Khái Quát Về Trường Đại Học Sài Gòn Và Khoa Giáo Dục Quốc Phòng An Ninh & Giáo Dục Thể Chất, Bộ Môn Giáo Dục Thể Chất


1.6. Khái quát về trường Đại học Sài Gòn và Khoa Giáo dục quốc phòng an ninh & Giáo dục Thể chất, bộ môn Giáo dục thể chất

Trường Đại học Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 478/QĐ-TTg ngày 25/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Sài Gòn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại các ngân hàng, kho bạc Nhà nước.

Tên gọi của trường:

- Tên tiếng Việt: Trường Đại học Sài Gòn.

- Tên tiếng Anh: Saigon University, viết tắt là SGU.

- Trụ sở chính: 273 An Dương Vương, phường 3, quận 5.

- Trang thông tin điện tử: www.sgu.edu.vn.

Sứ mạng và tầm nhìn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.

Trường Đại học Sài Gòn thực hiện đổi mới và góp phần phát triển giáo dục đại học Việt Nam, phấn đấu đến năm 2035 phát triển Trường Đại học Sài Gòn trở thành trường Đại học theo hướng nghiên cứu, đạt chuẩn quốc tế.

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn - 7

Xây dựng, phát triên và nâng cao chất lượng hoạt động của Trường Đại học Sài Gòn đảm bảo đủ điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ cấu tổ chức và quy mô đào tạo

Trường học Sài Gòn là trường đào tạo đa ngành, đa cấp; đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Trường học Sài Gòn đào tạo theo 2 hình thức: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên (vùa làm vừa học, văn bằng 2 và


liên thông).

Trường có 14 phòng, ban chúc năng; 03 đơn vị trực thuộc; 07 trung tâm; 20 khoa đào tạo vói 11 chuyên ngành đào tạo sau đại học; 35 chuyên ngành đào tạo trình độ đại học và 32 ngành đào tạo trình độ cao đẳng, thuộc các lĩnh vực: kinh tế - kĩ thuật; Văn hóa - xã hội; chính trị - nghệ thuật; luật và sư phạm. Từ năm 2018, Trường chỉ tuyển sinh đào tạo trình độ đại học và sau đại học. Hiện nay nhà trường đang tổ chức đào tạo 30 chuyên ngành cấp độ đại học, 24 chuyên ngành cấp độ cao đẳng, 4 chuyên ngành cấp độ trung cấp với số lượng hơn 30 ngàn sinh viên.

Ngoài viêc đào tạo, cấp bằng, Trường còn được phép đào tạo, cấp các chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; chứng chỉ công nghệ thông tin căn bản, nâng cao theo chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông; chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học; chứng chỉ nghiệp vụ sư Phạm bậc II; chứng chỉ nghiệp vụ công tác thiết bị - thư viện và các chứng chỉ bồi dưỡng đào tạo ngắn hạn khác.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển Trường Đại học Sài Gòn.

2. Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục.

3. Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định, bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.

4. Tổ chức bộ máy, tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.

5. Quản lý người học, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục.



dục.

6. Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo


7. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, được miễn,

giảm thuế theo quy định của pháp luật.

8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.

9. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

10. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

11. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Khoa Giáo dục quốc phòng – an ninh và Giáo dục thể chất

Trường Đại học Sài Gòn hiện có Khoa GDQP-AN & GDTC. Trong đó bộ môn GDTC thực hiện công tác giảng dạy GDTC cho sinh viên các khoa nhằm giáo dục đạo đức, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật , lối sống tích cực lành mạnh, xây dựng niềm tin, duy trì và củng cố sức khỏe cho sinh viên, tham gia hoạt động câu lạc bộ thể thao, đảm bảo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đánh giá chất lượng chương trình GDTC theo tiêu chuẩn AUN-QA.

- Xây dựng và cải tiến chương trình GDTC mới phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Đầu tư phát triển phong trào TDTT với sự hình thành của 7 CLB bao gồm: bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ,võ thuật, cầu lông, đá cầu. Hình thành đội tuyển, CLB đội nhóm, tham gia các giải thi đấu trong và ngoài trường.

- Xã hội hóa thể thao, kinh doanh thể thao, tạo nguồn thu phát triển phong

trào.

- Truyền thông quảng bá thông qua các hoạt động giao lưu và thi đấu thể


thao tạo dựng hình ảnh của trường.

- Về vấn đề đội ngũ giáo viên hiện nay nhà trường còn thiếu và hạn chế về chuyên môn trong đó tỷ lệ nam là 75% và ở độ tuổi trung bình trên 37. Ngoài ra vấn đề về sân bãi dụng cụ tập luyện cũng còn nhiều hạn chế hiện nay nhà trường có 1 sân Bóng đá, 1 sân Bóng rổ, 4 sân Bóng chuyền, 1 nhà thi đấu Đa năng, 8 bàn Bóng bàn. Vì vậy bên cạnh việc thực hiện chương trình chính khoá, thì việc nghiên cứu cải tiến các hình thức và hình thức tổ chức tập luyện ngoài giờ chính khoá cho sinh viên nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả học tập các giờ chính khoá là hết sức cần thiết. Đó là sự thay đổi các hình thức, các nội dung tập luyện biện pháp tổ chức tập luyện, cũng như phương tiện giảng dạy để đạt được mục đích là nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục thể chất ở nhà trường phổ thông các cấp trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên để từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập là hết sức cần thiết, nó không chỉ bao hàm mục đích tạo động lực thúc đẩy quá trình học tập của sinh viên mà còn góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nói chung.

- Công tác giáo dục thể chất của Trường Đại học Sài Gòn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: Chương trình giảng dạy GDTC chưa thật sự đa dạng và phong phú, chỉ mang tính giáo dục đại trà cho mọi đối tượng; Chương trình giảng dạy GDTC chưa thật sự phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường; Đội ngũ giảng viên vừa thiếu về số lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn chưa cao; Thời lượng và chương trình GDTC nội khóa không đáp ứng nhu cầu nâng cao thể chất cho sinh viên; Chương trình GDTC ngoại khóa bước đầu thu hút sinh viên tham gia tập luyện.

1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan

1.7.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan về Thể dục thể thao ngoại khóa trong trường học trên thế giới


Việc nghiên cứu về công tác Thể dục thể thao ngoại khóa đã được rất nhiều chuyên gia và huấn luyện viên quan tâm và được rất nhiều trường đang đưa vào triển khai thực hiện, tuy nhiên việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả TDTT ngoại khóa ở các trường chuyên về TDTT thì cũng chưa có nhiều tác giả đề cập đến, sau đây là vài nét khái quát về một số công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan gần với vấn đề nghiên cứu của luận án.

Trong công trình rất nổi tiếng “Xây dựng chương trình học” của tác giả Kimiko Fujita đã phân tích một cách toàn diện về mục đích của giáo dục, mối quan hệ giữa dạy và học, trong đó đặc biệt đề cao vai trò của việc tự học, sự tác động của hoạt động ngoại khóa đến hoạt động chính khóa [88].

Trong tài liệu “Vai trò của hoạt động TDTT ngoại khóa” của Riman Demond tác giả đã trình bày và phân tích về vai trò tích cực của hoạt động TDTT ngoại khóa đối với mặt thể chất và tinh thần của người tập, đặc biệt tác giả đã đưa ra được một số biện pháp nhằm thu hút người tập, phát huy được tính tự giác tích cực và chủ động của của người tập, từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác GDTC [94].

Với nghiên cứu “Nghiên cứu các biện pháp tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa để giảm béo phì cho học sinh THPT khu vực nội thành Thượng Hải ” tác giả: Vi Tường Hoan, Lý Hải Bạch (1998) đã tổ chức da dạng câu lạc bộ TDTT ngoại khóa cho học sinh trung học phổ thông, từ đó giúp giảm béo phì và nâng cao được thể chất cho học sinh, đó là cần xã hội hóa TDTT và tổ chức các môn thể thao tự chọn theo nhu cầu của người tập.

Với nghiên cứu: “Xây dựng nhóm giải pháp thu hút sinh viên tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa” (2001), МаксименкоА.М (Nga) đi đến kết luận: Số sinh viên tham gia vào hoạt động TDTT ngoại khóa tăng gấp 3 lần, cùng với nó là tỷ lệ sinh viên mắc vào các tệ nạn xã hội giảm 10% và thông qua hoạt động ngoại khóa giúp các em có thêm nhiều kỹ năng sống, nâng cao được sức khỏe, tinh thần thoải mái và học tập đạt kết quả cao hơn [91].

1.7.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan về Thể dục thể thao


ngoại khóa trong trường học ở nước ta

Thế hệ trẻ luôn là sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành. Đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh là cơ sở cho việc điều khiển, định hướng chương trình GDTC nói riêng và các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển thể chất tốt nói chung. Trong những năm gần đây, có thể kể đến các tác giả:

Phạm Khánh Minh với đề tài: “Nghiên cứu cải tiến tổ chức và quản lý các hoạt động TDTT ngoại khóa để nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Mỏ - Địa chất” [54];

Trần Thùy Linh với đề tài “Nghiên cứu hiệu quả hình thức tập luyện thể dục ngoại khóa bắt buộc phát triển thể chất cho nữ sinh viên Trường Đại học sư phạm Huế” [47]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã đưa ra những mô hình và giải pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa dưới hình thức là bắt buộc và tự chọn cho sinh viên [47], [54]. Các hình thức tổ chức tập luyện ngoại khóa đó là:

- Tổ chức mô hình CLB.

- Tổ chức theo mô hình các đội tuyển.

- Tổ chức theo mô hình các lớp học nâng cao với các môn thể thao tự chọn...

- Các mô hình tập luyện ngoại khóa đều có các giáo viên, HLV phụ trách trực tiếp. Nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức, hướng dẫn các em học sinh tập luyện đúng phương pháp nhằm đạt được mục đích và yêu cầu đề ra, cũng như nâng cao hiệu quả học tập các môn học trong chương trình giáo dục thể chất cho học sinh.

Luận án “ Đánh giá thực trạng các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường trung học phổ thông ở Đà Nẵng” tác giả Võ Đức Văn [85] đã nghiên cứu về mô hình CLB thể thao trong nhà trường có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác TDTT trường học, đã phát huy được hiệu quả tính tích cực trong HĐTT ngoại khóa cho HS, số môn thể thao được mở rộng ở 2 hình thức đội nhóm và lớp học, số lượt người tập tăng lên và thái độ tập luyện và thể lực của học sinh tham gia CLB cũng tăng lên rõ rệt.

Luận văn “Biện pháp phát triển phong trào thể thao ngoại khóa cho sinh


viên trong ký túc xá trường đại học sư phạm Hà Nội” tác giả Vũ Việt Hùng đã đề cập đến vai trò của tổ chức đoàn Thanh Niên trong việc tổ chức các câu lạc bộ, các đội tuyển, đây là một tổ chức chính trị có khả năng vận động, tập hợp đoàn và thu hút viên sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa một cách hiệu quả nhất [43]. Mặt khác, đây cũng là tổ chức có khả năng vận động tài trợ các doanh nghiệp các tập đoàn để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động ngoại khóa. Như vậy, việc tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa không thể thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng, các bộ môn trong nhà trường đặc biệt là sự phối hợp của tổ chức Đoàn thanh niên và công đoàn.

Luận án “Nghiên cứu hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa của học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Thủ Đức” của tác giả Huỳnh Tiến Dũng, đã cho thấy việc ứng dụng thực nghiệm các giải pháp hoạt động TDTT ngoại khóa, với các nội dung tập luyện phù hợp và được tổ chức một cách có kế hoạch, có hệ thống dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong các trường THCS Quận Thủ Đức, đã nâng cao các chỉ số hình thái và chức năng, tố chất thể lực. Mặt khác TDTT ngoại khóa đã trở thành nhu cầu cấp thiết đối với học sinh các trường phổ thông [39].

Trong luận án “Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động Thể dục Thể thao ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh” tác giả Nguyễn Đức Thành đã xây dựng được các giải pháp tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa trong đó về nội dung tập luyện gồm các môn thể thao phổ biến, dễ tập phù hợp với sở thích của SV và điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất các trường ở TP HCM là: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông và võ thuật. Các hình thức tập luyện cơ bản cho cả sinh viên nam và nữ là CLB, nhóm lớp, đội tuyển trường [66].

Luận án tiến sĩ của tác giả Trương Hoài Trung: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên trường Đại học Nha Trang bằng các hoạt động ngoại khóa” bảo vệ năm 2019, đã lựa chọn và xây dựng được 05 giải pháp giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên trường Đại học Nha Trang bằng các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa bao gồm: Xây dựng nội dung và hình thức tổ


chức các hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa phù hợp với yêu cầu của sinh viên cũng như các điều kiện thực tế trong Nhà trường; Tổ chức thường xuyên các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trong Nhà trường; Đầu tư, nâng cấp hệ thống nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi của nhà trường phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao ngọai khóa cho sinh viên; Phát triển đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên phục vụ cho công tác thể dục thể thao ngoại khóa trong nhà trường cho sinh viên và Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ cho công tác thể dục thể thao ngoại khóa trong nhà trường [73].

Qua một số công trình nghiên cứu, tài liệu về các giải pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa mà luận án đã biết và tham khảo đã trình bày khái quát trên đây, luận án nhận thấy các công trình nghiên cứu, tài liệu tập trung vào nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất ở các bậc học với các quan điểm lý luận, lý thuyết về xây dựng các nội dung, hình thức, các phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa đều có những điểm mạnh riêng. Các quan điểm lý luận, này có thể sử dụng vào giải quyết các nội dung của đề tài luận án, tuy nhiên các đề tài nghiên cứu theo hướng nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn thì chưa có đề tài nào đề cập tới.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu phân tích những nội dung phần tổng quan nêu trên cho thấy, Đảng và Nhà nước coi trọng TDTT trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng. GDTC là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên được thực hiện trong hệ thống quốc dân từ Mầm non đến Đại học. TDTT trường học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt buộc và tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho người học.

Hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên là sự thể hiện mối quan hệ chung nhất giữa đầu tư công sức cho hoạt động ngoại khóa bao gồm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022