DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý | |
GDĐT | Giáo dục đào tạo |
GV | |
HS | Học sinh |
TNTP HCM | Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh |
TPT | Tổng phụ trách |
THCS |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Làm Tổng Phụ Trách Đội Ở Trường Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở
- Vị Trí, Vai Trò Của Công Tác Đội Trong Trường Học
- Nội Dung Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Làm Tổng Phụ Trách Đội Ở Trường Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1. Mức tiền phụ cấp cho giáo viên làm Tổng phụ trách đội 29
Bảng 2.1. Thực trạng cơ cấu giới tính, dân tộc của đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội huyện Phú Bình 40
Bảng 2.2. Thâm niên của đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội huyện
Phú Bình tính đến tháng 2/2020 41
Bảng 2.3. Trình độ của đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội 42
Bảng 2.4. Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giáo viên làm Tổng
phụ trách đội 43
Bảng 2.5. Thực trạng chuẩn bị nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trước khi
làm Tổng phụ trách đội ở huyện Phú Bình 44
Bảng 2.6. Thực trạng chất lượng tổ chức các hoạt động đội 44
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về phẩm chất của giáo viên làm Tổng
phụ trách đội 46
Bảng 2.8. Tự đánh giá của GV làm Tổng phụ trách về năng lực làm Tổng
phụ trách đội 48
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV về quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo
viên làm Tổng phụ trách đội 51
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ
giáo viên làm Tổng phụ trách đội 53
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên làm Tổng phụ trách đội 58
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL, GV về tạo môi trường cho GV làm Tổng
phụ trách đội 62
Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác phát triển đội ngũ giáo
viên làm tổng phụ trách đội 64
Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo
viên làm Tổng phụ trách đội 67
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất 96
Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 97
Sơ đồ 1.1. Phát triển đội ngũ GV làm TPT đội 32
Sơ đồ 3.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội 79
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
đội ngũ giáo viên luôn được xem là lực lượng nòng cốt, quyết định chất lượng giáo dục. Đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, giáo viên là nhân tố chủ chốt, quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong nhà trường, giáo viên là linh hồn của các hoạt động giáo dục. Do đó, phát triển đội ngũ giáo viên thuộc bất kỳ lĩnh vực chuyên môn nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết. Phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường cũng thế.
Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII cũng đã xác định "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục". Do đó, muốn phát triển giáo dục và đào tạo phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Điều đó được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội (2011- 2020) đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược".
Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tầm hoạt động và giao lưu của con người được mở rộng, học sinh bị phân tán vào nhiều hoạt động. Vì vậy, việc tập hợp, giáo dục đội viên thông qua các phong trào đội ngày càng khó khăn và phức tạp, đặc biệt trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Để các em học sinh có thể hoàn thiện nhân cách trong một môi trường giáo dục tốt nhất, cần phải có sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho các em, trong đó các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt là lực lượng giáo viên làm tổng phụ
trách đội, người mà thường xuyên, trực tiếp tác động đến các hoạt động giáo dục như: Quản lý nề nếp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, trải nghiệm, rèn kỹ năng sống và giá trị sống, văn hóa ứng xử, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong nhà trường…Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên làm tổng phụ trách đội cần phải không ngừng học tập, nghiên cứu qua từng lĩnh vực để áp dụng vào thực tế hoạt động đội của mình. Muốn làm được điều đó, lực lượng giáo viên Tổng phụ trách cần phải nỗ lực trong công tác, phải có kiến thức sâu, rộng và có sự am hiểu trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, những kỹ năng cần thiết để đáp ứng vào việc tổ chức các hoạt động của giáo dục qua từng chủ đề, chủ điểm tháng trong năm học của các nhà trường. Vì lẽ đó việc đòi hỏi lực lượng giáo viên làm tổng phụ trách đội cần có cách tổ chức khoa học nhiều phong trào thiết thực, phù hợp với địa phương của nhà trường để tập hợp thu hút các em học sinh vào phong trào của đội một cách thiết thực, vừa có ý nghĩa giáo dục vừa bổ ích cho các em.
Xã hội càng có nhiều thay đổi và càng phức tạp thì công tác đội trong nhà trường càng có vai trò quan trọng. Chính vì lẽ đó mà các cấp, các ngành luôn quan tâm sát sao đến từng hoạt động bởi vì đây là lớp trẻ kế thừa những giá trị tốt đẹp của dân tộc, là những thế hệ đầy tiềm năng, là nguồn nhân lực chủ yếu tiếp thu khoa học một cách nhanh chóng để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước tình hình đó đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội vừa là thầy cô giáo vừa là người anh, chị của các em trong các hoạt động giáo dục nên phải luôn luôn trau dồi, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu của các em trong tình hình hiện nay.
Xác định được vai trò của đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người, trong những năm qua tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên có nhiều cố gắng trong việc đầu tư cho đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội: Tập huấn cho giáo viên làm tổng phụ trách vào đầu năm học mới, giao ban tổng phụ trách một lần/tháng, tổ chức thăm
quan học tập kinh nghiệm tại tỉnh bạn một lần/ năm…Tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động phong trào trong các nhà trường vẫn còn gặp không ít những khó khăn như: tình trạng bạo lực học đường, vi phạm đạo đức của nhà giáo, học sinh, công tác an ninh trật tự trong trường học nhất là sự ảnh hưởng của internet qua các trang mạng facebook đã có những luồng tư tưởng không lành mạnh du nhập vào trong nhà trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, giá trị sống cho học sinh. Trong việc phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách, vấn đề chất lượng cần phải được quan tâm đúng mức, được giải quyết một cách căn bản để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Việc xác định vị trí vai trò của giáo viên làm tổng phụ trách đội trong nhà trường và tầm ảnh hưởng của giáo viên làm tổng phụ trách đội trong các hoạt động phong trào của nhà trường là nhiệm vụ then chốt, nó quyết định đến sự thành, bại trong các hoạt động của nhà trường.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội các trường Tiểu học, THCS huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội tại các trường Tiểu học, THCS huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội của huyện nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý của Phòng Giáo dục Đào tạo đối với Đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách Đội các trường Tiểu học, THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội các trường Tiểu học, THCS huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
4. Giả thuyết khoa học
Đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội của huyện Phú Bình tuy đã được quan tâm phát triển và bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu trong việc trong việc tổ chức các hoạt động, phong trào cho thiếu niên, nhi đồng trong các trường Tiểu học, THCS trong huyện, song đội ngũ này còn nhiều bất cập về phẩm chất và năng lực do chưa được đào tạo chính quy về nghiệp vụ công tác đội, chỉ là giáo viên làm kiêm nhiệm, lại bị thay đổi hàng năm do sự phân công nhiệm vụ của hiệu trưởng). đội ngũ này sẽ phát triển đồng đều và có nghiệp vụ chuyên sâu nếu đề ra và áp dụng một số biện pháp phát triển phù hợp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội ở trường Tiểu học, THCS.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội và thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội tại các trường Tiểu học, THCS huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội của các trường Tiểu học, THCS huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Chủ thể quản lý đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội là Phòng Giáo dục Đào tạo cấp huyện và Hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS thuộc Phòng.
Đề tài nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm học 2017-2018, 2018-2019, 2019-2020 và định hướng phát triển đến năm 2020.
Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu tới các trường Tiểu học, THCS, trong phạm vi huyện Phú Bình, tỉnh Thái nguyên, đó là các trường: Các trường tiểu học, THCS huyện Phú Bình: Tiểu học Dương Thành,
Tiểu học Thanh Ninh, Tiểu học Lương Phú, Tiểu học Kha Sơn, tiểu học Hương Sơn; THCS Dương Thành, THCS Thanh Ninh, THCS Lương Phú, THCS Kha Sơn, THCS Hương Sơn.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan đến đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội và phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội, làm cơ sở để khảo sát thực trạng, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra: Phương pháp này được sử dụng trong đề tài với mục đích nhằm tìm hiểu thực trạng đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội, thực trạng phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và nguyên nhân của thực trạng.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Phương pháp này sử dụng để thu thập các thông tin thực tế về đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học và THCS và kinh nghiệm phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học và THCS ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
+ Phương pháp phỏng vấn: Được sử dụng với mục đích tìm hiểu những nhận xét, đánh giá về đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội và phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học, THCS.
+ Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của cán bộ quản lý cấp Sở, cấp phòng, cán bộ quản lý các trường Tiểu học, THCS, cán bộ đoàn, Hội đồng đội, huyện đoàn, các giáo viên làm tổng phụ trách có kinh nghiệm.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm sử lý các số liệu thu được.