Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 2


để rà soát, sàng lọc và tinh giản theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 39- NQ/TW của Trung ương và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm đội ngũ được tăng cường và thực hiện khá tốt, nhiều địa phương đã có những phương án bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học một cách linh hoạt để tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả biên chế; chế độ, chính sách cho nhà giáo được bảo đảm. Việc nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên nhận được nhiều sự quan tâm của các tác giả, tuy nhiên việc nghiên cứu gắn với đị bàn huyện Đắk Glong chưa nhận được sự quan tâm của các tác giả.

Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Đắk Nông trong những năm qua đã có sự phát triển và đạt được những kết quả nhất định. Mạng lưới trường lớp được mở rộng, phân bố rộng khắp, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được kiên cố hóa, đồng bộ hơn; trang thiết bị cơ bản đáp ứng được công tác giảng dạy và học tập. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Để chuẩn bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 255/KH-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2019 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới [56], với những biện pháp hiệu quả phù hợp để phát triển giáo dục, tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng còn một số khó khăn khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, nhất là thiếu giáo viên ở các cấp học, vì vậy đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao về chất lượng là hết sức cấp thiết, nhằm vừa đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, vừa phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường lớp của ngành giáo dục, vừa đảm bảo thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, trong đó ưu tiên bảo đảm số lượng giáo viên tiểu học dạy môn Tiếng Anh, Tin học bắt đầu từ năm học 2022-2023 theo đúng định mức quy định [8].

Từ năm 2018 đến nay, công tác xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên của các cấp quản lý trong ngành giáo dục huyện Đắk Glong đã đạt được


nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, đội ngũ giáo viên THCS ở huyện còn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về chất lượng và chưa hợp lý về cơ cấu. Đặc biệt là các trường THCS ở các xã cách xa trung tâm huyện, đội ngũ giáo viên (ĐNGV) vừa thiếu vừa yếu. Trước những yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong còn nhiều mặt chưa đáp ứng. Thực tiễn đòi hỏi rất cần có các biện pháp về xây dựng, phát triển và bồi dưỡng ĐNGV để làm tốt công tác giáo dục cho học sinh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, một nhân tố quyết định cho sự phát triển giáo dục. Vì thế, việc quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS là một nhiệm vụ cấp bách của ngành giáo dục đào tạo huyện Đắk Glong.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên

2.1.1. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên ở nước ngoài:

Nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến nghiên cứu về phát triển đổi ngũ. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Learning to teach (Richard I.Arends 1998), Education portal and distanes leaning project (Andrew Scryner, 2004, ...Khi đề cập đến phát triển đội ngũ giáo viên ngoài sự thống nhất vè nội dung các nhiệm vụ với quản lý phát triển nguồn nhân lực, các nghiên cứu đều dành sự quan tâm đặc biệt đến số lượng giáo viên, chất lượng và năng lực của giáo viên. Trong quá trình xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên không chỉ quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mà con phải thúc đẩy sự phát triển bền vững, quan tâm cách thức bồi dưỡng theo modun, theo hướng dạy học tích hợp, co trọng cơ cấu quan hệ về chức danh giữa tỉ lệ giáo viên của các bộ môn, trợ giảng và trợ lí [45].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Thầy giáo cần phải biết và có thể làm gì với vấn đề cốt lõi là: GV phải tận tâm với HS và việc học; GV phải làm chủ môn học, biết cách dạy môn học của mình và liên hệ với các bộ môn khác; GV phải có trách nhiệm trogn giảng dạy, quản lý kiểm tra, đánh giá việc học của học sinh; GV phải thường xuyên suy nghĩ sáng tạo, phát triển kinh nghiệm nghè nghiệp; GV phải là thành viên đáng tin cậy


Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 2

của cộng đồng học tập, biết cộng tác với đồng nghiệp, hợp tác với cha mẹ HS. Chất lượng ĐNGV là chủ đề được các nhà khoa học giáo dục ở các nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu, đến nay đã có nhiều công trình được công bố. Theo kết quả nghiên cứu của các thành viên OECD (Tổ chức Hơp tác Phát triển Châu Âu) chất lượng nhà giáo gồm các nội dung sau: Kiến thức phong phú về phạm vi chương trình và nội dung bộ môn mình giảng dạy; Kỹ năng sư phạm, kể cả việc có được “kho kiến thức” về phương pháp giảng dạy, về năng lực sử dụng những phương pháp đó; Có tư duy phản ánh trước mỗi vấn đề và có năng lực tự phê bình, nét rất đặc trưng của nghề dạy học; Biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá của người khác; Có năng lực quản lý, kể cả trách nhiệm quản lý trong và ngoài lớp (theo OsDonnel (1986) Modular Design in TAFE caurses, NSW, Sydnel. Raja Roy Singh, (1991), Education for the Twenty - first Century Asia - Pacific Perspectives, Unesco Principal egional office for Asiaand the Pacific Bangkok) [49].

Theo tổng kết của UNESCO, trong nền giáo dục hiện đại, vai trò của người GV đã có thay đổi theo các phương hướng sau đây: Đảm nhận nhiều chức năng hơn so với trước, có trách nhiệm lớn hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục; Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh, sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức trong xã hội; Coi trọng việc cá biệt hóa trong học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò; Yêu cầu rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại, do đó yêu cầu trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết; Yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa giáo viên với nhau; Yêu cầu thắt chặt hơn các mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; Yêu cầu giáo viên tham gia các hoạt động rộng rãi ngoài nhà trường; Giảm bớt và thay đổi uy tín truyền thống trong quan hệ với học sinh, nhất là đối với học sinh lớn và với cha mẹ học sinh [61]. Khuyến cáo 21 điểm về chiến lược phát triển giáo dục hiện đại của tổ chức UNESCO chỉ rõ: “Thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia


truyền đạt kiến thức” và đặc biệt là chương trình đào tạo GV cần triệt để sử dụng các thiết bị và phương pháp dạy học mới nhất” [62].

Theo Blackwell R, Blackmore p (2003) [54], phát triển đội ngũ nằm trong chiến lược của các nhà trường THCS; các tác giả đưa ra nhiều biện pháp khác nhau về phát triển đội ngũ: Xây dựng các khoa thành những cộng đồng học tập và đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích việc dạy học dựa trên các kết quả nghiên cứu; đưa công nghệ thông tin vào quá trình bồi dưỡng đội ngũ và tạo các điều kiện hỗ trợ việc phát triển đội ngũ.

Các nghiên cứu từ cuối thế kỷ XX về phát triển đội ngũ giáo viên theo xu hướng chuẩn nghề nghiệp được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều nước đã xây dựng chuẩn cho nền giáo dục của mình, gồm: Chuẩn chất lượng, chuẩn trường, chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn giáo viên. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đều coi đội ngũ GV, phát triển đội ngũ GV là một trong những điều kiện cơ bản đảm bảo chất lượng và sự phát triển của nền giáo dục, quan điểm và nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ GV ngày càng đúng đắn, toàn diện hơn. Đồng thời, các nghiên cứu cũng đưa ra nhiều biện pháp khác nhau để phát triển đội ngũ GV như: Xây dựng chuẩn nghề nghiệp, các tiêu chí, yêu cầu, phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại.

2.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước

Các công trình nghiên cứu về đội ngũ giáo viên, phát triển đội ngũ giáo viên ở nước ta đã được công bố khá phong phú, đa dạng, gồm các sách chuyên khảo, các bài tạp chí, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ các đường lối của Đảng, các văn bản, chính sách, Pháp luật của Nhà nước... Có thể kể đến các công trình nghiên cứu theo các chủ đề sau đây:

Nghiên cứu về vị trí, vai trò, chất lượng của đội ngũ GV

Xây dựng và phát triển đội ngũ GV là vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự phát triển giáo dục của nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục... Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hóa” [46]. Theo nghiên cứu của Tác giả


Trần Đình Tuấn (2014) về vai trò của đội ngũ GV đã khẳng định: Chất lượng đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo [54].

Tác giả Lê Đức Ngọc (2005) cho rằng: Có hai lý do chính phải quan tâm hàng đầu về phát triển đội ngũ GV các nhà trường đó là: Trình độ đội ngũ quyết định chất lượng và khả năng của một trường trong giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ xã hội trong nền kinh tế hàng hóa; Chi phí lương và phụ cấp cho đội ngũ này là khoản chi phí lớn nhất của mỗi nhà trường, nó gắn liền với vấn đề chất lượng, hiệu quả và hiệu suất đào tạo [47]. Theo Phạm Văn Kha (2014), nội dung đổi mới căn bản quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý cơ sở giáo dục là đổi mới căn bản về chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục; Đảng, Nhà nước cần có chính sách đặc biệt đối với đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục vì giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố quyết định sự phát triển xã hội, thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cho đất nước, trong đó đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục có vai trò quyết định đảm bảo chất lượng hiệu quả giáo dục; về đổi mới căn bản và toàn diện [41].

Vấn đề GV và chuẩn hóa đội ngũ GV không chỉ được các nhà giáo dục, các nhà kinh điển Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, Luật giáo dục và Nghị định, Hướng dẫn thực hiện của Chính phủ mà còn được đề cập trong Chỉ thị, nghị quyết của Đảng Bộ tỉnh Đắk Nông. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ GV và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV theo chức danh theo quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông [9].

Tóm lại: Những công trình nghiên cứu trên đã khẳng định vị trí, vai trò quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của đội ngũ GV, nghiên cứu về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giáo viên và cán bộ quản lý; nghiên cứu thực trạng, đánh giá giáo viên theo chuẩn hóa. Kết quả nghiên cứu của những công trình này có giá trị làm tư liệu khoa học để chúng tôi tham khảo.


Tác giả Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2010) [35], đưa ra yêu cầu chung về xây dựng và phát triển đội đội ngũ GV trong một nhà trường phải đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Nhóm tác giả phân tích chức năng quản lý phát triển đội ngũ GV từ việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra phải đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ GV trong nhà trường là điều kiện cần phát triển, chú ý đến sự đồng thuận của đội ngũ GV mới để tạo điều kiện đủ cho đội ngũ GV phát triển bền vững.

Tác giả Bùi Văn Quân - Nguyễn Ngọc Cầu (2006), đề cập ba cách tiếp cận nghiên cứu quản lý phát triển đội ngũ GV: (1) Cách tiếp cận quản lý và phát triển nguồn nhân lực theo sơ đồ của Chirstan Batal; (2) Tiếp cận theo phương pháp quản lý gồm: Phương pháp giáo dục, vận động tuyên truyền, phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế; (3) Tiếp cận theo nội dung phát triển đội ngũ GV. Việc lựa chọn cách tiếp cận nào đó còn phụ thuộc vào khả năng và kết quả phân tích thực tiễn của nhà nghiên cứu quyết định [50].

Như vậy, có thể thấy những nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và trong nước đã chỉ ra được cách tiếp cận trong quản lý, phát triển đội ngũ GV, những biện pháp phát triển đội ngũ GV để nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường THCS.

2.2. Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

Đội ngũ giáo viên có vai trò là lực lượng “Đảm bảo giáo dục có chất lượng một cách công bằng và hiệu quả, đồng thời nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người” và “Giáo viên có vai trò chủ yếu trong việc phục hồi thế giới khỏi các xung đột và thảm họa tự nhiên”.

Cuốn sách: “Phát triển giáo viên và thay đổi giáo dục”, tác giả M.Fullan và A.Hargreaves (1992) [65], đã nghiên cứu và chỉ ra các phương diện để nâng cao năng lực cá nhân cho giáo viên, đó là: ( i) Phát triển tâm lí, gồm 4 cấp độ: tự bảo vệ, tiền đạo đức, phụ thuộc một chiều; bảo thủ, phủ định đạo đức, tự lập; lương tâm, đạo đức, phụ thuộc có điều kiện; tự lập, tự chủ, nguyên tắc, tích hợp; ( ii) Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; gồm 6 cấp độ: phát triển các kĩ năng tồn tại; thành thạo các kĩ năng dạy học cơ bản; mở rộng sự linh hoạt chuyên môn; trở thành chuyên gia; góp phần


phát triển chuyên môn của đồng nghiệp; tham gia đưa ra quyết sách giáo dục ở mọi cấp độ; (iii) Phát triển chu kì nghề nghiệp, gồm 5 cấp độ: khởi động nghề nghiệp; ổn định, gắn bó nghề nghiệp; các thách thức và mối quan tâm mới và trở nên chuyên nghiệp.

Cuốn sách: “Quản lý và lãnh đạo giáo dục”, tác giả Bernd Meier (2007), nghiên cứu những năng lực cơ bản mà mỗi giáo viên đều phải có được gọi là năng lực hạt nhân nòng cốt, như: năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực chẩn đoán; năng lực đánh giá; năng lực tư vấn; năng lực tiếp tục phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học [63].

Trong cuốn sách: “Công nghệ nội dung kiến thức sư phạm: Một khuôn khổ cho các kiến thức giáo viên”, tác giả Mishra & Koehler (2006) cho rằng: Trong thời đại ngày nay công nghệ thông tin được xem như một nguyên nhân và một bánh xe thúc đẩy kết quả quá trình đổi mới giáo dục. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tích hợp công nghệ thông tin trong giáo dục là việc phát triển chuyên môn cho giáo viên hiện tại và tương lai, việc phát triển này được xác định là ưu tiên hàng đầu trong chính sách về đổi mới giáo dục. Khung kiến thức cần đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên gồm: Nội dung, phương pháp và công nghệ. Đây là khung phát triển chuyên môn về công nghệ thông tin trong giáo dục. Mô hình này hiện đang được quốc tế công nhận và được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam [66].

Theo quan điểm Triết học, cuốn sách: “Triết học giáo dục Việt Nam”, tác giả Thái Duy Tuyên (2007) [55], đã khái quát những năng lực và phẩm chất của người giáo viên, gồm: chuẩn đoán được nhu cầu, nguyện vọng, khả năng của học sinh; tri thức chuyên môn vững vàng và sâu sắc; có trình độ văn hóa chung rộng rãi; có năng lực nắm bắt và xử lí thông tin nhanh nhạy; năng lực diễn đạt rõ ràng, ngôn ngữ lưu loát, năng lực kiềm chế bản thân; có năng lực tổ chức quản lý, động viên, kích thích học sinh tích cực hoạt động; xây dựng và phát triển kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch; phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, yêu quí học sinh, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục của nhân dân; nghiêm khắc với bản thân, luôn gương


mẫu trong công việc và đời sống cá nhân; có những tri thức khoa học giáo dục hiện đại như: quan niệm về dạy học, về quan hệ thầy trò trong điều kiện hiện đại, về nhân tài, về các giá trị đạo đức trong điều kiện toàn cầu hóa.

Cuốn sách: “Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, tác giả Nguyễn Hữu Châu (2008), nghiên cứu về mối quan hệ của giáo viên với chất lượng giáo dục và đã chỉ ra những năng lực cơ bản mà người giáo viên cần có, đó là: (i) năng lực chuẩn đoán; (ii) năng lực đáp ứng; (iii) năng lực đánh giá; (iv) năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác, nhất là với học sinh; (v) năng lực triển khai chương trình giáo dục; và (vi) năng lực đáp ứng trách nhiệm với xã hội [13].

Trong cuốn: “Kỉ yếu hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam”, tham luận về “Phát triển đội ngũ giáo viên trong thế kỷ XXI” tác giả Nguyễn Thị Mĩ Lộc (2003) [44], cho rằng ở thế kỉ XXI đội ngũ giáo viên phải đạt các tiêu chuẩn sau: (i) phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên; (ii) năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; (iii) năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục; (iv) năng lực thực hiện kế hoạch dạy học; (v) năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục; (vi) năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức; (vii) năng lực hoạt động chính trị xã hội; và (viii) năng lực phát triển nghề nghiệp.

Trong cuốn sách: “Quản lý giáo dục”, của các tác giả Bùi Minh Hiền-Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2010) [35], đã đề cập đến các khía cạnh của quản lý Nhà nước về giáo dục. Cuốn sách có 01 chương nghiên cứu về “Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục” với 4 vấn đề: (i) tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; (ii) Những yêu cầu chung về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; (iii) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trong một nhà trường; và (iv) xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Tiếp cận theo chức năng quản lý, tài liệu khẳng định trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên cần tuân thủ các khâu: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và phát triển đội ngũ giáo viên: đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 16/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí