Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



CBKH

: Cán bộ khoa học

CBQL

: Cán bộ quản lý

CNH

: Công nghiệp hóa

CNTT

: Công nghệ thông tin

ĐH

: Đại học

ĐHĐHNC

: Đại học định hướng nghiên cứu

ĐHNC

: Đại học nghiên cứu

ĐHQG

: Đại học quốc gia

ĐHQGHN

: Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐNTBM

: Đội ngũ trưởng bộ môn

ĐT-BD

: Đào tạo, bồi dưỡng

ĐNGV

: Đội ngũ giảng viên

GDĐH

: Giáo dục đại học

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

HĐH

: Hiện đại hóa

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

NCS

: Nghiên cứu sinh

NCV

: Nghiên cứu viên

NNL

: Nguồn nhân lực

QLGD

: Quản lý giáo dục

KT-CN

: Kỹ thuật - Công nghiệp

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

TBM

: Trưởng bộ môn

SĐH

: Sau đại học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội - 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp các tiêu chí năng lực của trưởng bộ môn qua các công trình nghiên cứu đã công bố 49

Bảng 1.2: Tổng hợp xây dựng khung năng lực của trưởng bộ môn trong trường

đại học định hướng nghiên cứu 52

Bảng 2.1: Thang đánh giá 83

Bảng 2.2: Thống kê mẫu khảo sát 84

Bảng 2.3: Mức độ hiểu biết chương trình đào tạo (ĐH và SĐH) của ĐNTBM 88

Bảng 2.4: Đánh giá về trình độ chuyên môn của đội ngũ trưởng bộ môn 88

Bảng 2.5: Đánh giá về nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ trưởng bộ môn 90

Bảng 2.6: Đánh giá về năng lực tự học và sáng tạo của đội ngũ trưởng bộ môn 91

Bảng 2.7: Đánh giá về năng lực ngoại ngữ và ứng dụng CNTT của ĐNTBM 92

Bảng 2.8: Đánh giá về kỹ năng NCKH và tổ chức NCKH của ĐNTBM 93

Bảng 2.9: Đánh giá về năng lực bồi dưỡng phát triển ĐNGV của ĐNTBM 94

Bảng 2.10: Đánh giá về năng lực quản lý hoạt động dạy học của ĐNTBM 95

Bảng 2.11: Đánh giá về năng lực quản lý tài sản bộ môn của ĐNTBM 96

Bảng 2.12: Đánh giá về năng lực phát triển môi trường giáo dục của ĐNTBM 97

Bảng 2.13: Đánh giá về năng lực quản lý hành chính của đội ngũ trưởng bộ môn 98

Bảng 2.14: Đánh giá về năng lực quản lý công tác thi đua - khen thưởng của

đội ngũ trưởng bộ môn 98

Bảng 2.15: Đánh giá về năng lực xây dựng hệ thống thông tin của ĐNTBM 99

Bảng 2.16: Đánh giá về năng lực kiểm tra đánh giá của đội ngũ trưởng bộ môn 100

Bảng 2.17: Đánh giá về năng lực phân tích và dự báo của đội ngũ trưởng bộ môn . 101 Bảng 2.18: Đánh giá về năng lực thiết kế, định hướng và triển khai của ĐNTBM .. 102 Bảng 2.19: Đánh giá về khả năng quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới, tự chịu

trách nhiệm thích ứng với công việc mới của đội ngũ trưởng bộ môn 103

Bảng 2.20: Đánh giá về năng lực hiểu biết các vấn đề xã hội và phối hợp với

cộng đồng của đội ngũ trưởng bộ môn 104

Bảng 2.21: Đánh giá về khả năng xây dựng, phát triển các mối quan hệ và hỗ trợ

cộng đồng của đội ngũ trưởng bộ môn 105

Bảng 2.22: Đánh giá về năng lực hợp tác quốc tế của đội ngũ trưởng bộ môn 106

Bảng 2.23: Đánh giá về sự chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước của ĐNTBM 108

Bảng 2.24: Đánh giá về lòng yêu nghề và tận tuỵ với nghề của ĐNTBM 109

Bảng 2.25: Đánh giá về tinh thần trách nhiệm trong công tác, đoàn kết hợp tác

với đồng nghiệp của ĐNTBM 111

Bảng 2.26: Đánh giá về lối sống của ĐNTBM 112

Bảng 2.27: Đánh giá mức độ hiệu quả của công tác xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí

vị trí trưởng bộ môn theo đối tượng khảo sát 115

Bảng 2.28: Đánh giá mức độ thực hiện công tác quy hoạch trưởng bộ môn

theo đối tượng khảo sát 117

Bảng 2.29: Đánh giá mức độ hiệu quả của công tác tuyển chọn trưởng bộ môn

theo đối tượng khảo sát 120

Bảng 2.30: Thống kê số lượng các khoá ĐT-BD ngắn hạn dành cho TBM 122

Bảng 2.31: Khảo sát công tác ĐT-BD dành cho TBM 123

Bảng 2.32: Đánh giá hiệu quả công tác bố trí, sử dụng TBM 125

Bảng 2.33: Tổng hợp các tiêu chí ảnh hưởng đến phát triển ĐNTBM 133

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các giải pháp đề xuất 178

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất 180

Bảng 3.3: Khảo sát đánh giá tính hiệu quả trước và sau khi thực hiện giải pháp 185

Bảng 3.4: Khảo sát đánh giá mức độ hài lòng trước và sau khi thực hiện giải pháp. 186 Bảng 3.5: Thống kê các kết quả bộ môn đạt được sau khi thực hiện giải pháp 187

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1.1: Cấu phần của tổ chức 33

Hình 1.2: Đặc điểm trường đại học nghiên cứu theo cách tiếp cận quản trị tổ chức ...36 Sơ đồ 1.3: Mô hình phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadle 58

Sơ đồ 1.4. Các nguyên tắc của mô hình phát triển giảng viên 59

Sơ đồ 1.5: Các nội dung phát triển đội ngũ trưởng bộ môn 60

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đội ngũ trưởng bộ môn theo trình độ và chức danh 85

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đội ngũ trưởng bộ môn theo kinh nghiệm quản lý và

kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học 86

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu đội ngũ trưởng bộ môn theo giới tính 87

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu đội ngũ trưởng bộ môn theo độ tuổi 87

Biểu đồ 2.5: Đánh giá mức độ hiệu quả của công tác xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí

vị trí trưởng bộ môn 114

Biểu đồ 2.6: Đánh giá mức độ hiệu quả của quy hoạch trưởng bộ môn 116

Biểu đồ 2.7: Đánh giá mức độ phù hợp của công tác tuyển chọn trưởng bộ môn 120

Hình 2.8: Đánh giá về chính sách đãi ngộ đội ngũ trưởng bộ môn 128

Biểu đồ 2.9: Đánh giá về công tác đánh giá kết quả phát triển của trưởng bộ môn .. 132

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong trường ĐH và cao đẳng, bộ môn và các đơn vị tương đương (phòng thí nghiệm, labo, trung tâm, nhóm nghiên cứu…) thuộc khoa là các đơn vị chuyên môn nhỏ nhất nhưng lại có ý nghĩa to lớn trong hoạt động đào tạo, KH&CN và quản lý ĐNGV. Bộ môn là bộ phận chịu trách nhiệm về nội dung chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập của một hoặc một số học phần hoặc chuyên ngành trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của khoa, trường; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thực hiện các hoạt động học thuật và tham gia phát triển ĐNGV, CBKH của bộ môn, khoa và trường. Vì vậy, những năm gần đây vai trò của bộ môn trong trường ĐH ngày một nâng cao, trở thành nhân tố lõi quyết định chất lượng hoạt động GD&ĐT, KH&CN của nhà trường.

Trong bộ môn, TBM là người đứng đầu có vị trí quan trọng nhất, giúp hiệu trưởng và trưởng khoa điều hành, tổ chức các hoạt động đào tạo, KH&CN của bộ môn cũng như quản lý ĐNGV. Chính vì vậy, TBM phải đáp ứng một số tiêu chuẩn để đảm bảo giữ vững vai trò, trách nhiệm của mình. TBM không chỉ là giảng viên, nhà khoa học mà còn là nhà quản lý, nhà lãnh đạo. Ngoài có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, năng lực quản lý chuyên nghiệp, TBM còn phải có uy tín trong lĩnh vực mình đảm trách, có thể chủ động, sáng tạo tiếp cận xu thế phát triển của thế giới và yêu cầu đổi mới GDĐH ở Việt Nam.

Quá trình hội nhập quốc tế là tất yếu đối với tất cả lĩnh vực, tro ng đó đào tạo NNL cần phải chủ động để tiếp cận với trình độ đào tạo của khu vực và thế giới, tạo tiền đề để hội nhập kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành GD&ĐT phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đặc biệt phải đảm bảo chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế, tham gia đóng góp vào nền tri thức nhân loại nên yêu cầu đối với các TBM ngày càng cao , đòi hỏi các TBM luôn phải được quan tâm phát triển từng ngày.

Cùng với sự phát triển của KT-XH, GD&ĐT luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm với nhiều chủ trương, chính sách đổi mới. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, HĐH, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó

đổi mới cơ chế QLGD, phát triển ĐNGV và CBQL giáo dục là khâu then chốt” [30]. Hiện nay, giáo dục Việt Nam đã từng bước phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình đào tạo, NNL xã hội được huy động nhiều hơn và đạt được nhiều kết quả tích cực, cung cấp nguồn lao động chủ yếu có trình độ ĐH, SĐH phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH. Đó là bởi chủ trương thường xuyên phát triển ĐNGV và CBQL giáo dục, trong đó có ĐNTBM. Yêu cầu đổi mới khiến cho các TBM không thể tự bằng lòng với những gì đang có mà phải luôn thay đổi, phát triển bản thân dù là người được lựa chọn và đã đáp ứng những tiêu chuẩn ở thời điểm trước.

Về lý luận, phát triển ĐNTBM không những đảm bảo cho ĐNTBM của trường ĐH luôn được cập nhật những tri thức hiện đại, cách thức tiếp cận GD&ĐT phù hợp với yêu cầu mới đặt ra của xã hội để tổ chức các hoạt động đào tạo, NCKH của bộ môn, mà còn giúp nhà trường luôn duy trì một đội ngũ CBQL chuyên môn có chất lượng. Vai trò của phát triển ĐNTBM giúp cho nhà trường có NNL vững chắc, làm việc với hiệu quả cao nhất, giúp phát huy tối đa tiềm năng của con người và đảm bảo chất lượng GD&ĐT cho xã hội. Vì vậy, phát triển ĐNTBM là một công tác hết sức quan trọng không chỉ tác động tới hoạt động quản trị nhân sự mà còn có ảnh hưởng tới các hoạt động chuyên môn, gián tiếp ảnh hưởng đến đầu ra của mọi trường ĐH.

Trong hai loại hình trường ĐH (định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng), trường ĐHĐHNC có vai trò ưu việt hơn trong việc duy trì sự ưu tú, tạo ra những kiến thức mới, ý tưởng mới, sáng tạo mới nhằm dẫn dắt tiến bộ xã hội cũng như thúc đẩy sự giàu mạnh của quốc gia. Trường ĐHĐHNC giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển GD&ĐT, KH&CN, KT-XH và văn hóa của một quốc gia; là nơi tạo ra tầng lớp tinh hoa của xã hội về mặt tri thức, trí tuệ và dẫn dắt hệ thống GDĐH về mặt học thuật [87]. Bộ môn trong trường ĐHĐHNC mà đứng đầu là các TBM càng được coi trọng bởi chức năng, nhiệm vụ trực tiếp hướng tới đạt mục tiêu hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, yêu cầu đối với bộ môn nói chung và TBM nói riêng ở trường ĐHĐHNC có những đặc thù riêng, tập trung nhiều vào các hoạt động KH&CN bên cạnh chuyển giao tri thức với tính tự chủ cao. Điều này đặt ra vấn đề sẽ có sự khác biệt về khung năng lực của ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC với các trường ĐH khác. Để phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC có hiệu quả thì cần thiết phải nghiên cứu một cách sâu sắc về khung năng lực này.

Hiện nay, ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC đã đáp ứng được các quy định của Nhà nước về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, trên thực tế trước sự thay đổi nhanh chóng của KH&CN, toàn cầu hoá hướng tới nền kinh tế tri thức, nhiều TBM đã khá lúng túng khi thực hiện chức năng là những người tổ chức các hoạt động KH&CN của bộ môn và dẫn dắt ĐNGV; đồng thời là các nhà khoa học, hợp tác quốc tế trong NCKH và chuyển giao công nghệ. Khung năng lực cũng được thay đổi thường xuyên theo yêu cầu bối cảnh mới. Vì thế, trong quá trình hoạt động, các TBM có thể đáp ứng năng lực vào thời điểm này nhưng chưa chắc còn phù hợp vào thời điểm sau. Rất nhiều kỹ năng, yêu cầu riêng đối với ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC vẫn còn thiếu và yếu ở hiện tại, đặt ra vấn đề cấp thiết phải nghiên cứu và thực hiện phát triển ĐNTBM đúng hướng, liên tục và thường xuyên.

Trong bối cảnh phát triển GD&ĐT Việt Nam theo định hướng “Chuẩn hóa - Xã hội hóa - HĐH” và tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH hiện nay, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới các vấn đề, cũng như các giải pháp hữu hiệu để phát triển NNL nói chung và đội ngũ CBQL nói riêng trong trường ĐH. Tuy nhiên, bài toán phát triển đội ngũ CBQL chuyên môn, trong đó có ĐNTBM ở mỗi trường ĐH đến nay vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC. Do vậy, tính cấp thiết đặt ra hiện nay là các trường ĐHĐHNC phải rà soát lại công tác phát triển ĐNTBM của mình, đánh giá để tìm ra căn cứ xây dựng chiến lược và thực hiện công tác phát triển ĐNTBM của mình một cách toàn diện, hiệu quả đáp ứng yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Với những lý do nêu trên, đồng thời dựa vào cơ sở lý thuyết các mô hình tiếp cận phát triển NNL theo năng lực và dưới góc độ quản lý, NCS chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội”, với mong muốn có những đóng góp cụ thể và thiết thực về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển NNL, đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL chuyên môn (cụ thể là ĐNTBM) nói riêng trong trường ĐHĐHNC mà Việt Nam đang tập trung xây dựng.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án xây dựng khung lý thuyết đặc thù về phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC làm căn cứ để đánh giá thực trạng tại các trường thuộc ĐHQGHN, chỉ ra những hạn chế hiện nay. Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở ĐHQGHN nói riêng và ứng dụng cho các trường ĐHĐHNC ở Việt Nam nói chung.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Đội ngũ TBM trong trường ĐHĐHNC.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu chính: Các trường ĐHĐHNC ở Việt Nam cần thực hiện những giải pháp gì để phát triển ĐNTBM trong bối cảnh hiện nay?.

Để thực hiện câu hỏi trên, luận án cần phải giải đáp những câu hỏi cụ thể sau:

- Khung lý thuyết đặc thù về phát triển ĐNTBM trong các trường ĐHĐHNC ở Việt Nam là gì?.

- Khung năng lực TBM để đáp ứng yêu cầu hoạt động của trường ĐHĐHNC ở Việt Nam hiện nay là gì?.

- Thực trạng năng lực và hoạt động phát triển ĐNTBM trong các trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN như thế nào?.

- Các trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN cần làm gì để nâng cao hiệu quả phát triển ĐNTBM trong thời gian tới?.

5. Giả thuyết khoa học

Thứ nhất, phát triển ĐNTBM trong các trường ĐHĐHNC ở Việt Nam có mối quan hệ với khung năng lực TBM. Khung năng lực là căn cứ để đánh giá, xác định những nội dung cụ thể để phát triển ĐNTBM hiệu quả.

Thứ hai, công tác phát triển ĐNTBM trong các trường ĐHĐHNC ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế, bất cập trước yêu cầu đổi mới GD&ĐT. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp dựa trên trên lý luận về phát triển NNL và đặc điểm lao động, phẩm chất, năng lực đặc thù của TBM trong trường ĐHĐHNC thì có thể phát

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023