Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường mầm non tư thục tại quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT‌


Viết tắt viết đầy đủ

CBQL Cán bộ quản lý

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

UBND Ủy ban nhân dân

HĐQT Hội đồng quản trị

DANH MỤC CÁC BẢNG‌

Bảng 2.1. Chất lượng giáo dục 36

Bảng 2.2. Chất lượng chăm sóc 37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Bảng 2.3. Quy ước mã hóa xử lý và định khoảng điểm trung bình 44

Bảng 2.4. Thống kê số lượng CBQL các Trường Mầm non năm học 2016 - 2017 46

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường mầm non tư thục tại quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh - 2

Bảng 2.5. Thống kê số lượng CBQL ở các Trường Mầm non đạt chuẩn 46

Bảng 2.6. Thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của CBQL qua

đánh giá của CBQL 49

Bảng 2.7. Thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của CBQL qua

giáo viên đánh giá 51

Bảng 2.8. Thực trạng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm CBQL qua

đánh giá của CBQL 52

Bảng 2.9. Thực trạng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm CBQL qua

đánh giá của giáo viên 52

Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL qua đánh

giá của CBQL 54

Bảng 2.11. Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL qua đánh giá của chủ trưởng (hội đồng quản trị) lãnh đạo cơ quan quản lý

giáo dục 55

Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL

qua đánh giá của CBQL 57

Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL qua đánh giá của chủ trường (hội đồng quản trị)/ lãnh đạo cơ quan

quản lý giáo dục 58

Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL qua đánh giá của CBQL 59

Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL qua đánh giá của chủ trường (hội đồng quản

trị)/ lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục 60

Bảng 2.16. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL qua đánh giá của CBQL 61

Bảng 2.17. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL qua đánh giá của chủ trường (hội đồng quản trị)/ lãnh đạo cơ

quan quản lý giáo dục 62

Bảng 2.18. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL qua đánh giá của CBQL 63

Bảng 2.19. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL qua chủ trường (hội đồng quản trị) / lãnh đạo cơ quan quản

lý giáo dục đánh giá 64

Bảng 2.20. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL qua giáo viên đánh giá 65

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá của CBQL và chủ trường (hội đồng quản trị) về

tính cần thiết của các biện pháp 89

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá của CBQL và chủ trường (hội đồng quản trị) về

tính khả thi của các biện pháp 90

Bảng 3.3. Tổng hợp thứ hạng và tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp 78 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận

Thủ Đức, Tp. HCM 28

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Diễn tả kết quả khảo sát giáo viên về tầm quan trọng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL 47

Biểu đồ 2.2. Diễn tả kết quả khảo sát CBQL về tầm quan trọng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL 48

Biểu đồ 2.3. Diễn tả kết quả khảo sát chủ trường (hội đồng quản trị) lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục về tầm quan trọng trong hoạt

động đào tạo, bồi dưỡng CBQL 48



1. Lý do chọn đề tài‌

MỞ ĐẦU

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X và Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu và đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ CBQL là khâu then chốt. Với khẳng định trên, giáo dục là nhân tố quyết định việc tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non đặt nền móng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trường Mầm non có nhiệm vụ kép: vừa chăm sóc và vừa giáo dục trẻ, đây là điểm mà bậc học mầm non khác biệt với các bậc học khác. Vì vậy, việc quản lý Trường Mầm non đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ đội ngũ CBQL; bên cạnh lòng yêu nghề, mến trẻ họ còn phải hội tụ những năng lực, phẩm chất mà Thông tư 17/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong Chuẩn Hiệu trưởng yêu cầu. Đó là: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, năng lực quản lý Trường Mầm non, năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội.

Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của CBQL, trong những năm qua Ủy ban Nhân dân quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh luôn bám sát đường lối của Đảng trong giáo dục, vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiễn địa phương. Vì vậy, công tác xây dựng phát triển đội ngũ CBQLMN đã có sự chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, trong thực tế đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục quận Thư Đức xét về năng lực quản lý nhà trường, chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Vì vậy, song song với việc quy hoạch mạng lưới trường lớp đến năm 2020, vấn đề phát triển đội ngũ


CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức là một trong những vấn đề cần được quan tâm hơn, để tìm ra những nguồn nhân lực mới nhằm phát triển đội ngũ CBQL kế cận có trình độ trên chuẩn đáp ứng được những thay đổi của xã hội và thế giới.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục, tác giả đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Hiện nay phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh được chú trọng và quan tâm. Tuy nhiên, để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, thực trực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức vẫn còn những hạn chế nhất định. Từ việc đánh giá thực trạng và tìm ra nguyên nhân của những bất cập đó, sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.


5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

5.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL Trường Mầm non theo Chuẩn Hiệu trưởng do Bộ GD&ĐT ban hành năm 2011.

- Giới hạn chủ thể quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng: Chủ trường (Hội đồng quản trị).

- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: 43/ 95 Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Giới hạn về khách thể điều tra:

+ Đội ngũ CBQL Trường Mầm non bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; số lượng: 100 người.

+ Lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục: 1 người.

+ Chủ trường (Hội đồng quản trị): 30 người.

+ Một số giáo viên làm đại diện (giáo viên nằm trong diện quy hoạch hoặc giáo viên là khối trưởng các khối); số lượng là 120 người.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc

Nghiên cứu phát triển đội ngũ CBQL một cách toàn diện dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận trong một chỉnh thể. Kết quả nghiên cứu được trình bày có hệ thống và cấu trúc theo một trình tự khoa học; đồng thời


các biện pháp được đề xuất phải dựa trên một quy trình cụ thể.

Vận dụng quan điểm hệ thống, cấu trúc vào đề tài này, tác giả nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh; trong đó, tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào nội dung quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL dựa trên Chuẩn Hiệu trưởng và theo các chức năng quản lý gồm: chức năng kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra đánh giá.

Các biện pháp được tác giả đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức và sắp xếp trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo một chỉnh thể thống nhất.

7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic

Tác giả tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh các vấn đề của phát triển đội ngũ CBQL ở những năm gần đây (giai đoạn 2014 - 2017) trong không gian và thời gian cụ thể để điều tra khách quan nhất. Việc đề xuất khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được thực hiện theo một trình tự khoa học.

Mỗi sự vật hiện tượng đều có quá trình phát triển từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Ba thời kỳ này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì thế, cần dựa vào quan điểm này để đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, nó còn thừa hưởng những ưu điểm, kết quả đạt được trong quá khứ cũng như khắc phục những hạn chế trong hoạt động này nhằm hướng đến sự phát triển trong tương lai.

7.1.3. Quan điểm thực tiễn

Tác giả dựa trên thực trạng khảo sát quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở 43 Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức làm đại diện nhằm góp phần nâng cao chất lượng phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích tổng hợp hệ thống hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí