Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức Trường Đại Học Hùng Vương

Kết luận chương 1


Quản lý giáo dục là một ngành khoa học được tổng hợp từ nhiều ngành khoa học như tâm lý học, lý luận dạy học, khoa học quản lý… trong đó quản lý quá trình đào tạo cao đẳng, đại học là một trong những khâu quan trọng của quá trình quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng, đại học.

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm về quản lý như: quản lý, quản lý giáo dục, đào tạo, quản lý đào tạo… Luận văn nêu quan niệm và một số đặc điểm của đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học, các hình thức đào tạo hệ VLVH, mạng lưới tổ chức đào tạo hệ VLVH, các nội dung quản lý đào tạo hệ VLVH bao gồm: QL hoạt động tuyển sinh, QL chương trình kế hoạch đào tạo, QL hoạt động giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên, QL hoạt động kiểm tra, đánh giá, QL học vụ, QL cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Căn cứ vào việc nghiên cứu một số nội dung, cơ sở khoa học về quản lý giáo dục, luận văn phân tích quá trình quản lý đào tạo hệ VLVH tại cơ sở giáo dục để từ đó nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng đào tạo. Khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa người dạy, người học và người tổ chức quá trình đào tạo, chất lượng đào tạo chắc chắn sẽ được nâng cao.

Trên đây là kết quả nghiên cứu lý luận về quản lý. Đó cũng là cơ sở và phương pháp luận để tác giả khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đào tạo hệ VLVH ở trường Đại học Hùng Vương.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG


2.1. Khái quát về Trường Đại học Hùng Vương

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 2017 trường Đại học Hùng Vương bước qua tuổi 55. Là trường Đại học công lập, đa ngành, đa cấp đầu tiên trên quê hương đất Tổ, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận. Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Hùng Vương đã vượt qua biết bao khó khăn gian khổ và góp phần cùng cả nước làm lên những trang sử hào hùng của dân tộc. Quá trình xây dựng và phát triển đó có thể chia ra làm ba giai đoạn:

+ Giai đoạn thứ nhất: Từ 1961- 1978 nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo giáo viên cấp 1 có trình độ 7+1, giáo viên cấp 2 có trình độ 7+2 và có trình độ 10 +3. Thời kỳ này, nhà trường đã đào tạo được một đội ngũ giáo viên đông đảo phục vụ nhu cầu của xã hội, chuẩn bị cho việc cải cách giáo dục lần thứ 2 và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

+ Giai đoạn thứ 2: Từ năm 1978 - 2002 đây là giai đoạn trường 10+3 được nâng cấp thành Trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) thuộc hệ thống giáo dục Đại học theo Quyết định số 164/TTg ngày 21/3/1978 của Thủ tướng Chính phủ. Nhà trường đã từng bước xây dựng trở thành một trường CĐSP vững mạnh về mọi mặt, có khả năng đào tạo các loại hình giáo viên. Nhiệm vụ đào tạo của nhà trường đã thay đổi từ chỗ chỉ đào tạo giáo viên Trung học cơ sở nay đào tạo thêm giáo viên Mầm non và Tiểu học, đồng thời còn là trung tâm nghiên cứu khoa học của tỉnh.

+ Giai đoạn thứ 3: Trường Đại học Hùng Vương được thành lập theo Quyết định số 81/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở của Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ. Là trường Đại học công lập, đa ngành, đa cấp đầu tiên trên quê hương đất Tổ, Trường Đại học Hùng Vương có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận, một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.

Đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá then chốt để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Quy hoạch phát triển Trường Đại học Hùng Vương giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030:

Trên cơ sở những định hướng chiến lược phát triển toàn diện và lâu dài của đất nước và của Tỉnh Phú Thọ, trường Đại học Hùng Vương đã xây dựng Đề án “Quy hoạch phát triển trường Đại học Hùng Vương giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030”. Mục tiêu của Đề án là: “Xây dựng trường Đại học Hùng Vương là trường đại học đa ngành, đa cấp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực”. Định hướng phát triển của nhà trường trong giai đoạn tới là:

Xây dựng Trường Đại học Hùng Vương trở thành cơ sở đào tạo đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ngang tầm với các trường đại học có uy tín ở khu vực trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học; thực hiện tốt sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực.

Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, năng động; đội ngũ cán bộ giảng viên đủ năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Duy trì và phát triển quy mô đào tạo ổn định; tập trung nâng cao chất lượng đào tạo và hiện đại hóa quy trình đào tạo; mở rộng hoạt động liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước.

Tranh thủ các nguồn lực để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý, ứng dụng thực tế và các hoạt động khác của Trường.

Mở rộng các quan hệ đối ngoại trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ hỗ trợ về mọi mặt, phục vụ cho chiến lược phát triển nhà trường, đặc biệt trong chiến lược phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quy mô đào tạo

- Cơ cấu tổ chức:

Đội ngũ cán bộ: Đến tháng 10 năm 2017, Trường có 484 cán bộ, viên chức, trong đó có: 2 GS, 14 PGS, 61 Tiến sĩ, 264 Thạc sĩ (62 người đang làm nghiên cứu sinh), 112 Kỹ sư, Cử nhân (27 người đang học thạc sỹ), 31 người trình độ khác.

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - Trường Đại học Hùng Vươn năm 2017)

Tổ chức bộ máy:

Hiện nay, Trường có 02 cơ sở đào tạo (tại TP. Việt Trì và TX. Phú Thọ) với:

- Có 12 khoa (Kỹ thuật - Công nghệ; Toán - Tin; Khoa học Tự nhiên; Khoa học Xã hội và Nhân văn; Ngoại ngữ; Giáo dục Tiểu học và Mầm non; Nghệ thuật; Nông - Lâm - Ngư; Kinh tế & Quản trị kinh doanh; Thể dục thể thao; Tâm lý Giáo dục; Lý luận Chính trị);

- Có 09 phòng (Tổ chức Cán bộ; Công tác Chính trị và Học sinh sinh viên; Đào tạo; Hành chính Tổng hợp; Quản trị Đời sống; Kế hoạch Tài chính; Hợp tác quốc tế; Khoa học & Công nghệ; Thanh tra - Pháp chế);

- Có 10 trung tâm (Ngoại ngữ - Tin học; Thông tin - Tư liệu - Thư viện; Đào tạo theo nhu cầu xã hội; Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Nghiên cứu Ứng dụng khoa học và Chuyển giao công nghệ; Nghiên cứu Giáo dục, Văn hóa & Nghệ thuật; Đảm bảo chất lượng; Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục; Phát triển Nhân lực quốc tế; Truyền thông, Kết nối doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên);

- 02 ban (Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quản lý Ký túc xá);

- 01 trạm (Y tế).

Ngành nghề, trình độ đào tạo:

- Đào tạo sau đại học: Hiện tại trường Đại học Hùng Vương được phép đào tạo 07 ngành đại học, gồm các ngành:

- Đào tạo đại học: Hiện tại trường Đại học Hùng Vương được phép đào tạo 37 ngành đại học.

- Đào tạo cao đẳng: 22 ngành;

- Đào tạo trung cấp: 02 ngành.

Quy mô đào tạo: Năm học 2016 - 2017, tổng số sinh viên các hệ đào tạo là 6298 sinh viên. Trong đó:

- Hệ đại học, cao đẳng chính quy: 4000 sinh viên;

- Hệ sau đại học: 72 học viên

- Hệ trung cấp chính quy: 237 sinh viên trong năm 2016

- Hệ Đại học liên thông VLVH: 1921 sinh viên;

- Văn bằng 2: 68 sinh viên.

Sơ đồ 2 1 Cơ cấu bộ máy tổ chức trường Đại học Hùng Vương Quy mô đào 1

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức trường Đại học Hùng Vương

- Quy mô đào tạo:

Là một trường đại học trọng điểm của Tỉnh Phú Thọ, nhà trường luôn phát huy truyền thống và năng lực đào tạo giáo viên với các hình thức chính quy và không chính quy. Tính đến năm 2017 nhà trường đã có lịch sử hơn 55 năm đào tạo. Thời gian đầu mới thành lập trường chỉ đào tạo trình độ Cao đẳng, trung cấp. Ngày nay quy mô đào tạo được mở rộng hơn rất nhiều: đại học chính quy, đại học VLVH, Thạc sỹ, các lớp đào tạo ngắn hạn.

Bảng 2.1. Thực trạng quy mô đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL giai đoạn 2013- 2017

Ngành đào tạo

2013

2014

2015

2016

10/2017

SP Mầm non

1551

1379

1559

1950

1280

SP Tiểu học

540

569

501

613

382

SP Âm nhạc

0

45

38

46

46

SP Mỹ thuật

0

30

20

29

25

Kế toán

476

149

108

119

74

Địa lý

0

0

24

24

0

SP Tiếng Anh

0

0

32

32

0

SP Toán

0

0

0

57

54

SP Vật lý

80

0

0

29

28

SP Sinh học

0

0

0

32

32

Tổng:

2647

2172

2282

2931

1921

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

(Nguồn: Trung tâm Đào tạo TNCXH - Trường ĐH Hùng Vương)

Qua bảng số liệu (bảng 2.1) có thể thấy rõ: Quy mô vào của các ngành không ổn định, và có xu hướng giảm qua các năm, một số ngành trong những năm gần đây gần như không tuyển đươc sinh viên đầu vào. Nguyên nhân chính: do sự cạnh tranh của các trường ngày càng gay gắt, số lượng sinh viên theo học các trường trung cấp, cao đẳng ngày một ít đi, và do sự sự phát triển Kinh tế xã hội...

Cùng với xu thế khó khăn chung trong công tác tuyển sinh của các trường đại học trên cả nước hiện nay đối với hệ đào tạo đại học chính quy nói chung và hệ VLVH nói riêng, để duy trì và tăng số lượng người học là điều hết sức khó khăn. Chính vì vậy, nhà trường luôn xác định cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, tăng cường khảo sát, dự đoán nhu cầu thị trường để kịp thời đón đầu, đáp ứng

nhu cầu đơn vị sử dụng. Nếu làm được như vậy thì mới phát triển được quy mô đào tạo hệ VLVH của nhà trường.

2.1.3. Bộ máy tổ chức để quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học

Đơn vị được giao quản lý đào tạo hệ VLVH của Trường Đại học Hùng Vương là phòng Đào tạo. Một số nhiệm vụ, chức năng cơ bản của phòng đào tạo được thể hiện dưới sơ đồ sau:

Sơ đồ 2 2 Bộ máy tổ chức của phòng Đào tạo Chức năng và nhiệm vụ của 2

Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức của phòng Đào tạo

Chức năng và nhiệm vụ của phòng Đào tạo trong quản lý đào tạo hệ VLVH cụ thể như sau:

- Chức năng: Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của công tác đào tạo.

- Nhiệm vụ của bộ phận quản lý hệ VLVH bao gồm:

+ Kết hợp với các bộ phận khác xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh hệ VLVH hàng năm, xây dựng chương trình, kế hoạch học tập cho các lớp hệ VLVH.

+ Lập kế hoạch kiểm tra, thi, xét kết quả học tập, xét lên lớp, xét công nhận tốt nghiệp, phối hợp với các đơn vị khác cấp phát văn bằng … theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hệ VLVH.

2.2. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học theo hướng PTNL người học ở trường Đại học Hùng Vương

Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng đào tạo hệ VLVH và thực trạng quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học ở trường Đại học Hùng Vương với các nội dung bao gồm: mục đích khảo sát, địa bàn quy mô khảo sát, thời gian khảo sát, mức độ khảo sát, phương pháp khảo sát và phương pháp đánh giá như sau:

2.2.1. Mục đích khảo sát

Qua kết quả khảo sát, giúp tác giả phân tích được thực trạng đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học và thực trạng quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học ở trường Đại học Hùng Vương. Lấy đó làm căn cứ thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học ở trường Đại học Hùng Vương đạt hiệu quả cao hơn.

2.2.2. Địa bàn và quy mô khảo sát, thời gian khảo sát

Đề tài tập trung nghiên cứu tại trường Đại học Hùng Vương. Tính đến thời điểm điều tra (tháng 10 năm 2017), trường có tổng số 484 cán bộ giảng viên; 1921 sinh viên hệ VLVH.

Thời gian lấy số liệu khảo sát chủ yếu trong năm học 2014 - 2015, 2015-2016 và năm học 2016-2017.

2.2.3. Mức độ khảo sát

Mức độ thực hiện đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực ở trường Đại học Hùng Vương.

Mức độ quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực ở trường Đại học Hùng Vương.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Nghiên cứu hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá công tác quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL ở trường Đại học Hùng Vương. Điều tra bằng phiếu hỏi, trao đổi phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với các cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên hệ VLVH ở trường Đại học Hùng Vương.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí