Các Nguyên Tắc Quy Hoạch Điểm Và Tuyến Du Lịch

hệ sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch, có lợi cho môi trường và có tính bền vững đến hệ sinh thái.

DLST bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường. Giáo dục du khách, cộng đồng đại phương, các cơ sở kinh doanh du lịch và cả hướng dẫn viên về sự cần thiết về bảo vệ và gìn giữ môi trường, tránh những tác động làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

DLST hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến môi trường tài nguyên và nhân văn. Các hoạt động kinh doanh du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép của môi trường vì điều kiện của môi trường thay đổi theo thời gian và không gian. Do vậy các hoạt động du lịch phải phát triển sao cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng khu vực, tránh tác động xấu đến môi trường tự nhiên và nhân văn.

DLST có thể hỗ trợ cho nỗ lực bảo tồn tự nhiên, đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, tạo cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân quanh vùng. Bên cạnh đó cũng tăng cường nhận thức cho du khách và cộng đồng địa phương về sự cần thiết bảo vệ tài nguyên nhân văn và văn hóa.

DLST là một dạng của hoạt động du lịch, nó bao gồm những đặc trưng cơ bản của du lịch nói chung:

Tính đa ngành:

Đa dạng nguồn nhân lực: sự hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa lịch sử, cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật và các dịch vụ kèm theo (các yếu tố đầu vào).

Thu nhập du lịch đưa lại nguồn thu cho nhiều ngành khác nhau như: điện năng, nước, nông sản, hàng hóa,…(các yếu tố đầu ra).

Tính đa thành phần:

Bao gồm nhiều thành phần khác nhau tham gia vào hoạt động du lịch như: khách du lịch, cán bộ công nhân viên du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tính đa dạng mục tiêu:

Đem lại hiệu quả về nhiều mặt như: bảo tồn thiên nhiên, văn hóa, lịch sử. Bên cạnh đó còn đem lại lợi ích về vật chất và tinh thần cho du khách, người dân và những lao động làm việc trong ngành du lịch, nâng cao ý thức du lịch cho mọi thành viên trong xã hội.

Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững - 4

Tính bền vững:

Thể hiện sự thiết kế các điểm, tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng, liên kết quốc tế, tạo ra các tour du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước.

Tính thời vụ:

Thể hiện sự phụ thuộc của sự biến thiên lượng cung cầu du lịch vào tính mùa của thời tiết, khí hậu.

Tính xã hội:

Mọi thành phần trong xã hội đều tham gia vào hoạt động du lịch dù trực tiếp hay gián

tiếp.


Tính giáo dục với môi trường:

DLST được xem là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với

việc bảo vệ môi trường. Góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên duy trì tính đa dạng sinh học. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vì đây là lực lượng có tác động lớn trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, góp phần nâng cao nhận thức và làm tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.


1.4.1.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái‌

Trong hoạt động kinh doanh du lịch – môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả và chất lượng kinh doanh và mức độ thỏa mãn của du khách. Môi trường du lịch được hiểu là toàn bộ điều kiện tự nhiên, xã hội và cả con người. Sinh vật xung quanh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tâm lý và hoạt động của du khách.

DLST là một trong những loại hình du lịch hiện nay đang được du khách quan tâm. Các nhà Tâm lý học du lịch đã dự báo thế kỷ XXI là thế kỷ của du lịch sinh thái. Vì thế cần có những nguyên tắc phát triển bền vững DLST là một cách phù hợp để bảo tồn và phát triển loại hình du lịch này trong tương lai.

Nguyên tắc 1: Hoạt động giáo dục và diễn giải.

Du lịch sinh thái cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường sinh thái.

Bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những nguyên tắc cơ bản.

Có hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về môi trường, qua đó tạo ý thức vào việc tham gia bảo tồn tài nguyên du lịch. DLST khác với các loại hình du lịch khác ở chỗ :

Trước khi đi du lịch thì du khách đã có sự hiểu biết về các giá trị của môi trường tự nhiên, đặc điểm sinh thái, văn hóa bản địa.

Thể hiện sự nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường.

Nguyên tắc 2: Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.

Đây là hoạt động cơ bản của hoạt động DLST, bảo vệ và quản lý chặt chẽ hoạt động DLST để giảm thiểu tác động tích cực đến môi trường và tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự đa dạng về sinh thái, đa dạng sinh học. Với mục tiêu là phát triển

DLST và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường DLST. Để làm được cần có những cơ quan quản lý về hoạt động du lịch như :

Cấp độ vĩ mô: Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn.

Cấp độ trung gian, tỉnh, thành phố: Sở Tài nguyên & môi trường, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Cấp độ vi mô: BQL các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn tự nhiên, doanh nghiệp khai thác du lịch.

Nguyên tắc 3: Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.

Đây là bộ phận gắn bó hữu cơ với giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Trong việc phát triển DLST cần đảm bảo tính đa dạng về văn hóa (văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa ẩm thực, lễ hội)

Nguyên tắc 4: Tạo việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Tạo cơ hội giải quyết việc làm, gia tăng lợi ích cho cộng đồng địa phương. Tích cực đào tạo tuyển dụng nguồn nhân lực địa phương làm việc tại các cơ sở du lịch.

Cần huy động tối đa sự tham gia của địa phương về các lĩnh vực, đặc biệt là sử dụng nguồn lao động truyền thống tham gia tạo ra và cung ứng sản phẩm du lịch.

Phần lợi nhuận của cộng đồng địa phương ngoài việc sử dụng cho đời sống hàng ngày còn được sử dụng vào việc cải thiện môi trường sống. Cộng đồng địa phương trở thành người chủ thực sự, người bảo vệ hiệu quả nhất những giá trị tự nhiên, nhân văn của nơi hoạt động DLST.


1.4.2. Du lịch văn hóa‌

“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện”. Du lịch văn hóa mang lại những giá trị về sự hiểu biết của con người về các phong tục tập quán của các địa phương các vùng miền. Nâng cao tầm hiểu biết của con người trong hoạt động sống và học tập.


1.4.3. Du lịch MICE ( du lịch công vụ )‌

Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event. Bởi vậy các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường

(do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu…). MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước.

Đối với Việt Nam loại hình du lịch này đã được các công ty trong ngành du lịch khai thác từ nhiều năm nay, bước đầu đã có kết quả khả quan. Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam.

MICE là loại hình du lịch rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì giá trị của loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Kỳ thật, MICE không phải là loại sản phẩm du lịch mới, nó phát triển qua nhiều giai đoạn, theo nhận thức khác nhau của những người làm du lịch. Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định.

Hội họp, cho dù ở lĩnh vực kinh tế, thể thao, văn hóa, chính trị... đều có thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng. Ví dụ SEA Games, hay festival Huế... là những sự kiện Meeting, mang lại cơ hội kinh doanh cho ngành du lịch, và tất nhiên cho nhiều ngành khác. Sự kiện thể thao hoặc lễ hội này thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế đến tham gia và cổ vũ. Incentive (khen thưởng) có tính chất như Meeting, nhưng những cuộc hội họp lại do một công ty hay một tập thể nào đó tổ chức để khen thưởng nhân viên. Vừa hội họp vừa vui chơi, tức phát sinh nhu cầu tham quan du lịch và thưởng ngoạn. Còn để khen thưởng khách hàng hay đại lý thì các công ty tổ chức các hội nghị, hội thảo (convention hay conference). Ngoài ra, convention/conference (hội nghị, hội thảo) còn là những diễn đàn quốc tế, mà những đại biểu tham dự là đối tượng khách của ngành du lịch. Trong khi đó, Exhibition (triển lãm) thì liên quan nhiều đến các hội chợ hay triển lãm quốc tế, mà thành phần là những nhóm DN hoặc từng DN riêng lẻ, lại cũng chính là khách hàng tiềm năng của các công ty du lịch.


1.5. Sản phẩm du lịch‌

1.5.1. Khái niệm sản phẩm du lịch‌

Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lí tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong hoạt động du lịch.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch.

Sản phẩm du lịch là một nét đặc trưng riêng cho từng vùng miền. Mỗi địa điểm điều có một sản phẩm riêng của mình, chính vì vậy trong quá trình phát triển du lịch phải làm ra những sản phẩm mang đậm đà bản sắc riêng cho bản thân riêng của mình.

1.5.2. Cơ cấu sản phẩm du lịch‌

1.5.2.1. Những thành phần tạo lực hút‌

Bao gồm các điểm, tuyến du lịch để thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách, đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các vùng,...

1.5.2.2. Cơ sở du lịch‌

Cơ sở du lịch bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹ thuật phục vụ cho vui chơi giải trí cho du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách.

1.5.2.3. Dịch vụ du lịch‌

Bộ phận này được xem như là hạt nhân của sản phẩm du lịch, việc thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh cung cấp.

Dịch vụ du lịch là một qui trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các dịch vụ đơn lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt cho du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.

1.5.2.4. Đặc tính của sản phẩm du lịch‌

a. Tính tổng hợp

Hoạt động du lịch là một hoạt động tổng hợp, bao gồm nhiều mặt như hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị giao lưu quốc tế, bên cạnh đó nhu cầu của du khách cũng hết sức đa dạng, phong phú, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn.

Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất và phí vật chất. Mặt khác, tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở việc sản xuất liên quan tới rất nhiều ngành nghề và bộ phận.

Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch mà các quốc gia, các vùng du lịch phải tiến hành qui hoạch du lịch toàn diện.

b. Tính không dự trữ

Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất “không thể dự trữ” như sản phẩm vật chất nói chung, có nghĩa là không thể tồn kho.

Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch liền trao quyền sử dụng liên quan trong thời gian qui định. Nếu sản phẩm du lịch chưa bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, thiệt hại gây nên sẽ không bù đắp được. Đặc tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề, “Khách hàng là thượng đế”.

c. Tính không thể chuyển dịch

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra song song cùng một thời gian và không gian sản xuất ra chúng, vì vậy du khách chỉ có thể tiêu thụ ở nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển ra khỏi nơi sản xuất và đem đi tiêu thụ nơi khác.

Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định, chứ không có quyền sở hữu sản phẩm.

Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm nhờ thế dẫn tới sự lưu thông của du khách, hiệu suất và tốc độ thông tin về sản phẩm du lịch sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới lượng cầu du lịch. Vì vậy mà công tác tuyên truyền quảng cáo và tiếp thị du lịch có vai trò cực kỳ quan trọng trong công việc đưa sản phẩm du lịch đến với du khách.

d. Tính dễ dao động (dễ bị thay đổi)

Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch.

Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, nơi tới du lịch phải tuân thủ qui luật phát triển theo tỷ lệ, làm tốt công tác qui hoạch du lịch, thiết lập và xử lý đúng đắn quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố.

e. Tính thời vụ

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Nguyên nhân là do lượng cung cấp sản phẩm du lịch khá ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó nhu cầu thường xuyên thay đổi làm cho quan hệ cung – cầu cũng thay đổi, có thể cung vượt cầu, và cũng có thể cầu vượt cung, gây khó khăn lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.

1.6. Các nguyên tắc quy hoạch điểm và tuyến du lịch‌

1.6.1. Các nguyên tắc quy hoạch điểm du lịch.‌

Quy hoạch điểm du lịch là kế hoạch bố trí lâu dài toàn diện sự phát triển du lịch của điểm du lịch.

1.6.1.1. Nguyên tắc thị trường‌

Thị trường du khách có ý nghĩa to lớn đối với quy hoạch điểm du lịch. Phải dự báo thị trường nguồn khách tiềm năng và mục tiêu.

Tìm hiểu đầy đủ nội dung, kết cấu, sở thích và xu hướng phát triển của thị trường nguồn

khách.

Tìm hiểu thị trường mục tiêu để định vị điểm du lịch, xây dựng phương hướng chủ yếu,

thứ tự phát triển và nội dung du lịch của công tác quy hoạch du lịch.


1.6.1.2. Nguyên tắc hiêu quả và lợi ích‌

Cần phát huy tối đa hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Trong quá trình khai thác tài nguyên phục vụ du lịch cần dặc biệt chú ý cân đối giữa lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của người dân tham gia vào hoạt động du lịch.

1.6.1.3. Nguyên tắc sắc thái đặc biệt‌

Đây chính là linh hồn của khu du lịch, quy hoạch du lịch phải làm bật sắc thái đặc biệt, chủ đề rõ ràng. Sắc thái đặc biệt làm thỏa mãn tâm lí sẵn sàng tìm tòi sự mới lạ của du khách tại khu du lịch.

1.6.1.4. Nguyên tắc bảo vệ‌

Đa số tài nguyên du lịch đều có thuộc tính “di sản” do vậy khi thiết kế sơ đồ quy hoạch điểm du lịch phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ (bảo vệ hệ sinh thái của tài nguyên tự nhiên, bảo vệ hình thái vốn có của di tích lịch sử).


1.6.2. Các nguyên tắc quy hoạch tuyến du lịch‌

1.6.2.1. Cân đối giữa thời gian di chuyển và thời gian tham quan‌

Thời gian di chuyển không vượt quá 50% thời gian của tuyến du lịch trong ngày.

Xu hướng là ngày càng hiện đại hóa phương tiện vận chuyển để làm giảm thời gian đi lại, tăng thời gian tham quan giải trí.

1.6.2.2. Nội dung của tuyến du lịch phải phong phú, đa dạng và mang tính đặc thù‌

Tránh lập lại cùng một tuyến đường cho lượt đi và về. Tránh trường hợp cho khách tham quan trong cùng thời gian trước ở địa phương khác. Chính vì thế mỗi tuyến du lịch phải có nét độc đáo riêng có thể đáp ứng sự sinh động riêng của từng chuyến du lịch.

1.6.2.3. Giá cả của tour du lịch phải phù hợp với chất lượng dịch vụ du lịch‌

Giá cả của tour du lịch có ý nghĩa cực kì to lớn để kích cầu. Chính vì vậy, mà ta phải định giá đúng cho hàng hóa và dịch vụ du lịch.

1.6.2.4. Đảm bảo cho du khách có thời gian phục hồi sức khỏe‌

Phân bố hợp lí các điểm tham quan, kết hợp các trạm dừng chân nghỉ ngơi kết hợp với mua sắm để đảm bảo sức khỏe cho du khách…

1.6.2.5. Tuyến tham quan du lịch phải kết hợp với mua sắm‌

Thõa mãn nhu cầu mua sắm quà lưu niệm và hàng tiêu dùng của du khách nhằm kích thích sự phát triển của kinh tế địa phương.

1.7. Phát triển du lịch bền vững‌

1.7.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững‌

Sự bền vững được Ủy ban Thế giới về phát triển môi trường định nghĩa như là “sự phát triển đáp ứng nhu cầu hôm nay mà không làm giảm bớt khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. (Liên Hiệp Quốc, 1984).

Hơn thế nữa phát triển bền vững liên quan đến việc sử dụng dài hạn và khả năng có thể bảo tồn được của nguồn tài nguyên (APC, 1996).

Có thể đưa ra định nghĩa phát triển du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu đàio các hoạt động du lịch thu lại”.

1.7.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững‌

Sử dụng nguồn lực một cách bền vững:

Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn là tối cần thiết, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển lâu dài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/12/2023