Quản Lý Hoạt Động Chuyên Môn Ở Trường Đại Học

lý vẫn phải dựa trên những cơ sở, nguyên tắc đã được định sẵn và nhằm đạt được hiệu quả của việc quản lý, tức là mục đích của quản lý.

Theo từ điển tiếng Việt, thuật ngữ ”quản lý” được định nghĩa là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan.

Theo nghĩa chung nhất từ góc độ Tâm lý học, Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” [5].

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, ... bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Đối tượng quản lý có thể trên quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị, có thể là một con người cụ thể, sự vật cụ thể.

Về khái niệm quản lý có nhiều cách định nghĩa khác nhau:

Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác.

Quản lý là sự cộng tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức.

Koontz và O Donnell cho rằng: Không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản lý ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định.

James Stiner và Stephen Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra [19].

Qua các định nghĩa trên, có thể thấy, tuy khác về cách diễn đạt nhưng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Như vậy có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đã đề ra.

Hay nói cách khác: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc đại học Thái Nguyên - 3

Trong các nhà trường, nói đến quản lý là nói đến quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, khái niệm quản lý giáo dục, quản lý nhà trường được định nghĩa như sau:

Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành, phát triển, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục”.

Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường giúp cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu, tính chất của nhà trường Việt Nam đó là hình thành phát triển nhân cách người học theo yêu cầu xã hội” [14].

1.2.2. Công đoàn

Kể từ khi phát hành cuốn Lịch sử Chủ nghĩa Công đoàn (History of Trade Unionism) (1984) của Sidney và Beatrice Webb, quan điểm lịch sử rằng công đoàn là "một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ". Có một định nghĩa hiện đại khác của Cục Thống kê Úc Đại Lợi rằng công đoàn là "... một tổ chức hợp thành chủ yếu bởi những người làm thuê, hoạt động cơ bản là thương lượng về lương bổng và điều kiện thuê mướn cho các thành viên của nó". Trong nghiên cứu lịch sử gần đây, Trade or Mystery (2001), Tiến sĩ Bob James trình bày rằng công đoàn là một phần của một phong trào rộng lớn hơn của các cộng đồng chung lợi ích, nó bao gồm cả các phường hội trung cổ, các hội Tam điểm, hội ái hữu Oddfellow, các hiệp hội bạn thợ và các hội kín khác [35].

Ở các nước trên thế giới, Công đoàn là tổ chức đại diện cho quyền, lợi ích của người lao động, Công đoàn cũng có thể tham gia vào các hoạt động chính trị hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích của các thành viên trong tổ chức, Công đoàn là hiệp hội tự nguyện được hình thành để đại diện bảo vệ quyền, lợi ích của các thành viên về kinh tế, chính trị và xã hội nhằm duy trì, cải thiện điều kiện làm việc và cuộc sống của họ. Công đoàn có thể đại diện người lao động thương lượng với chủ thuê mướn lao động

về lương bổng và các điều kiện làm việc; hoặc có thể tác động đến luật lệ có lợi cho toàn thể người lao động, họ có thể tiến hành tiến hành những chiến dịch chính trị, vận động hành lang hay hỗ trợ tài chính cho những cá nhân hay chính Đảng ứng cử vào các vị trí công quyền. Ở mỗi quốc gia, có thể có một tổ chức công đoàn thống nhất hoặc nhiều tổ chức công đoàn.

Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có duy nhất một tổ chức Công đoàn, luật pháp không thừa nhận tính hợp pháp của bất kỳ tổ chức nào khác đại diện người lao động trong quan hệ lao động ngoài tổ chức Công đoàn.

Theo Luật Công đoàn Việt Nam, khái niệm Công đoàn được định nghĩa: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [23].

1.2.3. Chuyên môn

Theo từ điển tiếng Việt, chuyên môn là lĩnh vực kiến thức riêng của một ngành khoa học, kỹ thuật. Chuyên môn là tổ hợp các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thực hành mà con người tiếp thu được, qua đó tạo lập để có khả năng thực hiện một loạt công việc trong một phạm vi ngành nghề nhất định theo phân công xã hội. Hay nói cách khác, chuyên môn là học vấn và nghiệp vụ của con người trong lĩnh vực họ được đào tạo và làm việc. Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm,

lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội [36].

Chuyên môn trong trường học là những hiểu biết tinh thông về kiến thức bộ môn, phương pháp, kỹ thuật lên lớp của giáo viên; là những quy định về nề nếp dạy học, về việc tổ chức nề nếp dạy học và những tài liệu hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của ngành GD&ĐT; là yêu cầu chuẩn kiến thức của mỗi cấp học để học sinh phấn đấu đạt được về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong các yêu cầu giáo dục khác.

1.2.4. Hoạt động chuyên môn ở trường đại học

Với mỗi cơ sở giáo dục khác nhau, hoạt động chuyên môn sẽ khác nhau về mục tiêu, tính chất, nội dung gắn với từng lĩnh vực giáo dục và đào tạo ngành nghề khác nhau.

Hoạt động chuyên môn ở trường đại học bao gồm hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, giảng viên và người học, ... Trong trường đại học, nói đến hoạt động chuyên môn là nói đến hoạt động chuyên môn tại các Khoa (đơn vị chuyên môn trực thuộc trường đại học) và bộ môn (đơn vị chuyên môn trực thuộc Khoa trong trường đại học) [13].

1.2.5. Quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học

Quản lý của nhà trường có nhiều nội dung, song quản lý hoạt động chuyên môn là nhiệm vụ trung tâm và luôn được đặt lên vị trí hàng đầu, bởi vì hoạt động chuyên môn tác động trực tiếp tới chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng học tập của sinh viên, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Do vậy, quản lý hoạt động chuyên môn là yêu cầu tất yếu, là nội dung quan trọng trong quản lý trường học. Quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến đối tượng quản lý (hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý, tư vấn, hỗ trợ CBNGNLĐ, ...) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường, giúp cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu, tính chất của nhà trường, đó là hình thành và phát triển nhân cách người học theo yêu cầu xã hội [14].

1.2.6. Khái niệm phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học

Theo từ điển tiếng Việt, phối hợp là cùng hành động hoặc hành động hỗ trợ lẫn nhau. Theo nghĩa đơn giản, phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung. Xét từ khía cạnh quản lý nhà nước, phối hợp là một phương thức, một hình thức, một quy trình kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện được đầy đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các lợi ích chung. Phối hợp tồn tại trong suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật, ở đâu có quản lý thì ở đó có nhu cầu phối hợp. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong quản lý. Nói khác đi, phối hợp là phương thức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể trong quản lý nhà nước [33].

Phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong trường đại học được xây dựng trên quan điểm: Công đoàn là yếu tố cấu thành hệ thống chính trị, là tổ chức chính trị- xã hội của người lao động; Khi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của nhà trường mà có liên quan đến trách nhiệm, quyền và lợi ích của CBNGNLĐ, chính quyền cần có sự phối hợp với Công đoàn chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ; tổ chức động viên người lao động thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ công tác chính trị của nhà trường.

Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi nhận thức rằng, sự phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn là hoạt động của tổ chức công đoàn trong phạm vi quyền hạn, chức năng của mình cùng với chính quyền tham gia quản lý hoạt động chuyên môn theo quy định.

1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động công đoàn và chính quyền ở trường đại học

1.3.1. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động công đoàn ở trường đại học

1.3.1.1. Vị trí, vai trò của công đoàn

Vị trí của Công đoàn là địa vị của Công đoàn giữa các tổ chức khác trong hệ thống chính trị - xã hội và mối quan hệ của Công đoàn với các tổ chức đó” [20].

Vị trí của công đoàn được thể hiện trên cơ sở pháp lý trong các văn bản luật. “Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó khẳng định Công đoàn có mối quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, với Mặt trận tổ quốc Việt Nam, với các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị” [18].

Đảng Cộng sản Việt Nam tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của các đoàn thể, trong đó có công đoàn trong hệ thống chính trị Việt Nam .

Nằm trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, công đoàn cơ sở các trường đại học là mắt xích trong hệ thống tổ chức công đoàn.

Vị trí của tổ chức Công đoàn trong các Đại học Vùng:


Đảng ủy

Công đoàn

Đoàn thanh niên

Hội đồng

Đại học

Ban Giám đốc

Các tổ chức

Đoàn thể

Hội sinh viên


Hội cựu chiến binh

Các ban chức năng và tương đương

Các cơ sở giáo dục đại học thành viên và đơn vị trực thuộc


Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý trong Đại học Vùng


Đối với công đoàn cơ sở tại các trường đại học, vị trí của Công đoàn khác nhau trong mối quan hệ với các tổ chức khác nhau. Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy Trường, là chỗ dự vững chắc và là sợi dây nối liền quần chúng với Đảng; Với Chính quyền, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động, tham gia quản lý các hoạt động của nhà trường liên quan đến CBNGNLĐ góp phần xây dựng và phát triển nhà trường; Cũng như các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường, Công đoàn là thành viên của hệ thống chính trị trong nhà trường, cùng bình đẳng, tôn trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động.

Vị trí của công đoàn các trường đại học thuộc Đại học Vùng:


Đảng ủy

Công đoàn

Đoàn thanh niên

Hội đồng Trường

Ban Giám hiệu

Các tổ chức Đoàn thể

Hội sinh viên

Hội cựu chiến binh

Hội cựu giáo chức

Các phòng chức năng

và tương đương

Các Khoa, Tổ chuyên môn

Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý các trường ĐH thuộc ĐH Vùng


Vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển, mở rộng qua các thời kỳ. Ngày nay trong giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại, vai trò của Công đoàn Việt Nam tác động trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - tư tưởng và xã hội.

Đối với công đoàn cơ sở tại các trường đại học, vai trò của Công đoàn trong tham gia quản lý hoạt động chuyên môn là phối hợp xây dựng kế hoạch chuyên môn của Khoa và nhà trường trong từng giai đoạn công tác; Động viên, khích lệ, tạo động lực để CBNGNLĐ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của Khoa, của nhà trường trong từng giai đoạn công tác; Phối hợp với chính quyền kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; Tham gia xây dựng đội ngũ CBNGNLĐ vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, ...

Như vậy, tương ứng với mỗi cấp quản lý của chính quyền đều có tổ chức công đoàn cùng phối hợp với chính quyền để thực hiện nhiệm vụ của chính trị của Đại học vùng và của các trường đại học.

Đại học Vùng

(Ban Giám đốc)

Công đoàn Đại học Vùng

(BCH CĐ)

Các cơ sở giáo dục đại học

thành viên và đơn vị trực thuộc

(Ban Giám hiệu)

Các Công đoàn cơ sở

(BCH CĐCS)

Các phòng chức năng và các Khoa

(Trưởng phòng, Trưởng Khoa)

Các công đoàn bộ phận

(BCH CĐBP)

Các Bộ môn thuộc Khoa

(Trưởng Bộ môn)

Các tổ công đoàn

(Tổ trưởng Tổ CĐ)


Sơ đồ 1.3. Sơ đồ phân cấp quản lý giữa công đoàn và chính quyền


1.3.1.2. Chức năng của công đoàn

Chức năng của Công đoàn là sự phân công tất yếu, sự quy định chức trách một cách tương đối ổn định và hợp lý trong điều kiện lịch sử - xã hội nhất định để phân biệt tổ chức Công đoàn với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị” [20].

Công đoàn cơ sở trong các trường đại học thực hiện các chức năng chung của Công đoàn Việt Nam, do đó cũng có ba chức năng là: chăm lo bảo vệ lợi ích; tham gia quản lý và tuyên truyền giáo dục.

Chức năng đại diện và bảo vệ lợi ích:

Đại diện và bảo vệ lợi ích là chức năng quan trọng nhất, chức năng trung tâm, là mục tiêu hoạt động công đoàn. Luật Công đoàn đã ghi rõ: ”Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động”.

Để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích trong trường đại học, Công đoàn chủ động tham gia cùng chính quyền tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho CBNGNLĐ; Công đoàn tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, trong

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí