Chủ Trương Và Tình Hình Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Trung Học Phổ


lớn GV cho ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng.

Ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng có những bước ổn định và phát triển nhsự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp; có sự ủng hộ và phối hợp của các b an ngành, đoàn thể, phụ huynh và có việc xây dựng, thực hiện nhiều giải pháp phát triển giáo dục; nhất là giải pháp về xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục các cấp.

Đối với giáo dục THPT, những năm gần đây, chất lượng giáo dục từng

bước được nâng lên (cả về chất lượng mũi nhọn và đại trà); cơ sở vật chất - kĩ thuật được quan tâm đầu tư, đã có 5/21 trường đạt chuẩn quốc gia; các cuộc vận động, phong trào thi đua đã đi vào chiều sâu và đạt được một số kết quả đáng trân trọng; đã có 100% xã, phường đạt phổ cập bậc trung học; công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa được đẩy mạnh; tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban giảm. Đặc biệt, công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được quan tâm.

Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển k inh tế - xã hội, đổi mới GD&ĐT, GD&ĐT thành phố Đà Nẵng vẫn chưa đáp ứng tốt, cần có những giải pháp quyết liệt và hiệu quả hơn nữa, nhất là phải phát triển ĐNGV, nguồn nhân lực quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục và đội ngũ này phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT đang triển khai mạnh mẽ.

2.2. Tổ chức thu thập dữ liệu

Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV THPT ở thành phố Đà Nẵng, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế, đá nh giá thực trạng ĐNGV THPT và phát triển ĐNGV THPT.

2.2.1. Nội dung điều tra, khảo sát

Thực trạng ĐNGV THPT: Số lượng , giới tính và cơ cấu , trình độ đào tạo, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm.


Thực trạng công tác phát triển ĐNGV THPT: Phân cấp quản lí, công tác xây dựng quy hoạch ĐNGV THPT, công tác tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, chính sách và đãi ng, kiểm tra và đánh giá GV.

2.2.2. Đối tượng điều tra, khảo sát

354 GV THPT ở các bộ môn (Toán: 55, Lí: 45, Hóa: 45, Sinh: 45, Văn:

55, sử 20, Địa: 20, Ngoại ngữ: 45, Tin: 15, Thể dục: 9) và 56 CBQL các

trường THPT thành phố Đà Nẵng.

2.2.3. Phương pháp và công cụ điều tra, khảo sát

2.2.3.1. Xây dựng các mẫu phiếu điều tra, khảo sát

Bộ công cụ sử dụng để khảo sát thực trạng gồm: các biểu mẫu thống kê để thu thập số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu; các phiếu thăm dò ý kiến để tìm hiểu về nhận thức, ý kiến đánh giá và ý kiến đóng góp về các nội dung của vấn đề nghiên cứu.

- Phiếu hỏi 1: Phiếu hỏi ý kiến GV, nhằm thu thập ý kiến về thực trạng công tác quản lí GV; năng lực chuyên môn, công tác giảng dạy của GV; đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ, thanh tra, kiểm tra, thi đua, khen thưởng đối với GV…

- Phiếu hỏi 2: Phiếu hỏi cán bộ quản lí, nhằm thu thập ý kiến về công tác quản lí, quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, điều chuyển GV; công tác đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ, thanh tra, kiểm tra, thi đua, khen thưởng đối với GV…

2.2.3.2. Chọn mẫu điều tra, khảo sát

Mẫu điều tra khảo sát được lựa chọn đảm bảo tính đ ại diện cho các trường ở các vùng trên địa bàn thành phố, các trường có điều kiện khác nhau, các loại hình trường công lập và ngoài công lập, các trường có chất lượng giáo dục khác nhau, trường chuyên và không chuyên.


Ngoài ra, để giúp cho việc đánh giá, nhận xét có tính tổng hợp, tác giả có tham khảo nguồn số liệu, dữ liệu, các báo cáo... của Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng.

2.2.3.3. Tổ chức điều tra, khảo sát

Thu thập các số liệu thống kê: Do phạm vi nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nên tác giả đã s ử dụng nguồn số liệu thống kê của Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng.

Thu thập kết quả hỏi ý kiến: Phát phiếu hỏi đến 354 GV THPT ở các bộ môn và 56 CBQL trường THPT.

Khảo sát bằng nghiên cứu sản phẩm hoạt động của CBQL và GV THPT:

- Nghiên cứu các văn bản được lư u trữ tại Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng Tổ chức cán bộ, Giáo dục trung học, các chủ trương, chính sách, kế hoạch, đề án về xây dựng, phát triển ĐNGV THPT; các báo cáo sơ kết, tổng kết, kết luận thanh tra có liên quan.

- Nghiên cứu tài liệu, văn bản lưu trữ tại các trường THPT liên quan đến công tác triển khai chỉ đạo của Sở GD&ĐT; phiếu đánh giá GV, phiếu đánh giá GV theo Chuẩn, các quy chế, quy định về chuyên môn, thi đua, khen thưởng, kỉ luật; biên bản họp hội đồng sư phạm, họp lãnh đạo, liên tịch, ki ểm tra nội bộ, phân công chuyên môn, hồ sơ tài chính có liên quan đến quản lí, sử dụng lao động...

- Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn của tổ chuyên môn, của GV liên quan đến việc chỉ đạo chuyên môn, giáo án, dự giờ, thao giảng, hội giảng, sử dụng phương tiện dạy học...

Khảo sát bằng việc trao đổi trực tiếp với CBQL và GV: Thông qua nói chuyện, trao đổi để làm rõ hơn, thu thập thêm thông tin phục vụ việc nghiên cứu.


2.2.3.4. Xử lí số liệu

Xử lí các phiếu hỏi và thống kê các số liệu thu thập được, lựa chọn các số liệu để phân tích, so sánh, đánh giá, xây dựng các bảng biểu phục vụ việc nghiên cứu.

2.3. Chủ trương và tình hình phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ

thông ở Việt Nam

2.3.1. Chủ trương phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Việt Nam

Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục có vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp giáo dục. Do đó, Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đã rất quan tâm xây dựng đội ngũ này. Trong thời kì đổi mới giáo dục, các cấp đã liên tiếp có nhữug văn bản quan trọng về lĩnh vực này, thể hiện:

- Ngày 27 tháng 8 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân;

- Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục;

- Ngày 11 tháng 01 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nân g cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục giai đoạn 2005 -2010”;

- Ngày 09 tháng 01 năm 2007, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục thành phố Đà Nẵng đến năm 2010”;


- Ngày 29 tháng 12 năm 2011, Btrưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt Quy

hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011 -2020;

- Ngày 13 tháng 6 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 711/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 -2020”.

Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI, ngày 04 tháng 11 năm 2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, đã đề ra giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT. Theo đó, phải tiến hành quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà g iáo và cán bộ QLGD theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ QLGD; việc tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh phải dựa trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệ u qucông tác; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công tác khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; khuyến khích nhà giáo và cán bộ QLGD nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng đã tổ chức triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn các trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện.

2.3.2. Tình hình phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở

Việt Nam

Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đã có những chủ trương phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV THPT nói riêng. Theo Báo cáo tổng kết của Đề tài độc lập cấp nhà nước: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cá ch công tác


đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông, của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, có thể đánh giá như sau [8]:

- Về quy hoạch: Có Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020;

- Về tuyển chọn GV: Việc tuyển chọn GV được thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT; mỗi địa phương có sự phân cấp tuyển GV riêng, có địa phương do Sở GD&ĐT tuyển GV, có địa phương giao cho trường tuyển GV. Việc tuyển GV có thể thực hiện theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Các năm qua, ở những địa phương thuận lợi, số lượng GV đăng kí dự tuyển đều vượt nhiều lần so với chỉ tiêu; trong khi đó, những địa phương khó khăn, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu số GV cần tuyển cao hơn số GV đăng kí nên không thể tuyển được ĐNGV hội tụ đủ các yêu cầu.

- Việc sử dụng GV: Việc sử dụng GV cơ bản đúng quy định, phát huy được vai trò của GV; nhiều địa phương thiếu GV ở một số bộ môn nên phải dạy trái môn, dạy tăng giờ dẫn đến kết quả giảng dạy, học tập không cao; GV thường là nạn nhân của một hệ thống quản lí quan liêu, thiếu minh bạch, không hiệu quả ở cả cấp chủ quản lẫn cấp trường.

- Về đào tạo, bồi dưỡng GV: Việc đào tạo GV chủ yếu do các trường ĐHSP thực hiện. Ngoài ra, nếu sinh viên tốt nghiệp các trườ ng đại học khác, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì có thể tham gia giảng dạy. Theo kết quả khảo sát, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian thực hành, thực tập sư phạm còn hạn chế; phương pháp dạy học chưa có những thay đổi tích cực; GV mới ra trường có dấu hiệu tốt ở các kĩ năng dạy học nhưng còn hạn chế trong những kĩ năng giáo dục, phối hợp các lực lượng giáo dục, tìm hiểu đối tượng và giải quyết vấn đề. Công tác bồi dưỡng GV tuy đạt được một số kết quả song còn mang tính đồng loạt về nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng nên không thiết thực với GV, hiệu quả bồi dưỡng thấp.


- Về chế độ, chính sách, khen thưởng: Nhà nước đã quy định về chế độ làm việc, lương, phụ cấp, khen thưởng đối với GV. Tuy nhiên, mức lương GV hiện còn thấp nên nhiều GV gặp khó k hăn trong cuộc sống dẫn đến nhiều GV bỏ việc, chuyển công tác, làm thêm; việc thi đua, khen thưởng còn hạn chế, còn mang nặng tính xin - cho nên chưa tôn vinh, động viên được GV.

2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phĐà Nẵng

2.4.1. Số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên

Nhằm đáp ứng phát triển quy mô lớp, học sinh và đảm bảo đủ số lượng GV, CBQL theo định mức, tỉ lệ quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT - BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; đồng thời, thực hiện việc đồng bộ hoá các bộ môn giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông nên hằng năm Sở GD&ĐT đã có kế hoạch tuyển chọn, tiếp nhận, hợp đồng GV cho các trường THPT công lập; chỉ đạo các trường ngoài công lập bổ sung GV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng , trình độ đào tạo theo quy định. Vì vậy, cá c trường học có đủ GV giảng dạy các môn học theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT về chương trình giáo dục THPT.

Tuy nhiên, trong năm, cũng có trường hợp nghỉ dạy vì nhiều lí do, chuyển công tác, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường hợp đồng GV thỉnh giảng, hoặc phân công dạy thay, đảm bảo hoạt động giảng dạy bình thường tại các nhà trường.

- Số lượng GV:


Bảng 2.1: Thống kê số lượng trường lớp, ĐNGV, CBQL THPT


TT

Năm học

Số trường

Lớp

Học sinh

CBQL

GV

1.

2010-2011

20

721

33695

60

1629

2.

2011-2012

20

728

32129

57

1686

3.

2012-2013

21

738

33099

61

1702

4.

2013-2014

21

720

30685

68

1670

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay - 11

(Nguồn từ Phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng).

Phân tích số liệu này ta thấy, số lượng GV tăng, giảm qua từng năm học do số lượng học sinh tăng, giảm. Tuy nhiên, tỉ lệ GV/lớp tăng so với quy định (2,25 GV/lớp). Điều này cho thấy, có dư thừa GV cục bộ và đã hợp đồng thêm GV dạy thay cho GV nghỉ sản, đi học…

- Cơ cấu giới tính và độ tuổi:

Cơ cấu giới tính, độ tuổi trong ĐNGV đang giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được thể hiện qua hình sau: (Nguồn từ Phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng)


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

68.9%

69.9%

69.6%

70.4%

Nữ

Nam

31.1%

30.1%

30.4%

29.6%

2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014

Hình 2.1: Quy mô ĐNGV THPT chia theo giới tính

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí