Thay Đổi Mô Thức Thể Loại Truyện Ngắn Truyền Thống


kỳ mở cửa. Xu thế hội nhập với thế giới là một trong những tiền đề để nhà văn có cơ hội tiếp xúc với những tinh hoa văn hóa của nhân loại, mở ra cơ hội giao lưu hội nhập trong bối cảnh khu vực và quốc tế đang có những thay đổi mạnh mẽ. Các ấn phẩm văn hóa của thế giới đang từng ngày từng giờ có mặt trong đời sống xã hội Việt Nam. Trong xu thế hội nhập toàn cầu và giao lưu văn hóa quốc tế việc nhà văn Việt Nam tiếp thu và ảnh hưởng những giá trị, trào lưu sáng tác trên thế giới cũng là một thực tế tất yếu. Những năm gần đây hậu hiện đại không còn là khái niệm xa lạ. Từ chỗ còn là những tranh luận xung quanh vấn đề “có hay không có” dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam thì đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu đặt ra vấn đề nghiên cứu tính chất/ tinh thần/ ảnh hưởng của hậu hiện đại trong các sáng tác truyện ngắn (như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Đặng Thân) cũng như trong các thể loại văn học khác (như tiểu thuyết). Theo Jean Baudrillard thì chủ nghĩa hậu hiện đại là hệ quả của văn minh thông tin đại chúng. Nó bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nhận thức luận từ đầu thế kỷ 20 đến những năm 60 với sự xuất hiện của lý thuyết đa thế giới, hiện thực hỗn loạn, lý thuyết tai biến, thuyết tương đối,… Hậu hiện đại từng được quan niệm không chỉ đơn thuần là thủ pháp, mà là một tâm thức, cái nhìn về thế giới và con người. Bởi thế, sự xuất hiện của những yếu tố mới và khác trong hình thức nghệ thuật tác phẩm không chỉ đơn thuần là những cách tân về nghệ thuật thể hiện mà nó còn cho thấy cách nhìn thế giới, cảm quan, tư duy sáng tác mới của chủ thể. Tuy nhiên những tác phẩm được cho là mang tinh thần hậu hiện đại vẫn chưa chinh phục được đông đảo người đọc vì thực tế là có những tác phẩm chỉ xuất hiện như một khát vọng thay đổi lối viết mà chưa có được giá trị nghệ thuật đích thực.

Sức sống của truyện ngắn được nuôi dưỡng trong không khí xã hội với xu hướng mở rộng tính chất dân chủ. Sự bùng nổ các tác phẩm truyện ngắn trên các ấn phẩm báo chí là môi trường để truyện ngắn dễ dàng đến với người đọc. Truyện ngắn được in nhiều trên các báo và tuyển tập. Nhiều cuộc thi truyện ngắn đã được phát động và cũng qua đó người đọc có thể tìm được những gương mặt triển vọng. Bên cạnh các cuộc thi truyện ngắn được tổ chức thường xuyên trên các báo và tạp chí (báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội, báo Tiền phong, tạp chí Thế giới mới,…)


là việc hưởng ứng của các tác giả cho cuộc thi truyện ngắn dành cho các cây bút mới do nhà xuất bản Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh tổ chức, cuộc thi Văn học tuổi 20,… Cùng với sự phát triển của truyền thông, báo chí và xuất bản đã trở thành một diễn đàn quan trọng cho việc công bố sáng tác của các cây bút, góp phần làm cho thể loại truyện ngắn nói chung và văn học nói riêng được hiện diện cập nhật rộng rãi trong đời sống. Đây cũng là nơi các tài năng văn chương được phát hiện.

2.2.1.2. Ý thức đổi mới tư duy của chủ thể sáng tạo

Những năm sau chiến tranh, trở về với quỹ đạo của cuộc sống đời thường, được tác động bởi tinh thần dân chủ trong đời sống, nhà văn có điều kiện được phát huy sáng tạo. Bước chuyển của văn học được thể hiện qua thơ, kịch, văn xuôi trong đó truyện ngắn là thể loại ghi dấu rõ rệt. Là thể loại nhạy bén và xung kích trong việc áp sát thực tế đời sống, truyện ngắn đã đi vào phản ánh cái hàng ngày, cái thường nhật. Sự nở rộ của những cây bút mới và sự thay đổi lối viết của các cây bút từng kinh qua chiến tranh cho thấy một thực tế tất yếu của đời sống văn học đương đại: ý thức cách tân đã trở thành nhu cầu nội tại của người cầm bút không chỉ là những người thuộc về lớp trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh mà còn là của những nhà văn đã đi qua chiến tranh.

Ý thức về sự thay đổi lối viết là một thực tế hiện hữu trong tư duy sáng tạo của người viết truyện ngắn hiện nay. Cùng với sự thay đổi đời sống xã hội, sự đổi mới ý thức sáng tạo, một yêu cầu đặt ra từ phía người viết là họ cần có một cái gì đó mới mẻ hơn trên những trang viết, ở đó không chỉ là những câu chuyện được kể tuần tự mà còn phải là hình thức mới, “những câu chuyện mới và là những tác phẩm hoàn toàn mới, tạo cho người đọc một sự hứng thú và khám phá mới”. Phiên chợ Giát, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu là những truyện ngắn cho thấy sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật và lối viết của nhà văn. Ở đây thông qua số phận và những trạng huống đời sống của nhân vật Lão Khúng (Phiên chợ Giát), Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), nhà văn đã dùng nhiều bút pháp nghệ thuật, kết hợp các mảng thời gian, không gian, ý thức và tiềm thức trong việc thể hiện có hiệu quả con người bên trong, có ý nghĩa triết lý và nhân sinh sâu sắc. Đổi mới, cách tân đã trở thành khát vọng, là ý thức thường trực. Có


điều, mỗi người có những bứt phá không giống nhau, mỗi người đều có những khả năng, giới hạn và vì thế ở mỗi người viết, sự đổi mới có biểu hiện và mức độ khác nhau. Cái mới trong sáng tạo nghệ thuật không nhất thiết bao giờ cũng đồng nghĩa với cái hay nhưng sự thể nghiệm là cần thiết.

Ý thức về sự đổi mới không chỉ dừng lại ở việc khai thác những đề tài trước đây còn bỏ ngỏ, phản ánh sâu sắc và nhiều bình diện của cuộc sống con người hôm nay mà còn ở sự cách tân nghệ thuật - những trăn trở về lối viết: không chỉ là viết cái gì (nội dung) mà là viết như thế nào (hình thức – “hành động cách tân”). Nhiều cây bút truyện ngắn đã mạo hiểm trong cuộc kiếm tìm lối viết, chối bỏ những cách thức cũ mòn nhằm tạo ra những tác phẩm mang dấu ấn riêng của cá nhân mình. Từ quan niệm truyện ngắn là một “câu chuyện có đầu có cuối” đến sự biến hóa trong cách thức kể: truyện ngắn đồng nghĩa với sự sáng tạo và biến đổi. Trong cuộc kiếm tìm này thực tế là đã có những thất bại nhưng cũng có không ít thành quả đáng ghi nhận.

2.2.2. Thay đổi mô thức tự sự truyền thống

Mặc dù trong thời gian gần đây, nhiều người nhấn mạnh về “thời của tiểu thuyết” nhưng rõ ràng trong những năm đầu đổi mới, truyện ngắn thực sự gây được chấn động trên văn đàn. Vì thế, chúng tôi tán đồng với ý kiến chia sẻ của Nguyễn Thị Bình về truyện ngắn thời kỳ đầu đổi mới: “Cảm tưởng của số đông độc giả rằng truyện ngắn tập trung được nhiều nhất yếu tố có tính cách tân trong văn xuôi thời đổi mới, và nhiều kết tinh nghệ thuật hơn hẳn so với các thể loại khác” [13, tr.217]. Với sự đổi mới quan niệm thể loại, quan niệm về hiện thực và con người, về sự đổi mới bút pháp; truyện ngắn đã chứng tỏ được tính linh hoạt và là thể loại xung kích trên hành trình đổi mới văn học hơn hai thập niên trở lại đây.

2.2.2.1. Thay đổi quan niệm thể loại

Theo D.Grojnowski: “Truyện ngắn là một thể loại muôn hình nghìn vẻ biến đổi không cùng” [49, tr.79]. Nhà nghiên cứu Lã Nguyên cũng cho rằng “Về phương diện cấu trúc, bộ xương thể loại của truyện ngắn vẫn chưa ổn định, thường xuyên biến đổi. Cho nên, ta dễ dàng nhận ra sự thay đổi cấu trúc của truyện ngắn qua các thời đại văn học khác nhau” [100]. Đây chính là quy luật vận động của thể loại,


nghĩa là “nòng cốt của thể loại chưa bao giờ rắn lại” (Bakhtin). Nhưng để có một khuôn diện truyện ngắn như hiện nay thì ý thức về sự đổi mới lối viết là chất xúc tác quan trọng nhất cho những thay đổi trong nghệ thuật tự sự của người viết truyện ngắn.

Đổi mới quan niệm thể loại dĩ nhiên phải xuất phát từ những thay đổi trong quan niệm văn học, quan niệm của nhà văn về lối viết. Có thể thấy được quan điểm thẩm mỹ của các nhà văn đương đại từ những ý kiến phát biểu được đăng tải trên các báo và tạp chí những thập niên gần đây và trong các tư liệu: Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký (Tạ Duy Anh biên soạn), Sổ tay truyện ngắn (Vương Trí Nhàn), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại (Bùi Việt Thắng). Nhận định về truyện ngắn đổi mới, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng: “nhìn bức tranh chung của truyện ngắn, chúng ta thấy truyện ngắn không nhất loạt tuân theo cái khuôn mẫu truyền thống (…). Lối kết cấu của cốt truyện rõ ràng có thể kể lại được, theo thứ tự, ngày càng ít đi. Cái cách tác giả đứng ra giảng giải trong tác phẩm thưa vắng hẳn, nhiều tác giả có khuynh hướng giấu mình, để nhân vật tự đi đứng, nói năng, tự suy nghĩ và phán xét” [138]. Nguyễn Huy Thiệp – cây bút truyện ngắn tiên phong trong trào lưu đổi mới văn học quan niệm: “Cuộc sống bình thường vốn tẻ nhạt, loanh quanh trong mấy việc bán mua, sinh tồn, đi lại (…). Cần phải có ngòi bút dám vượt lên trên cái bình thường ấy. Đẩy mọi sự đến trạng thái khác thường cũng chỉ là một trong nhiều thủ pháp của văn chương xưa nay. Riêng ở tôi điều này hơi khác: Tôi chủ trương chỉ cần khắc họa con người ở mức tầm thường, tự nó, những con người ấy, biết khơi gợi cho bạn đọc những điều lớn hơn. Theo tôi, không biết cái tầm thường thì người ta không bao giờ biết đến cái vĩ đại” [132, tr.349]. Có thể thấy, một quan niệm khác về văn chương và lối viết là ngọn nguồn của những thay đổi trong tư duy nghệ thuật của chính nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Quan niệm văn học này đã chi phối đến cách viết, đến việc lựa chọn đề tài và xử lý chất liệu hiện thực (trong đó có vấn đề nhìn nhận và đánh giá, tái tạo lịch sử theo nhãn quan mới). Với cái nhìn thân mật hóa đối tượng, Nguyễn Huy Thiệp đã giải thiêng nhiều nhân vật lịch sử vốn đã ăn sâu vào tiềm thức cộng đồng, cấp cho các nhân vật những sắc thái mới, rất đời thường và không xa lạ con người hôm nay. Bằng lối viết hiện đại


trong kết cấu, ngôn ngữ, cách thức xây dựng nhân vật đa diện, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang đến một cảm quan mới cho người đọc. Không chỉ đa dạng về đề tài, truyện Nguyễn Huy Thiệp còn cho thấy sự đa dạng trong bút pháp. Chú ý đến cách kể, lối viết là hình thức làm mới thể loại. Nhà văn Nguyễn Quang Thân khi trò chuyện về viết truyện ngắn đã cho rằng: “Theo tôi, ngắn hay dài, ngoài số chữ, số trang thường được hiểu như là một quy ước bình thường, cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất lại không ở chỗ đó mà là cách kể, cách dựng lại câu chuyện đó” [115, tr.113]. Với nhiều nhà văn, quan niệm về lối viết có đầu có cuối, truyện ngắn phải có cốt truyện rành mạch không còn là hình thức đặc định. Đỗ Chu có lần chia sẻ, với ông một truyện ngắn được coi là hay phải là “cuộc gặp gỡ giữa người viết và người đọc, một cuộc gặp gỡ phút chốc, nhưng để lại một ấn tượng sâu đậm, làm cho người ta khó quên” [122, tr.67]. Theo cách thức đó nhiều truyện ngắn của Đỗ Chu phù hợp với quan niệm truyện ngắn là một “mảnh phân thân”. Truyện của ông không cuốn hút người đọc ở câu chuyện được kể mà ở cách thức kể, ở cách dẫn chuyện lôi cuốn ngay từ đầu truyện. Nguyên cớ cho một câu chuyện có khi bắt đầu từ một nỗi nhớ (Họa mi hót) và cũng có khi là một câu hỏi được đặt ra như lời thủ thỉ với người đọc và cả với chính mình: “Hỏi thật nhé, trên đời liệu có chuyện gì đủ khiến ta vừa vui mừng lại vừa ngao ngán hay không?” (Quanh một bàn tiệc). Ở những người viết trẻ, ý thức về sự “quẫy đạp” trong cách viết có phần mạnh mẽ hơn, họ không tán đồng với quan niệm “truyện ngắn là phải có một cái cốt truyện mạch lạc theo quan niệm truyền thống và người viết cứ phải hì hục dùng vôi vữa để xây thành đắp lũy”. Và vì thế truyện ngắn cũng có thể chỉ là “một lát cắt hiện sinh” (Nguyễn Danh Lam). Quan tâm tới bút pháp hơn là phản ánh, các cây bút đã cho thấy nhiều sự thể nghiệm. Tuy nhiên suy cho cùng, mọi sự thể nghiệm trong sáng tạo nghệ thuật không bao giờ có ý nghĩa nếu chỉ đơn thuần dừng lại ở phương diện hình thức. Điều quan trọng là tác phẩm nói được gì, có chuyển tải được thông điệp thẩm mỹ và có giá trị nhân văn hay không?.

Đã có nhiều ý kiến trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ quan điểm về sự đổi mới tư duy thể loại truyện ngắn. Từ những quan niệm này có thể thấy người viết luôn đặt ra yêu cầu cần có một cái gì đó mới mẻ hơn trên những trang viết. Bởi vậy, khi đọc


nhiều truyện ngắn hôm nay người đọc thấy nó hoàn toàn không còn là một truyện theo nghĩa truyền thống.

2.2.2.2. Thay đổi mô thức thể loại truyện ngắn truyền thống

Theo lý thuyết mĩ học tiếp nhận của H.R. Jauss thì văn bản phải có những điểm trắng, những điểm chưa xác định, chưa nói hết, lập lờ, nhiều bè, nhiều tầng bậc và điều này sẽ kích thích người đọc bằng trí tưởng tượng của mình, tức biến văn bản thành tác phẩm. Văn bản vừa phải đáp ứng sự quen thuộc của người đọc, vừa phủ định nó, để kích thích người đọc tìm hiểu, khám phá văn bản. Nhiều truyện ngắn Việt Nam hiện nay hội tụ những yếu tố đó và điều này cho thấy những thay đổi trong tư duy nghệ thuật với quan niệm mới về văn học và về thể loại. Với sự thay đổi tư duy của chủ thể sáng tạo, thể loại truyện ngắn hiện nay đã có những đổi khác so với quan niệm truyền thống, theo đó, truyện ngắn không còn là văn bản tự sự ngắn, kể bằng văn xuôi, có mở đầu, diễn biến, kết thúc. Truyện ngắn có thể có sự pha trộn thể loại, người viết vận dụng nhiều bút pháp tự sự: bút pháp kỳ ảo, tự sự dòng ý thức nhằm lạ hóa văn bản nghệ thuật đem đến những cảm nhận mới cho người đọc. Nhiều cây bút truyện ngắn đương đại đã có ý thức đoạn tuyệt với quan niệm cho rằng truyện ngắn là một dạng thức phản ánh hiện thực như nó vốn có và hệ quả của ý thức đó là trên văn đàn dù ít dù nhiều đã có những cây bút truyện ngắn đang viết với một quan niệm mới về thế giới. Thực chất đây là ý thức của người sáng tác hướng tới việc không ngừng kiếm tìm những khả năng biểu đạt mới cho văn chương. Họ quan tâm đến “sự thể nghiệm”, “tư tưởng thoát những cái cũ”, luôn có nhu cầu làm mới văn chương, làm mới thể loại.

Có thể thấy điểm gặp gỡ của nhiều cây bút truyện ngắn đương đại là hướng tới việc tìm kiếm những khả năng mới cho văn chương bằng những thể nghiệm, lạ hóa. Lạ hóa không dừng lại ở việc tìm đến những đề tài trước đây ít được đề cập đến như những vấn đề giới tính, tình dục; những đề tài mới, gai góc (như đề tài đồng tính) mà còn thử nghiệm lối viết mới bằng những thủ pháp, phương thức tự sự khác với truyền thống. Gần đây, trên văn đàn xuất hiện nhiều truyện ngắn mà muốn tiếp cận tác phẩm người đọc cần có một cách đọc khác, cũng như phải được trang bị một kiến văn mới. Chẳng hạn đọc truyện ngắn Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp,


Nguyễn Vĩnh Nguyên, Vũ Đình Giang, Nguyễn Nguyên Phước, người đọc không dễ dàng bóc tách các lớp lang sự kiện. Nhiều truyện ngắn được cấu trúc theo hình xoáy trôn ốc, là một khối vuông ru bic, một bức tranh lập thể. Mỗi truyện ngắn có thể coi như một ngôi nhà có nhiều ô cửa và mỗi độc giả sẽ lựa chọn lối vào theo cách của mình. Truyện ngắn Vàng lửa (Nguyễn Huy Thiệp) không chỉ đem đến cho người đọc cảm giác về một “hiện thực khác” mà còn cho thấy chủ định của người viết trong việc tạo ra những không gian cảm nhận mới, đòi hỏi một cách đọc khác, theo đó mỗi người đọc với “tầm đón đợi”, khả năng, tri thức, những kinh nghiệm nghệ thuật sẽ có những lý giải và tiếp nhận khác nhau. Chùm truyện ngắn lịch sử Kiếm sắc, Phẩm tiết Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn những năm tám mươi từng gây nên các cuộc tranh luận cho thấy sự thay đổi thói quen ở cả người viết và người đọc: người viết truyện lịch sử có được hư cấu hay không và hư cấu đến mức độ nào? Đổi mới tư duy nghệ thuật, buổi đầu, liệu có được người đọc chấp nhận ngay? Về phía người sáng tác thì điều này cho thấy những thay đổi trong tư duy nghệ thuật, những nỗ lực đổi mới cách viết đã như một nhu cầu không thể khác. Mặc dù cho đến thời điểm hiện tại không phải tất cả mọi người đọc đều dễ dàng chấp nhận cách viết với những cách tân táo bạo cả về nội dung và hình thức nhưng rõ ràng khi đọc một truyện ngắn hôm nay người đọc cần phải chuẩn bị một tâm thế khác, một kiến văn khác và theo đó, như cách nói của Umberto Eco, một tác phẩm sẽ luôn là tác phẩm mở, mời gọi những diễn giải bất tận.

Sự thay đổi mô thức tự sự trong truyện ngắn hiện nay có thể được khái quát hóa, với mỗi tiêu chí, chúng tôi sẽ có sự chứng minh và lý giải ở những phần viết tiếp theo của luận án:


Bảng phân loại các tiêu chí thay đổi mô thức tự sự


Tiêu chí

Truyện ngắn truyền thống

Truyện ngắn hiện đại

Thể loại

Tôn trọng những đặc điểm thể loại

Chấp nhận sự tương tác, làm mờ ranh giới thể loại

Bút pháp

Chưa đa dạng

Đa dạng hóa bút pháp trần thuật

Nhân vật

Truyện có nhân vật, sự kiện, hành động

Nhân vật mờ hóa

Kết cấu

Chủ yếu là hình thức kết cấu theo trình tự thời gian

Đa dạng hóa các hình thức kết cấu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ góc độ thể loại - 6


2.2.2.3. Nguyên lý trò chơi và khát vọng đi tìm những phương thức biểu hiện mới

Thực chất đây cũng là ý thức và sự thực hành cách tân văn học, cách tân thể loại hướng đến thay đổi mô thức tự sự truyền thống. Thực tiễn đời sống văn học cho thấy khi những phương thức kể chuyện truyền thống không còn đáp ứng được yêu cầu chuyển tải thông điệp của chủ thể sáng tạo, cũng như không đủ thỏa mãn tầm đón đợi của người đọc thì nhà văn buộc phải đổi mới hình thức của truyện kể và kể chuyện theo cách thức của những kiểu trò chơi là một lựa chọn của người viết. Với những tính năng đặc thù, trò chơi từ chỗ là hành vi của đời sống đã trở thành lý thuyết khả dụng trong sáng tạo nghệ thuật. Điều đáng lưu ý là trò chơi khi trở thành nghệ thuật sẽ không còn là trò chơi nữa, nó có căn cước khác: “chơi mở ra những văn bản (những trò chơi) của văn hóa trong cách thức tạo ra những khả thể mới” [182, tr.67]

Ở Việt Nam, có thể truy nguyên tính trò chơi trong văn học ở thời kỳ trung đại với quan niệm coi văn chương là thú chơi tao nhã, văn chương thù tạc, làm thơ để tặng nhau hoặc hình thức ném thơ, thả thơ trong một bộ phận tác giả hồi bấy giờ. Tuy nhiên ở thời điểm đó, tính chất trò chơi của văn chương được thể hiện ở chỗ

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí