K Ết Quả Xếp Loại Đngv Thpt Năm H Ọc 2011 -2012 (%)


Đánh giá theo QĐ 06


Đánh giá theo chuẩn

nghề nghiệp

70.0%

60.0%

62.7%

57.3%

50.0%

40.0%

30.0%

38.6%

31.9%

20.0%

10.0%

5.4% 4.1%

0.0%

Xuất sắc

Khá

Trung bình


Hình 2.6: Kết quả xếp loại ĐNGV THPT năm học 2010-2011 (%)


Đánh giá theo QĐ 06


Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp

80.0%

75.1%

71.6%

70.0%

60.0%

50.0%


40.0%

30.0%

24.1%

21.8%

20.0%

10.0%

4.3%

3.1%

0.0%

Xuất sắc

Khá

Trung bình


Hình 2.7: Kết quả xếp loại ĐNGV THPT năm học 2011-2012 (%)


Đánh giá theo QĐ 06


Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp

80.0%

70.0%

71.9%

66.6%

60.0%

50.0%

40.0%

30.0%

28.1%

24.2%

20.0%

10.0%

5.3%

3.9%

0.0%

Xuất sắc

Khá

Trung bình


Hình 2.8: Kết quả xếp loại ĐNGV THPT năm học 2012-2013 (%)


Đánh giá theo QĐ 06


Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp

90.0%

80.0%

83.9%

78.3%

70.0%

60.0%

50.0%

40.0%

30.0%

20.0%

10.0%

0.0%

17.7%

10.9%

5.2% 4.0%

Xuất sắc Khá Trung bình


Hình 2.9: Kết quả xếp loại ĐNGV THPT năm học 2013-2014 (%)

Kết quả khảo sát tại 13 trường THPT, với 350 phiếu về đánh giá chuẩn

nghề nghiệp: GV tự đánh giá (Xuất sắc 254 có GV, tỉ lệ 72,6%; khá có 79


GV, tỉ lệ 22,6%; trung bình có 17 GV, tỉ lệ 4,8%; không có trường hợp kém); tổ trưởng chuyên môn đánh giá (Xuất sắc có 215 GV, tỉ lệ 61,4%; khá có 98 GV, tỉ lệ 28%; trung bình có 37 GV, tỉ lệ 10,6%; không có kém).

Ngoài ra, trong thời gian qua, Thanh tra Sở đã tiến hành thanh tra hoạt

động sư phạm nhà giáo đối với GV THPT theo Thông tư số 43/2006/TT - BGDĐT, ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, kết quả như sau (tỉ lệ %):

Bảng 2.2: Kết quả thanh tra hoạt động sư phạm ĐNGV THPT



TT


Năm

học


TSGV

Số GV

thanh tra


Tỉ lệ

Xếp loại

Tốt

Khá

TB

Chưa

đạt

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

2010-

2011

1629

391

24,0

109

27,9

275

70,3

7

1,8

0

0

2

2011-

2012

1686

201

11,9

99

49,3

94

46,8

8

4,0

0

0

3

2012-

2013

1702

220

12,9

112

50,9

100

45,5

7

3,2

0

0

4

2013-

2014

1670

291

17,4

205

70,4

82

28,2

4

1,4

0

0

Tổng cộng

6687

1103

16,5

525

47,6

551

50,0

26

2,4

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay - 13

Qua các kết quả trên cho thấy, một bộ phận GV có kết quả xếp loại trung bình; việc đánh giá của nhà trường có thể chưa chính xác thể hiện qua tỉ lệ xếp loại tốt, xuất sắc quá cao.

Năng lực, phẩm chất của GV quyết định rất lớn đến kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Theo thống kê của Sở GD&ĐT, kết quả xếp loại 2 mặt của học sinh THPT trong các năm học qua như sau:


Bảng 2.3: Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT



Năm

học


Tổng số HS

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

2010-

2011


33695


22633


67,2


8896


26,4


1851


5,5


315


0,9

2011-

2012


32129


21006


65,4


8797


27,4


1904


5,9


422


1,3

2012-

2013


33099


22448


67,8


8590


26,0


1795


5,4


266


0,8

2013-

2014


30685


18412


60,0


9415


30,7


2129


6,9


729


2,4


Bảng 2.4: Kết quả xếp loại học lực học sinh THPT



Năm

học


Tổng số HS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém


SL

TL

%


SL

TL

%


SL

TL

%


SL

TL

%


SL

TL

%

2010-

2011


33695


2140


6,3


10873


32,3


17375


51,6


3253


9,6


54


0,2

2011-

2012


32129


2047


6,4


10952


34,1


16143


50,2


2915


9,1


72


0,2

2012-

2013


33099


2246


6,7


11848


35,8


15878


48,0


3039


9,2


88


0,3

2013-

2014


30685


1603


5,2


8566


27,9


14451


47,1


5630


18,4


435


1,4


Qua số liệu trong các Bảng 2.3 và 2.4 cho thấy, trong những năm vừa qua học sinh THPT thành phố Đà Nẵng xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu và xếp loại học lực yếu, kém chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt năm học 2013 - 2014 tỉ lệ này chiếm gần 10% về hạnh kiểm và gầ n 20% về học lực. Số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ học sinh THPT của Đà Nẵng xếp loại giỏi thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn quốc, tỉ lệ học sinh có học lực yếu, kém cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản của hạn chế nêu trên là do chất lượng ĐNGV, đỏi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để phát triển đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới GD&ĐT.

2.5. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng

2.5.1. Phân cấp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên

Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010, của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 47/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 19 tháng 10 năm 2011, của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đã quy định về trách nhiệm quản lí nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh và sở GD&ĐT.

Nghị định và Thông tư trên đã được UBND thành phố, Sở GD&ĐT triển khai thực hiện. Việc phân cấp quản lí trong phát triển ĐNGV đã được thực hiện như sau:

- Sở GD&ĐT được quyền tổ chức tuyển chọn, điều chuyển, thuyên chuyển, biệt phái GV THPT; bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT; xét đề nghị nâng lương trước thời hạn (sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ); cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo diện cá nhân tự chi trả kinh phí đào tạo và đề nghị Sở Nội vụ xem xét, quyết định cử đi học sau đại học bằng nguồn kinh phí của thành phố; công nhận chiến sĩ thi đua cơ sở, khen thưởng, kỉ luật GV;

- Các trường THPT đã được giao quyền và tự chủ nhiều hơn, được tổ

chức bồi dưỡng chuyên môn GV; xét, quyết định nâng lương thường xuyên;


đánh giá, xếp loại GV; công nhận GV dạy giỏi cấp trường, khen thưởng GV có thành tích trong công tác…, xét đề nghị các cấp giải quyết cho GV đi học sau đại học, các lớp lí luận chính trị,…

Tuy nhiên, theo phân cấp hiện nay, Sở và các trường vẫn chưa được

giao thực hiện một số nội dung về phát triển ĐNGV THPT:

- Sở GD&ĐT chưa quyết định mà chỉ tham mưu, phối hợp cử và giải quyết chế độ cho GV đi đào tạo sau đại học, trung cấp, cao cấp lí luận chính trị bằng ngân sách nhà nước, chưa trọn quyền quyết định tiếp nhận GV ngoài thành phố, thu hút GV giỏi về công tác tại các đơn vị thuộc Sở.

- Các trường THPT chưa có quyền thực hiện việc cử GV đi đào tạo, bồi dưỡng, đi công tác ngoài nhà trường dưới bất kì hình thức nào, hợp đồng lao động đối với GV, cho GV nghỉ dạy không hưởng lương, có những chính sách thu hút tiếp nhận GV giỏi về công tác tại đơn vị, mà chỉ nhận sự phân công của Sở GD&ĐT,…

- Các trường học chưa được quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn kinh phí được cấp để chủ động trong mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy phục vụ cho giản g dạy của GV, còn phụ thuộc vào sự phê duyệt, phân bổ của các cấp; kinh phí phân bổ không kịp thời, còn chậm trễ, đôi lúc còn bị cắt xén làm ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường, tác động đến điều kiện công tác và đời sống của ĐNGV.

2.5.2. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Giáo viên là nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục, sự phát triển của các trường học nói riêng và ngành GD&ĐT thành phố nói chung. Để có một ĐNGV THPT đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, nhiệm vụ đặt ra cần phải thực hiện công tác quy hoạch , tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng , thanh tra, kiểm tra và đánh giá GV.


Công tác quy hoạch ĐNGV có một ý nghĩa quan trọng, giúp cho các cấp quản lí giáo dục của thành phố không bị động, lúng túng trong việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng. Công tác quy hoạch nhằm xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt trình độ, kiến thức, chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo phẩm chất và năng lực, đáp ứng các yêu cầu đặt ra của sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay và những năm tiếp theo.

Qua trao đổi với Sở GD&ĐT, hiện nay, Sở GD&ĐT chưa xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV THPT nói riêng; chỉ xây dựng quy hoạch tổng thể ngành GD&ĐT thành phố đến năm 20 20. Trong quy hoạch này có đưa ra giải pháp xây dựng ĐNGV, trong đó chỉ yêu cầu đủ số GV theo quy định, chưa yêu cầu về cơ cấu, chất lượng GV… Chính vì vậy, các trường THPT cũng không xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV cho đơn vị mình. Qua trao đổi với hiệu trư ởng các trường THPT, trong hè, các trường học chỉ tiến hành rà soát số lượng GV của đơn vị, đề xuất nhu cầu về số lượng GV cho năm học đến. Trên cơ sở tổng số GV được giao của các trường và số lượng GV hiện có, Sở GD&ĐT tổ chức tuyển chọn GV. Ngoài ra, hằn g năm, theo đề nghị của nhà trường, Sở GD&ĐT tổ chức xét thuyên chuyển GV theo nguyện vọng phù hợp với điều kiện mỗi GV và điều kiện của trường GV đi và trường GV sẽ đến.

Các trường học trên địa bàn thành phố đã thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng; tiến hành đánh giá, sàng lọc đội ngũ, đề nghị chuyển đổi vị trí công tác đối với những GV không đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn, sức khỏe, phẩm chất đạo đức; phát hiện những nhân tố mới, xây dựng đội ngũ kế cận, dự nguồn các chức danh cán bộ QLGD của đơn vị; xây dựng, đề xuất các chính sách nhằm giữ chân các GV có năng lực, có tâm huyết với nghề ở lại công tác lâu dài tại trường; đồng thời, hiệu trưởng cũng


đã quan tâm đề xuất, giới thiệu những GV có năng lực về công tác tại đơn vị mình. Tuy nhiên, cũng có một số trường ít quan tâm đến điều này; không tích cực, chủ động đánh giá, sàng lọc, đề nghị Sở về công tác phát triển ĐNGV, chỉ trông chờ vào phân công, điều chuyển GV của Sở. Do vậy, nếu các trường học không thực hiện triệt để những nội dung này thì công tác quy hoạch phát triển ĐNGV của Sở GD&ĐT trong toàn ngành sẽ gặp những khó khăn nhất định; những chỉ tiêu, những giải pháp, biện pháp đặt ra sẽ không sát điều kiện thực tế, không phù hợp với sự phát triển và sẽ không đáp ứng tính khoa học . Sở GD&ĐT cần chỉ đạo, hướng dẫn các trường học tổ chức quy hoạch ĐNGV và thực hiện thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình, với sự phát triển chung của toàn ngành.

Từ kết quả trên cho thấy , SGD&ĐT chưa quan tâm đến quy hoạch phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV THPT nói riêng; chưa chỉ đạo các trường THPT xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV của đơn vị mình; đồng thời, các trường THPT cũng không quan tâm, chủ động xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV của đơn vị mình, còn trông chờ vào cấp trên. Do đó, chắc chắn Sở GD&ĐT, các trường THPT sẽ thiếu chủ động, thiếu hiệu quả trong công tác phát triển ĐNGV THPT.

2.5.3. Tuyển chọn và sử dụng giáo viên

2.5.3.1. Tuyển chọn giáo viên

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, ĐNGV THPT thành phố Đà Nẵng được tuyển chọn từ nhiều trường ĐHSP trong cả nước . Đặc biệt, sau năm 1975, một số lượng lớn GV từ các trường ĐHSP phía Bắc đến nhận công tác tại thành phố Đà Nẵng, số GV này đã lớn tuổi và sẽ nghỉ hưu trong một vài năm đến .

Những năm gần đây, việc tuyển chọn GV chủ yếu là sinh viên các

trường ĐHSP Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Ngoại ngữ Đà Nẵng, Thể dục - Thể

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí