Tỉ Lệ Gv, Cbql Tham Gia Bồi Dưỡng Chính Trị, Pháp Luật Hè


thao Đà Nẵng. Ngoài ra, hằng năm, Sở GD&ĐT cũng đã tiếp nhận GV ngoài thành phố về công tác tại thành phố theo nguyện vọng và tuyển chọn GV theo chính sách thu hút, GV tham gia đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố .

Số lượng GV cuối năm học ở mỗi trường thường thay đổi do GV nghỉ hưu, xin nghỉ việc, chuyển trường, chuyển công tác khác …; đồng thời, xác định tăng, giảm GV do tăng, giảm quy mô học sinh, trường, lớp.

Trên cơ sở biên chế, lao động được giao phù hợp với quy mô phát triển của từng trường học , Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Nội vụ thành phố xây dựng kế hoạch tuyển mới GV THPT. Việc tuyển GV được thực hiện công khai, khách quan, công bằng và đảm bảo các quy định về công tác tuyển chọn cán bộ, viên chức theo các văn bản hiện hành của các cấp và phù hợp với tình hình thực tế của thành phố .

Trên cơ sQuyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về nội dung và hình thức tuyển chọn GV trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên , Công văn số 2391/BGDĐT-NG, ngày 21 tháng 3 năm 2008 của Bộ GD&ĐT về việc bổ sung nội dung Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT và các văn bản quy định về tuyển chọn, quản lí công chức, viên chức của Chính phủ, BNội vụ và Bộ GD&ĐT, SGD&ĐT thành phĐà Nẵng đã thực hiện việc tuyển chọn GV thông qua hình thức xét tuyển dựa trên kết quả đào tạo tại các trường đại họ c và điểm phỏng vấn, thực hành vào trước đầu mỗi năm học.

Đối với các trường THPT ngoài công lập, việc tuyển chọn GV do các trường quyết định. Hằng năm, trên cơ sở số lớp được tuyển sinh, căn cứ theo nhu cầu bộ môn còn thiếu, chủ trường quyết định tuyển GV, chủ yếu dựa trên các mối quan hệ quen biết để hợp đồng GV; hiệu trưởng nhà trường không có


quyền quyết định tuyển GV; nhà trường thường không đra các tiêu chí về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức để tuyển chọn, cũng như chưa thực hiện các quy trình tuyển chọn GV theo các hướng dẫn của các cấp. Vì vậy, một số GV chưa đáp ứng với yêu cầu về trình độ, năng lực. Chế độ tiền lương chủ yếu được chi trả t ừ nguồn học phí của học sinh, bấp bênh nên việc thực hiện các chế độ theo quy định của Nhà nước đối với người lao động đôi lúc chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời. Đội ngũ GV ở các trường này không an tâm công tác, thường có sự biến động, thay đổi; ít có GV giỏi, có năng lực tốt công tác lâu dài tại các trường.

Ngoài ra, theo Phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT, trong năm học, ngoài việc tuyển chọn GV theo quy định, do có GV nghỉ hưu, xin nghỉ việc, chuyển công tác ra ngoài thành phố … Sở GD&ĐT đã xem xét hồ sơ xin dạy hợp đồng lao động của GV để tuyển chọn và phân công GV về thay cho các GV trên; các trường không được quyền quyết định hợp đồng lao động đối với GV. Như vậy, với cách làm này, trách nhiệm chính là của Sở GD&ĐT, do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến sự chủ động của mỗi nhà trường, đồng thời, việc tuyển chọn hợp đồng lao động GV không theo tiêu chuẩn nào cả, kh ó tránh khỏi thiếu khách quan, công bằng, tuyển GV thiếu năng lực, phẩm chất. Trong số những GV hợp đồng lao động, có GV tốt nghiệp ĐH khác, được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Qua trao đổi với nhiều CBQL, GV , những GV này thường hạn chế về trình độ và phương pháp dạy học, phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Hiện nay, có sự mâu thuẫn giữa cung và cầu GV; sinh viên sư phạm ra trường nhiều nhưng nhu cầu tuyển chọn GV ít, nhiều sinh viên không có việc làm, trong đó có không ít là sinh viên giỏi, xuất s ắc. Do vậy, cần xem xét việc tuyển chọn GV đối với đối tượng này để các trường có thể chọn được ĐNGV có chất lượng, đáp ứng về trình độ n ăng lực, có tâm huyết với nghề.


Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực của thành phố, Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND thành phố có chính sách ưu tiên đối với những người tốt nghiệp đại học hệ chính quy, đạt loại giỏi, xuất sắc tại các trường đại học công lập và những người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ được bố trí về công tác tại các trường THPT . Số lượng và trình độ đào tạ o GV tuyển mới qua các năm theo bảng 2.5.

Bảng 2.5: Số lượng GV THPT tuyển mới qua các năm học




Năm học

TS GV

tuyển mới

ĐH loại khá

ĐH loại Giỏi

Thạc sĩ

TS

TL

TS

TL

TS

TL

2010-2011

35

5

14,3

28

80,0

2

5,7

2011-2012

70

10

14,3

49

70,0

11

15,7

2012-2013

31

1

3,2

23

74,2

7

22,6

2013-2014

27

0

0,0

19

70,4

8

29,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay - 14


(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng)


Thạc sĩ

Đại học loại giỏi Đại học loại khá

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

2010-2011 2011-2012


5.7%

15.7%

22.6%

29.6%

80.0%

70.0%

74.2%

70.4%

14.3%

14.3%

3.2%

2012-2013

0.0%

2013-2014

Hình 2.10: Trình độ đào tạo của ĐNGV THPT tuyển mới


2.5.3.2. Sử dụng giáo viên

Theo kết quả khảo sát, có 349 GV chiếm tỉ lệ 98,6% và 55 CBQL chiếm tỉ lệ 98,2% cho rằng các trường đã phân công GV đúng chuyên môn theo chuyên ngành được đào tạo . Qua đó, phát huy tinh thần làm việc, cống hiến và phấn đấu của ĐNGV. Một số ít cho rằng, cũng có trường do chưa đồng bộ về cơ cấu GV nên đã phân công GV dạy trái chuyên môn hoặc dạy ghép môn (dạy thêm môn thứ hai). Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo dục ở mỗi trường học.

Về việc dự nguồn, đề bạt GV giữ các chức vụ quản lí, hầu hết các ý kiến cho rằng các trường đã thực hiện việc dự nguồn, đề bạt những GV dựa trên tiêu chí như có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có uy tín, thâm niên công tác, có quan tâm đến GV trẻ… Do đó, việc dự nguồn, đề bạt sẽ đạt hiệu quả, đáp ứng được công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Qua khảo sát, có 254 GV chiếm tỉ lệ 72,1% và 42 CBQL chiểm tỉ lệ 75,0 % cho rằng, việc bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn đúng tiêu chuẩn và quy trình; ý kiến còn lại cho rằng có trường hợp bổ nhiệm chưa đúng tiêu chuẩn và quy trình. Qua trao đổi và kết quả khảo sát, Sở và trường chưa xây dựng đội ngũ GV cốt cán làm nòng cốt chuyên môn tại các trường và Sở. Tổ trưởng chuyên môn và GV cốt cán có ảnh hưởng đến việc phát triển nghề nghiệp GV. Do đó, cần phải xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và GV cốt cán vững mạnh bằng cách lựa chọn những GV có năng lực, uy tín, tinh thần trách nhiệm để bổ nhiệm, cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

Qua trao đổi với Phòng Tổ chức cán bộ và hiệu trưởng các trường THPT về quản lí GV, trong những năm qua, Sở GD&ĐT phân công GV về các trường theo nhu cầu số lượng của từng đơn vị . Đồng thời, các trường đã tchức việc k í cam kết đối với GV mới tuyển chọn như cam kết làm


việc lâu dài, đền bù kinh phí đào tạo sau đại học (được cử, cấp kinh phí đi học) nếu tự ý bỏ việc, thời hạn sinh con (đối với GV nữ)… Việc kí cam kết giữa nhà trường với GV mới tuyển chọn đã tạo cho đội ngũ này có ý thức và trách nhiệm hơn với công việc, gắn bó với nhà trường nhưng cũng có phần gây khó khăn cho họ nhất là việc đền bù, thời hạn sinh con ,… ảnh hưởng đến yếu tố tâm lí khi công tác tại đơn vị.

Hiện nay, Sở GD&ĐT chưa thực hiện luân chuyển GV nhằm điều hòa chất lượng giữa các trường, chỉ thực hiện thuyên chuyển GV theo nguyện vọng. Qua trao đổi với CBQL, GV, nếu Sở GD&ĐT thực hiện luân chuyển GV thì phải theo nguyên tắc: đảm bảo sự ổn định, chỉ tiêu được giao và điều hòa chất lượng. Đối tượng luân chuyển là GV có năng lực, tuổi đời trẻ, có thời gian công tác ở trường cũ trên 5 năm.

Kết quả khảo sát 354 GV và 56 CBQL về hình thức quản lí GV theo

bảng 2.6 sau:

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát hình thức quản lí GV THPT (%)


Hình thức quản lí

CBQL

GV

SL

TL

SL

TL

- Qua tổ chuyên môn

44

78,6

333

95,4

- Qua hội đồng sư phạm

43

76,8

322

92,3

- Qua các phương tiện liên lạc

20

35,7

185

53,0

- Qua hồ sơ công việc

40

71,4

321

92,0

- Qua hồ sơ cán bộ

17

30,4

195

55,9

- Qua người quản lí trực tiếp

35

62,5

202

57,9

Kết quả này cho thấy, các trường đã kết hợp nhiều hình thức để quản lí GV, chủ yếu tập trung vào hình thức qua tổ chuyên mô n, hội đồng sư phạm và qua hồ sơ công việc nên phần nào cũng chưa sâu sát và toàn diện.


2.5.4. Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên

Trước những yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục ở mỗi trường họ c và thực trạng về năng lực chuyên môn của ĐNGV THPT trên địa bàn thành phố, công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được chú trọng và được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được tiến hành một cách có kế hoạch, khoa học, có nội dung cụ thể sát với yêu cầu, với những hình thức phù hợp, đúng đối tượng và đầu tư có hiệu quả. Có như vậy thì mới nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, trình độ lí luận chính trị… cho ĐNGV THPT.

a) Về phẩm chất chính trị, đạo đức:

Qua trao đổi với CBQL, GV, việc bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức được tổ chức bằng các hình thức như bồi dưỡng chính trị , pháp luật hè; tổ chức quán triệt, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua, các quy định về phẩm chất đạo đức nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, những gương điển hình trong ngành,.. .

Trên cơ sở chỉ tiêu của thành phố, Sở đã cùng với các trường cử GV trong dự nguồn tham gia học các lớp trung cấp, cao cấp chính trị tại Học viện Hành chính - Chính trKhu vực 3, Đà Nẵng và Trường Chính trị thành phố. Ngoài ra, trên cơ sở hướng dẫn , chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các trường đã tchức bồi dưỡng cho ĐNGV tại đơn vị mình. Công tác bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp thể hiện qua các nội dung sau:

- Bồi dưỡ ng về lí luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các cuộc vận động lớn trong ngành; đặc biệt, là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; quán triệt các đườ ng lối, chủ trương, nghị quyết,


chỉ thị của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Những vấn đề cơ bản về đường lố i, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, GD&ĐT và các lĩnh vực khác trong thời kì đổi mới của Đảng, Nhà nước và của thành phố;

- Những quy định về phẩm chất đạo đức nhà giáo, những quy định đối với công chức, viên chức; nêu gương những gương mẫu mực, nhân tố điển hình trong phong trào giảng dạy của ĐNGV.


4.5%


95.5%

Qua kết quả đánh giá công tác bồi dưỡng này hằng năm và qua trao đổi với CBQL, GV cho thấy, những nội dung bồi dưỡng tương đối phù hợp , có khoảng 95,5% GV, CBQL tham gia bồi dưỡng chính trị, pháp luật hè. Về trình độ lí luận chính trị, có 51 CBQL và GV có trình độ trung cấp và cao cấp, tỉ lệ 2,4%. Theo kết quả đánh giá, hình thức tổ chức bồi dưỡng chưa hiệu quả, số lượng GV tham dự trên từng lớp bồi dưỡng khá cao ; công tác quản lí, điều kiện phục vụ, báo cáo viên chưa tốt ,… dẫn đến chất lượng bồi dưỡng không cao. Đồng thời, các trường học cũng ít quan tâm đến công tác này, chủ yếu tập trung vào công tác bồi dưỡng chuyên môn , nghiệp vụ.


Tham gia bồi dưỡng


Không tham gia bồi dưỡng


Hình 2.11: Tỉ lệ GV, CBQL tham gia bồi dưỡng chính trị, pháp luật hè


b) Về chuyên môn , nghiệp vụ:

Đào tạo, đào tạo lại về trình độ chuyên môn cho ĐNGV chiếm một vị

trí quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Hằng năm, Sở và các trường đều phối hợp với các trường ĐHSP Đà Nẵng, Huế, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng và các đơn vị khác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho GV. Việc đào tạo chủ yếu là đào tạo sau đại học theo diện chế độ nhà nước (dành cho tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, GV dự nguồn, trẻ có hướng phát triển) và tự túc kinh phí đào tạo (dành cho GV có nguyện vọng). Ngoài ra, đối với GV dự nguồn còn cử đi học lớp cử nhân, thạc sĩ quản lí giáo dục... Nội dung bồi dưỡng thường tập trung vào nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV như bồi dưỡng chuyên đề chuyên môn, phương pháp dạy học, điều chỉnh nội dung chương trình, sách giáo khoa, tư vấn học đường, công tác chủ nhiệm…

Đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, tuy có quan tâm nhưng cũng chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng riêng. Hằng năm, Sở và các trường đều phải thực hiện công tác ra đề thi, kiểm tra, tập huấn GV nên cần cần một đội ngũ GV có năng lực (gọi là GV cốt cán). Tuy nhiên, Sở và các trường cũng chưa xây dựng đội ngũ này, chỉ thực hiện giao nhiệm vụ theo yêu cầu công việc. Do vậy, chưa tập hợp và phát huy hết năng lực của đội ngũ này.

Các trường học đã tạo điều kiện cho GV hoàn thành các khoá đào tạo sau đại học; nhiều GV phát huy trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, từng bước trưởng thành trong công tác, là những nhân tố tích cực , nòng cốt trong ĐNGV của đơn vị, của ngành , tích cực tham gia các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại mỗi nhà trường.

Theo kết quả khảo sát, các hình thức nâng cao năng lực chuyên môn như sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm; tọa đàm, trao đổi về những vấn đề chuyên môn mới; tổ chức các cuộc thi trong trường… được các nhà trường

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí