để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá.
Hình thức tổ chức sản xuất: các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất - dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá. Tổ chức có tác động lớn đến hàng hoá của hộ nông dân là tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra.
Dịch vụ kỹ thuật: sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành nông sản phẩm.
1.1.2.4. Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng giống như ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực như: đất đai, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản [1].
Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường nông dân lựa chọn hàng hoá để sản xuất. Theo Nguyễn Duy Tính (1995), 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra. Trong cơ chế thị trường, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Muốn mở rộng thị trường trước hết phải phát triển
hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn..., quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì, bán ở đâu, mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì. Sản phẩm hàng hoá của Việt Nam cũng sẽ rất đa dạng, phong phú về chủng loại chất lượng cao và giá rẻ và đang được lưu thông trên thị trường, thương mại đang trong quá trình hội nhập là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả [24].
1.1.3.Đặc điểm việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Hiệu Quả Một Số Mô Hình Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An - 1
- Đánh Giá Hiệu Quả Một Số Mô Hình Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An - 2
- Phương Pháp Điều Tra, Mô Tả Hiện Trạng Sử Dụng Đất Và Xác Định Các Mô Hình Canh Tác Phổ Biến Khu Vực Nghiên Cứu
- Phương Pháp Xử Lý, Tổng Hợp Và Phân Tích Số Liệu
- Hiện Trạng Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Trong quá trình khai thác, sử dụng đất nông nghiệp con người luôn mong muốn thu được nhiều sản phẩm nhất trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất. Điều đó khẳng định khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước hết phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể thường là một ha, tính trên một đồng chi phí, một lao động đầu tư. Như vậy, một trong những đặc điểm để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hiệu quả kinh tế.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc [1]. Chính vì vậy khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội bao gồm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy yếu tố văn hóa, tín ngưỡng trong nông thôn. Đây thực chất là đề cập đến hiệu quả xã hội khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Ngoài ra cũng theo tác giả thì phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết cách làm cho môi trường phát triển, điều này đồng nghĩa với việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải quan tâm tới những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trường xung quanh. Vì vậy, để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải đề cập tới cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
1.1.4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác
Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp, đến môi trường sinh thái, đến môi trường sống của nông dân. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường [29].Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có thể xem xét trên các mặt sau:
1.1.4.1. Bền vững về kinh tế
Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hoá chi phí các yếu tố đầu vào theo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng nông sản nhất định và các yếu tố đầu vào khác, cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. Hệ thống, mô hình sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả...và tàn dư để lại). Một hệ bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường.
1.1.4.2. Bền vững về xã hội
Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường..). Sản phẩm thu được cần thoả mãn nhu cầu ăn, mặc, và nhu cầu sống khác hàng ngày của người nông dân. Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy. Về đất đai, hệ thống mô hình sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể. Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ.
1.1.4.3. Bền vững về môi trường
Sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất, ngộ độc đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép. Độ phì nhiêu đất tăng dần là
yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm ...).
1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác
Theo Phạm Vân Đình và cộng sự (2009), cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: Một là mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, hai là nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng đất nông nghiệp [2].
Về nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: Một là hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc; hai là để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn; ba là các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu; và cuối cùng là hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển [21]. Vì vậy, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đất canh tác cụ thể như sau:
1.1.5.1. Các chỉ tiêu hiệu đánh giá hiệu quả kinh tế
Tính trên 1 ha đất nông nghiệp:
- Thu nhập hỗn hợp = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
- Hiệu quả 1 đồng chi phí = Thu nhập hỗn hợp/ Tổng chi phí. Trong đó:
+ Tổng thu nhập / 1ha = Sản lượng/1ha x giá bán.
+ Tổng chi phí/ 1ha: Là toàn bộ chi phí vật chất, lao động quy ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ, nhân công…).
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành, định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt được mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
1.1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
+ Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội, khoa học, kỹ thuật: kết quả của quá trình sử dụng đất phải đưa lại những lợi ích như nâng cao trình độ dân trí và những hiểu biết xã hội. Kiến thức, kinh nghiệm của người nông dân có thể được trau dồi thông qua các hoạt động như đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất hay sự nhạy bén đối với thị trường khi sản xuất hàng hoá phát triển... Ngoài ra, khi đạt được hiệu quả kinh tế, người dân có điều kiện học tập hay đầu tư kiến thức cho bản thân và con em mình.
+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân: sử dụng đất đạt hiệu quả trước hết phải đảm bảo được những nhu cầu về lương thực, thực phẩm an toàn vệ sinh cho người dân. Đối với sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển, đảm bảo lương thực được đặt lên hàng đầu. Điều này có ý nghĩa quan trọng cả về mặt thoả mãn nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống cho sự tồn tại và cả về mặt ổn định chính trị xã hội cho vùng, địa phương.
+ Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng: mỗi vùng có những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau, có vai trò khác nhau trong sự nghiệp phát triển chung. Nền kinh tế muốn phát triển thì các ngành, các vùng cần có những bước đi đúng đắn và phù hợp. Sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng nên tuân thủ theo những định hướng mang tính chiến lược.
+ Thu hút được nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân: hệ thống nông nghiệp thu hút nhiều lao động, mang lại lợi ích cho người lao động sẽ giải quyết được vấn đề việc làm, giảm nạn thất nghiệp, giảm các tiêu cực trong xã hội góp phần ổn định và phát triển đất nước.
+ Góp phần định canh, định cư: thực tế cho thấy, hình thức du canh, du cư không những làm cho cuộc sống thiếu ổn định mà còn gây nên tình trạng suy thoái môi trường đất, nước...Sử dụng đất có hiệu quả là phải góp phần giúp người dân định canh, định cư, yên tâm đầu tư sản xuất.
1.1.5.3. Các chỉ tiêu hiệu quả môi trường
Trong sử dụng đất luôn có xảy ra mâu thuẫn giữa những lợi ích vật chất, cá nhân trước mắt với những lợi ích xã hội, lâu dài. Việc người dân khai thác từ đất nhiều hơn, cung cấp cho đất lượng phân hữu cơ ít và tăng các dạng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật... đều là những nguyên nhân làm tổn hại môi trường. Sử dụng đất thực sự đạt hiệu quả khi nó không có mâu thuẫn trên. Vì vậy, một số tiêu chí được đưa ra khi đánh giá đến hiệu quả môi trường trong sử dụng đất là:
+ Tăng độ phì nhiêu của đất;
+ Cải tạo, bảo tồn thiên nhiên;
+ Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
1.2. Trên thế giới
Việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng.
Các viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới hàng năm cũng đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới, các kỹ thuật canh tác mới. Đặc biệt, Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) cũng đã đóng góp nhiều thành tựu về giống lúa và hệ thống canh tác trên đất trồng lúa. Xu hướng chung trên thế giới là tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên những vùng đất bằng cách đưa thêm một số loại cây trồng vào hệ thống
canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích trong một năm [28].
Ở châu Âu đã đưa chế độ luân canh 4 năm, 4 khu vực với hệ thống cây trồng gồm: khoai tây, ngũ cốc mùa xuân, cây cỏ ba lá và ngũ cốc mùa đông vào thay thế chế độ luân canh 3 năm, 3 khu với hệ thống cây trồng chủ yếu là: ngũ cốc, bỏ hóa làm cho năng suất ngũ cốc tăng gấp 2 lần và sản lượng lương thực, thực phẩm trên 1ha tăng gấp 4 lần [24].
Ở châu Á trong những năm đầu của thập kỷ 70 nhiều vùng đã đưa các cây trồng cạn vào hệ thống cây trồng trên đất lúa làm tăng hiệu quả sử dụng đất [24]. Nông dân Ấn Độ thực hiện sự chuyển dịch từ cây trồng truyền thống kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả cao bằng cách trồng mía thay cho lúa gạo và lúa mì, trồng đậu tương thay cho cao lương ở vùng đất đen, trồng cây lúa ở vùng có mạch nước ngầm cao thay cho cây lấy hạt có dầu, bông và đậu đỗ (Nguyễn Văn Luật, 2005).
Tại Nhật Bản, tạp chí “Farming Japan” hàng tháng đều giới thiệu các công trình của các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hoá tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: đó là sự phối hợp giữa cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm [24].
Các nước trong khu vực đều có những chính sách và nghiên cứu về sự phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hàng hoá nói riêng. Trung Quốc đã coi việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Chính quyền các địa phương của Trung Quốc thực hiện chủ trương “Ly nông bất ly hương” đã
thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế nông thôn một cách toàn diện. Thái Lan có chính sách cho thuê đất dài hạn hay cấm trồng các loại cây không thích hợp trên từng loại đất đã thúc đẩy việc quản lý và sử dụng đất có hiệu quả hơn.
Theo báo cáo của Tổ chức FAO, nhờ các phương pháp tạo giống hiện đại như đột biến thực nghiệm, công nghệ sinh học bao gồm nuôi cấy bao phấn cứu phôi, dung hợp tế bào trần, kỹ thuật gen… các nước trồng lúa trên thế giới đã tạo ra nhiều giống đột biến, trong đó có các nước như Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Mỹ là những quốc gia đi đầu. Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn Trung Quốc đã tạo ra nhiều giống lúa thuần khác nhau, bằng kỹ thuật gen cũng đã chuyển được một số gen kháng bệnh virus, kháng đạo ôn bạc lá, sâu đục thân[29].
Một số nước đã ứng dụng công nghệ thông tin xác định hàm lượng dinh dưỡng dựa trên phân tích lá, phân tích đất để bón phân cho cây ăn quả như ở Israel, Philipin, Hà Lan, Mỹ, Nhật ..., kết hợp giữa bón phân vào đất, phun phân qua lá, phân vi lượng, chất kích thích, điều hoà sinh trưởng đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất như ở Mỹ, Israel, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Nhật Bản [28]. Bên cạnh đó, vấn đề khai thác đất gò đồi đã đạt được những thành tựu đáng kể ở một số nước trên thế giới. Hướng khai thác chủ yếu trên đất gò đồi là đa dạng hóa cây trồng, kết hợp trồng cây hàng năm với cây lâu năm, trồng rừng với cây nông nghiệp trên cùng một vạt đất dốc [24].
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất [20].
Mặt khác, việc bảo quản nông sản sau thu hoạch đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và đưa ra những tiến bộ kỹ thuật thiết thực nhằm