Tốc độ tăng trưởng trung bình thu nhập du lịch toàn vùng duyên hải Nam Trung Bộ khá cao: giai đoạn 2000 – 2005 đạt 22,3%/năm; giai đoạn 2006 – 2010 đạt 26,5%/năm.
Bảng 1.5: Tăng trưởng khách và thu nhập du lịch vùng DHNTB
Đơn vị tính: %/năm
Tăng trưởng khách du lịch | Tăng trưởng thu nhập du lịch | |
2001– 2005 | 24,4 | 22,3 |
2006 – 2010 | 16,7 | 26,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Thu Thập, Thống Kê Và Tổng Hợp Tài Liệu
- Phát Triển Du Lịch Trên Quan Điểm Phát Triển Bền Vững
- Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Trên Quan Điểm Phát Triển Bền Vững
- Một Số Chỉ Tiêu Phấn Đấu Của Du Lịch Việt Nam Đến Năm 2010
- Thang Điểm Đánh Giá Tổng Hợp Phát Triển Du Lịch
- Danh Mục Thác Nước Có Khả Năng Khai Thác Du Lịch
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục Du lịch, Viện NCVPTDL
Số lượng cơ sở và buồng lưu trú của các tỉnh trong vùng tăng nhanh. Tăng trưởng bình quân cơ sở lưu trú toàn vùng giai đoạn 2005 – 2010 là 10,1%, số buồng tăng 13,8%.
Bảng 1.6: Cơ sở lưu trú các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
Hạng mục | Đà Nẵng | Quảng Nam | Quảng Ngãi | Bình Định | Phú Yên | Khánh Hòa | Ninh Thuận | Bình Thuận | Tổng | |
2005 | Cơ sở | 91 | 97 | 32 | 29 | 24 | 314 | 26 | 155 | 768 |
Buồng | 3.140 | 2.805 | 791 | 1.043 | 485 | 7.076 | 697 | 3.251 | 19.288 | |
2006 | Cơ sở | 105 | 87 | 37 | 56 | 32 | 349 | 61 | 125 | 852 |
Buồng | 3247 | 3.234 | 1.100 | 1.478 | 739 | 8.279 | 1.224 | 4.240 | 23.541 | |
2007 | Cơ sở | 147 | 93 | 44 | 72 | 35 | 387 | 70 | 130 | 968 |
Buồng | 4.134 | 3.513 | 1.100 | 1.860 | 778 | 8.841 | 1.320 | 4.399 | 25.945 | |
2008 | Cơ sở | 138 | 97 | 51 | 90 | 42 | 397 | 90 | 134 | 1.039 |
Buồng | 4.268 | 3.817 | 1.200 | 2.172 | 915 | 9.140 | 1.720 | 5.006 | 28.238 | |
2009 | Cơ sở | 161 | 104 | 60 | 98 | 67 | 420 | 90 | 154 | 1.154 |
Buồng | 4.879 | 3.993 | 1.600 | 2.329 | 1.475 | 10.200 | 1.720 | 6.650 | 32.846 | |
2010 | Cơ sở | 181 | 106 | 65 | 100 | 88 | 455 | 90 | 155 | 1.240 |
Buồng | 6.089 | 4.115 | 2.000 | 2.376 | 1.970 | 11.730 | 1.720 | 6.817 | 36.817 | |
Tăng trung bình (%) | Cơ sở | 14,7 | 1,8 | 15,2 | 28,1 | 29,7 | 7,7 | 28,2 | 0,0 | 10,1 |
Buồng | 14,2 | 8,0 | 20,4 | 17,9 | 32,4 | 10,6 | 19,8 | 16,0 | 13,8 |
Nguồn: Viện NCPT Du lịch
Nhìn chung, du lịch duyên hải Nam Trung Bộ trong thời gian qua có bước tăng trưởng nhanh, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của vùng,
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đây là những yếu tố tích cực đảm bảo cho PTDLBV.
Những khó khăn thách thức phát triển du lịch bền vững
Bên cạnh những thành tựu trên, du lịch duyên hải Nam Trung Bộ cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế. Tuy tốc độ tăng trưởng khách du lịch cao nhưng quy mô khách du lịch của toàn vùng so với cả nước còn thấp (chỉ chiếm 16,1% khách quốc tế và 11,5% khách nội địa), thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch thấp, sản phẩm du lịch nghèo nàn, hệ thống dịch vụ du lịch và dịch vụ đi kèm chưa phát triển, chưa đa dạng, chưa thu hút khách lưu lại dài ngày.
Hiện nay ngành du lịch của cả nước nói chung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng đang đứng trước khó khăn lớn là sự thống nhất giữa hai mặt khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch, những mâu thuẫn nảy sinh giữa ngành du lịch với các ngành có liên quan chưa được giải quyết tốt. Đặc biệt là mối quan hệ giữa ngành du lịch và công nghiệp trong khai thác tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng mà điển hình là vấn đề qui hoạch khai thác cát đen chồng lấn vào các khu vực qui hoạch phát triển du lịch.
DHNTB có nhiều lợi thế để trở thành điểm đến lý tưởng của các tàu du lịch, du thuyền quốc tế. Song cho đến nay, vẫn chưa có cảng biển đáp ứng yêu cầu đón tàu du lịch quốc tế. Hiện tại, hầu hết các cảng đang được dùng chung, vừa tiếp nhận hàng hóa vừa đón tàu du lịch. Nhiều tàu du lịch trọng tải lớn không thể cập vào bờ mà phải neo đậu cách cầu cảng khoảng 1.000m, sau đó du khách được trung chuyển vào bờ bằng canô hoặc tàu nhỏ. Điều này vừa mất thời gian, vừa không đảm bảo an toàn cho du khách. Nhiều du khách đi tàu biển tỏ ra không hài lòng khi được đón tiếp tại một cảng tiếp nhận hàng hóa. Container hàng hóa, dầu nhớt, bụi bẩn, tiếng ồn… phát sinh từ quá trình bốc dỡ hàng không phù hợp với việc đón du khách quốc tế. Các dịch vụ tại cảng như hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại quốc tế, Internet), dịch vụ đổi tiền, cửa hàng miễn thuế, nhà vệ sinh công cộng... cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
Nếu không được quan tâm giải quyết kịp thời và triệt để, những bất cập, hạn chế này sẽ ngày càng phức tạp, cản trở rất lớn đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
1.2.3. Liên kết phát triển du lịch TP. HCM - Lâm Đồng - Bình Thuận
Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển mạnh du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và Bình Thuận, 3 địa phương đã phối hợp thực hiện chương trình liên kết đặc thù. Qua 4 năm triển khai (2007 – 2011), chương trình liên kết tam giác phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh-Bình Thuận-Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Chương trình đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư của 3 địa phương nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ du lịch mới phục vụ du khách. Tính đến cuối năm 2010, Bình Thuận hiện có 253 dự án thuộc các nhà đầu tư từ TP.HCM trong đó không kể 10 dự án đầu tư vào loại hình dịch vụ phục vụ du lịch được chấp thuận đầu tư có hiệu lực. Lâm đồng đã thu hút được 242 dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch với tổng vốn đăng ký đầu tư xấp xỉ 5.000 tỷ đồng. Trong đó trên 100 dự án đầu tư do các nhà đầu tư đến từ TP. HCM thực hiện, ước tổng số vốn đăng ký 29.000 tỷ đồng và 3 dự án đầu tư do các nhà đầu tư đến từ Bình Thuận thực hiện, với tổng số vốn đăng ký 80 tỷ đồng.
Hưởng ứng Chương trình hành động quốc gia về du lịch, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 3 địa phương đã chủ động phối hợp vận động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, vui chơi giải trí… tham gia thực hiện chương trình “Ấn tượng Việt Nam”, liên kết để giảm giá buồng phòng, cước vận chuyển, các dịch vụ ăn uống; tăng cường công tác giới thiệu quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước. Tỉnh Lâm Đồng đã tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch địa phương cũng như chương trình liên kết tam giác phát triển du lịch TP.HCM - Bình Thuận – Lâm Đồng thông qua nhiều sự kiện lớn như Festival Hoa Đà Lạt 2010, tham dự các chương trình xúc tiến trong và ngoài nước, đặc biệt là ở Singapore, Campuchia, Trung Quốc… Bình Thuận phối hợp với sở VH,TT&DL TP.HCM tham gia Roadshow quảng bá du lịch Việt Nam tại Melbourne - Úc; phối hợp tổ chức đón đoàn famtrip quốc tế khảo sát, tìm hiểu thị trường, sản phẩm du lịch và cơ hội đầu tư
tại Bình Thuận. Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với các địa phương tổ chức các đoàn khách quốc tế khảo sát, tìm hiểu thị trường, sản phẩm du lịch và cơ hội đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận và Lâm Đồng; tích cực tham gia vận động các doanh nghiệp du lịch tham gia hội chợ, sự kiện du lịch của các địa phương như Lễ hội Nghinh Ông- Bình Thuận, festival Hoa Đà Lạt, lễ hội Trà tại Lâm Đồng cũng như tạo điều kiện để các địa phương tham gia vào các sự kiện du lịch của thành phố Hồ Chí Minh.
Ba địa phương đã cùng nhau xây dựng và phát triển các tuyến điểm du lịch, thiết kế và khai thác các tour du lịch đặc trưng vùng miền. Trong đó, tour du lịch kết hợp biển-rừng-mua sắm nối kết 3 trung tâm du lịch Bình Thuận-Đà Lạt-thành phố Hồ Chí Minh được xem là tour du lịch nội địa hấp dẫn và khai thác hiệu quả.
Liên kết “tam giác du lịch” đã tạo ra nhiều thuận lợi cho Bình Thuận phát triển du lịch. Đặc biệt là hợp tác đào tạo nguồn nhân lực. Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhân lực du lịch cho Bình Thuận và Lâm Đồng, giới thiệu các cơ sở đào tạo uy tín để liên kết bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch theo nhu cầu của các địa phương…
(Nguồn: Bộ VH,TT&DL, cơ quan đại diện tại TP.HCM, http://rmcst.gov.vn)
1.3. Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch trên quan điểm bền vững
1.3.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và tính xã hội cao. Sự phát triển của ngành du lịch phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của khu vực. Sản phẩm du lịch được hình thành chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Du lịch Việt Nam mới phát triển mạnh từ những năm 1990 trở lại đây. Những nghiên cứu về phát triển du lịch nói chung, đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững chưa nhiều. Vì vậy, xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững là công việc hết sức khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau đây có thể xem xét để xây dựng các tiêu chí đánh giá:
- Cơ sở lý luận và các nguyên tắc PTDL trên quan điểm PTBV.
- Cơ sở khoa học và giải pháp PTDLBV ở Việt Nam [75].
- Thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam và vùng DHNTB.
Các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá có các tính chất, mức độ và giá trị không đồng đều. Để đảm bảo tính chính xác và khách quan của kết quả đánh giá rất cần thiết phải xác định hệ số, bậc, điểm, trọng số cho các tiêu chí. Các hệ số này có thể là 1, 2 và 3. Tiêu chí quan trọng hơn, có hệ số cao hơn.
Việc xây dựng hệ số, bậc, điểm, trọng số làm cơ sở cho việc đánh giá các tiêu chí đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập. Trong đó có các công trình như: “Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam” [9]. “Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội”[11], “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thành phố Đà Lạt và phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch” [77], hoặc cuốn “Tài nguyên du lịch” [79]… Các tác giả đã xây dựng các tiêu chí, hệ số, bậc, điểm để đánh giá tài nguyên du lịch, từ đó có thể kết luận về khả năng khai thác tài nguyên là thuận lợi, khá thuận lợi, ít thuận lợi hay không thuận lợi cho phát triển du lịch.
Tổng quan các nghiên cứu, có thể xây dựng các tiêu chí, hệ số, bậc, điểm trọng số sau đây làm căn cứ đánh giá phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững.
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá
Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải đảm bảo cân đối, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch phải đánh giá được mức độ bền vững của từng nhóm tiêu chí (kinh tế, xã hội và môi trường) làm cơ sở đánh giá mức độ bền vững của phát triển du lịch nói chung.
Nhóm tiêu chí đánh giá về phát triển kinh tế
Tăng trưởng bình quân thu nhập du lịch
Tăng trưởng thu nhập du lịch là một trong những tiêu chí quan trọng nhất đánh giá hiệu quả và tính bền vững của hoạt động du lịch. Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, hoạt động du lịch phải đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tiêu chí này được được tính hệ số cao nhất, hệ số 3.
Tỉ trọng GDP du lịch trong GDP của địa phương
Một trong những nguyên tắc quan trọng của phát triển du lịch trên quan điểm bền vững là chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương. Sự chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương từ hoạt động kinh tế du lịch được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó tỉ lệ đóng góp GDP du lịch trong tổng GDP địa phương là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ bền vững của hoạt động du lịch.
Tỉ lệ GDP du lịch trong cơ cấu GDP của địa phương được biểu thị bằng chỉ số M
và được xác định thông qua công thức sau:
Trong đó:
N
M = ------------ x 100%
Np
N = GDP du lịch;
Np = Tổng GDP của nền kinh tế
Giá trị M càng cao, ổn định và tăng theo thời gian thì ngành du lịch càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Tiêu chí này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá đóng góp của du lịch trong nền kinh tế địa phương vì vậy được tính hệ số cao nhất, hệ số 3.
Tăng trưởng bình quân khách du lịch
Khách du lịch là yếu tố quyết định hình thành “cầu” du lịch, là động cơ, yếu tố chính thúc đẩy phát triển du lịch. Không có khách du lịch thì không có thu nhập du lịch, không có GDP du lịch. Lượng khách đến một điểm du lịch tăng nhanh chứng tỏ sự phát triển lớn mạnh của ngành du lịch. Tuy nhiên, lượng khách gia tăng quá nhanh các nguồn tài nguyên du lịch sẽ bị khai thác quá mức đáp ứng cho các nhu cầu của du khách dẫn tới tình trạng suy thoái và cạn kiệt nguồn tài nguyên, không đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Vì vậy, tiêu chí tăng trưởng bình quân khách du lịch được tính hệ số 2.
Thời gian lưu trú bình quân của khách
Mức chi tiêu bình quân ngày/khách
Phát triển du lịch thông thường hầu như chỉ quan tâm đến số lượng khách du lịch. Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch coi trọng chất lượng của khách. So với việc đông khách nhưng thời gian lưu trú ngắn, mức chi tiêu thấp thì trường hợp ít khách song khách có thời gian lưu trú dài hơn, mức chi tiêu nhiều hơn đem lại hiệu quả cao hơn. Bởi điều này cho phép vẫn đảm bảo sự tăng trưởng về thu nhập du lịch trong khi hạn chế được chi phí cho việc phục vụ một lượng khách lớn hơn và hạn chế được tác động đến môi trường.
Cả hai tiêu chí: thời gian lưu trú bình quân của khách và mức chi tiêu bình quân ngày/khách đều được tính hệ số 2.
Tỉ lệ khách du lịch quay trở lại
Tỉ lệ khách quay trở lại điểm du lịch cũng có thể xem xét đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch, sự hấp dẫn cũng như chất lượng sản phẩm của điểm du lịch và sự hài lòng của khách. Các giá trị này có thể thông qua việc tiến hành các cuộc điều tra, phỏng vấn khách du lịch tại các khu, điểm du lịch hoặc thông qua việc phối hợp với các hãng lữ hành tổ chức các cuộc phỏng vấn. Con số này càng cao thì mục tiêu đặt ra cho phát triển bền vững càng có cơ sở thành công. Tiêu chí về tỉ lệ khách quay trở lại điểm du lịch được tính hệ số 1.
Các tiêu chí đánh giá về phát triển xã hội
Tăng trưởng bình quân lao động du lịch
Phát triển du lịch thông thường chỉ định hướng đến khách, đến một mục đích kinh tế, không ưu tiên cho cộng đồng, không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng địa phương. Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải hướng tới cả ba mục đích: kinh tế, xã hội và môi trường. Du lịch phải góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện mức sống cho cư dân địa phương.
Du lịch là ngành mới phát triển so với nhiều ngành kinh tế, các lĩnh vực dịch vụ du lịch đòi hỏi lao động trẻ và có sức khỏe tốt. Du lịch phát triển mạnh là điều kiện thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội.
Khuyến khích cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập mà còn làm cho họ trở thành chủ nhân của sự phát triển, có trách nhiệm hơn với tài nguyên, môi trường du lịch. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Tiêu chí này được tính hệ số cao nhất, hệ số 3.
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Chất lượng phục vụ du lịch không chỉ là yếu tố nâng cao uy tín của ngành, của đất nước mà còn là một yếu tố quan trọng trong công cuộc cạnh tranh thu hút nguồn khách. Phát triển du lịch được coi là bền vững nếu như năng lực của cộng đồng tham gia dịch vụ kinh doanh du lịch ngày càng được tăng cường, được đào tạo một cách chuyên nghiệp đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự hội nhập và phát triển.
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ du lịch, đồng thời thể hiện được tính trách nhiệm của ngành du lịch đối với xã hội, đặc biệt là đối với cộng đồng trong phát triển bền vững. Vì vậy, tiêu chí này được tính hệ số 2 và được đánh giá theo 4 mức độ:
- Tốt: có mạng lưới giáo dục và đào tạo về du lịch từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học và sau đại học; các cơ sở có khả năng đào tạo nhân lực du lịch đạt chuẩn quốc gia và quốc tế; 85 - 100% lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu hội nhập và phát triển.
- Tương đối tốt: có mạng lưới giáo dục và đào tạo về du lịch từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học; 65 - 84% lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
- Trung bình: có mạng lưới giáo dục và đào tạo về du lịch từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học; 50 - 64% lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
- Yếu: dưới mức trung bình.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về PTDL bền vững:
Phát triển du lịch thông thường chỉ định hướng đến mục đích kinh tế. Phát triển du lịch có khả năng làm suy thoái văn hoá truyền thống, thương mại hóa các hoạt động lễ hội, làm mất vẻ đẹp văn hoá truyền thống của địa phương. Sự phát triển du lịch ồ ạt có thể làm thay đổi một số hệ giá trị như lối sống cá nhân, quan hệ gia đình,