chế cho thị trường chứng khoán, suy cho cùng là nhằm bảo vệ có hiệu quả lợi ích của cổ đông thiểu số trước những luồng thông tin bất cân xứng. Không phải ngẫu nhiên, hai quốc gia có mô hình thị trường chứng khoán phát triển với cổ đông phân tán rộng trong dân cư là Anh và Hoa Kỳ cũng chính là những quốc gia có hệ thống pháp luật được đánh giá là bảo vệ cổ đông ở mức cao.
Thứ hai, bảo vệ cổ đông tốt góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, bởi nó khuyến khích việc chuyển tiết kiệm trong dân cư thành nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn được chuyển đến những người sử dụng có hiệu quả, nhờ vậy, việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực trở nên hiệu quả hơn.
Như vậy, các công ty, nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách chia sẻ lợi ích chung trong việc bảo vệ các cổ đông trong công ty cổ phần.
1.2.4. Bảo vệ cổ đông theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới
Các quốc gia có mức độ bảo vệ cổ đông khác nhau, tùy thuộc và các quy định pháp luật cũng như khả năng đáp ứng của các thiết chế thực thi. Trong cố gắng đưa ra một mẫu chung về mức độ bảo vệ cổ đông trong các hệ thống pháp luật khác nhau, Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-Silanesb, Andrei Shleifera và Robert Vishny, các giáo sư Đại học Havard và Chicago, Mỹ đã tiến hành khảo sát luật lệ về bảo vệ cổ đông và chất lượng thực thi tại 49 quốc gia trải khắp từ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Úc, các công ty được khảo sát là công ty có phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng (public traded firms) và có ít nhất 5 nhà đầu tư không phải là tổ chức tài chính. Các tác giả dựa trên những tiêu chí sau để đánh giá:
(1) Nguyên tắc một cổ phần - một cổ phiếu biểu quyết (one share - one vote rule);
(2) Cơ chế ủy quyền bằng thư (proxy buy mail);
(3) Cơ chế bầu gộp hay đại diện theo tỷ lệ (cumulative voting or proportional presentation);
(4) Cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số (oppressed minorities mechanism;
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam - 2
- Khái Niệm Về Công Ty Cổ Phần Theo Pháp Luật Việt Nam
- Khái Quát Về Bảo Vệ Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần
- Bảo Vệ Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp (2005)
- Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam - 7
- Công Khai Hóa Các Giao Dịch Tư Lợi Và Các Lợi Ích Liên Quan
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
(5) Quyền ưu tiên mua cổ phần mới phát hành (pre-emptive rights);
(6) Tỷ lệ cổ phần để yêu cầu triệu tập cuộc họp cổ đông bất thường (% of share capital to call an extraodinary meeting);
(7) Cổ tức bắt buộc (mandory dividend).
Tiêu chí một cổ phần - một phiếu biểu quyết: Cơ chế thực hiện quyền bỏ phiếu là trọng tâm khi đánh giá mức độ bảo vệ cổ đông trong luật bởi cổ đông thực hiện quyền lực của mình trong công ty thông qua việc bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị và phê chuẩn những vấn đề quan trọng của công ty. Luật ghi nhận nguyên tắc này có ý nghĩa lớn: Đảm bảo cho mọi cổ đông phổ thông đều có quyền biểu quyết trong cuộc họp cổ đông. Như vậy, mọi quy định của điều lệ công ty giới hạn quyền này là trái luật. Tuy nhiên, nguyên tắc một cổ phần - một phiếu biểu quyết chỉ áp dụng đối với cổ phần phổ thông, việc công ty đặt ra các loại cổ phần không có quyền biểu quyết hay cổ phần có số phiếu biểu quyết cao hơn 1 không được coi vi phạm nguyên tắc này.
Theo luật công ty nhiều nước, cổ đông muốn thực hiện quyền biểu quyết hoặc phải trực tiếp đến dự cuộc họp hoặc ủy quyền cho một người đại diện cho mình bỏ phiếu. Quy định gây khó khăn cho các công ty phát hành chứng khoán (công ty công cộng) với số cổ đông lên đến hàng ngàn người ở cả trong và ngoài nước. Chẳng hạn như ở Nhật, do quyền bỏ phiếu qua thư chưa được ghi nhận, các cổ đông gặp không ít khó khăn khi thực hiện quyền của mình trong cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông tổ chức vào một ngày duy nhất cuối tháng 6 [26, tr. 16].
Chế độ ủy quyền qua thư: cổ đông vừa có thể thực hiện được quyền bỏ phiếu mà công ty cũng không phải bận tâm quá nhiều đến các vấn đề như địa
điểm tổ chức họp, đi lại của cổ đông…Trong 49 quốc gia được khảo sát, chỉ 9 quốc gia quy định thiết lập chế độ này; trong đó có đến 7 nước thuộc hệ thống thông luật như Anh, Mỹ, Úc, Canada, Nam Phi.
Chế độ bỏ phiếu gộp để cổ đông lập ra Hội đồng quản trị, tỷ lệ luật các nước ghi nhận không nhiều: chiếm 13/49 nước được khảo sát (27%). Chế độ bầu gộp là một "sáng kiến" nhằm đảm bảo công bằng cho cổ đông thiểu số. Trong cách bầu thông thường (bầu trực tiếp), nếu công ty có một nhóm cổ đông nắm 70% cổ phần, khi bầu Hội đồng quản trị gồm 3 thành viên/4 ứng cử viên thì nhóm cổ đông nắm 30% cổ phần khó có cơ hội bầu được một người đại diện cho mình. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách bầu gộp, cổ đông được dồn toàn bộ số phiếu của mình để bầu cho một người duy nhất. Vì thế người này hầu như chắc chắn thắng cử.
Để cổ đông thiểu số chống lại sự "đàn áp" của người quản lý, luật trao cho nhóm cổ đông sở hữu lượng cổ phiếu nhất định một số quyền như quyền khởi kiện các quyết định của Đại hội cổ đông, người quản lý, quyền yêu công ty mua lại cổ phần khi phản đối các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về các vấn đề trọng đại như quyết định sáp nhập, bán tài sản giá trị lớn.
Quyền ưu tiên mua cổ phần mới phát hành của cổ đông cũng là một tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ cổ đông trong luật. Quyền này được quy định trong luật của 26/49 nước.
Ở một số quốc gia, luật buộc công ty cổ phần phải dành một tỷ lệ lợi nhuận nhất định để trả cổ tức cho cổ đông. Quy định này có vẻ như giới hạn quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng là một công cụ pháp lý để bảo vệ lợi ích của cổ đông khi các công cụ bảo vệ khác tỏ ra kém hiệu lực. Luật Doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ quan điểm này khi quy định cổ đông ưu đãi cổ tức có quyền hưởng một mức cổ tức cố định hàng năm, kể cả khi công ty kinh doanh thua lỗ.
Cuộc nghiên cứu cho thấy một số nhận định thú vị. Pháp luật của nước theo thông luật (common law) chiếm ngôi đầu bảng, tức bảo vệ cổ đông mạnh nhất; các nước theo dân luật Pháp (French civil law) ở vị trí cuối cùng và các nước theo dân luật Đức (Germab civil law) và nước Scandinavia đứng ở giữa trong bảng xếp hạng về mức độ bảo vệ cổ đông.
Về thực thi luật lệ bảo vệ cổ đông cũng khác nhau trên thế giới. Cũng theo khảo sát của nhóm tác giả trên, thực thi mạnh mẽ nhất vẫn là các nước theo thông luật, yếu nhất là các nước theo truyền thống dân luật Pháp. Các công cụ được sử dụng để đánh giá mức độ thực thi các quyền của cổ đông, gồm: Hiệu quả của hệ thống tư pháp; Sự tuân thủ pháp luật; Tình trạng tham nhũng; Rủi ro bị quốc hữu hóa và vô hiệu hóa hợp đồng; Chất lượng của các tiêu chuẩn kiểm toán [26, tr. 25].
Khảo sát khẳng định luận điểm rằng một cổ đông ở các hệ thống pháp luật khác nhau được hưởng những quyền khác nhau. Cơ chế đảm bảo các quyền này cũng khác nhau ở từng nước. Là cổ đông ở Anh chắc chắn khác với làm cổ đông ở Mỹ và khác xa với ở Đức hay Nhật.
1.2.5. Bảo vệ cổ đông theo Bộ Nguyên tắc quản trị công ty của OECD
Bộ Nguyên tắc quản trị công ty được OECD xây dựng năm 1999, sửa đổi năm 2004 dựa trên các nhân tố của các mô hình quản trị công khác nhau trên thế giới. Bộ Nguyên tắc nêu lên những khuyến nghị hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách trong quá trình xây dựng khung pháp lý, thể chế phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa của quốc gia mình, cũng như giúp các doanh nghiệp, hiệp hội xây dựng các quy tắc tốt nhất về quản trị công ty (best practices of corporate govermance). Tuy vậy, như bản thân từ nguyên tắc, Bộ Nguyên tắc không sắp sẵn các quy định pháp luật cụ thể mà chỉ nêu ra những mục tiêu khái quát và các biện pháp để đạt mục tiêu đó.
Bộ Nguuyên tắc gồm: (i) Bảo đảm cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả; (ii) Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu chính; (iii) Đối xử công bằng giữa các cổ đông; Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty; (iv) Công khai minh bạch; (v) Trách nhiệm Hội đồng quản trị.
Liên quan đến bảo vệ cổ đông, các khuyến nghị này đưa ra 2 nguyên tắc lớn. Đi ngược lại phương thức khái quát hóa của OECD, tác giả sẽ phân tích các nguyên tắc dưới lăng kính của các quy định cụ thể trong luật một số quốc gia, mà chủ yếu là Mỹ, nước được đánh giá là bảo vệ cổ đông hiệu quả nhất trong một số nước trong khu vực.
Nguyên tắc 1: Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu chính
Khuôn khổ quản trị công ty cần bảo vệ và thúc đẩy việc thực hiện các quyền cơ bản của cổ đông. Các quyền cơ bản của cổ đông bao gồm: (i) Quyền được đảm bảo các phương thức đăng ký quyền sở hữu; (ii) Quyền chuyển nhượng hoặc chuyển giao cổ phần; (iii) Quyền tiếp cận các thông tin trọng yếu và liên quan đến công ty kịp thời và đều đặn; (iv) Quyền tham dự và bỏ phiếu trong Đại hội cổ đông; (v) Quyền bầu và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị; (vi) Quyền được chia lợi nhuận của công ty.
Luật các nước ghi nhận các quyền trên của cổ đông ở mức độ khác nhau. Mỹ không quy định quyền nhận cổ tức của cổ đông, họ lập luận rằng cổ đông mua cổ phần của công ty với hy vọng tăng lãi vốn do giá cổ phiếu tăng nhiều hơn là được chia cổ tức; hơn nữa thực tế nhiều công ty lớn của Mỹ không chia cổ tức đã nhiều năm và dành tiền đó để tái đầu tư mở rộng sản xuất. Phạm vi của các quyền cũng không như nhau.
Ngoài ra, ở Mỹ quyền xem xét thông tin về công ty của cổ đông giới hạn trong 3 loại sổ sách (i) biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; (ii) sổ sách kế toán; (iii) sổ đăng ký cổ đông, danh sách cổ đông.
Luật cũng quy định chặt chẽ thủ tục xem sổ sách: cổ đông phải gửi yêu cầu 5 ngày trước ngày muốn xem sổ sách và được bố trí trong một thời gian hợp lý trong giờ làm việc để thực hiện quyền này [15, tr. 212].
Cổ đông ở 4 nước: Philippines, Thái Lan, Singapore và Malaysia có quyền nhận các tài liệu trước cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hàng năm, gồm
(i) bảng cân đối tài sản đã được kiểm toán; (ii) báo cáo của kiểm toán viên về sổ sách kế toán của công ty; (iii) báo cáo của thành viên Hội đồng quản trị về tình trạng tài chính và kết quả kinh doanh. Luật công ty Philippines, Thái Lan cũng quy định quyền của bất cứ cổ đông nào được kiểm tra và sao chép tại thời điểm hợp lý những tài liệu sau: (i) sổ sách kế toán của công ty; (ii) biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Singapore và Malaysia, cổ đông có quyền kiểm tra và sao lại các sổ đăng ký của công ty như sổ đăng ký của các cổ đông, sổ đăng ký cổ phần của các thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc và các kiểm toán viên…Ngoài ra, các công ty phải duy trì văn phòng đăng ký để công chúng dễ tiếp cận và phải có thư ký trợ giúp cổ đông kiểm tra sổ đăng ký. Nếu nhân viên quản lý công ty từ chối quyền này của cổ đông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự [15, tr. 56-57].
Cần quy định quyền của cổ đông được tham gia và được thông tin đầy đủ về những quyết định liên quan đến những thay đổi căn bản của công ty như: sửa đổi các văn bản liên quan đến quản trị công ty như điều lệ; cho phép phát hành thêm cổ phiếu; các giao dịch bất thường bao gồm bán tài sản quan trọng trong công ty.
Luật của các nước Philippines, Thái Lan, Singapore, Malaysia quy định các giao dịch cơ bản của công ty cần được cổ đông bỏ phiếu quyết định với tỷ lệ cao (3/4 hoặc 2/3 cổ phần biểu quyết). Tuy nhiên, để tránh việc lạm dụng quyền phủ quyết với các quyết định kinh doanh thông thường, đảm bảo sự linh hoạt của công, luật quy định chặt chẽ những quyết định nào nhất thiết phải có sự phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông [43, tr. 53].
Tại Mỹ, các quyết định này liên quan đến và các vấn đề sửa đổi điều lệ, sáp nhập, giải thể, bán tài sản quan trọng nằm ngoài tiến trình kinh doanh bình thường.
Các cổ đông cần được tạo điều kiện tham gia và bỏ phiếu trong các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông một cách hiệu quả, được thông tin đầy đủ về các quy tắc của cuộc họp, bao gồm cả thủ tục bỏ phiếu.
1. Cổ đông cần được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về thời gian, địa điểm và chương trình của cuộc họp cũng như các vấn đề sẽ được quyết định tài cuộc họp.
Luật các nước quy định công ty có nghĩa vụ gửi thông báo về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đến từng cổ đông. Thời hạn nhận giấy mời họp ở các nước cũng được ấn định khác nhau. Ví dụ ở một nước châu Á: Trung Quốc thời hạn là 30 ngày, Hàn Quốc, Singapore là 14 ngày, Thái Lan, Việt Nam chỉ cần báo trước 7 ngày khai mạc [19, tr. 154]. Kèm theo giấy mời họp phải có chương trình họp và các tài liệu làm cơ sở cho cổ đông thảo luận.
2. Cổ đông cần có cơ hội đặt câu hỏi cho Hội đồng quản trị, bao gồm câu hỏi liên quan đến kiểm toán độc lập hàng năm, có cơ hội kiến nghị nội dung chương trình họp, nghị quyết với một số hạn chế nhất định.
Luật các nước đều quy định cổ đông có quyền kiến nghị về chương trình họp Đại hội đồng cổ đông, cũng là điều hợp lý khi cơ hội này không được phân phát cho mọi cổ đông mà chỉ trao cho cổ đông nào sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhất định theo luật và điều lệ công ty. Hàn Quốc, cổ đông chỉ cần nắm 3% tổng số cổ phần trong công ty không niêm yết hay 1% trong công ty niêm yết là đã có thể kiến nghị một vấn đề vào chương trình họp [19, tr. 5].
3. Cần thúc đẩy cổ đông tham gia có hiệu quả vào các quyết định quản trị quan trọng của công ty như việc bổ nhiệm Hội đồng quản trị, chính sách lương thưởng cho thành viên Hội đồng quản trị và các nhà điều hành công ty.
4. Cổ đông có quyền bỏ phiếu trực tiếp hoặc trong trường hợp vắng mặt, giá trị của lá phiếu trong hai trường hợp như nhau.
Để đảm bảo quyền bỏ phiếu trong cuộc họp cổ đông, luật các nước đều cho phép cổ đông ủy quyền cho người khác thay mặt mình biểu quyết hoặc bỏ phiếu qua thư. Một cơ chế phổ biến ở nhiều quốc gia là cơ chế ủy quyền biểu quyết đem lại lợi ích cho cả cổ đông và công ty. Khác với chế độ ủy quyền cho người khác thông thường, công ty gửi một tờ ủy quyền in sẵn đến cổ đông có quyền dự họp, người này điền vào và gửi trả lại công ty. Văn bản ủy quyền chứa đựng đầy đủ các vấn đề sẽ được đưa ra bàn trong cuộc họp. Muốn đủ cơ số cho cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị phải lập ra một nhóm người đại diện đi thu thập ủy quyền. Nhóm người này sẽ bỏ phiếu biểu quyết theo ý chí của cổ đông đã ủy quyền. Tại Mỹ, thu thập ủy quyền thực sự là một cuộc chạy đua giữa Hội đồng quản trị hiện thời và các cổ đông muốn bầu người của mình vào Hội đồng quản trị.
5. Cần công bố các thỏa thuận và cơ cấu vốn cho phép một số cổ đông nắm giữ quyền kiểm soát không tỷ lệ với vốn chủ sở hữu mà họ nắm giữ.
Cơ cấu vốn cho phép một số cổ đông nắm giữ quyền kiểm soát không tỷ lệ với vốn chủ sở hữu mà họ nắm giữ có thể là "cấu trúc kim tự tháp" (pyramid structure), sở hữu chéo và cổ phần không có quyền biểu quyết hoặc cổ phần có nhiều phiếu biểu quyết. Thỏa thuận giữa các cổ đông (shareholder agreements) nhằm thống nhất hành động trong việc bầu thành viên Hội đồng quản trị như một nhóm hoặc hạn chế việc những cổ đông đã tham gia thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần [5, tr. 35]. Cơ cấu vốn và thỏa thuận như vậy có thể làm thay đổi mức độ tham gia vào quản lý công ty của các cổ đông thiểu số, một mặt theo hướng tăng cường, mặt khác lại có thể hạn chế quyền của cổ đông không kiểm soát. Chính vì vậy, chúng cần được công bố để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông.