Một Số Khái Niệm Cơ Bản Liên Quan Đến Vấn Đề Nghiên Cứu 92118


Cuốn sách: “Quản lý nhà nước về giáo dục - Lí luận và thực tiễn”, của Đặng Bá Lãm (2005) [43], tác giả nhấn mạnh 3 vấn đề trong quản lý Nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên, đó là: (i) phát triển đội ngũ giáo viên là sự tăng trưởng về mặt số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên. Đây chính là quá trình chuẩn bị lực lượng để giáo viên có thể theo kịp được sự thay đổi và chuyển biến của giáo dục; (ii) phát triển đội ngũ giáo viên bao gồm cả tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp. Phát triển đội ngũ GV tăng cả về số lượng lẫn chất lượng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ GV; và (iii) phát triển đội ngũ giáo viên còn chính là việc xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có chất lượng để thực hiện tốt mục tiêu, nội dung và kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục. Đồng thời, xây dựng một tập thể sư phạm, trong đó mỗi cá nhân có tinh thần trách nhiệm, gắn bó với nhà trường tham gia tích cực, sáng tạo vào trong quá trình giảng dạy và học tập. Nội dung công tác phát triển giáo viên liên quan đến quy mô, cơ cấu, chất lượng đội ngũ giáo viên.

Chuyên khảo: “Đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam - một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Phan Văn Kha (2014) [41] chủ biên. Chuyên khảo là sản phẩm của Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ: “Đổi mới quản lý giáo dục trong quá trình hội nhập quốc tế”. Chương trình cung cấp các luận cứ khoa học và đề xuất biện pháp đổi mới quản lý giáo dục ở Việt Nam. Chương trình nghiên cứu đã dành 01 chương nghiên cứu về “Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý” với 5 vấn đề lớn: (i) giáo viên và CBQL giáo dục thể kỉ XXI; (ii) vấn đề qui hoạch, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh mới; (iii) vấn đề đào tạo bồi dưỡng theo tiếp cận năng lực lấy thực tiễn làm trung tâm; (iv) vấn đề đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ và đánh giá theo khung năng lực và (v) vấn đề về chính sách và tạo động lực đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo, quản lý Nhà nước về GD&ĐT theo tinh thần đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.

Tóm lại, những công trình nghiên cứu về giáo viên, phát triển giáo viên và đội ngũ giáo viên ở trong và ngoài nước là những cơ sở lí luận để luận văn kế thừa,


vận dụng trong nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở. Các công trình nghiên cứu về giáo viên đã tập trung nghiên cứu sâu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên với nhiều cách tiếp cận khac nhau; Các công trình nghiên cứu về quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên chủ yếu theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đăk Nông thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông, thực trạng đội ngũ và thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, các yêu cầu của đổi mới giáo dục đặt ra cho các trường THCS, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong đáp ứng đổi mới giáo dục hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

- Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông và giáo viên trường THCS để có cơ sở xác định các nội dung nghiên cứu của luận văn.

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS.

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 3

- Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong.

- Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong đáp yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

- Khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi và tổ chức thực nghiệm một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.


4.2. Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn địa bàn nghiên cứu: TH&THCS Đắk Plao; THCS Đắk Nang; THCS Hoàng Văn Thụ; THCS Chu Văn An; THCS Phan Chu Trinh; TH&THCS Trần Quốc Toản; THCS Nguyễn Du; TH&THCS Võ Thị Sáu; PTDTBT- THCS Đắk R'Măng; THCS Quảng Hòa.

Giới hạn khách thể khảo sát: Đề tài tập trung khảo sát thực tiễn đội ngũ, phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Giới hạn thời gian khảo sát: năm học 2021 – 2022.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

5.1.1. Tiếp cận hệ thống

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông có mối quan hệ biện chứng với nhiều yếu tố khác trong hoạt động quản lý nhà trường, chúng phụ thuộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau. Đặc biệt trong thời kì đổi mới giáo dục hiện nay, vấn đề nghiên cứu chịu nhiều sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan nên nó được xem xét như là kết quả tác động của nhiều yếu tố.

5.1.2. Tiếp cận lịch sử

Luận văn nghiên cứu lịch sử phát triển và kinh nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên THCS để tìm ra ưu, nhược điểm, vận dụng vào quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

5.1.3. Tiếp cận thực tiễn

Nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên THCS cần phải xuất phát từ thực tiễn để tìm ra những yếu điểm, hạn chế, khó khăn, thuận lợi và nguyên nhân cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng quản lý và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận


Mục đích: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu lý luận trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn.

Các phương pháp cụ thể: Đọc và phân tích, tổng hợp, khái quát các dữ liệu trong các tài liệu lý luận: các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ giáo viên và các công trình nghiên cứu có liên quan. Trên cơ sở đó xác lập cơ sở lý luận cho vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong.

5.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Mục đích: Sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học gồm hai phương pháp chính là điều tra bằng tổng hợp các văn bản báo cáo về đội ngũ cán bộ, giáo viên và thực tiễn tại các đơn vị. Đồng thời đề tài còn sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Các phương pháp nghiên cứu này nhằm phát hiện thực trạng ĐNGVvà thực trạng các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong. Sử dụng phương pháp thực nghiệm để khẳng định mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất.

Các phương pháp cụ thể: Phương pháp điều tra bằng bằng tổng hợp các văn bản báo cáo về đội ngũ cán bộ, giáo viên: Phương pháp này thu thập những thông tin thực trạng đội ngũ giáo viên và thực trạng phát triển ĐNGV các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong. Tiến hành khảo sát thực tiễn đội ngũ giáo viên 10 trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong. Mẫu được chọn là ngẫu nhiên từ các giáo viên về độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn.

Phương pháp điều tra thực tiễn tại các đơn vị: Phương pháp này được sử dụng để hỏi ý kiến những người am hiểu về đội ngũ giáo viên và phát triển ĐNGVđể hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng tổng hợp các văn bản báo cáo về đội ngũ cán bộ, giáo viên. Phương pháp này được thực hiện qua trao đổi, tọa đàm với 10 cán bộ quản lý/lãnh đạo trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, Phòng Giáo dục và Đào tạo về những vấn đề liên quan để làm rõ hơn thực trạng, … bổ


sung dữ liệu để có thể đánh giá những mặt mạnh, yếu, làm rõ nguyên nhân tác động đến sự phát triển ĐNGV của các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm trong công tác phát triển đội ngũ GV của các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong từ năm 2016 đến nay, tiếp thu những kinh nghiệm thành công, khắc phục những bất cập để đề xuất những biện pháp theo tiếp cận phát triển trong bối cảnh mới.

Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng một số biện pháp vào thực tiễn phát triển đội ngũ GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, đánh giá so sánh kết quả đạt được của đội ngũ GV của các trường tại thời điểm trước và sau thử nghiệm nhằm kiểm chứng bước đầu về tính khả thi và ý nghĩa của những biện pháp đã được đề xuất.

5.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

Phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu khảo sát bằng điều tra tổng hợp các văn bản báo cáo về đội ngũ cán bộ, giáo viên, điều tra thực tiễn tại các đơn vị thu được. Trên cơ sở thống kê, lập biểu bảng trình bày các số liệu khảo sát. Các số liệu khảo sát được xử lý bằng các bảng biêu, các công thức tính số lượng giáo viên, định múc số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục theo quy định để định lượng kết quả nghiên cứu thu được.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Về mặt lý luận

Bổ sung các vấn đề lý luận phát triển đội ngũ GV ở các trường THCS trong bối cạnh đổi mới giáo dục hiện nay.

6.2. Về thực tiễn

Một mặt phản ánh được thực trạng số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên và thực trạng chất lượng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Mặt khác đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông có tính khả thi. Đề xuất với các cấp có thẩm quyền xây


dựng cơ chế chính sách trong việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng một cách đồng bộ, hiệu quả.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở.

Chương 2: Kết quả khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh đổi mới giáo dục.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Giáo viên trung học cơ sở

Luật Giáo dục 2019 qui định “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên” [52].

Giáo viên phổ thông là Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục phổ thông.

Giáo viên trung học cơ sở là Nhà giáo giảng dạy, giáo dục trong nhà trường trung học cơ sở, trường liên cấp có cấp trung học cơ sở: bao gồm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng và giáo viên trong trường THCS.

1.1.2. Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ: Từ điển Bách khoa Việt Nam đã định nghĩa: “Đội ngũ là khối đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng” hoặc “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong hệ thống” [60].

Đội ngũ giáo viên

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung khái niệm đội ngũ đều được hiểu chung là: Một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng nghề nghiệp nhưng đều có chung một mục đích nhất định.

Khi đề cập đến đội ngũ giáo viên, một số tác giả đã nêu lên quan niệm: “đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức, hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo dục” [45, tr.25].

Đối với các tác giả Việt Nam vấn đề này được quan niệm: “Đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục là một tập thể người, bao gồm CBQL, giáo viên và nhân


viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục” [50, tr.31-32].

Từ những quan niệm đã nêu trên của các tác giả trong và ngoài nước, ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên như sau: Đội ngũ giáo viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học - Giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ, có đầy đủ các tiêu chuẩn của một nhà giáo, cùng thực hiện các nhiệm vụ và được hưởng các quyền lợi theo Luật Giáo dục và các luật khác được Nhà nước quy định.

Từ những phân tích trên, có thể quan niệm đội ngũ giáo viên THCS là những người làm công tác giảng dạy - giáo dục trong trường THCS, có cùng nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện học sinh THCS, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu giáo dục đã xác định cho cấp học. Theo quan điểm hệ thống, tập hợp các giáo viên của một trường THCS nhất định được gọi là đội ngũ giáo viên của trường THCS đó. Đây là một hệ thống mà mỗi thành tố trong đó có mối quan hệ lẫn nhau, bị ràng buộc bởi những cơ chế xác định. Vì lẽ đó mỗi tác động vào các thành tố đơn lẻ của hệ thống vừa có ý nghĩa cục bộ vừa có ý nghĩa trên toàn thể với toàn bộ hệ thống.

1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực giáo dục

- Phát triển nguồn nhân lực:

Về phát triển nguồn nhân lực (Human resources development) có nhiều cách tiếp cận khác nhau. UNESCO sử dụng khái niệm phát triển nguồn nhân lực dưới góc độ hẹp là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ phát triển của đất nước. Các nhà kinh tế có quan niệm phát triển nguồn nhân lực gần với quan niệm của UNESCO là phải gắn với phát triển sản xuất và chỉ nên giới hạn phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi phát triển kĩ năng lao động và thích ứng với yêu cầu về việc làm [61].

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng phát triển nguồn nhân lực không chỉ chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc bao gồm cả vấn đề đào tạo nói chung mà còn là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để phát triển tiến tới có việc làm hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.Mặc dù có

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 16/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí