKH, có kiến thức, kỹ năng thực tế [179] .

Một số nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra vấn đề nghiên cứu về ĐNTBM trong trường ĐHNC, cụ thể:

Nghiên cứu của Hattie & Marsh chỉ ra rằng với các CBQL chuyên môn (trong đó có ĐNTBM) trong trường ĐHNC, ngoài việc đánh giá họ dưới góc độ giảng dạy, tiêu chuẩn về nghiên cứu và gây ảnh hưởng tới đội ngũ phía dưới thông qua năng lực chuyên môn, năng lực định hướng của họ cũng là một trong những tiêu chuẩn vô cùng quan trọng trong công tác đánh giá CBQL chuyên môn của các trường. Bài báo “The relationship between research and teaching-a metaanalysis” đã giúp người đọc nhận diện về ĐNTBM trong trường ĐHNC trước hết phải có năng lực chuyên môn, đặc biệt năng lực nghiên cứu và định hướng nghiên cứu cho những thành viên còn lại trong bộ môn [141].

Bài báo khoa học của Steffensen, Rogers & Speakman với nhóm đối tượng là trung tâm, phòng thí nghiệm, labo, bộ môn trong trường ĐHNC chỉ ra tầm quan trọng của các CBQL chuyên môn đối với các đơn vị đó là vô cùng quan trọng. Những CBQL chuyên môn này cần phải được đánh giá thường xuyên để có thể nhận diện và ĐT-BD kịp thời nhằm thực hiện được những nhiệm vụ của trường một cách hiệu quả. Năng lực chuyên môn được đánh giá trước hết ở năng lực NCKH, chỉ đạo tổ chức các hoạt động NCKH theo chuyên ngành [170].

Nghiên cứu của nhóm tác giả Ghonji trong bài báo “Analysis of the some effective teaching quality factors within faculty members of agricultural and natural resources colleges in Tehran University” đã tập trung vào xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng ĐNGV và CBQL chuyên môn theo đánh giá của hội đồng khoa học thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng… Những phân tích của nhóm tác giả thông qua hệ thống yếu tố ảnh hưởng đã chỉ ra năng lực chuyên môn,

trong đó có năng lực giảng dạy và đặc biệt năng lực NCKH là rất quan trọng, quyết định năng lực của TBM [137].

Nghiên cứu của nhóm tác giả Phiakoksong và các cộng sự tập trung làm rõ những tiêu chí về năng lực, phẩm chất cần thiết đối với đội ngũ CBQL chuyên môn trong trường ĐHNC trong bài báo khoa học “An Application of Structural Equation Modeling for Developing Good Teaching Characteristics Ontology, Informatics in Education”. Bằng cách sử dụng phương pháp định lượng, nhóm tác giả đã làm rõ được sự ảnh hưởng của tính cách, phẩm chất cần thiết đối với đội ngũ CBQL chuyên môn trong trường ĐHNC. Từ đó, những khuyến nghị để phát triển ĐNTBM trong trường ĐHNC là tập trung phát triển các năng lực chuyên môn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh năng lực NCKH của TBM [164].

Như vậy, vấn đề nghiên cứu về ĐNTBM trong trường ĐH, đặc biệt là trong các trường ĐHNC đã được nhiều tác giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu.

Ở Việt Nam, quan niệm về TBM là nhà quản lý, nhà lãnh đạo chuyên môn trong một trường ĐH nên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chất lượng đào tạo và NCKH của nhà trường. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu tập trung nhiều cho việc phân tích, tìm hiểu vai trò của ĐNTBM.

Nguyễn Quốc Dũng đã nghiên cứu về “Vai trò TBM cơ sở cho công tác định hướng đổi mới, phát triển nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay” trình bày trong hội thảo khoa học. Tác giả đã nghiên cứu vai trò của TBM ở khía cạnh thực tiễn khi xem xét chi tiết tại bộ môn cơ sở của Trường Cao đẳng nghề KT-CN Việt Nam - Hàn Quốc. Vì vậy, kết quả nghiên cứu khá hẹp, tính phổ quát chưa cao [23].

Còn Ngô Thị Hiên nghiên cứu về “Vai trò của TBM trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục chính trị ở Trường Cao đẳng nghề KT-CN Việt Nam - Hàn Quốc hiện nay”. Cũng với cách tiếp cận khá hạn hẹp, tác giả chỉ ra các khó khăn trong việc giáo dục chính trị cho sinh viên và khẳng định vai trò quan trọng của TBM trong công tác quản lý [55].

Tương tự, vai trò của TBM cũng được Nguyễn Thị Hậu nghiên cứu trong tác phẩm “Vị trí, vai trò của bộ môn, TBM ở trường ĐH, cao đẳng”. Ở đây, nghiên cứu mang tính lý thuyết dựa trên việc mô tả lại vai trò TBM theo quy định trong “Điều lệ trường ĐH” [52].

Theo một cách tiếp cận khác, Cao Cự Giác đặt vấn đề nghiên cứu “Vai trò của TBM ở trường ĐH và cao đẳng trong bối cảnh giáo dục cạnh tranh và hội nhập”. Với giới hạn nghiên cứu rộng hơn, tác giả đã chỉ ra nhiệm vụ, trách nhiệm của bộ môn trong hoàn cảnh mới. Từ đó, cho thấy vai trò của TBM cũng như đề xuất một số giải pháp để tăng cường vai trò của TBM đáp ứng yêu cầu của GDĐH hiện nay [36].

Những nghiên cứu sâu hơn không chỉ đề cập đến vai trò của TBM mà còn tìm ra các giải pháp nâng cao vai trò của TBM trong điều kiện nhất định, như:

Ngô Trí Hiệp đặt hướng nghiên cứu giải pháp “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của bộ môn, TBM trong Trường ĐH Y khoa Vinh”. Từ lý luận về vai trò, trách nhiệm của TBM nói chung, tác giả phân tích thực trạng hoạt động của bộ môn thuộc các khoa ở Trường ĐH Y khoa Vinh. Trên cơ sở đó chỉ ra các vấn đề còn tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của bộ môn mà trước hết là TBM nhằm giải quyết những hạn chế trong thời gian tới [56].

Tương tự, một nghiên cứu khác về thực tiễn của Hoàng Thị Lộc “Nâng cao vai trò của bộ môn, TBM trong đổi mới GDĐH của Trường ĐH Kinh tế Nghệ An” đã đưa ra những yêu cầu về vai trò của TBM trong bối cảnh đổi mới GD&ĐT hiện nay. Từ đó, tác giả đánh giá thực tiễn và đưa ra một số giải pháp khả thi [79].

Lê Văn Minh bỏ qua bước phân tích thực trạng mà tập trung vào “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công việc của TBM”. Những giải pháp được đề cập nhằm nâng cao hiệu quả của TBM về khía cạnh lãnh đạo và quản lý, công tác giảng dạy và sinh viên, công tác NCKH, quản lý nhân sự. Những giải pháp này mang tính lý luận và có giá trị tham khảo cao [89].

Không đặt trực tiếp vấn đề nghiên cứu về TBM, Trần Thị Hảo nghiên cứu về “Kinh nghiệm hoạt động của bộ môn trong quá trình quản lý chuyên môn”. Trong đó, trên cơ sở tổng hợp những giải pháp hiệu quả mà Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An đã thực hiện để nâng cao vai trò của TBM trong thời gian qua, tác giả chỉ ra những kinh nghiệm hoạt động của bộ môn cần phát huy cũng như cần phải giải quyết trong bối cảnh hiện nay [50].

Tương tự, Ninh Duy Hùng đưa ra quan điểm nghiên cứu về “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động của bộ môn trong quá trình quản lý chuyên môn và bài học rút ra đối với TBM ở trường cao đẳng, ĐH”. Với cách tiếp cận rõ ràng hơn, tác giả chỉ ra kinh

nghiệm quản lý cấp bộ môn với nhiều khía cạnh như: nhận thức, xây dựng đội ngũ, quá trình giảng dạy... Từ đó, đưa ra yêu cầu về TBM trong trường ĐH, cao đẳng và biện pháp nâng cao chất lượng ĐNTBM [60].

Như vậy, có thể thấy những nghiên cứu về TBM ở trường ĐH thường tập trung vào vai trò của ĐNTBM cũng như các giải pháp nâng cao vai trò của đội ngũ này trong bối cảnh đổi mới GDĐH. Dù các cách tiếp cận có thể khác nhau về giới hạn nghiên cứu nhưng kết quả nghiên cứu khá tương đồng.

Do hiện nay ở Việt Nam chưa có trường ĐHNC, mà mới chỉ có ĐHQGHN, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh và một số trường ĐH lớn khác là xác định theo ĐHĐHNC. Vì vậy, các nghiên cứu trong nước gần như không đề cập một cách rõ ràng việc nghiên cứu về ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC.

Nhận xét chung:

Giá trị mà các nghiên cứu đã đạt được là các nhà khoa học đều khẳng định TBM trong trường ĐH có vị trí, vai trò quan trọng, quyết định chất lượng GDĐH. Tuy nhiên, ở khía cạnh cụ thể hơn lại rất hiếm hoi các nghiên cứu về ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC. Vì vậy, hệ thống lý luận về chuẩn năng lực của TBM trong trường ĐHĐHNC đặc thù hoàn toàn thiếu vắng.

1.1.3. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu

Cũng như các vị trí QLGD khác, để đảm bảo chất lượng ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC, các trường không thể không quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ này.

Về phát triển CBQL của trường ĐH nói chung và đội ngũ CBQL cấp bộ môn nói riêng được đề cập trong cuốn sách “Inovation in University Management” (Đổi mới trong quản lý trường ĐH) của Sanyal. Bikas. C., theo đó khi nói đến cơ cấu đội ngũ CBQL ở trường ĐH cần lưu ý giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên ngành… và chức trách đảm nhiệm. Các yếu tố này một mặt liên quan đến chính sách của mỗi nước, mặt khác liên quan đến quan điểm phát triển đội ngũ của chính trường ĐH, nó sẽ tác động lên việc đánh giá và phát triển nghề nghiệp của cán bộ ở trường ĐH [169].

Trong tập tài liệu về “Quản lý GDĐH cấp cơ sở” (10 tập) do UNESCO/ International Institute for educational Planning-Paris xuất bản năm 1995, trong đó tập 6 và tập 7 trình bày về vấn đề quản lý nhân sự trong trường ĐH. Với sự tổng thuật

phát triển cán bộ học thuật nói chung và đội ngũ CBQL cấp bộ môn nói riêng ở các trường ĐH ở một số nước trên thế giới, tài liệu tóm lược vấn đề chính là: Các trường quyết định việc phát triển học thuật của ĐNGV mà đầu mối là các TBM; các chính sách tác động trực tiếp tới việc phát triển học thuật ở trường ĐH. Tuy nhiên, không có công thức chung về chiến lược phát triển học thuật cho mọi trường ĐH mà tuỳ đặc thù của nhà trường, việc phát triển ĐNTBM và ĐNGV làm khoa học sẽ được thực hiện khác nhau [169].

Ở Việt Nam, có thể thấy một số nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ CBQL cấp cơ sở trong trường ĐH như:

Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD của Ngô Thị Kiều Oanh với đề tài: “Phát triển đội ngũ CBQL cấp khoa tại trường ĐH theo hướng chuẩn hóa” đã nghiên cứu làm sáng tỏ thêm những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc phát triển đội ngũ CBQL trong trường ĐH nói chung, trong đó đi sâu vào lý luận phát triển đội ngũ trưởng khoa tại trường ĐH theo hướng chuẩn hóa, từ đó đã đề xuất được khung chuẩn và nhiều biện pháp hiệu quả để phát triển đội ngũ trưởng khoa nói riêng. Luận án đã cho NCS một số gợi ý quan trọng trong việc xác định khung năng lực, đánh giá một phần thực trạng của đội ngũ CBQL trong trường ĐH và đưa ra các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam giai đoạn hiện nay [94].

Có nhiều bài viết nghiên cứu về hoạt động phát triển ĐNTBM trong trường ĐH, tiêu biểu như:

Bài nghiên cứu trong hội thảo khoa học của Nguyễn Như An tập trung xác định “Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNTBM trường ĐH”. Theo đó, tác giả chỉ ra chủ thể quản lý phát triển ĐNTBM của trường ĐH. Tác giả cho rằng các yếu tố khách quan bao gồm quá trình toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin; quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển đội ngũ QLGD; quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế hành chính tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT tác động không nhỏ tới công tác phát triển ĐNTBM trong trường ĐH hiện nay. Ngoài ra, yếu tố chủ quan cũng ảnh hưởng đến công tác này, bao gồm: nhận thức của CBQL cấp trên; nhu cầu khẳng định bản thân; hoàn cảnh gia đình, sức khỏe của TBM [1].

Theo hướng tiếp cận khác, Thái Văn An trong “Phát triển ĐNTBM ở trường ĐH, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH” chỉ ra các vấn đề và giải pháp phát triển ĐNTBM liên quan đến nội dung chương trình giảng dạy và các yêu cầu chất lượng giảng viên [2].

Nghiên cứu thực tiễn, Nguyễn Văn Hạnh trong “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý bộ môn và phát triển ĐNTBM ở Khoa Khoa học Cơ bản, Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Việt Đức hiện nay” đã phân tích thực trạng bộ môn của Khoa Khoa học Cơ bản và chỉ ra thuận lợi, khó khăn mà các bộ môn gặp phải. Từ đó đưa ra 07 giải pháp nhằm phát triển ĐNTBM. Nghiên cứu đưa ra nhiều gợi ý cho việc phát triển ĐNTBM trong trường ĐH, nhất là các bộ môn khoa học cơ bản [49].

Nguyễn Thị Thanh Hương tìm hiểu sự cần thiết phát triển ĐNTBM trong “Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ môn và phát triển ĐNTBM”. Từ đó, tác giả đưa ra nhiều giải pháp phát triển ĐNTBM nói chung vừa đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn [67].

Tương tự, Nguyễn Khánh Ly trong “Phát triển ĐNTBM đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH và hội nhập quốc tế” cũng nêu vấn đề lý luận làm cơ sở cho công tác phát triển ĐNTBM. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích bối cảnh hiện nay với những yêu cầu đổi mới GDĐH để đưa ra một số định hướng trong phát triển ĐNTBM ở các trường ĐH, cao đẳng [88].

Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn về TBM cũng như phát triển ĐNTBM, nhưng giới hạn trong trường ĐHNC với những đặc thù riêng lại chưa được đề cập đến. Chỉ có một số nghiên cứu về trường ĐHNC cũng như về CBQL trong trường được thực hiện như: “Trường ĐHNC: tiêu chí nào đánh giá được giảng viên” của Cảnh Chí Dũng [19]; “Báo cáo tổng hợp Đề tài NCKH cấp Bộ: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng mô hình trường ĐHNC của Việt Nam” của Nguyễn Trọng Giảng [38]; “ĐHNC” của Trương Quang Học [59]; “Tiêu chí nhận diện ĐHNC và kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng ĐHNC” của Phạm Thị Ly [86]… đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để xây dựng mô hình, tiêu chí nhận diện trường ĐHNC ở Việt Nam; xác định tiêu chí đánh giá giảng viên và CBQL trong trường ĐHNC trên thế giới, trên cơ sở đó đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn mà giảng viên và CBQL cần phải có để đáp ứng nhu cầu hoạt động của trường ĐHĐHNC ở Việt Nam.

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 21/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí