Một Số Nhận Xét Và Kinh Nghiệm 82386

vụ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội quyết định phát triển vùng giải phóng sang tây An Nhơn. Nhiều vị trí địch ở huyện An Nhơn như Nhơn Phúc, Nhơn Khánh, Cây Bông, Nhơn Mỹ v.v trong thế giằng co giữa ta và địch, ta tấn công, địch tổ chức phản công. Ngày 10 tháng 3 ta giải phóng Nhơn Phúc.

Từ ngày 9 tháng 3 khu vực trọng điểm 1 của tỉnh nổ súng. Các đơn vị vũ trang của ta tập kích diệt địch ở Núi Đất, Thanh Giang, Cát Tường, khu dồn Hòa Đại. Trong 2 ngày, ngày 9 và ngày 10 tháng 3, 5 xã Nhơn An, Nhơn Phong, Cát Nhơn, Cát Thắng, Cát Tường được giải phóng. Ngày 11 tháng 3 địch điều quân đến giải tỏa, bị lực lượng huyện phục kích diệt gọn tại Cát Tường. Trên thế thắng, du kích 2 xã Cát Hanh và Cát Hiệp tấn công địch ở khu dồn Hòa Đại, nhà thờ, ép địch sát đường 1, sau đó địch điều 1 đại đội đi giải tỏa 3 xã phía Nam bị bộ đội huyện Phù Cát diệt gọn.

Thất bại mọi hướng cả trong giữ và chiếm lại, địch hoang mang trước đòn tấn công dồn dập của quân ta. Từ ngày 16 tháng 3, ở Tuy Phước lực lượng vũ trang tỉnh huyện đồng loạt tấn công diệt nhiều vị trí như Lộc Ngãi (Phước Hiệp), Định Thiện (Phước Quang), quận lỵ Tuy Phước, Gò Bồi, tháp Bánh Ít, Trường Úc, trụ sở xã Phước Hiệp, thôn Xuân Mỹ (Phước Sơn), xã Phước Hiệp được giải phóng. Đến đây vùng giải phóng của tỉnh liên hoàn từ Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát.

Ở các huyện phía Bắc tỉnh: du kích căng mình phối hợp với các đơn vị vũ trang tỉnh và bộ đội địa phương bằng lối đánh tập kích tấn công địch ở chốt Đồi Miếu, trụ sở xã Mỹ Chánh, cầu Suối Xen (Mỹ Bình). Du kích các xã có đường số 1 chạy qua rầm rộ tổ chức diệt địch, hỗ trợ hàng ngàn đồng bào các xã Mỹ Chánh, Mỹ Quang, Mỹ Tài, Mỹ Lộc bao vây bức rút các chốt điểm trên địa bàn xã.

Ở Hoài Nhơn, 3 lực lượng vũ trang thi đua giết giặc lập công. Mở đầu là tiếng súng điệt địch của Tiểu đoàn 53 vang lên tại xóm 5 Tấn Thạnh, máy gạo ông Tuận. Tiếp đó đại đội công binh huyện diệt chốt Cây Lê (Hoài Thanh), du kích Hoài Thanh tập kích địch ở xóm 8 Ngọc An đồng thời hỗ trợ quần chúng

bức rút chốt điểm Đồi Ấm, Đồi Tùng, Đồi A, Cống Trường, Trụ Bồ, Trường Xuân Cự Tài, Gò Ông Ninh, v.v.

Đợt 1 chiến dịch Xuân Hè 1975 kết thúc thắng lợi. Tin thắng lợi của ta trên toàn miền Nam cũng dồn dập dội về. Thực hiện mệnh lệnh của Quân khu về tranh thủ thời cơ chung, tạo thời cơ trực tiếp giải phóng hoàn toàn Khu 5 trong thời gian ngắn nhất. Thường vụ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội quyết tâm giải phóng tỉnh bằng lực lượng hiện có. Theo kế hoạch, chúng ta sẽ chiếm lĩnh vị trí xuất phát (Phước Hậu) để tiến vào thị xã Quy Nhơn. Vị trí này do Trung đoàn 93 đảm nhiệm. Các lực lượng vũ trang, Tiểu đoàn 51, 405 đánh chiếm Phước Long, Phước An, Tây An Nhơn làm cánh vu hồi cho Trung đoàn 93; Trung đoàn 92 có nhiệm vụ chiếm Đèo Nhông, Núi Nùng, cắt đường 1 không cho địch điều quân ứng cứu từ phía Bắc tỉnh về; Phối hợp với các đơn vị tập trung của tỉnh, bộ đội huyện và du kích hỗ trợ nhân dân tấn công tiêu diệt địch khắp các địa bàn.

Theo đó, trong đợt 2 các lực lượng vũ trang tỉnh sử dụng lối đánh du kích kết hợp với nổi dậy đồng loạt tấn công các vị trí của địch từ Hoài Nhơn về Phù Mỹ, Phù Cát. Tấn công đến đâu chúng ta giải phóng các huyện tới đó. Sư đoàn 3 phối hợp với một số đơn vị vũ trang tỉnh, đánh đón đầu đường rút quân của địch ở sân bay Gò Quánh, tây Bình Khê. Địch thua bỏ chạy đến đâu, nhân dân và du kích nổi dậy truy bắt tàn quân, chiếm đồn bốt đến đó. Đến 6 giờ sáng ngày 30 Đại đội đặc công Đ30 phục kích diệt 1 trung đội dân vệ tại Tây Định (Phước Hậu). Bàn đạp để tiến vào giải phóng thị xã Quy Nhơn đã mở, thời cơ giải phóng tỉnh đã xuất hiện, Thường vụ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội phát lệnh giải phóng Quy Nhơn. 12 giờ 30 phút ngày 31 tháng 3 tiếng súng giải phóng Quy Nhơn bắt đầu, các đơn vị vũ trang đồng loạt tấn công các cứ điểm trong và xung quanh thị xã Quy Nhơn. Đến 24 giờ ngày 31 tháng 3 cờ cách mạng tung bay trên nóc nhà dinh tỉnh trưởng. 6 giờ ngày 1 tháng 4 năm 1975 cờ giải phóng tung bay trên khắp các căn cứ, công sở, cơ quan đầu não của địch. Tàn quân địch bị ta tấn công vây quét dứt điểm lúc

16 giờ ngày 1 tháng 4 năm 1975.

Tiểu kết chương 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Dưới sự lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, đặc biệt dưới sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp, sáng suốt của Đảng bộ tỉnh Bình Định đã đưa phong trào du kích chiến tranh trong tỉnh phát triển ngày càng mạnh mẽ trở thành đòn bẩy trực tiếp đánh bại từng bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ tại Bình Định. Trong giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1975, Đảng bộ tỉnh đã thể hiện rõ khả năng, trí tuệ của mình trong lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích. Đặc biệt đến chiến dịch tổng hợp Xuân Hè năm 1975, trên cơ sở tạo thời cơ, xác định đúng thời cơ chín muồi, Đảng bộ tỉnh đã phát động toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Bình Định ra quân chớp thời cơ giải phóng hoàn toàn tỉnh nhanh chóng trọn vẹn.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 14

3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT

3.1.1. Ưu điểm

Ngay từ năm 1954 khi Mỹ thực hiện mưu đồ chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, chúng đã nhanh chóng thiết lập bộ máy tay sai phản động ở Bình Định. Hàng loạt chiến lược chiến tranh với những thủ đoạn tàn bạo của Mỹ, Việt Nam cộng hòa không làm quân dân Bình Định khiếp sợ. Suốt cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo sáng suốt, bản lĩnh, trí tuệ của Đảng bộ tỉnh, quân và dân Bình Định đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Trong 10 năm lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975, Đảng bộ tỉnh Bình Định có rất nhiều ưu điểm, nổi lên là:

Thứ nhất:Vận dụng một cách sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng, khu ủy, Quân khu ủy Quân khu V đưa phong trào chiến tranh du kích từng bước giành được những thắng lợi quan trọng.

Cũng như các địa phương khác ở miền Nam và Quân khu V ngay từ những ngày đầu đánh Mỹ, theo tiếng gọi của Trung ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Bình Định xác định con đường duy nhất ở Bình Định thời điểm đó là phát động nhân dân trong tỉnh đứng lên đấu tranh chống Mỹ và tay sai để giải phóng tỉnh nhà. Phương thức chiến tranh duy nhất lúc đó là chiến tranh du kích. Về phương thức chung của loại chiến tranh này đã được Đảng, Bác tổng kết ngay từ khi dân tộc ta chống Pháp. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền khác nhau có đặc trưng khác nhau về đặc điểm địa hình, tình hình dân cư v.v. do đó hình thái chiến tranh du kích ở các địa phương cũng có điểm khác nhau.

Trong 10 năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Bình Định, Đảng bộ tỉnh đã khéo léo lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích trong tỉnh thực hiện hiệu lệnh của Quân khu, đồng thời từng bước giải quyết những yêu cầu, nhiệm

vụ cụ thể của cách mạng tỉnh. Quân khu 5 là một trong những địa bàn chiến lược của cách mạng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bình Định là một trong những tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng của Quân khu 5. Vì vậy, từ năm 1965 khi Mỹ trực tiếp đưa quân viễn chinh Mỹ và quân đồng minh vào miền Nam Việt Nam, theo chỉ đạo của Trung ương, Bộ quốc phòng và khu ủy Quân khu 5 đã chỉ đạo thành lập Sư đoàn 3 (9/1965) tại khu rừng Bà Bơi (Hoài Ân, Bình Định). Các Trung đoàn 2, 12, 22 của Sư đoàn 3 luôn thường trực chiến đấu trên địa bàn tỉnh Bình Định. Do đó, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Định, cuộc đấu tranh của đồng bào chiến sĩ tỉnh Bình Định luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Khu ủy Quân khu 5. Mọi chủ trương, đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của khu ủy Quân khu 5 đều nhanh chóng được Đảng bộ tỉnh Bình Định vận dụng triển khai thực hiện. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là, trong quá trình lãnh đạo nhân dân trong tỉnh tiến hành chiến tranh du kích chống chiến tranh xâm lược của Mỹ và tay sai, Đảng bộ tỉnh Bình Định không dừng lại ở việc vận dụng chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng và Khu ủy Quân khu 5 mà vận dụng những chủ trương đường lối đó một cách sáng tạo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của cách mạng tỉnh nhà. Thực tế 10 năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Bình Định thể hiện rõ điều này. Ví như, trong 2 cuộc phản công mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 của Mỹ, Mỹ và đồng minh mở hàng loạt cuộc càn quét hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta (đặc biệt là lực lượng chủ lực của ta). Để đối phó lại âm mưu, hành động này của Mỹ, Quân ủy khu 5 chủ trương mở hàng loạt chiến dịch trước, trong và sau những cuộc phản công mùa khô của Mỹ hòng tiêu diệt lớn sinh lực địch, thực hiện khẩu hiệu “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. Trước sự chỉ đạo đó của Quân khu 5, Đảng bộ tỉnh Bình Định tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh (nhất là ở các huyện phía Bắc tỉnh) vừa phối hợp với lực lượng của Sư đoàn 3 tổ chức diệt địch, vừa chỉ đạo các lực lượng vũ trang trong tỉnh tổ chức các trận đánh độc lập hòng căng kéo địch ra để đánh,

thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt quân Mỹ, quân đội Việt Nam cộng hòa và quân Nam Triều Tiên, bảo vệ vùng giải phóng, chống địch càn quét, khôi phục phong trào cách mạng các huyện phía Nam tỉnh. Năm 1969, Đảng bộ tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng vũ trang tỉnh thực hiện 4 chiến dịch lớn do Quân khu 5 tổ chức đồng thời Tỉnh ủy còn mở thêm 2 chiến dịch hòng giành và giữ dân. Ở chiến dịch năm 1972 theo Nghị quyết của Trung ương về mở cuộc tấn công chiến lược nhằm giành thắng lợi quyết định. Tại Bình Định, Đảng bộ tỉnh đặt ra yêu cầu: giải phóng và giành quyền làm chủ, tranh chấp đại bộ phận nông thôn…Nghị quyết này của tỉnh trở thành đòn bẩy vững chắc đưa quân dân trong tỉnh tiến lên giải phóng một vùng rộng lớn liên hoàn ở các xã đông, tây An Nhơn đến đông bắc Bình Khê. Cả một địa bàn chiến lược lớn phía Bắc tỉnh bao gồm địa phận hai huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân và 7 xã phía Bắc huyện Phù Mỹ hoàn toàn giải phóng trở thành bàn đạp vững chắc cho quân dân trong tỉnh thọc sâu xuống giải phóng các huyện phía Nam tỉnh. Cuối năm 1974, Trung ương Đảng ra Nghị quyết về giải phóng miền Nam. Trên tinh thần chỉ đạo này, qua hoạt động tổng hợp Xuân Hè năm 1975 thăm dò thế và lực của quân đội Việt Nam cộng hòa tại Bình Định, Đảng bộ tỉnh nhanh chóng hạ quyết tâm giải phóng tỉnh trong Xuân 1975. 31 tháng 3 năm 1975 thị xã Quy Nhơn hoàn toàn giải phóng đã đánh dấu sự toàn thắng của quân dân Bình Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bình Định trở thành một trong những địa phương hoàn thành cách mạng giải phóng sớm ở miền Nam Việt Nam.

Thứ hai: Từng bước kiện toàn bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo phong trào du kích chiến tranh; phát huy được năng lực, trí tuệ của các cấp ủy địa phương đối với phong trào chiến tranh du kích.

Bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định là bộ máy chỉ huy quân sự các cấp. Thực tế cho thấy, việc xây dựng, kiện toàn bộ máy chỉ huy quân sự các cấp ở Bình Định được thực hiện song song với quá trình đẩy mạnh xây dựng 3 lực lượng vũ trang của tỉnh. Tháng 6 năm 1960, tại Đại

hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ III, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo thành lập Ban quân sự tỉnh. Sự kiện này đã đánh dấu mốc cho việc hình thành hoàn chỉnh bộ máy chỉ huy quân sự các cấp ở Bình Định trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Các lực lượng vũ trang theo đó cũng được thành lập trở thành đội quân tiên phong phát động phong trào du kích chiến tranh ở Bình Định. Tính đến năm 1965, Tỉnh đội Bình Định đã thành lập được 2 tiểu đoàn bộ binh là Tiểu đoàn 50(thành lập năm 1963) và Tiểu đoàn 52 (thành lập năm 1965), ngoài ra còn các đại đội, trung đội vũ trang. Từ các lực lượng vũ trang tập trung dần phiên chế thành các phân đội chuyên môn như đặc công, công binh, trinh sát, bắn máy bay v.v. Lực lượng dân quân du kích cũng không nằm ngoài cách thức tổ chức này. Lúc đầu dân quân du kích được biết đến bởi hai cách thức tổ chức là du kích tập trung và du kích bán tập trung, đến năm 1968 ở Bình Định đã tổ chức được du kích đặc công, du kích công binh, du kích chuyên bắn, du kích mật v.v.

Tuy nhiên, các đơn vị lực lượng vũ trang ở Bình Định giai đoạn này chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, phổ biến là trung đội và đại đội, cơ quan chính trị chưa hoàn chỉnh. Trong mỗi đơn vị vũ trang địa phương đều có 2 người quản lý ở 2 mảng khác nhau: một người chịu trách nhiệm về mặt quân sự còn một người chịu trách nhiệm về công tác chính trị tư tưởng của đơn vị trong xây dựng cũng như trong chiến đấu.

Cấp ủy Đảng địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng chính trị cho các chiến sĩ, đồng thời xây dựng, củng cố tổ chức lãnh đạo chỉ huy và trực tiếp chỉ huy tác chiến của các lực lượng vũ trang theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Việc phát huy vai trò của cấp ủy Đảng địa phương trong bộ máy chỉ huy quân sự tỉnh là một sáng tạo lớn của Đảng bộ Bình Định. Nó không những phát huy được năng lực, trí tuệ của cấp ủy Đảng địa phương, mà còn đảm bảo được vai trò lãnh đạo của bộ máy chỉ huy quân sự trong bối cảnh thiếu thốn về cán bộ lãnh đạo. Bên cạnh sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng địa phương, các lực lượng vũ trang ở Bình Định còn nhận được sự chỉ đạo sâu sát của Quân khu ủy và

Bộ quốc phòng về mặt quân sự.

Với bộ máy quản lý quân sự tinh nhanh, chặt chẽ, quy củ giúp cho Tỉnh Đội, Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Định dễ dàng huy động được sự hiệp đồng của 3 lực lượng: bộ đội tỉnh, bộ đội huyện và dân quân du kích trong hỗ trợ, phát động quần chúng diệt giặc phá kèm, cũng như trong đấu tranh chống Mỹ và tay sai. Từ năm 1965, khi Mỹ trực tiếp đưa quân chiến đấu Mỹ và đồng minh vào Bình Định, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân Bình Định gặp nhiều khó khăn hơn. Trong quá trình tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”, kẻ thù bằng nhiều thủ đoạn thâm độc đã gây nên nhiều thiệt hại nghiêm trọng về sức người ở Bình Định. Bên cạnh sự hy sinh của quân dân Bình Định nói chung còn có một bộ phận không nhỏ các cán bộ chủ chốt đã ngã xuống. Khi kẻ thù tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, sự tồn tại phát triển mạnh mẽ, rộng khắp mạng lưới Ủy ban Phượng Hoàng, hệ thống gián điệp, mật vụ, cùng với đó là phân loại gia đình quần chúng mà kẻ thù áp dụng đều nhằm mục tiêu triệt phá cơ sở chính trị của ta ở nông thôn. Bất chấp thủ đoạn, những hành động tàn ác của địch có lúc cũng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho phía cách mạng Bình Định ở nhiều nơi. Bộ máy quân sự vốn tinh gọn gặp phải không ít trở ngại khi bị hao hụt về cán bộ lãnh đạo. Ví như sau chiến dịch Mậu Thân năm 1968, ở Bình Định có tới 744 cán bộ đảng viên hy sinh. Nhiều xã không có cán bộ lãnh đạo. Tuy nhiên trong 10 năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Bình Định, nhờ việc đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, huấn luyện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ đảng viên và chiến sĩ của các cấp ủy Đảng nên việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh và Quân ủy khu 5 luôn được thông suốt. Sự thiếu hụt cán bộ được bổ sung kịp thời, hơn nữa quân dân trong tỉnh chiến đấu hy sinh theo tinh thần tự nguyện, tự giác là một trong những điều kiện thuận lợi cơ bản đảm bảo cho bộ máy chỉ huy quân sự các cấp hoạt động có hiệu quả rõ rệt.

Thứ ba: Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, phát triển chiến tranh du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023