Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Phối Hợp Giữa Công Đoàn Với Chính Quyền Trong Quản Lý Hoạt Động Chuyên Môn Ở Một Số Trường Đại Học Thuộc Đại

Qua nghiên cứu thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở một số các trường đại học học thuộc ĐHTN thời gian qua có thể đánh giá như sau:

2.4.1. Những ưu điểm

Đối với hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn trong trường đại học, phần lớn CBQL, CBCĐ và giảng viên đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này cũng như chức năng của công đoàn và vai trò của công đoàn trong quản lý hoạt động chuyên môn.

Nội dung phối hợp giữa công đoàn với chính quyền chủ yếu trong quản lý hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học,… Công đoàn và chính quyền nhà trường, công đoàn bộ phận và các phòng chức năng, các khoa cũng như các tổ công đoàn với các bộ môn đã có sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý hoạt động chuyên môn của các khoa, bộ môn; có sự quan tâm đến phát triển hoạt động chuyên môn cho giảng viên.

Kết quả khảo sát thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên cho thấy, hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền đã được quan tâm và đạt được những thành công đáng kể góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường và ĐHTN.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Hạn chế:

Một bộ phận cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn và giảng viên chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cũng như hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn cấp Khoa/ Bộ môn vẫn chưa thể hiện rõ có sự tham gia của công đoàn hoặc sự tham gia chưa đúng với chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; chưa phân định rõ đâu là nhiệm vụ của công đoàn, đâu là nhiệm vụ của chính quyền trong các hoạt động phối hợp và trách nhiệm của mỗi bên đến đâu.

Cơ chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền, nhất là cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động chuyên môn hầu như chưa được xây dựng ở các cấp công đoàn trong nhà trường (ngoài quy chế phối hợp công tác giữa Công đoàn trường với Ban giám hiệu).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Cán bộ văn phòng công đoàn là cán bộ rất quan trọng, là người tham mưu trực tiếp giúp Ban thường vụ, Ban chấp hành Công đoàn điều hành mọi hoạt động của công đoàn tại các trường hầu hết chưa đào tạo chính quy về công đoàn mà chủ yếu hoạt động nhờ học hỏi, kinh nghiệm; trình độ, năng lực chưa theo kịp thực tiễn phát triển hiện nay.

Việc đánh giá hiệu quả phối hợp công tác giữa công đoàn với chính quyền cũng như công tác phối hợp trong quản lý hoạt động chuyên môn chưa được liên tục, thường xuyên, chưa phát huy được sức mạnh, vai trò của các công đoàn bộ phận, tổ công đoàn trong tham gia quản lý hoạt động chuyên môn tại các Khoa, phòng, tổ chuyên môn.

Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc đại học Thái Nguyên - 9

- Nguyên nhân:

Phần lớn cán bộ công đoàn đều là cán bộ kiêm nhiệm, không chuyên trách nên thời gian dành cho hoạt động công đoàn không nhiều; một số được bầu vào vị trí chủ chốt công đoàn không hoàn toàn tự nguyện mà do đơn vị phân công hay một số cán bộ có sự năng nổ, nhiệt tình nhưng năng lực hạn chế, tuổi còn trẻ, kinh nghiệm hoạt động công tác chưa nhiều nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hoạt động công đoàn cũng như trong hoạt động phối hợp với chính quyền quản lý chuyên môn.

Hầu hết tại các khoa, phòng, bộ môn trong các trường chưa có cơ chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền, nhất là cơ chế phối hợp để thực hiện quản lý hoạt động chuyên môn để phận định rõ trách nhiệm của mỗi bên khi phối hợp thực hiện, … mà chỉ có Quy chế phối hợp công tác giữa BCH Công đoàn trường với Ban giám hiệu nhà trường.

Cán bộ văn phòng công đoàn các trường hiện nay đều do chính quyền tuyển dụng và phân công làm công tác công đoàn, đôi khi cũng chỉ kiêm nhiệm một thời gian và chuyển công tác, thường xuyên thay đổi nên rất khó khăn để nắm vững khi triển khai các hoạt động và trong công tác tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo công đoàn.

Hàng năm công đoàn với chính quyền có phối hợp trong quản lý hoạt động chuyên môn nhưng chưa đánh giá được tính hiệu quả của công tác phối hợp để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém và các biện pháp khắc phục trong quá trình phối hợp quản lý hoạt động chuyên môn.


Kết luận chương 2


Hoạt động chuyên môn tác động trực tiếp tới chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng học tập của sinh viên, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường. Công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên còn rất hạn chế.

Qua khảo sát thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được thì quản lý hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc ĐHTN còn gặp nhiều khó khăn do: chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn; kế hoạch hoạt động chưa thể hiện được sự tham gia của công đoàn; việc kiểm tra đánh giá công tác phối hợp quản lý giữa công đoàn với chính quyền chưa được quan tâm thỏa đáng.

Bên cạnh đó, nhận thức của CBQL, CBCĐ và giảng viên đối với hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn còn hạn chế, chưa đầy đủ; đội ngũ cán bộ công đoàn các trường là người tham mưu trực tiếp giúp Ban thường vụ, Ban chấp hành Công đoàn điều hành mọi hoạt động của công đoàn phần đa đều kiêm nhiệm và chưa được đào tạo bài bản về công đoàn;

Từ thực tiễn đó đòi phải có những biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn để nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của các trường các trường đại học.

Chương 3

BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA CÔNG ĐOÀN VỚI CHÍNH QUYỀN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở một số trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Các biện pháp quản lý đưa ra phải đảm bảo đầy đủ mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn; nâng cao nhận thức, phát triển năng lực cho cán bộ giảng viên qua đó nâng cao chất lượng phối hợp quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường, đồng thời nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả công tác quản lý của CBQL, CBCĐ các trường Đại học.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Khi đề xuất các biện pháp phải đảm bảo bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về sự nghiệp giáo dục, về hoạt động quản lý của nhà trường và tôn trọng vai trò, chức năng tham gia quản lý của tổ chức công đoàn đã được pháp luật quy định. Việc phối hợp quản lý phải hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động quản lý chuyên môn trong các trường đại học nhằm đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, kế thừa

Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Do đó, khi đề xuất các biện pháp phải đảm báo tính hệ thống là vô cùng quan trọng. Tổ chức công đoàn trong các trường đại học thuộc ĐHTN hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy nhà trường và phối hợp với chính quyền và các đoàn thể khác trong nhà trường, tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong nhà trường,tập trung thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục - đào tạo đồng thời thực hiện các quy định, kế hoạch, đề án công tác,… nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường.

Các biện pháp đưa ra cũng phải đảm bảo tính kế thừa, tiếp thu những công trình khoa học của những nhà nghiên cứu đi trước để tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý đang phát huy hiệu quả.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng của việc phối hợp quản lý, trên cơ sở những luận cứ khoa học, đảm bảo yêu cầu thực tiễn, các biện pháp phải đảm bảo có tính khả thi cao, phù hợp với mục tiêu, sứ mạng phát triển của nhà trường, tạo điều kiện cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong thời gian tới.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp quản lý đề xuất phải phù hợp cho việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn việc quản lý nhưng không làm xáo trộn hệ thống, đảm bảo nguyên tắc ổn định, phát triển chung của nhà trường. Đồng thời các biện pháp đưa ra phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở các trường đại học theo các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; đặc biệt là phải có hiệu quả tích cực để nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học.

3.2. Biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở một số trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn về công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn các cấp, do đó cần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn. Mục tiêu của biện pháp nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức cho CBQL, CBCĐ về vai trò, chức năng, tầm quan trọng của việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành giáo dục - đào tạo và của xã hội. Có nhận thức đúng thì mới hành động đúng, có hành động đúng thì hoạt động mới đi đúng hướng và đạt hiệu quả như mong muốn.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Cung cấp các thông tin bổ ích, thiết thực, trang bị những kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết bổ sung kiến thức về nghiệp vụ công tác công đoàn và hiểu thêm về một số chính sách, chế độ liên quan đến CBNGNLĐ ngoài các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của mỗi cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn.

Tuyên truyền về lịch sử hình thành và phát triển của các cấp công đoàn như: Phong trào công nhân công đoàn thế giới; phong trào công nhân Việt Nam; tổ chức Công đoàn Việt Nam, tổ chức Công Đoàn Giáo dục Việt Nam, Công đoàn Đại học Thái Nguyên và các công đoàn cơ sở tại các nhà trường. Qua đó, tìm hiểu về những giá trị mà con người hiện nay đang được hưởng, hun đúc tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Những cái đó mang lại một giá trị vô cùng to lớn và tiềm ẩn trong mỗi con người; gạn lọc cái hay cái dở để nghiên cứu áp dụng cho phù hợp, vừa gìn giữ được tinh hoa dân tộc, vừa tiếp thu được tinh hoa thế giới.

Tìm hiểu, nghiên cứu về Luật pháp, chế độ chính sách như Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Chế độ, chính sách có liên quan đến CBNGNLĐ (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương, tiền thưởng, chế độ thai sản,...). Khi có những kiến thức cơ bản về pháp luật thì bản thân mỗi người cán bộ, giảng viên sẽ “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, đồng thời tuyên truyền chính xác đường lối, chủ trương về luật pháp, chế độ chính sách thì hơn ai hết, CBQL, CBCĐ cần am hiểu pháp luật, nhất là pháp luật lao động và những chế độ, chính sách liên quan đến CBNGNLĐ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của CBNGNLĐ.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, mittinh, ... để tuyên truyền những nội dung liên quan đến tổ chức công đoàn cũng như hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý chuyên môn.

Tổ chức học tập, nghiên cứu, thảo luận về các nội dung. Sau khi kết thúc nội dung học tập, tiến hành viết bài kiểm tra thu hoạch và được lưu trữ tại Văn phòng Công đoàn để theo dõi, nắm bắt, đánh giá, … việc học tập, nghiên cứu.

Tổ chức cho cán bộ đi tham quan các khu di tích, ôn lại truyền thống để tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của các tổ chức và phong trào công nhân, tổ chức công đoàn, …

Tổ chức các câu lạc bộ (như câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ công đoàn, ...) và duy trì, phát triển hoạt động của các câu lạc bộ nữ công, câu lạc bộ bóng bàn, cầu lông, tennis, ... nhằm giúp đỡ hội viên trong học tập, phát huy năng lực, kỹ năng nghiệp vụ công tác, tạo môi trường thuận lợi để hội viên trao đổi, giao lưu học hỏi lẫn nhau và trau dồi phẩm chất, đạo đức lối sống, đề xuất, kiến nghị các giải pháp góp phần phát triển hoạt động công đoàn và hoạt động của nhà trường.

Lưu giữ và trưng bày các hình ảnh, tư liệu, hiện vật về quá trình xây dựng, bảo vệ, trưởng thành và phát triển của nhà trường cũng như tổ chức công đoàn. Đây là việc làm thiết thực thể hiện sự trân trọng quá khứ, quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành, có giá trị giáo dục, tạo cho lớp trẻ hiện tại và sau này có quyền tự hào, phát huy truyền thống của các lớp người đi trước, tiếp tục giữ gìn, xây dựng nhà trường ngày càng khang trang hiện đại và ngày càng phát triển.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Tăng cường các hoạt động, các buổi tuyên truyền pháp luật, chế độ chính sách, ... Tạo điều kiện để CBNGNLĐ tiếp cận sách báo, tài liệu, nâng cao nhận thức về lịch sử hình thành, phát triển tổ chức Công đoàn, ...

Ban giám hiệu nhà trường cần có sự quan tâm tạo điều kiện trong việc đảm bảo cho các câu lạc bộ hoạt động (như hỗ trợ kinh phí duy trì, địa điểm hoạt động, ...). Phải bố trí không gian để làm phòng truyền thống của nhà trường, trong đó có khu dành riêng cho hoạt động công đoàn. Phòng truyền thống là nơi lưu giữ những kỷ vật, những hình ảnh nhằm giáo dục cho thế hệ sau những những giá trị văn hóa, tinh thần … nhằm nâng cao nhận thức về lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của nhà trường cũng như tổ chức công đoàn.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn cấp Khoa, Bộ môn trực thuộc cần có nội dung phối hợp thực hiện với CĐBP, Tổ CĐ

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung của Khoa, Bộ môn; tăng cường sự tham gia của công đoàn bộ phận Khoa và tổ công đoàn tại các khoa, bộ môn trong quản lý hoạt động chuyên môn.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Khoa là đơn vị chuyên môn thuộc trường đại học; bộ môn là đơn vị chuyên môn thuộc khoa trong trường đại học. Khoa thực hiện việc quản lý giảng viên, người lao động khác và người học thuộc khoa theo phân cấp của hiệu trưởng cũng như lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của trường thì bộ môn chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của những môn học được giao trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa [14]. Do đó, có thể khẳng định, khoa, bộ môn là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Công đoàn bộ phận là tập hợp của các tổ công đoàn trong một Khoa chuyên môn hay một phòng chức năng. Các tổ công đoàn là nơi tập hợp, đoàn kết các đoàn viên công đoàn có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau trong nhà trường thành một khối thống nhất đảm bảo thực hiện thành công những nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Mỗi tổ công đoàn tập hợp những đoàn viên chuyên môn nghiệp vụ tuy khác nhau nhưng có chức năng, nhiệm vụ tương đối thống nhất và hơn nữa là cùng sinh hoạt, công tác trong một đơn vị của trường.

Mỗi phòng, ban, khoa, tổ có chức năng, nhiệm vụ riêng và có những đặc thù về chuyên môn, nghiệp vụ riêng. Để hoạt động Công đoàn đạt được hiệu quả, công đoàn cơ sở nhà trường đã thành lập các công đoàn bộ phận, tổ công đoàn để tập hợp số lượng CBNGNLĐ, làm việc ở tất cả các phòng ban, khoa, tổ tham gia các hoạt động công đoàn. Đây là một mô hình phù hợp với đặc điểm của một nhà trường có số lượng đoàn viên công đoàn tương đối đông và đa dạng về chuyên môn, nghiệp vụ.

Khi xây dựng kế hoạch quản lý chuyên môn tại các khoa, bộ môn thường có kế hoạch kế hoạch hàng năm, kế hoạch theo năm học, kế hoạch theo học kỳ, kế hoạch khóa học, lớp học,... Đối với mỗi kế hoạch đều phụ thuộc vào mục tiêu của nhà trường trong năm đó và các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó. Kế hoạch phải thể hiện nhiệm vụ được giao và phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của nhà trường; cân đối giữa các nhiệm vụ, nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm, cân đối giữa nhu cầu và khả năng, nội dung và biện pháp; trình bày cụ thể, rõ ràng ... Trong bản kế hoạch phải phải nêu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022