Chuẩn Mực Quốc Gia Về Đội Ngũ Cán Bộ Một Trường Đại Học Và Tình Hình Nhân Lực Của Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Hiện Nay

tạo, nghiên cứu nước ngoài và các tổ chức quốc tế nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu của nhà trường.

2.1.3.2. Chuẩn mực Quốc gia về đội ngũ cán bộ một trường đại học và tình hình nhân lực của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội hiện nay

Theo Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học (ban hành kèm theo QĐ số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo) thì chuẩn mực quốc gia về đội ngũ cho một trường đại học được quy định như sau:

- Đội ngũ cán bộ quản lý phải có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao, đáp ứng các yêu cầu sau:

Mức 1. Có cơ cấu hợp lý, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.


Mức 2. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và làm việc có hiệu quả.


- Có đủ số lượng giảng viên cơ hữu (hoặc qui đổi thành số giảng viên làm việc toàn thời gian) để thực hiện chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học; có cơ cấu đội ngũ giảng viên hợp lý.

Mức 1. Đảm bảo tỷ lệ người học (đã quy chuẩn)/1 giảng viên theo quy định chung.

Mức 2. Đảm bảo tỷ lệ người học (đã quy chuẩn)/1 giảng viên theo quy định chung; có cơ cấu đội ngũ giảng viên hợp lý đối với các bộ môn.

- Đội ngũ giảng viên phải có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và có tin học đáp ứng yêu cầu, nhệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; tự chủ về học thuật.

Mức 1. Phải có ít nhất 40% đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có từ 10% đến 25% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 10% đến 20% giảng viên có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài.

Mức 2. Ít nhất 40% đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ và trên 25% có trình độ tiến sĩ; 20% giảng viên có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài; phát huy quyền tự chủ về học thuật.

- Đội ngũ giảng viên phải có kinh nghiệm công tác chuyên môn và được trẻ

hoá.


Mức 1. Bình quân thâm niên công tác chuyên môn của giảng viên là 10

đến 12 năm và tỷ lệ giảng viên dưới 35 tuổi chiếm 15% đến 25%.


Mức 2. Bình quân thâm niên công tác chuyên môn của giảng viên trên 12 năm và tỷ lệ giảng viên dưới 35 tuổi chiếm trên 25%...

Song song với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, nhà trường sẽ tiến hành ngay việc quy hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy của nhà trường. Đây là yêu cầu, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Phương thức thực hiện bồi dưỡng cử đi học, tiến hành bồi dưỡng định kỳ để cập nhật hoá tư duy, kiến thức quản lý mới cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, kết hợp với việc tự học tập nâng cao trình độ của cán bộ, viên chức.

Về lâu về dài, để có thể mở rộng các chuyên ngành đào tạo theo đúng chức năng của một trường đa cấp, đa ngành. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cần có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân lực KH&CN có trình độ chuyên sâu thuộc các ngành nghề mũi nhọn mà dư luận đang quan tâm; đồng thời đưa đi đào tạo, bồi dưỡng sau đại học cho số giảng viên cơ hữu hiện có, để đáp ứng ngày càng cao hơn nữa yêu cầu cho xây dựng và phát triển Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Sứ mạng và mục tiêu chất lượng của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và của cả nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường luôn định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu

và triển khai thực hiện đạt được các mục tiêu đề ra.

Sứ mạng đến năm 2015 Đại học Công nghiệp Hà Nội cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo nhiều ngành, nhiều trình độ, chất lượng cao, đáp ứng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xuất khẩu lao động, tạo cơ hội học tập thuận lợi cho mọi đối tượng.

Tầm nhìn đến năm 2020 Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội sẽ trở thành cơ sở giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của nền kinh tế tri thức, đẳng cấp quốc tế, liên thông và công nhận lẫn nhau với một số trường đại học trên thế giới.

Mục tiêu chất lượng năm học 2008 - 2009 của trường:


- 30% các chương trình môn học được cải tiến.


- 100% cán bộ giáo viên, nhân viên được tập huấn định kỳ, trong đó có 30% cán bộ giáo viên, nhân viên được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.

- 50% môn học lý thuyết có ngân hàng câu hỏi, trong đó ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chiếm 50%.

- Mức hài lòng của HS-SV về môn học là 75%.


- 85% HSSV tốt nghiệp tìm được việc làm sau 1 năm ra trường trong đó có 50% tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học trong toàn trường:


+ Đạt tỉ lệ 1 đề tài/25 giảng viên.


+ Có ít nhất 30 bài báo đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế.


+ Có từ 1-2 đề tài có sự hợp tác nghiên cứu khoa học với các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước.

- Xây dựng thư viện điện tử có ít nhất 1000 đơn vị tài liệu. 100% trang thiết bị phục

Chính sách chất lượng của năm 2010

- Xây dựng trường trở thành cơ sở đào tạo mở, hướng tới người học và các bên quan tâm. Đào tạo nguồn nhân lực nhiều trình độ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm; triệt để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập, thí điểm tiến tới tổ chức đào tạo hoàn toàn theo tín chỉ.

- Mở rộng liên kết đào tạo với các trường, với các cơ sở kỹ thuật, kinh tế trong và ngoài nước.

- Khuyến khích học tập, sáng tạo.


- Cam kết xây dựng, thực hiện, duy trì các hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 9000, TQM) để đạt được kiểm định công nhận chất lượng của Việt Nam, của SEAMEO.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cam kết xây dựng một môi trường văn hóa dạy và học hiện đại, mang đến cho sinh viên cơ hội được học tập trong điều kiện tốt nhất để họ trở thành những cử nhân, kỹ sư tài năng, cầu tiến và bản lĩnh. Nhà trường quyết tâm thực hiện đúng chuẩn đầu ra mà trường đã công bố.

2.2. Thực trạng chính sách của Trường Đại học Công nghiệp về nhân lực KH&CN để xây dựng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội‌

2.2.1. Các chính sách đã ban hành và tình hình thực hiện


Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31.12.2003 của Thủ tướng Chính phủ) cũng khẳng định việc bảo đảm tốc độ tăng tỷ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước phải lớn hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước, đồng thời phải xây dựng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX về khoa học và công nghệ (ban hành theo Quyết định số 188/2002/QĐ-TTg ngày 31.12.2002

của Thủ tướng Chính phủ) cũng khẳng định nhiệm vụ hoàn thiện và xây dựng mới các cơ chế, chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN.

Công tác đào tạo nhân lực KH&CN, đặc biệt là nhân lực KH&CN có trình độ đại học là một yêu cầu rất quan trọng của trường. Do đó, các năm qua với nhiều chủ trương chính sách nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của trường trường như: xây dựng Đề án đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ đại học giai đoạn 2001 – 2005 và mục tiêu đến năm 2010; Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học giai đoạn 2004 – 2010; Kế hoạch đào tạo nhân lực ở nước ngoài đến năm 2015.

Để thực hiện mục tiêu các đề án và kế hoạch đã đề ra Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã ban hành Chính sách đào tạo-bồi dưỡng cán bộ, công chức; Chính sách thu hút và đào tạo nguồn cán bộ công chức có trình độ cao nhằm tạo động lực thúc đẩy việc học tập nâng cao trình độ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH; đồng thời thu hút nguồn sinh viên các trường đại học trong nước.

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện quyết định, đến nay toàn trường đã có 235 cán bộ, công chức được đào tạo sau đại học, trong đó có 09 nghiên cứu sinh tiến sĩ và 117 thạc sĩ; ngoài ra còn có 15 sinh viên được đào tạo thạc sĩ từ nguồn kinh phí trường dành cho đào tạo cán bộ. Độ tuổi bình quân của các đối tượng đào tạo sau đại học đang có xu hướng trẻ hóa. Năm 2007, tuổi bình quân của cán bộ được đào tạo là 28 tuổi.

2.2.2. Đánh giá hiệu quả của chính sách


Những hoạt động trên cho thấy, chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội bước đầu đã phát huy tác dụng tích cực.

Mặc dù nguồn ngân sách có hạn chế, nhưng trường Đại học Công nghiệp cũng đã dành một phần kinh phí đáng kể để đầu tư cho đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức có trình độ sau đại

học đồng thời tranh thủ từ nguồn học bổng của các nước, các tổ chức quốc tế, ngân sách của nhà nước để chi cho lĩnh vực này.

Các giải pháp nhằm thực hiện đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Sau đại học giai đoạn 2004 – 2010 là một nỗ lực rất lớn của các cấp lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, đã tạo nên hiệu quả hết sức tích cực, góp phần làm tăng nhanh số lượng người có trình độ Sau đại học của trường.

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; chính sách thu hút và đào tạo nguồn cán bộ, công chức có trình độ cao đã quy định cụ thể hạng mức kinh phí hỗ trợ cho từng loại đối tượng và từng loại bậc học. Đối với những người được cử đi học các lớp sau đại học, thì ngoài việc được hỗ trợ học phí theo quy định, họ còn được trợ cấp thêm kinh phí làm luận văn tốt nghiệp; mặt khác nhà trường cũng đã trợ cấp khuyến khích tự đi đào tạo đối với những người không thuộc diện quy hoạch đào tạo, nhưng có nguyện vọng học tập nâng cao trình độ, được cơ quan đồng ý tạo thời gian cho đi học.

Qua khảo sát về giải pháp chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại trường ĐH Công nghiệp đã cho thấy nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của quá trình phát triển của trường.

Số phiếu phát ra: 70 Số phiếu thu về: 62

Kết quả khảo sát về quan điểm về vị trí và vai trò của nguồn nhân lực với 72% cán bộ cho rằng nguồn nhân lực KH&CN góp phần quan trọng quyết định sự thành công của quá trình CNH-HĐH trường. Cơ chế quản lý nhân lực hiện nay được xem là điều kiện cần thiết để duy trì hoạt động nghiên cứu khoa học nhưng chưa thúc đẩy tính năng động, sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Việc áp dụng chế độ viên chức đối với cán bộ KH&CN trong cơ quan sự nghiệp với 65% câu trả lời cho rằng không phù hợp với đặc điểm của loại hình lao động mang tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

Để phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và tính năng động, sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học 90% cán bộ cho rằng cần phải thay đổi cơ chế quản lý nhân lực KH&CN và chỉ có 10% phiếu cho rằng giữ nguyên cơ chế quản lý. Để xây dựng chính sách tạo động lực về vật chất và tinh thần cho các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, trọng dụng và tôn vinh nhân tài khoa học và công nghệ theo hướng cạnh tranh lành mạnh, thực thi chế độ đãi ngộ tương xứng với với cống hiến của các nhà KH&CN. Cần có những chính sách: khen thưởng, khuyến khích cán bộ làm việc trong điều kiện khó khăn cũng như những cán bộ có thành tích. Để phát triển nhân lực KH&CN nhà trường hình thức đào tạo từ công việc và ngoài công việc. 90% câu trả lời cho rằng nhà trường cần phải đổi mới chính sách đào tạo cán bộ KH&CN: tuyển chọn và gửi cán bộ đi đào tạo ở các nước có trình độ tiên tiến, liên kết các viện nghiên cứu, trường đại học có uy tín,...

2.2.3. Những mặt hạn chế


- Về mặt chủ quan:


Mặc dù đã được đầu tư kinh phí khá lớn như vậy, nhưng nhìn chung việc đào tạo Sau đại học cho đội ngũ cán bộ, công chức của trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn thiếu quy hoạch có tính chiến lược một cách cơ bản, toàn diện các ngành nghề nên việc đào tạo thiếu cân đối, tập trung nhiều ở các ngành kinh tế - xã hội, còn các ngành nghề kỹ thuật công nghệ lại rất ít được đào tạo nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nhà trường. Với quy mô ngành nghề đào tạo của trường lớn nhưng nguồn cán bộ chưa đủ để đáp ứng yêu cầu đào tạo của trường. Đứng trước thực tế đó, nhà trường đã khắc phục với giải pháp trước mắt sử dụng nguồn cán bộ mời giảng, cán bộ kiêm nghiệm để kịp thời phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường.

- Về mặt khách quan:

Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN có trình độ sau đại học cho trường đến năm 2015 thì tổng mức đầu tư kinh phí dự kiến như sau:

Bảng 2.1. Kinh phí đầu tư đào tạo Sau đại học giai đoạn 2010 – 2015


(Đơn vị tính: triệu đồng)



Tổng số

Chia ra

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

10,365.19

621.77

870.97

982.97

1,674.57

1,894.97

2,054.17

2,265.77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ để xây dựng trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội - 5

(Nguồn Phòng TCKT - ĐH Công nghiệp)


Nhằm đảm bảo kinh phí đầu tư thực hiện đề án trong khi nguồn ngân sách của trường còn hạn chế, Công nghiệp Hà Nội sẽ tranh thủ nhiều nguồn kinh phí khác nhau để thực hiện nhiệm vụ đào tạo trong thời gian tới. Chủ yếu từ các nguồn sau:

+ Nguồn từ ngân sách của trường – là nguồn chủ yếu, phấn đấu mỗi năm đảm bảo từ 60-70% so với tổng số mức chi cho đào tạo.

+ Nguồn từ ngân sách trung ương do Bộ công nghiệp quản lý chi cho đào tạo nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước.

+ Nguồn học bổng qua sự tài trợ của nước ngoài, của các tổ chức quốc tế thông qua các chương trình du học ở các nước.

+ Nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp.


Các khoa, trung tâm chưa có sự quan tâm đúng mức công tác đào tạo Sau đại học cho đội ngũ cán bộ, công chức của đơn vị mình; cũng chưa xây dựng được quy hoạch lâu dài đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ đầu đàn để phục vụ sự phát triển của ngành trong thời gian tới, vì thế vẫn chưa chuẩn bị được một đội ngũ cán bộ, công chức làm nguồn cho đào tạo nâng cao, dẫn đến tình trạng hụt hẫng cán bộ khi cần cử người đi đào tạo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022